Top 4 # Xin Học Bổng Thạc Sĩ Có Khó Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Phusongyeuthuong.org

Xoá Tan Tin Đồn Khi Khó Xin Học Bổng Thạc Sĩ Và Tiến Sĩ Tại Anh

Các học bổng này thường là từ:

(1) Dự án của công ty cho trường. Hai bên hợp tác và họ cần sinh viên làm cho họ, bởi vậy các khóa master cũng thường thiên về research hơn là taugh course.

(2) Dự án châu Âu (EU projects) do trường/thầy kéo về.

(3) Các quỹ nghiên cứu từ UK, ví dụ EPSRC Doctor training centres (thường ít cho sinh viên international)

(4) Học bổng của trường

Hầu hết các học bổng đều là học bổng toàn phần hoặc gần toàn phần. Mình nói học bổng gần toàn phần là vì có những HB họ cho mình học phí UK/EU (thấp hơn học phí cho sinh viên international), nhưng tiền sinh hoạt phí theo EU nên khá cao, chi tiêu tiết kiệm có thể bù bớt sang cho học phí. Một số HB khác thì mức tiền bạn được nhận có thể thấp hơn.

Ở dạng này, do được làm việc, hợp tác với các công ty nên các bạn có thể coi mình đã có một chút kinh nghiệm đi làm trong thời gian đi học. Điều này là một điểm cộng vì nó sẽ khiến các công ty competitors làm cùng lĩnh vực để ý đến bạn sau khi ra trường.

Kinh nghiệm của anh chị đi trước chia sẻ thì quy trình tuyển chọn khá giống với quy trình tuyển dụng, nhưng đơn giản hơn. Tức là sau khi nộp hồ sơ, thầy sẽ shortlist và mời đi phỏng vấn.

“Lần mình đi phỏng vấn thì có thêm một bạn nữa. Hai candidates cùng được mời đến công ty một hôm, ăn trưa với nhóm rồi thay nhau được gọi vào phỏng vấn. Thầy hướng dẫn trực tiếp mình sau này cũng đến công ty và cùng 2-3 staffs của công ty để phỏng vấn.“

Nội dung phỏng vấn gồm có presentation, hỏi đáp về các điểm trong CV của mình và hỏi về background chính mà sau này sẽ cần cho quá trình làm PhD.

Cảm nhận của mình thì họ ko yêu cầu quá cao về Tiếng Anh, miễn là đủ yêu cầu cho đầu vào khoá học. (Thực sự ngày ấy tiếng Anh mình kém hơn bạn cùng phỏng vấn với mình, nhưng mình được nhận thay vì bạn ấy). Tuy nhiên họ lại để ý nhiều đến CV và background của ứng viên.

Công việc nghiên cứu trong quá trình làm PhD đem lại cho bạn nhiều kỹ năng khác biệt. Làm PhD đem lại cho bạn cơ hội giao lưu, trao đổi và tạo network với nhiều chuyên gia học thuật.

Làm PhD khá hay được du lịch (free) khi bạn tham dự các hội thảo chuyên ngành, các cuộc họp project…

Phổ nghề nghiệp có xu hướng hẹp lại, nhưng không có nghĩa là nó đóng kín mọi con đường. Tỷ lệ thất nghiệp chung của PhD không hề cao hơn các bằng cấp khác (cùng với thu nhập không tệ); chỉ một thiểu số tốt nghiệp PhD có thể kiếm các vị trí permanent trong academics (làm tenured scientist, lecturer, professor,…), nhưng không có nghĩa là đa số còn lại là thất nghiệp (mà họ có thể hướng ra các công việc đòi hỏi các kỹ năng ở một nhà nghiên cứu.

Nghiên cứu (trong quá trình làm PhD) mang tính tự do cao (kỹ năng quan trọng để phát triển PhD là có critical thinking tốt cộng với óc phân tích và sáng tạo). Môi trường học thuật cũng là một môi trường rất ngang bằng (nhất là ở UK) ít phân biệt đẳng cấp. Cách đối xử giữa đồng nghiệp, giáo viên hướng dẫn – sinh viên khá văn minh, bình đẳng và ít kỳ thị.

