Top 11 # Yêu Cầu Của Học Bổng Fulbright Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Phusongyeuthuong.org

Yêu Cầu Nhập Học Của Đại Học Harvard

Thông tin chi tiết dành cho tân sinh viên, sinh viên chuyển trường và sinh viên bán thời gian

Yêu cầu nhập học của đại học HARVARD dành cho sinh viên năm nhất

Hoàn tất mẫu đơn thông qua hệ thống “Common Application” hoặc “Universal College Application”

Trả lời những câu hỏi bổ sung của Đại học Harvard trong “Common Application” hoặc “Universal College Application”

$75 lệ phí xét duyệt hồ sơ hoặc được miễn

Điểm SAT hoăc ACT với phần Viết

Thông thường, cần có 2 môn thi SAT II

Kết quả học tập và học bạ trung học phổ thông

Thư giới thiệu từ giáo viên (2)

Bảng điểm giữa năm học

Bảng điểm tổng kết năm học

Hạn chót nộp hồ sơ: Ngày 1 Tháng 11 (Đợt 1 – Early Action) , Ngày 1 Tháng 1 (Đợt 2 – Regular Decision).

Các mẫu đơn theo yêu cầu, điểm bài thi chuẩn hoá và kết quả đánh giá

Harvard mong đợi được tìm hiểu bạn thông qua bộ hồ sơ xin nhập học của bạn.

Bạn bắt đầu bằng việc nộp một bộ hồ sơ xin nhập học hoàn chỉnh với các tài liệu sau:

Đơn xin nhập học và các tài liệu bổ sung

$75 lệ phí xét duyệt hồ sơ hoặc một mẫu yêu cầu miễn giảm

Điểm thi SAT hoặc ACT

Thường sẽ có 2 môn cần thi SAT II

Báo cáo kết quả học tập tại trường trung học (bao gồm học bạ) và kết quả giữa năm học

2 mẫu thư đánh giá của giáo viên

*Bạn có thể nộp đơn thông qua hệ thống Common Application (Với các câu hỏi và bài viết bổ sung theo yêu cầu của Harvard), hoặc hệ thống Universal College Application (Với các yêu cầu bổ sung từ Harvard).

Trường chấp nhận cả 2 hình thức nộp đơn từ Common Application và Universal College Application. Đơn sẽ được xét duyệt một cách công bằng bởi Hội đồng Tuyển sinh. Việc hoàn thành và nộp toàn bộ tài liệu sớm sẽ đảm bảo việc xét duyệt hồ sơ của bạn kịp thời và đầy đủ. Nếu bạn sử dụng Common Application, bạn phải nộp đơn trước khi nộp các tài liệu hỗ trợ (Kết quả học tập, Nhận xét của giáo viên…) có thể được gửi cho trường. Cho đến khi bạn nộp đơn xin nhập học, không có phần tài liệu bổ sung nào được gửi đến Văn phòng Tuyển sinh của Đại học Harvard. Hệ thống Universial College Application không yêu cầu một quá trình tương tự như vậy.

KHI HARVARD NHẬN ĐƯỢC ĐƠN CỦA BẠN

Trường sẽ gửi cho bạn một thông báo sau khi nhận được đơn của bạn trong vòng 2 tuần. Nếu bạn không nhận được bât kì sự xác nhận nào sau 2 tuần, vui lòng liên lạc với trường. Hãy nhấp vào “Your Submitted Application”, sau đó chọn “Confirm Receipt of Application” trong thanh thư mục liệt kê hoặc gọi số 617-495-1551.

Xin lưu ý: Trường sẽ không xử lý hồ sơ xin nhập học cho đến cuối Tháng 9, vì vậy thời hạn sớm nhất để gửi xác nhận là giữa Tháng 9.

Bạn có thể thanh toán lệ phí xét duyệt hồ sơ bằng thẻ tín dụng thông qua hệ thống Common Application hoặc Universal College Application.

Bạn cũng có thể gửi séc hoặc lệnh chuyển tiền đến Harvard College Admissions, 86 Brattle Street, Cambridge, MA 02138. Vui lòng ghi rõ thông tin họ tên ứng viên khi chuyển.

