Top 6 # Xin Học Bổng Uwc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Phusongyeuthuong.org

Chuẩn Bị Cho Học Bổng Uwc

Như đã hứa với các bạn học sinh lớp 10 năm nay, đây là “17 điều cần làm để chuẩn bị cho học bổng UWC” của mình.

Những em nào nghiêm túc về UWC thì hãy đọc hết cả bài (dù hơi dài), vì UWC là một học bổng khá đặc biệt, nên để hiểu rõ về UWC thì có rất nhiều điều các bạn cần lưu ý. Cuối cùng, như đã viết trong bài, mặc dù là cựu học sinh UWC, những gì viết ở đây chỉ là ý kiến cá nhân của mình và không thể hiện quan điểm chung của UWC hay UWC Việt Nam

Học bổng UWC thật sự là một cơ hội đã thay đổi cuộc đời của nhiều người. Tuy nhiên, vì mỗi năm số lượng học bổng khá ít so với số lượng hồ sơ, không thể phủ nhận rằng dù gì đi nữa kì tuyển chọn UWC cũng là một sự cạnh tranh gắt gao. Chính vì thế, nhiều bạn học sinh đã không dám nộp vào UWC và đầu hàng ngay từ trước khi dám thử sức mình. Hôm nay mình viết bài này không phải để khuyến khích các bạn nên cố gắng hết sức cho cơ hội này nữa. Mình viết bài này để các bạn hiểu rõ hơn về UWC và những gì cần làm để chuẩn bị mình cho UWC để sau khi đọc xong, các bạn có thể tự quyết định cho bản thân một cách đúng đắn hơn.

Tạo thương hiệu riêng cho bản thân.

Làm thật tốt những điều mình đặc biệt giỏi.

Biết rõ: 3 điểm mạnh của bạn là gì? Điểm yếu lớn nhất là gì?

Hãy làm gì đó đặc biệt!

Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh (nghĩa là, đừng bảo “Em không tham gia hoạt động xã hội nào vì ở quê em không có gì cả!”)

Tự tạo cơ hội cho bản thân mình.

Theo đuổi sở thích (ngoài học tập) của cá nhân.

Tìm hiểu về UWC từ website của UWC Việt Nam và chúng tôi

Biết mỗi trường UWC khác nhau ở những điểm nào. Bạn thích trường nào nhất?

Chọn đúng người để viết thư giới thiệu cho bạn. (Nghĩa là, hãy chọn người hiểu bạn, thay vì vị trí cao.)

Bảo giáo viên của bạn đừng giới thiệu cho bạn kiểu gạch đầu dòng. Bạn cũng đừng chỉ nộp cho giáo viên của bạn những thành thích và hoạt động của bạn để giáo viên chép lại dựa vào đó, mà hãy bảo giáo viên của bạn viết những gì thật lòng nhất.

Nói chuyện với các anh chị từng được UWC. Tìm hiểu xem xuất phát điểm của họ là gì. Tại sao hồi đó họ lại được trao học bổng?

Đừng lãng phí mùa hè. Các bạn ở các thành phố lớn sẽ có cơ hội để tham gia rất rất nhiều summer camp hay hoạt động các thứ. Các bạn ở tỉnh cũng hãy thử tìm hiểu những cơ hội này để tham gia.

Nếu đã làm hết từ 1-13 mà vẫn còn thời gian, hãy học đàn guitar (hay ukulele, sáo, trống, violon,…), hoặc học một ngoại ngữ khác (tiếng Nhật! ^_^), chơi một môn thể thao nào khác,…

Hãy dành đủ thời gian để viết essays cho UWC. Những bài viết tốt không được viết qua đêm, mà đã được chuẩn bị từ 1 tháng trước và đã qua 12 bản nháp.

Nhờ người đọc essay cho bạn, đánh giá hồ sơ cho bạn. Rất dễ để tự đánh giá cao/đánh giá thấp bản thân mình.

Cuối cùng, khi nộp hồ sơ, hãy kiểm tra lại để đảm bảo rằng bạn đã có đủ các phần. (Đã có em nộp hồ sơ mà quên gửi thư giới thiệu…)

Chúc các em may mắn! 🙂 (NẾU THẬT SỰ QUAN TÂM, HÃY ĐỌC PHẦN CÒN LẠI CỦA BÀI VIẾT Ở DƯỚI!)