Niềm vui của việc làm PhD là tìm ra tri thức mới thông qua hoạt động nghiên cứu. Ttrong khi theo học tiến sĩ hay sau khi tốt nghiệp, thí sinh có thể sẽ gặp gỡ và làm việc với những người thông minh nhất trên hành tinh này. Thí sinh sẽ tiếp cận và tiến dần đến những lí tưởng và ý tưởng không nằm trong tầm tay của mình, và để làm việc đó, thí sinh sẽ cảm thấy tri thức mình trưởng thành thêm. Thí sinh sẽ giải quyết nhiều vấn đề mình chưa bao giờ gặp trước đó. Thí sinh sẽ khám phá các khái niệm chưa bao giờ được nghe đến. Thí sinh sẽ phát hiện những nguyên lí có thể làm thay đổi xã hội và con người.

Khánh Ngọc (SSDH)

Xin Học Cao Học Thạc Sĩ Ở Nhật Có Khó Không? Thủ Tục Ra Sao?

Tấm bằng du học thạc sĩ tại Nhật Bản rất có giá trị: Tấm bằng mà bạn nhận được sẽ có giá trị quốc tế, được công nhận dường như là ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và được đánh giá rất cao. Vậy nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm xin việc ở bất cứ quốc gia nào.

Học phí du học thạc sĩ tự túc tại Nhật Bản vừa phải: Để thu hút được nhiều nhân tài về cho đất nước, Chính phủ Nhật có nhiều ưu đãi về học phí và ký túc xá. Nếu học ở những trường công lập, có thể thấy học phí khá vừa phải.

Xin học bổng thạc sĩ tại Nhật không quá khó: Có khá nhiều học bổng du học thạc sĩ Nhật Bản. Trong khi đó, số lượng người học thạc sĩ không phải quá đông. Vì thế, việc xin học bổng thạc sĩ tại Nhật không phải là khó nếu bạn cố gắng phấn đấu.

Tuy nhiên việc xin vào bậc học Thạc sĩ và kỳ thi đầu vào thực sự là khó khăn với du học sinh, bài viết này mong muốn các bạn hiểu được cách thi, nội dung học và đạt được mục tiêu của mình.

Về nguyên tắc chung, hầu như tất cả chương trình học Thạc sĩ tại Nhật đều chấp nhận du học sinh xin học bằng tiếng ANH. Tuy nhiên các bạn sẽ gặp một số trở ngại trong quá trình học như sau:

-50% số tín chỉ của chương trình học sẽ học Môn học (course-work), thực tế rất ít môn trường có thể cung cấp việc học bằng tiếng Anh, vì vậy du học sinh phải theo lớp bằng tiếng Nhật và nộp bài luận cuối môn học bằng tiếng Anh. Tất nhiên ngoài giờ học du học sinh có thể trao đổi với các giáo sư bằng tiếng Anh.

-50% số tín chỉ còn lại đánh giá qua 1 nghiên cứu cụ thể (research), việc trao đổi nghiên cứu với bạn bè trong research-team bằng tiếng Nhật sẽ gặp trở ngại, các buổi seminar chung sẽ sử dụng tiếng Nhật. Trong quá trình làm nghiên cứu, các bạn theo học hướng ngành xã hội-kinh tế sẽ phải sử dụng tiếng Nhật rất nhiều. Trường hợp của ban-khoa-học kỹ thuật sẽ ít gặp trở ngại hơn trong việc đọc tài liệu, viết báo cáo khoa học bằng tiếng Anh.

-Trong quá trình học trường ĐH sẽ giới thiệu các quỹ học bổng hỗ trợ cho du học sinh tư phí, khi đó để nhận được học bổng các bạn sẽ phải tham gia phỏng vấn bằng tiếng Nhật.

Vì vậy việc chuẩn bị tiếng Nhật đến mức tương đương N2 để xin học Thạc sĩ là thực sự cần thiết.

Xin nhập học Thạc sĩ theo trình tự ra sao?