Miễn phí: nếu việc đóng lệ phí xét duyệt hồ sơ vào trường khiến gia đình bạn gặp khó khăn, vui lòng yêu cầu để được miễn đóng phí này. Bạn hoặc tư vấn viên của bạn có thể dùng một trong các mẫu đơn chính thức, hoặc viết một lá thư ngắn để trình bày với Hội đồng Tuyển sinh về việc miễn đóng phí. Mỗi ứng viên nộp hồ sơ được miễn lệ phí cần nhấp vào lựa chọn “need-based fee waiver”. Đừng để lệ phí này cản trở bạn nộp hồ sơ!

THÔNG TIN BỔ SUNG THEO YÊU CẦU CỦA HARVARD

Hãy hoàn tất các câu hỏi bổ sung của Harvard trong mẫu Common Application. Nếu bạn sử dụng hệ thống Universal College Application, hãy hoàn thành các câu hỏi bổ sung và nộp trực tuyến hoặc gửi chúng qua đường bưu điện cho Văn phòng Tuyển sinh.

HỌC BẠ VÀ KẾT QUẢ GIỮA NĂM HỌC (BAO GỒM BẢNG ĐIỂM)

Những mẫu đơn này cần phải được hoàn thành bởi tư vấn viên/ giáo viên của trường bạn đang học. Hãy yêu cầu để kết quả học tập được gửi cho Harvard càng sớm càng tốt. Trường của bạn cũng cần phải nộp bảng điểm chính thức, tốt nhất là gửi trực tuyến thông qua Parchment/Docufide hoặc Scrip-safe International. Kết quả giữa năm học với các điểm số mới nhất cần phải được gửi trong Tháng 2.

Nếu bạn từng học hơn một trường trung học trong vòng hai năm trở lại, Harvard yêu cầu tư vấn viên/ giáo viên trường bạn đã từng học nộp một bản báo cáo thay bạn về thời gian học của bạn tại trường. Hãy nhờ họ gửi báo cáo đến Harvard College Admissions tại 86 Brattle St. Cambridge, MA 02138 hoặc fax đến (617) 495-8821.

Hãy yêu cầu hai giáo viên dạy hai môn học khác nhau, những người hiểu rõ về bạn nhất, để hoàn thành đơn Nhận xét của Giáo viên (Teacher Evaluation).

Harvard yêu cầu tất cả các học sinh hoàn thiện bài thi SAT Reasoning hoặc ACT với Kỹ năng Viết và hiện đang chấp nhận cả hai bài thi này. Trong tương lai gần, bài thi SAT được thiết kế lại với phần thi Viết cũng sẽ được chấp nhận. Thông thường trường yêu cầu thêm hai môn thi SAT II. Trong việc lựa chọn môn học sẽ cần thi SAT II, sẽ hữu ích hơn nếu chỉ chọn một bài kiểm tra Toán học hơn là hai bài. Tương tự như vậy, nếu ngôn ngữ đầu tiên của bạn không phải là tiếng Anh, thì môn thi ngôn ngữ đầu tiên sẽ có thể ít hữu ích đối với bạn. Bạn nên nộp điểm số của các bài kiểm tra trong vòng 3 năm trở lại.

Trong khi trường thường yêu cầu hai môn thi SAT II, bạn vẫn có thể nộp đơn mà không có các bài kiểm tra đó, nếu chi phí để thực hiện bài kiểm tra trình độ khiến bạn gặp khó khăn về tài chính hoặc nếu bạn muốn nộp đơn của bạn mà không cần hai bài thi đó. Bài thi chuẩn hóa chỉ là một phần của quá trình tuyển sinh và hồ sơ của bạn sẽ được đánh giá trên cơ sở tất cả các thông tin khác mà bạn gửi.