(1) Về tiêu chí tuyển chọn của UWC:

Tiếng Anh: Hồ sơ của UWC Việt Nam không đòi hỏi TOEFL hay IELTS hay bất kì bằng tiếng Anh nào cả. Nếu bạn giỏi tiếng Anh, điều này sẽ giúp bạn thể hiện bản thân tốt hơn ở vòng phỏng vấn; tuy nhiên đây là một điều kiện đủ chứ không phải điều kiện cần.

Đã có nhiều trường hợp học sinh được chọn trao học bổng không giỏi tiếng Anh cho lắm (ví dụ như, hồi đó mình còn phải nhờ bạn học chuyên Anh dạy phát âm lại từ đầu để đi phỏng vấn…), đơn giản bởi vì UWC hiểu (1) những bạn đến từ các tỉnh, thành khác nhau có điều kiện học tiếng Anh khác nhau, và (2) một cá nhân không thể được đánh giá chỉ bằng khả năng Anh ngữ. Vậy nên, phải nói rằng học bổng UWC là học bổng rộng rãi nhất cho học sinh trong khoản tiếng Anh. 🙂

Hoạt động xã hội: Có một ý kiến chung cho rằng để được học bổng UWC thì phải có một bảng dày thành tích về hoạt động xã hội. Nhìn chung mình khá đồng ý về ý kiến này, và những học sinh được chọn của UWC thường cân đối rất tốt giữa việc học và hoạt động xã hội, kĩ năng siêu cần thiết khi các bạn sống ở UWC.

Tuy thế, có 2 lỗi mà các bạn hay mắc phải: (1) Tham gia hoạt động xã hội chỉ để có cái tên ghi vào hồ sơ học bổng, và (2) lý giải rằng các bạn không tham gia hoạt động xã hội không phải vì lười biếng, mà ở nơi các bạn sống không có hoạt động xã hội gì để tham gia cả.

Về lỗi thứ nhất, các bạn kiểu này thường không được đánh giá cao cho lắm, đặc biệt là khi UWC bắt đầu có vòng phỏng vấn qua Skype. UWC sẽ hỏi các bạn rất kĩ về “tại sao bạn tham gia một hoạt động này”, “hoạt động này có ý nghĩa gì đối với bạn”, và “mức độ tham gia của bạn như thế nào”. Một người chỉ tham gia hời hợt cho có cái tên hoạt động trong hồ sơ sẽ không có câu trả lời tốt cho những câu hỏi này.

Về lỗi thứ hai, đúng là có thể hiểu được những bạn từ các tỉnh lẻ sẽ ít có môi trường hoạt động xã hội để các bạn tham gia hơn là các bạn từ thành phố lớn. Tuy nhiên điều mà UWC không muốn nghe là sự đổ lỗi cho hoàn cảnh. UWC là một môi trường đòi hỏi học sinh phải biết sáng tạo và tự bắt đầu, tạo dựng cái mà mình muốn làm. Do đó, nếu ở tỉnh các bạn không có hoạt động gì, hãy tạo ra câu lạc bộ cho riêng mình và truyền cảm hứng cho các học sinh khác. Điều này sẽ khiến bạn là một ứng cử viên cực kỳ ấn tượng.

Về sở thích cá nhân: Mình khi phỏng vấn các bạn học sinh thường hay xoáy vào chuyện các bạn thích gì, và các bạn đã làm gì để theo đuổi sở thích của mình. Tiếc rằng các bạn học sinh Việt Nam thường đặt sở thích của mình sang một bên để tập trung vào việc học.

Một điều quan trọng nữa là, hãy xác định thật rõ mình thích điều gì. Mình đã từng nghe các bạn phỏng vấn cho UWC trả lời kiểu:– “Em rất thích Toán ạ”.– “Hay quá. Em thích lĩnh vực nào trong Toán nhất?”– “Dạ bất đẳng thức ạ.”– “Hãy kể tên 3 bất đẳng thức em thích nhất.”– (Nghĩ 2 phút) “Dạ em chỉ nhớ bất đẳng thức Cauchy (Cô-si) thôi ạ”Rõ ràng, nếu bạn thực sự thích bất đẳng thức thì không thể nào trả lời phỏng vấn nửa vời kiểu thế này. Vậy nên, đừng tự đánh lừa bản thân và đừng cố đánh lừa ban tuyển chọn. Hãy biết mình thích gì, và hãy theo đuổi sở thích đó.