Chương trình Thạc sĩ tại Nhật Bản luôn luôn chú trọng vào nghiên cứu chiếm 50-70% khối lượng chương trình. Vì vậy trình tự chuẩn bị như sau:

Bước 1: xác định nội dung sẽ nghiên cứu, tạm gọi là ‘đề cương nghiên cứu’

Bước 3: liên hệ trình bày mục tiêu xin nghiên cứu. Đây là bước then chốt có nhiều tình huống như sau: -Liên hệ bằng email và không nhận được hồi âm: có thể thông tin mà bạn cung cấp không đủ thuyết phục, cũng có thể năm học đó Giáo sư này không còn chỉ tiêu để nhận học sinh, ở Nhật có qui định rất khắc khe ở tỉ lệ sinh viên trên một Giáo sư. -Email liên hệ cần thuyết phục bằng các thông tin như sau: -Bảng điểm đại học thực sự tốt, -Luận văn tốt nghiệp Đại học có tính độc đáo hoặc Đề cương nghiên cứu có ý tưởng cho ra nghiên cứu nhiều ý nghĩa. -Kết quả hoặc thành tích nghiên cứu ở bậc Đại học luôn là điểm cộng để được nhận học Thạc sĩ. -Khả năng giao tiếp viết email tiếng Nhật hoặc tiếng Anh -Trong điều kiện khó khăn như vậy thì các bạn còn 1 hướng tiếp cận đó là qua sự giới thiệu từ các anh chị đã học sau đại học tại Nhật hoặc từ thầy cô của mình ở trường Đại Học.

-Hầu hết tất cả Giáo sư ở Nhật đều có 1 trang web riêng để giới thiệu các nội dung mà mình đang làm, đồng thời giới thiệu các thành viên, các sinh viên đang làm nghiên cứu; ngoài ra thỉnh thoảng các bạn sẽ gặp thông tin tuyển sinh viên vào học Thạc sĩ hoặc các học bổng. Vì vậy đây là một kinh nghiệm mà các bạn cần chú ý.

Trường hợp các bạn lo lắng nếu mình chưa đủ các điều kiện trên thì sao?

Các bạn luôn luôn tự tin rằng với triết lý tự do nghiên cứu và tự do học thuật, các cửa vào học Sau Đại Học luôn luôn rộng mở, và các bạn cần đi theo đúng qui trình như đã trình bày ở trên. Trong trường hợp các bạn chưa đủ điều kiện để chính thức nhận vào học Thạc sĩ, các trường Đại học sẵn sàng nhận bạn vào học ở trạng thái dự bị thạc sĩ (hay còn gọi là nghiên-cứu-sinh research student-kenkyu-sei).

Chế độ Kenkyu-sei: -Ý nghĩa của trạng thái này để bạn chuẩn bị các yếu tố còn thiếu, học bổ sung một số kiến thức, chuẩn bị tốt hơn đề cương nghiên cứu và chờ ngày thi đầu vào. -Thời gian tối đa cho Kenkyu-sei là 2 năm, ngay sau khi bạn đậu kỳ thi đầu vào, bạn sẽ chính thức vào chương trình Thạc sĩ -Học phí cho Kenkyu-sei rất rất thấp, khác nhau tùy theo trường và ngành học, trung bình 20,000yen/tháng.

Học phí và học bổng học thạc sĩ ở Nhật

1. Học phí

Học phí du học thạc sĩ Nhật Bản được chia ra các giai đoạn như sau:

Học phí giai đoạn thạc sĩ chính thức là 540,000 yên/1 năm (khoảng 110 triệu đồng/năm)

2. Học bổng

Đối với các nghiên cứu sinh đã nhập học chương trình thạc sĩ tại Nhật Bản có rất nhiều các học bổng các bạn có thể nhận được trong quá trình học. Bạn có nhiều cơ hội nhận học bổng miễn 100% hoặc miễn 50% học phí. Ngoài ra còn có nhiều học bổng khác như học bổng địa phương, học bổng doanh nghiệp, học bổng nhà trường, học bổng giáo sư.