Bạn có thể tự do sử dụng tùy chọn College Board Score Choice hoặc tùy chọn tương tự được cung cấp bởi ACT. Mã chính thức của Harvard là 3434 cho College Board SAT Reasoning và Subject Test và 1840 cho ACT

Luyện thi SAT tại ETEST

Khi đăng ký thi, hãy sử dụng tên của bạn vì nó sẽ thể hiện trên hồ sơ xin nhập học Harvard. Sử dụng một biệt danh có thể ngăn điểm số của bạn khỏi việc trùng khớp với các dữ liệu còn lại của hồ sơ.

Để hồ sơ của bạn được xem là hoàn chỉnh, Hội đồng Tuyển sinh cần phải nhận được điểm các bài thi chuẩn hóa được gửi thay bạn trực tiếp từ trung tâm khảo thí. Nếu Hội đồng Tuyển sinh không nhận được điểm thi chính thức từ trung tâm khảo thí, họ sẽ không đưa ra quyết định tuyển sinh. Vui lòng chờ 2 tuần để điểm số của bạn xuất hiện trên trang trạng thái của ứng viên.

TRÌNH BÀY SAI LỆCH THÔNG TIN

Hãy chuẩn bị tài liệu ứng tuyển của bạn thật chính xác. Nếu Hội đồng Tuyển sinh phát hiện ra sự sai trái trong quá trình xét tuyển, bạn sẽ bị từ chối nhập học. Nếu bạn đã được nhận, thư chấp nhận nhập học của bạn sẽ bị thu hồi. Nếu bạn đã đăng ký, việc nhập học sẽ bị hủy và Hội đồng Tuyển sinh sẽ yêu cầu bạn rời khỏi trường. Harvard sẽ hủy bỏ bằng cấp nếu phát hiện ra sự sai trái trong tài liệu xin nhập học.

Việc xác định một bộ hồ sơ xin nhập học vào trường mà thông tin không chính xác hoặc trình bày sai lệch sẽ thuộc thẩm quyền của Hội đồng Tuyển sinh và sẽ được giải quyết bên ngoài quy trình xử lý kỷ luật học sinh.

Không gửi lại hồ sơ xin nhập học của bạn hoặc cập nhật thêm. Nếu bạn cần cập nhật cho việc nhận dạng hoặc thông tin liên lạc, hoặc gửi cập nhật, thông tin bổ sung hoặc sửa lại, vui lòng thực hiện thông qua chức năng Applicant Status Portal trên website.

https://college.harvard.edu/admissions/application-requirements

Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu hoặc chuẩn bị như thế nào đề làm hồ sơ du học Mỹ, bạn có thể tham khảo đến khóa học AMP(Admission Mentoring Program) – viết luận săn học bổng tại trung tâm anh ngữ Etest. Trong khoá này, các bạn sẽ được giảng dạy kỹ thuật viết bài luận chính lẫn bài luận bổ sung và tạo resume nêu bật cá tính riêng, lay động cảm xúc dạy 1 kèm 1 tận tâm. 100% học viên tại Etest đều được nhận học bổng vào 95 trường đại học hàng đầu của Mỹ, Canada, Anh, Úc và tổng trị giá hơn 2000 tỷ. 1.5 Tỷ là giá trị học bổng trung bình của học viên.

Yêu Cầu Về Visa Du Học Của Mỹ

Đôi khi, việc làm thủ tục Visa được xem là một qui trình khá phức tạp. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên tư vấn của IDP luôn sẵn sàng bên bạn và đảm bảo rằng bạn sẽ luôn được tiếp cận với nguồn thông tin chính xác nhất về các thủ tục xin Visa.

Để xin Visa du học thành công, bạn phải trải qua rất nhiều bước. Ngoài ra, tùy thuộc vào quốc gia mà bạn chọn du học sẽ có những quy định xin Visa và các bước mà bạn thực hiện những yêu cầu của việc xin visa là rất khác nhau.

Những chính sách xin Visa có thể bị thay đổi bất kì lúc nào. Thế nhưng IDP bảo đảm rằng bạn sẽ được kết nối với những trang web chính thức và cập nhật đầy đủ hồ sơ với đơn đăng ký mới nhất.

Hơn thế nữa, nhằm giúp quá trình xin Visa trở nên đơn giản hơn, IDP chúng tôi cũng có thể hỗ trợ dịch thuật và chuyển phát tài liệu của bạn đến tận nơi.