Tạo thương hiệu riêng cho bản thân: Nếu bạn là dạng học nhiều, thì hãy học thật tốt và có giải thật cao. Nếu bạn là dạng hoạt động xã hội, thì hãy làm một hoặc hai hoạt động nào đó thật tâm huyết và đem lại hiệu quả (mà có thể đánh giá được) cho một nhóm người nhất định. Nếu bạn là dạng nghệ thuật, hãy vẽ, sáng tác nhạc, chụp ảnh, etc. thật nhiều rồi gửi portfolio kèm theo hồ sơ của bạn. Nói chung, hãy tạo thương hiệu cho riêng mình, để khi người đọc hồ sơ của bạn có thể nhớ ngay: “À em A là em học sinh mà rất giỏi trong việc X”. Nếu bạn viết xong bộ hồ sơ rồi lại có cảm giác là “không biết đọc hồ sơ của mình xong, người ta sẽ nghĩ về mình như thế nào?” thì hồ sơ của bạn đang ở mức trung bình hoặc dưới trung bình, nghĩa là bạn sẽ không được.

Làm gì đó bất thường: Hãy tự tạo club cho bản thân rồi thu hút, 10+ thành viên tham gia. Hoặc, bạn có thể tự làm một nghiên cứu khoa học của riêng mình về làm sao để xử lý nước thải nơi mình sống. Hoặc, bạn có thể đọc 100 quyển sách. Hãy làm điều gì đó mà khi UWC đọc hồ sơ hoặc phỏng vấn bạn sẽ phải nói “Wow em này giỏi quá”.

Đừng đổ lỗi hoàn cảnh: UWC sẽ hiểu cho hoàn cảnh của bạn, còn bạn hãy đừng tự thông cảm với hoàn cảnh của mình. Điều cuối cùng mà UWC muốn nghe là

“Dạ xin lỗi, tại em ở dưới quê nên em không có làm gì hết, cũng không dám tự lên mạng trao đổi tiếng Anh, cũng không tham gia thi học sinh giỏi gì hết.”

Đặt mình vào vị trí của người tuyển chọn, nếu bạn nghe ai đó nói như thế này, bạn có chọn người ta không? Một câu trả lời tốt hơn là:

“Dạ, dưới quê em không có hoạt động nào hết, nên em đã tự tụ tập các bạn mỗi tuần một lần để đến chơi với các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn”

“Dạ, ở quê em không có trung tâm tiếng Anh nào hết, nhưng mà em cố gắng lên mạng đọc báo tiếng Anh để tự trao dồi. Nhưng mà vì thế nên giao tiếp của em cũng còn dở, mong ủy ban tuyển chọn thông cảm.”

Nghe các bạn cố gắng đến như thế thì ủy ban nào cũng thông cảm với các bạn cả!

Tìm hiểu về các trường UWC và chọn trường yêu thích của bạn: Có RẤT nhiều các bạn học sinh mà khi nộp đơn đến UWC không biết gì về các trường UWC cả! Các bạn chỉ biết chung chung là UWC là một cơ hội để các bạn đi du học, mà không biết là UWC có những ưu điểm nào, từng trường, từng trường khác nhau ở chỗ nào; trường nào gây hứng thú cho các bạn nhất,…Nếu mình phỏng vấn, mình thường thích các bạn thật sự hứng thú với môi trường UWC chứ không chỉ hứng thú với việc “mình sẽ được đi du học”.

Theo Châu Thành Vũ- Harvard, 11/7/2015.

Điều Kiện Ứng Tuyển Học Bổng Toàn Phần Uwc Là Gì ? Khám Phá Mọi Thông Tin Về Uwc

Rất nhiều em từng hỏi mình: “UWC là gì hở chị, lần đầu tiên em nghe thấy tên luôn? Nó là trường cấp III hay Đại học, ngành học là gì, nó có gì đặc biệt,…?”. Những câu tương tự như thế.

Đang xem: Uwc là gì

Vậy nên, post này sẽ để nói về UWC, và nó hơi dài một chút. Tuy nhiên, rất nhiều trong đó là quan điểm cá nhân của mình, nên đừng lấy chúng làm chuẩn mực. Hãy chỉ đọc như một tư liệu tham khảo thôi.

I. ĐỊNH NGHĨA – GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỪNG TRƯỜNG:

Một chú ý nho nhỏ là không có trường nào là trụ sở chính, hay đại loại thế hết. Tất cả đều như nhau. Cùng có một ngôn ngữ chung là tiếng Anh, sự đa dạng văn hóa mà hiếm nơi nào có được, cơ sở vật chất tuyệt vời và một mục tiêu chung là đào tạo học sinh trở thành những con người với tâm hồn rộng mở, cái nhìn sâu sắc và đóng góp tích cực vào tương lai phát triển bền vững của thế giới.