Đối với các bạn đang tìm hiều chương trình du học thạc sĩ tại Nhật cũng có thể tham khảo bới có khá nhiều chương trình học bổng du học Nhật Bản sau đại học bậc cao học tại Nhật. Tùy theo từng chương trình mà điều kiện ứng tuyển khác nhau.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi ngay từ khi bạn là sinh viên thì bạn xác định rõ ràng mục tiêu học chương trình thạc sĩ tại Nhật, đó là xác định học bằng tiếng Anh hay tiếng Nhật, và dù thế nào bạn cũng nên học tiếng Nhật trước.

Không Khó Để Săn Học Bổng Du Học Canada Thạc Sĩ

Tìm hiểu về các loại học bổng

Canada có nhiều chương trình học bổng dành cho sinh viên sau đại học, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến 3 loại sau:

Học bổng chính phủ Canada (Canadian government scholarships)

Học bổng phi chính phủ (Non-governmental scholarships)

Học bổng từ các trường đại học (University-specific scholarships)

Có thể phân loại học bổng theo nhiều hình thức khác nhau như ngành học, giá trị của gói học bổng (hỗ trợ sinh hoạt phí, học bổng toàn phần hay một phần), quốc gia/quốc tịch, đối tượng và giới tính. Việc tìm hiểu các học bổng du học Canada thạc sĩ sẽ giúp bạn biết mình phù hợp với loại học bổng nào để bắt đầu chuẩn bị.

Bên cạnh đó, bạn cần phân biệt rõ học bổng chính phủ và học bổng của từng trường. Nếu học bổng của trường cho phép bạn học tại chính ngôi trường mình chọn thì học bổng của chính phủ lại chỉ cho phép bạn theo học tại một trường được chỉ định. Những thông tin này đều được thông báo đến sinh viên trong các yêu cầu của từng chương trình.

Bạn hợp với loại học bổng nào?

Để nhận được một suất học bổng thì bạn cần sớm lên kế hoạch để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, kịp thời bổ sung những gì mình còn thiếu. Đặc biệt, đối với học bổng du học Canada thạc sĩ, nhiều chương trình sẽ yêu cầu kinh nghiệm làm việc từ 2 đến 3 năm phù hợp với ngành bạn nộp đơn. Hãy chú ý điều này, nếu chưa đạt yêu cầu thì bạn có thể chờ và cho mình một khoảng thời gian làm việc nhất định trước khi nộp hồ sơ.

Một trong những điều quan trọng nhất là bạn phải hiểu bản thân. Bạn cần đánh giá đúng những điểm mạnh – yếu cũng như sở thích, khả năng của mình để có lựa chọn phù hợp. Hãy thử trả lời những câu hỏi như:

Kết quả học tập của bạn như thế nào? Có khả năng xin được học bổng hay không?

Sở thích của bạn là gì? Ngành nghề nào phù hợp với bạn?

Điểm yếu mà bạn cần khắc phục là gì?

Điểm mạnh bạn cần phát huy?

Khi trả lời được những câu hỏi này, bạn có thể đánh giá năng lực của bản thân một cách khách quan để theo đuổi mục tiêu xin học bổng du học Canada bậc thạc sĩ.

Chuẩn bị và nộp hồ sơ, chờ kết quả

Thông thường, hồ sơ xin học bổng du học Canada thạc sĩ sẽ gồm những giấy tờ sau: hộ chiếu, bản dịch tiếng Anh và công chứng bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm, chứng chỉ thi tiếng Anh, sơ yếu lý lịch, thư giới thiệu, nguyện vọng bản thân, lệ phí xét hồ sơ.

Hãy chuẩn bị chu đáo các loại giấy tờ trên và gửi đến ngôi trường bạn muốn xin học bổng. Bạn nên gửi sớm để đảm bảo rằng hồ sơ của mình đến được đúng nơi và đúng thời gian yêu cầu, hạn chế những bất trắc xảy ra trong quá trình vận chuyển.

Sau khi thực hiện các bước trên thì bạn đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên của hành trình săn học bổng du học. Công việc tiếp theo là chờ phản hồi từ trường. Nếu chưa nhận được phản hồi, bạn có thể email trực tiếp cho đơn vị cấp học bổng để hỏi về kết quả của mình, từ đó có những bước chuẩn bị tiếp theo.