Chính phủ Mỹ cấp ba loại visa du học khác nhau:

Visa Du học F: dành cho sinh viên học tại một trường đại học hoặc cao đẳng được công nhận tại Mỹ hoặc để học tiếng Anh tại một viện ngôn ngữ tiếng Anh

Visa Trao đổi J: để tham gia vào một chương trình trao đổi, bao gồm các chương trình học tập ở trường trung học và đại học

Visa Du học M: dành cho các chương trình học tập hoặc đào tạo không mang tính học thuật hoặc dạy nghề ở Mỹ

Trước tiên, bạn phải nộp đơn và được một trường tại Mỹ chấp nhận, trường này phải được Chương trình Du học và Trao đổi Sinh viên (SEVP) xác nhận. Khi đã được chấp nhận, bạn sẽ nhận được một Mẫu I-20 từ văn phòng sinh viên quốc tế của trường, mẫu đơn này là văn bản có thông tin của bạn lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu được gọi là Hệ thống thông tin du học và Trao đổi Sinh viên (SEVIS).

Bạn sẽ cần nộp các tài liệu sau kèm đơn xin visa của bạn:

Hộ chiếu hợp lệ có giá trị ít nhất 6 tháng kể từ thời điểm bạn lưu trú tại Mỹ (trừ khi được miễn trừ theo các thỏa thuận cụ thể của quốc gia)

Thư chấp nhận học tại một trường được SEVP chấp thuận kèm Mẫu I-20 của bạn

Thanh toán phí nộp hồ sơ cho Hệ thống Thông tin Du học và Trao đổi Sinh viên

Đơn xin visa không định cư và trang xác nhận Mẫu DS-160

Một hoặc hai bức ảnh theo định dạng yêu cầu

Thanh toán lệ phí phỏng vấn với lãnh sự Mỹ tại Việt Nam

Thanh toán lệ phí an ninh cho Hệ thống thông tin du học & Trao đổi sinh viên (không phải phí nộp hồ sơ)

Đơn Xác nhận cuộc hẹn với lãnh sự Mỹ

Một số hồ sơ bổ sung cũng có thể được yêu cầu phải nộp:

1. Các hồ sơ chuẩn bị học tập như bảng điểm, văn bằng, bằng cấp hoặc chứng chỉ

2. Bằng chứng rằng bạn có đủ tiền để duy trì các khoản chi phí sinh hoạt trong suốt thời gian lưu trú tại Mỹ. Hồ sơ này có thể bao gồm:

Các bản sao kê ngân hàng

Chương trình học bổng

3. Bằng chứng chứng minh bạn sẽ rời khỏi Mỹ sau khi bạn đã hoàn thành việc học. Những hồ sơ có thể ở hình thức một vé máy bay bay từ Mỹ về nước bạn

Bạn cũng có thể phải đến tham dự một buổi phỏng vấn cá nhân tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Mỹ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về từng loại visa trên trang web của Bộ Ngoại giao của Chính phủ Mỹ.

Khi đến Mỹ, bạn cần lưu ý

Không được phép nhập cảnh vào Mỹ sớm hơn 30 ngày so với ngày chương trình học của bạn bắt đầu

Liên hệ với nhân viên được bổ nhiệm bởi nhà trường khi bạn nhập cảnh vào Mỹ lần đầu tiên

Liên lạc với nhân viên được bổ nhiệm bởi nhà trường một lần nữa, không trễ hơn ngày bắt đầu chương trình được ghi trong Mẫu I-20

Đảm bảo visa của bạn vẫn còn hiệu lực

Hoàn thành mục đích vì sao Bộ Ngoại giao Mỹ đã cấp visa

Trong thời gian học tập tại Mỹ, bạn cần tuân thủ các quy định sau đây:

Bạn phải tham dự và thi đậu tất cả các lớp học của bạn. Nếu bạn thấy việc học quá khó, bạn nên nói chuyện với nhân viên được bổ nhiệm bởi nhà trường (DSO) ngay lập tức

Nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ không thể hoàn thành chương trình vào ngày kết thúc được ghi trong Mẫu I-20, bạn phải trao đổi với DSO để xin gia hạn thêm chương trình

Bạn phải học một khóa học đầy đủ trong mỗi học kỳ. Nếu bạn không thể theo học toàn thời gian, hãy liên hệ ngay với DSO của bạn

Bạn không thể bỏ học một khóa học đầy đủ mà không tham khảo ý kiến của DSO.