Tuy nhiên, mỗi trường khác nhau sẽ có vài đặc điểm riêng biệt, ngoại trừ khác biệt về địa lý. Đây là một phần cơ sở để lựa chọn thứ tự ưu tiên khi đăng ký. Năm ngoái mình phải làm khá nhiều research để hiểu được đại khái điều này, nhưng thật ra nó vẫn chứa rất nhiều quan điểm cá nhân, chưa chắc đã đúng hoàn toàn, và cũng hơi dài một tẹo. Chỉ nên đọc để tham khảo thôi.

II. CHƯƠNG TRÌNH HỌC:

Theo ý kiến cá nhân của mình, thì Maths và Natural Sciences tương đối đơn giản, thường thì học sinh Việt Nam sang đó, chỉ cần kiến thức chắc là có thể học HL ngon lành, giỏi là đằng khác. Chẳng phải tự nhiên mà có cụm từ “Asian monsters” đâu. Social Sciences sẽ khó hơn chút đỉnh, nếu học HL hầu như đều tương đương với chương trình năm nhất năm hai Đại học. Một phần nó tương đối khó bởi vì chương trình học tại Việt Nam mình chưa từng tiếp xúc với những nguồn thông tin kiến thức ấy bao giờ, như học History thì năm nhất sẽ học về lịch sử khu vực Trung Đông chẳng hạn. Hoặc ví như Philosophy yêu cầu trao đổi và tranh luận rất nhiều, nghe đâu khá mệt. Nhìn chung thì mọi người thích Economics, chắc vì có thể ứng dụng nhiều, và trường nào cũng dạy, nhưng mình khá không thích nên chọn Philosophy cho nó deep.

Nhưng cũng đừng lo lắng quá, UWC không đề cao việc học trên lớp như Việt Nam thôi, nhưng môi trường để học, và phần lớn giáo viên đều cực kỳ tuyệt vời. Có phòng máy tính để lên mạng, làm research 24/7, thư viện cũng khá to, và một vài môn học cực kỳ đặc trưng. Thật ra mình cũng là một dạng mọt sách, nên nếu không được học hành nghiêm túc thì mình cũng chẳng thích đâu.

Thường thì học sinh sẽ chọn môn từ trước khi nhập học, và được đổi môn học trong vòng một tháng từ lúc bắt đầu học.

III. ĐIỀU MÌNH THÍCH VỀ UWC:

Ấn tượng đầu tiên, và luôn là điều mình thích nhất về UWC, đó là sự đa văn hóa. Thử tưởng tượng mình sống và học giữa những con người đến từ mọi nơi trên thế giới, ai cũng có những câu chuyện của riêng mình để kể, một nền văn hóa độc đáo, một thứ của riêng mình và luôn mong muốn được cho tất cả mọi người cùng biết. Còn gì tuyệt hơn thế?

Mình sẽ kể với các bạn ấy văn hóa giao thông ở Việt Nam (khi mà không có mấy bạn Trung Quốc ở đó, vì nếu có thì chẳng có gì là đặc biệt nữa cả), rồi văn hóa im lặng chốn quan trường và già mồm nơi phố thị, và một thứ mà mình tin rằng chúng ta nên tự hào, đó là văn hóa ẩm thực đường phố. Và rồi học được rằng ở một nơi nào đó trên thế giới, có những thứ chẳng may lại cực kỳ giống đất nước mình.

Sự đa dạng văn hóa sẽ dẫn tới rất nhiều suy nghĩ đa chiều, rất thích. Ví như vấn đề virginity chẳng hạn, mình vẫn luôn giữ vững quan điểm là chỉ nên have sex khi chúng ta ở trong một mối quan hệ thực sự nghiêm túc, và đã quyết định tương lai với nhau, nhưng có mấy bạn chỉ nghĩ sex đơn thuần là niềm vui, sự giải tỏa cô đơn, đại khái thế. Cũng khá thú vị :)) Và rồi thi thoảng hỏi nhau xem quan điểm chính trị của mọi người là gì (không hiểu sao rất nhiều phe cánh tả), mình thì chỉ nói đơn giản là mình không đồng tình với chủ nghĩa xã hội, thế là mọi người cùng đồng ý với nhau rằng “Utopia” nghe thì hay thật đấy, nhưng không đáng tin tí nào vì quá phi thực.