Anh Thư (Tổng hợp)

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Thạc Sĩ Toàn Phần

Trích dẫn từ chia sẻ Kinh nghiệm Xin học bổng Thạc sĩ toàn phần từ giảng viên IELTS Vietop.

“Vừa qua mình đã dành được học bổng toàn phần Hornby Scholarship – một học bổng danh giá hệ thạc sĩ dành cho ngành TESOL. Học bổng này đài thọ học phí 100% tại University of Warwick (Top 9 UK) và cover hết 100% tiền học phí, ăn ở, tiền vé máy bay và xin visa.

Nếu bạn đọc các bài chia sẻ về cách xin học bổng toàn phần trên mạng, bạn sẽ thấy một công thức chung của “con nhà người ta” của những nhân vật dành học bổng toàn phần: học trường chuyên, GPA 3.9/4.0, sinh viên 5 tốt, giải nhất kì thì ABC, IELTS 8.5,…. Mình, mặt khác, không hề đúng với bất kì mô tả nào ở trên: mình không học trường chuyên, GPA không đến mức 3.9, và thực sự không tham gia quá nhiều hoạt động thời sinh viên.

Đây là năm thứ 3 mình săn học bổng. Mình nộp cho rất nhiều học bổng lớn nhỏ, bao gồm các loại học bổng 50% của các trường và học bổng chính phủ. Nhiều lần đỗ – trượt đã mang lại rất nhiều kinh nghiệm cho mình khi chuẩn bị hồ sơ săn học bổng – mình của năm đầu tiên săn học bổng đã rất ngây thơ! Đây là những điều mình thiếu lúc bấy giờ:

Vì vậy, trong 3 năm, mình bắt đầu quá trình ‘đắp’ hồ sơ. Trong suốt quá trình đó, mình đã:

Để làm được những việc trên, điều quan trọng nhất mình đã phải vất vả đối chọi là tâm lý sợ khó. Bốn điều mình liệt kê ở phía trên là những điều hoàn toàn mình không dám làm/ngại làm trước đây. Tuy nhiên, khi dấn thân vào làm thử thì cảm thấy rất ổn, và rất dễ!

B. Viết bài luận xin học bổng

Các tiêu chí quan trọng để bài luận xin học bổng của bạn nổi bật.

1. Ngữ pháp và từ vựng phải cực tốt và cực chính xác

Bạn không thể trông mong mình sẽ nhận được sự quan tâm của hội đồng xét duyệt nếu nó sai quá nhiều lỗi, hoặc quá khó hiểu. Bạn có thể check bằng Grammarly trước; sau đó, bạn có thể nhờ thầy/cô hoặc bạn bè giỏi tiếng Anh để kiểm tra phụ. Một điều quan trọng là bạn cần phải hoàn thành bài luận trước ít nhất 02 tuần, vì công tác nhờ vả người sửa bài dùm hoàn toàn không dễ dàng – không phải ai cũng rảnh ngay để giúp bạn! Nếu bạn nhờ kiểu “xem dùm mình vì ngày mai mình nộp rồi” thì chắc chắn bài sửa của bạn bè sẽ rất qua loa.

2. Thể hiện cực kì cụ thể các thành tựu của bạn

Bài luận xin học bổng là cơ hội để bạn “bán” bản thân: càng “khoe” nhiều càng tốt! Đừng ngại ngần trong việc nêu ra tất cả các thành tựu mà bạn có thể nhớ được. Bí quyết ở đây là “nổ trong sự khiêm tốn và trung thực”

3. Kế hoạch tương lai: cần chi tiết và cần khả thi!

Phần future plan, theo quan điểm của mình, là phần dễ khiến các ứng cử viên nộp học bổng ‘rơi đài’ nhất. Bạn mình đã trả lời “tôi sẽ về lại Việt Nam để dạy tiếng Anh” khi nhận được câu hỏi này – có cả trăm người trả lời tương tự! Cái mà hội đồng xét duyệt cần biết là tính khả thi và sự chi tiết trong kế hoạch của bạn. Để có một future plan thật chi tiết, bạn có thể trả lời những câu hỏi sau đây:

Trung tâm anh ngữ IELTS Vietop