NHỮNG HỖ TRỢ MIỄN PHÍ TỪ IDP

IDP hiểu được những khó khăn của học sinh và phụ huynh khi chuẩn bị hồ sơ du học và rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp.

Có những kỳ hạn bạn cần ghi nhớ để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nộp đơn vào trường. Nếu bạn đang ấp ủ dự định du học Mỹ trong thời gian tới, hãy liên hệ ngay với chuyên viên tư vấn của chúng tôi để được giải đáp.

Tại IDP, các chuyên gia tư vấn du học Mỹ sẽ giúp bạn chọn trường, chọn ngành và khóa học phù hợp với khả năng và sở thích của bạn. Trong quá trình tư vấn, IDP sẽ chủ động giới thiệu các suất học bổng du học Mỹ tiềm năng, cũng như giúp bạn làm hồ sơ săn học bổng thành công.

Các tư vấn viên IDP cũng sẽ hỗ trợ bạn nộp đơn xin nhập học, theo dõi tiến độ và nhận thư xác nhận từ trường. Đặc biệt, bạn sẽ được thực hành phỏng vấn, hoàn tất hồ sơ xin visa du học Mỹ miễn phí với tỷ lệ thành công trên 95%, cũng như tư vấn chỗ ở, kế hoạch tài chính, đặt vé máy bay và trang bị kỹ năng trước khi lên đường (Pre-departure session)

Liên hệ IDP để bắt đầu tư vấn du học Mỹ của bạn ngay hôm nay!

Yêu Cầu Và Tiêu Chí Đánh Giá Của Học Bổng Erasmus Mundus

Các cụ có câu “biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”. “Biết ta” thì là vấn đề chào bán bản thân, xấu che đi, đẹp thì tô vẽ thêm rồi trưng ra. “Biết địch” là nắm rõ yêu cầu và tiêu chí đánh giá của học bổng là gì…

***

Một mùa apply học bổng đầy danh giá và … khoai củ Erasmus Mundus lại đến. Lấy tinh thần trượt … cũng được (càng thêm kinh nghiệm) làm khiên và giáp 🙂 Lấy IELTS, LoR, SoP, CV … làm vũ khí để tiến công, các chiến binh săn học bổng đã sẵn sàng bước vào cuộc chiến dài kỳ mang tên “xin tiền thiên hạ để đi du (lịch) học” 🙂 Vậy “địch” Erasmus Mundus có yêu cầu và tiêu chí đánh giá như thế nào?

Tóm lại, 1) khả năng học tập, nghiên cứu, làm việc xuất sắc; 2) đủ khả năng sống sót trong môi trường đa ngôn ngữ, văn hóa; và 3) mong muốn được đi học (cháy bỏng + hợp lý + thuyết phục) là các yêu cầu chính của học bổng EM.

Học tập thì cũng đừng nghĩ chỉ cái bằng giỏi là đủ, họ còn xét đến cái GPA đó cao đến mức nào (nói cách khác là rank của bạn trong khóa/trường), trường bạn học có chất lượng ra sao (từ đó mà xét cái GPA có đáng tin cậy không. Ví dụ như ở VN khối ngành kỹ thuật, xã hội, y học điểm rõ thấp còn khối ngành kinh tế tài chính thì điểm cao vời vợi).

Nghiên cứu thì có publication, conference và cả đề cương nghiên cứu sơ bộ mà bạn nộp trong hồ sơ nữa (chỉ đối với các khóa học thiên về nghiên cứu).