Những lúc đấy, thật sự thấy rằng, dẫu mình chưa gặp những con người này đâu, nhưng mình đã thân thiết với họ lắm rồi vậy.

Và đó cũng là điều thứ hai mình rất thích, bởi mỗi UWC là một cộng đồng rất nhỏ, nên dường như mọi người đều biết nhau hết, thuộc tên thuộc nước của nhau, và thường thì biết cả tính cách sơ bộ về nhau nữa. Ví như mình, dù chưa nhập học đâu và mọi người cũng chưa gặp nhau lần nào, khóa mình có khoảng 80 bạn thì đã biết Facebook của chừng 70 người, thì mình có thể tự tin là đã thuộc tên được 60 và nhớ mặt được 50 bạn rồi. Thi thoảng chat chit với nhau trong group, than phiền về thời tiết và thủ tục visa, chia sẻ nhạc, bàn luận về chính trị và việc ăn thịt chó, cùng countdown… thậm chí còn có kiểu trò đùa nội bộ (A TENT!) rồi đặt biệt danh cho nhau (đại khái tên mình thì giống biệt danh hơn nên chẳng đứa nào chịu đặt cho), rất vui. Có mấy đứa bựa dã man, rồi thi thoảng cũng chia sẻ vấn đề tâm sinh lý :))

Tiếp nữa là sự bình đẳng. Chẳng hạn như mình không còn nhìn về một cá nhân bằng quan niệm chung về quê hương của họ nữa, mà mình sẽ đánh giá họ bằng chính bản thân họ, vậy thôi. Sẽ có những giây phút mà mình tự nhiên cảm thấy rằng, chẳng có bất kỳ rào cản nào giữa mình và họ cả, từ rào cản ngôn ngữ, khác biệt về màu da, bất đồng quan điểm chính trị, sự tách biệt về môi trường văn hóa xã hội, không thống nhất về bối cảnh gia đình,… Và sự bình đẳng còn được thể hiện qua chính sách cấp học bổng. Chẳng hạn như sau khi chọn được những người xuất sắc và phù hợp nhất rồi – trong quá trình này thì không cân nhắc đến điều kiện kinh tế gia đình, thì đến khi chọn ra người được học bổng toàn phần, bán phần và tự túc, sẽ dựa trên khả năng chi trả của gia đình đó. Mình thấy việc này rất công bằng, bởi vì tiềm năng của mình cũng được nhìn nhận, và chúng mình được cho cơ hội để phát triển tiềm năng đó tương đương nhau.

Điều cuối cùng, thường thì ở UWC có lưu truyền một câu thế này: “You may not believe in God, but you believe in Shelby Davis”. Học bổng của ông ấy đã cứu vớt hàng ngàn đứa trẻ có mức contribute đâu đó $1k như mình để apply Đại học Mỹ về sau.

8 Suất Học Bổng Uwc 2010 Dành Cho Học Sinh Lớp 11

Ủy ban các Trường Thế giới Liên kết Việt Nam (UWC Việt Nam) trân trọng kính mời các học sinh lớp 11 tham gia vào Kì tuyển chọn năm 2009 tại Việt Nam của Chương trình học bổng các Trường Thế giới Liên kết (UWC).

Trong kì tuyển chọn này, các học sinh Việt Nam sẽ tranh tài để giành lấy 7 học bổng toàn phần theo học chương trình Tú tài Quốc tế (IB) tại các UWC ở Canada, Hồng Kông (Trung Quốc), Hà Lan, Italia, Na-uy, Mỹ và Xinh-ga-po; và một suất học bổng bán phần mà học sinh phải đóng 40% trị giá học bổng tại UWC tại Ấn Độ.

Ưu tiên trong quá trình tuyển chọn học bổng UWC sẽ được dành cho những học sinh có tiềm năng và cam kết vào quá trình phát triển của cộng đồng. Hạn cuối nhận hồ sơ là ngày thứ sáu 2.4.2010.

“Trong thời gian qua, mạng lưới các Trường Thế giới Liên kết (UWC) trên thế giới đã có những bước phát triển mạnh mẽ, gần đây nhất là việc mở thêm trường UWC thứ 13 tại Hà Lan.” ông Michael Emblem, Chủ tịch của UWC Việt Nam nói.

Học sinh Việt Nam và quốc tế

“Trong tám năm qua, 35 học sinh Việt Nam đã được UWC Việt Nam lựa chọn, cùng với một số học sinh được các Ủy Ban Quốc gia khác chọn lựa. Chúng tôi hy vọng sẽ thấy sự tham gia nhiều hơn nữa của các bạn trẻ Việt Nam vào sự phát triển của UWC.” ông bổ sung.

Các Trường Thế giới Liên kết là một tổ chức giáo dục phi chính phủ toàn cầu đặc biệt và duy nhất trên thế giới, tụ họp sinh viên từ mọi miền trái đất – những sinh viên đựa lựa chọn dựa vào khả năng, không phụ thuộc khả năng tài chính.

Các học sinh này tập trung tại một trong 13 trường UWC với mục tiêu thúc đẩy hoà bình và hiểu biết quốc tế. Được giáo dục tại một Trường Thế giới Liên kết đồng nghĩa với cơ hội được trải nghiệm một môi trường học tập đặc biệt. Học sinh của các Trường Thế giới Liên kết xuất thân từ mọi tầng lớp trong xã hội và hiện đang là những người đứng đầu trong nhiều lĩnh vực tại nhiều quốc gia.

UWC Việt Nam là một nhóm các tình nguyện viên có nhiệm vụ giới thiệu các Trường Thế giới Liên kết tại Việt Nam, bao gồm cả việc tuyển chọn các học bổng theo học tai các trường này. Kể từ khi thành lập năm 2002, UWC Việt Nam đã tuyển chọn 35 học sinh từ 16 tỉnh, thành phố, tới theo học tại 9 UWC tại Canada, Costa Rica, Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Italia, Xinh-ga-po, Anh và Mỹ.

Để biết thêm thông tin và nhận bản đăng ký xin học bổng, mời xem trang web: www.uwcvn.org.

Theo TPO

Học Bổng Bậc Cử Nhân Tại United World Colleges (Uwc) Và University College London (Ucl), Anh Quốc

Giới thiệu

University College London (UCL) và United World Colleges (UWC) đã đồng ý hợp tác với nhau trong chương trình giúp đỡ những học sinh tốt nghiệp UWC có khả năng theo đuổi việc học lên cao ở UCL nếu họ không có khả năng học ở Anh Quốc

Yêu cầu

Học sinh năm cuối chương trình IB (Tú tài quốc tế) tại United World College (hoặc hoàn thành chương trình IB vào năm trước – Chỉ dành cho học sinh đến từ Waterford KaMhlaba UWC); Đăng ký nhập học tại UCL trước tháng 1 cho chương trình toàn thời gian và nhận được thư mời học từ UCL Được xem xét đánh giá về khả năng chi trả học phí; Thiếu khả năng tài chính để theo học chương trình Cừ nhân tại UCL.

Thông tin học bổng

Đất nước: Anh Quốc

Trường học: University College London (UCL) và United World Colleges (UWC)

Bậc học: Cử nhân

Đối tượng đăng ký: Tất cả sinh viên quốc tế

Miêu tả học bổng:

University College London (UCL) và United World Colleges (UWC) đã đồng ý hợp tác với nhau trong chương trình giúp đỡ những học sinh tốt nghiệp UWC có khả năng theo đuổi việc học lên cao ở UCL nếu họ không có khả năng học ở Anh Quốc. Với chương trình này, UCL sẽ giúp UWC đạt được mục đích biến giáo dục thành công cụ để kết nối con người, chủng tộc, nền văn hóa lại với nhau nhằm hướng đến 1 tương lai tươi sang và vững vàng. 2 gói hỗ trợ tài chính sẽ được trao hàng năm cho học sinh của UWC, những người đã chấp nhận thư mời học từ UCL. Học bổng này được trao dựa trên sự khó khăn về tài chính và các danh hiệu khen thưởng đạt được dựa trên yêu cầu của gói hỗ trợ

Yêu cầu:

Học sinh năm cuối chương trình IB (Tú tài quốc tế) tại United World College (hoặc hoàn thành chương trình IB vào năm trước – Chỉ dành cho học sinh đến từ Waterford KaMhlaba UWC);

Đăng ký nhập học tại UCL trước tháng 1 cho chương trình toàn thời gian và nhận được thư mời học từ UCL

Được xem xét đánh giá về khả năng chi trả học phí;

Thiếu khả năng tài chính để theo học chương trình Cừ nhân tại UCL.

Đăng ký: Online

Hạn chót: Ngày 16, tháng 3, năm 2012