3) Mong muốn đi học (chảy bỏng + hợp lý + thuyết phục) = SoP 😀

“Mỗi khóa EM có các tiêu chí đánh giá khác nhau”. Đúng và Sai. Thời kỳ đầu là thế, nhưng sau này đa phần tuân theo hướng dẫn của The Committee of Admissions and Degrees (CAD). Dĩ nhiên là tuy cái cốt giống nhau nhưng để phù hợp với đặc điểm của mỗi khóa mà các tiêu chí khác có thể được thêm vào.

***

Các thông tin từ phần này trở đi chỉ mang tính THAM KHẢO! Nếu mình biết chính xác mỗi course EM tuyển thế nào thì mình phải là người của EACEA và lúc đó thì yên tâm mình sẽ không hé răng nửa lời về các tiêu chí (vì đâu có được phép). Anyway thì kinh nghiệm apply + 1 năm làm cho trường (có course EM), mình cũng lượm lặt được vài thông tin.

Đầu tiên hãy nhìn vào các tiêu chí của khóa EuroPubhealth năm 2010. Các tiêu chí và cách chấm điểm này được đăng công khai! Tuy nhiên từ sau năm này họ đã khôn ra và không bao giờ đăng nữa ^^!

Như bạn thấy đấy, tuy có chia hơi khác nhưng vẫn đủ 3 phần ở trên: khả năng học tập/làm việc, khả năng sống sót và mong muốn đi học.

Tiếp theo hãy xem hướng dẫn của CAD, văn bản năm 2005 (ứng với EM thời đầu tiên đó). Checklist của họ có 7 tiêu chí chính (xin lỗi vì nhiều lý do, mình không thể đăng cả cái văn bản hướng dẫn lên đây được

Grades of first degree (điểm tối đa = 5)

English proficiency (điểm tối đa = 2, IELTS 6-7 được 1 điểm, 8-9 thì 2 điểm)

Professional experience (điểm tối đa = 5, cho dựa trên số năm kinh nghiệm, bản chất công việc, nơi làm việc và cảm tính!)

Quality of academic institution (trường thông thường = 0, trường nổi = 1)

Quality of thesis proposal (4 điểm, ko có chỗ cho điểm cảm tính trong nghiên cứu ^^)

Letter of recommendation (2 điểm là tối đã, mỗi LoR ok = 1 điểm)

Điểm cảm tính (tối đa = 2)

“Điểm cảm tính” là cái quái gì và tại sao lại có vấn đề cảm tính ở đây? À thì người chứ có phải máy đâu. Thêm nữa cảm tính của người duyệt hồ sơ được xây dựng từ nhiều năm kinh nghiệm, từ cả nghìn hồ sơ họ đã phải đọc, phải duyệt. Cho nên đừng nghĩ nó không đúng, nó thành “giác quan thứ 6” của họ rồi ^^!

Boss của mình từng nói “Tao ghét việc xét hồ sơ xin học bổng lắm. Tao có cảm giác mình như phải làm thay công việc của Chúa. Làm sao tao chắc được rằng việc không được đi học sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời người này thế nào. Làm sao tao biết được rằng tao đã chọn đúng người nên được đi!”. Người duyệt hồ sơ cũng lắm trăn trở lắm!!!

Đến năm 2012, tiêu chí 5) về chất lượng của trường được gộp chung vào tiêu chí số 1.

Bạn có thể xem profile của mình khi nộp hồ sơ cho học bổng EM và điểm mình tự chấm dựa trên profile đó và thang điểm nói trên tại post “Profile khi apply học bổng thạc sĩ”

***

***

Bask

Comments

Yêu Cầu Của Một Bộ Hồ Sơ Xin Học Bổng Đi Du Học

Đơn nhập học (Application form)

Đơn nhập học là thứ không thể thiếu trong một bộ hồ sơ xin học bổng du học. Thường thì đơn này sẽ điền theo mẫu của trường đã cho sẵn. Nhiều trường đại học yêu cầu bạn cần phải được nhận vào học một ngành nào đó của trường rồi sau đó mới có thể viết đơn xin học bổng. Vì vậy bạn cần đọc kỹ yêu cầu của học bổng như thế nào để có sự chuẩn bị phù hợp.

Bài luận cá nhân

Bài luận cá nhân là một phần quan trọng trong bộ hồ sơ xin học bổng. Đây là phần thể hiện bản sắc cá nhân của bạn, giúp bạn nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ, là tài liệu chứng minh cho Hội đồng xét tuyển thấy tại sao bạn xứng đáng nhận được học bổng này. Sẽ có nhiều cách viết bài luận cá nhân khác nhau tùy theo yêu cầu của mỗi học bổng. Và việc nên làm nổi bật những phần nào trong bài viết cũng là điều đáng quan tâm để có được một bài luận có sức mạnh hỗ trợ cho bạn tốt nhất. Nên nhấn mạnh những kinh nghiệm làm việc, những bài nghiên cứu trong quá trình học tập hay nên đề cập đến tình hình tài chính của bản thân để chứng minh mình cần sự hỗ trợ từ học bổng thì đều cần có sự cân nhắc lựa chọn, sắp xếp kỹ càng.

Các chứng chỉ kèm theo

Một bộ hồ sơ xin học bổng không thể thiếu các chứng chỉ Tiếng Anh như IELTS, TOEFL hay các chứng chỉ ngoại ngữ khác. Vì đây là điều kiện tiên quyết để bạn có thể theo học các chương trình tại một trường nước ngoài. Một số trường học, ngành học còn yêu cầu thêm các chứng chỉ khác như GMAT (dành cho các ngành quản lý, kinh doanh), GRE (dành cho các ngành khoa học) hay SAT. Để chuẩn bị những chứng chỉ này cần thời gian khá lâu để học và thi, thường là hơn 1 năm. Vì vậy, bạn cần xác định mình cần có những giấy tờ gì khi ứng tuyển để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Bản sao các bằng cấp, bảng điểm

Đây cũng là những giấy tờ rất cần thiết trong bộ hồ sơ của bạn. Một bảng điểm đẹp sẽ dễ dàng để lại ấn tượng tốt đối với Hội đồng xét tuyển. Các tài liệu này bạn thường phải dịch sang tiếng Anh hoặc ngôn ngữ mà nhà trường yêu cầu và công chứng. Tùy vào bậc học mà bạn ứng tuyển , nhà trường sẽ có những yêu cầu khác nhau về bảng điểm, có thể là bảng điểm cấp 3, đại học hoặc bảng điểm của học kỳ gần nhất.

Thư giới thiệu

Ngoài bảng điểm chứng minh năng lực học tập, thư giới thiệu sẽ đóng vai trò khẳng định năng lực của bạn qua cái nhìn khách quan của người khác. Đây sẽ là tài liệu giúp Hội đồng xét tuyển có cái nhìn toàn diện hơn về khả năng, ưu điểm, cá tính của bạn mà bảng điểm không thể thể hiện được. Bạn có thể tìm đến thầy cô chủ nhiệm, các giảng viên hỗ trợ bài nghiên cứu của bạn hoặc quản lý, đồng nghiệp tại nơi bạn đã làm việc để nhờ họ viết thư. Tốt nhất thì người viết thư nên là người bạn đã từng làm việc cùng, và người đó hiểu rõ năng lực, nguyện vọng của bạn để có cách viết phù hợp và lời tiến cử cũng đáng tin cậy hơn.

Nếu chỉ đọc qua những yêu cầu giấy tờ cho một bộ hồ sơ xin học bổng, đôi khi bạn sẽ nghĩ chúng thật đơn giản là chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ mà học bổng yêu cầu là có thể yên tâm. Nhưng thực tế, đến khi chính thức bắt tay vào chuẩn bị sẽ phát sinh rất nhiều khúc mắc. Và có những giấy tờ mà trong yêu cầu của học bổng không nhắc đến nhưng nếu có nó hồ sơ của bạn sẽ sáng giá hơn rất nhiều. Vì vậy, hãy liên lạc với GSE để được tư vấn chi tiết hơn. Tư vấn du học GSE hỗ trợ miễn phí 100% làm hồ sơ, hỗ trợ làm hồ sơ xin học bổng, hỗ trợ xin visa, thu xếp nơi ăn ở và đặt vé máy bay.