Top 14 # Xin Học Bổng Mit Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Phusongyeuthuong.org

Nam Sinh Nhận Học Bổng 240.000 Usd Của Mit

SSDH – Chủ nhân huy chương vàng Olympic Vật lý châu Á, huy chương bạc Olympic Vật lý quốc tế năm 2012 vừa nhận được Học bổng du học Mỹ của học viện Công nghệ Massachusetts.

Chiều 7/3, Phó hiệu trưởng THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) Lê Văn Vinh thông báo, “chàng trai vàng xứ Thanh” Lê Huy Quang vừa nhận được Học bổng du học 60.000 USD mỗi năm của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

Là chủ nhân của bộ ba huy chương vàng, bạc, đồng ở các kỳ thi Vật lý quốc tế và khu vực, Quang cho biết, ước mơ du học đã được em ấp ủ khi học lớp 11. Tuy nhiên, thời điểm đó đang tập trung ôn thi Olympic Vật lý quốc tế nên không có thời gian trau dồi tiếng Anh. Quang đành thực hiện ước mơ chậm hơn một chút.

Huy Quang là chủ nhân của huy chương vàng Olympic Vật lý khu vực và huy chương bạc Olympic Quốc tế 2012. Ảnh: NVCC.

Tốt nghiệp lớp 12 với nhiều giải thưởng trong tay, Quang vào học lớp cử nhân tài năng của ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội). Năm đầu tiên chỉ học ngoại ngữ nên Quang có nhiều thời gian tập trung nâng cao khả năng tiếng Anh để thực hiện ước mơ du học.

Quang kể, cậu gửi hồ sơ đến vài trường đại học nổi tiếng ở Mỹ. Chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ cần thiết thì không khó, chỉ có bài luận là đáng chú ý. Trường MIT cho 5 đề tài, Quang phát triển và viết về những đề tài đó. Trước khi MIT công bố kết quả thì cậu được 3 – 4 trường khác nhận vào học.

“Em chắc chắn vẫn sẽ theo đuổi Vật lý, có thể không phải nghiên cứu trực tiếp mà thiên về kỹ thuật”, Quang khẳng định.

Huy Quang (ngoài cùng bên phải) cùng các bạn tham dự Olympic Vật lý quốc tế 2012. Ảnh: NVCC.

ĐH MIT thông báo, năm nay có hơn 20.000 hồ sơ đăng ký, trường nhận 1.400 người (khoảng 7%). Quang sẽ được trường chi trả các khoản ăn, ở, sách vở, bảo hiểm, học phí… với số tiền 240.000 USD trong 4 năm học.

Thầy Lê Văn Hoành, chủ nhiệm lớp cấp 3 của Quang chia sẻ, trong 30 năm dạy chuyên Lý ở trường Lam Sơn, số học sinh có năng lực như Quang không phải hiếm nhưng chỉ cậu mới đạt được kết quả cao vì hội tụ đầy đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.

“Quang không chỉ có năng lực nghiên cứu Vật lý bẩm sinh mà còn có sức khỏe tốt. Gia đình cơ bản, hạnh phúc, lại được học trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh với đội ngũ thầy cô giỏi hết lòng vì học sinh… Những điều tổng hòa đó đã giúp em bứt phá”, thầy Hoành nhận định.

Học viện Công nghệ Massachusetts của Mỹ (MIT) được đánh giá là trường đại học tốt nhất thế giới. MIT, nổi tiếng nhờ hoạt động nghiên cứu và giáo dục trong các ngành Vật lý, Kỹ thuật, Sinh học, Kinh tế, Ngôn ngữ, Quản lý. Trường này có 81 người được giải Nobel và nhiều giải thưởng khoa học danh giá khác.

U.S. News xếp MIT hạng thứ 5 tổng thể (best value) trong số các trường ĐH cấp quốc gia ở Mỹ, trong đó, riêng ngành đào tạo Kỹ thuật được xếp hạng nhất (gồm 6 ngành Không gian, Điện, Hóa, Thông tin, Vật liệu và Cơ khí), về Kinh doanh xếp hạng 2, Kỹ thuật sinh học xếp hạng 4, Khoa học về sức khỏe và y tế xếp hạng 7 (2010).

Thục Uyên (SSDH) – Theo Vnexpress

Du Học Mỹ: Ước Mơ Vào Mit, Tại Sao Không?

MIT (Massachusetts Institute of Technology) ngày nay là một viện giáo dục hàng đầu thế giới, không chỉ trong lĩnh vực Kỹ thuật (chuyên ngành từ những ngày đầu thành lập) mà cả trong nhiều lĩnh vực khác như Kiến trúc, Mỹ thuật, Âm nhạc, Văn chương, Khoa học xã hội, Khoa học quản lý, Nghiên cứu khoa học và cả Khoa học về sức khỏe. Hàng năm có hơn 4.000 sinh viên (SV) đăng kí theo học ở bậc Đại học (ĐH), khoảng một nửa trong số đó theo học các ngành Kỹ thuật.

A/ Cập nhật “vị trí” của MIT trong hệ thống ĐH Mỹ và thế giới:

U.S. News xếp MIT hạng thứ 5 tổng thể (best value) trong số các trường ĐH cấp quốc gia ở Mỹ, trong đó, riêng ngành đào tạo kỹ thuật được xếp hạng nhất (gồm 6 ngành kỹ thuật: Không gian, Điện, Hóa, Thông tin, Vật liệu và Cơ khí), đào tạo về Kinh doanh xếp hạng 2 và đào tạo Kỹ thuật sinh học xếp hạng 4, Khoa học về sức khỏe và y tế xếp hạng 7 (2010).

QS World University Rankings xếp MIT hạng ba trong số 700 trường ĐH hàng đầu trên toàn thế giới (2011-2012).

Kiplinger’s Personal Finance xếp MIT hạng 9 trong số 50 trường ĐH tư thục tốt nhất nước Mỹ (2011-2012).

B/ Chính sách tuyển chọn của MIT

Trước hết, có một số tiêu chí tổng quát mà MIT luôn dựa vào đó để tuyển chọn SV phù hợp. Nghĩa là, ứng viên phải thể hiện được những tố chất chứng tỏ mình “phù hợp” với MIT. Có thể kể đến như:

Alignment with MIT’s mission to make the world a better place: SV được tuyển chọn trước hết phải đáp ứng được tiêu chí này. Có nhiều cách để “sát cánh cùng với MIT” làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn, như tham gia dạy Toán cho trẻ mồ côi hay vận động hành lang để thay đổi những chính sách kém.

Collaborative & cooperative spirit: SV phải thể hiện được tinh thần hợp tác và hành động phối hợp.

Initiative: Phải có óc sáng tạo, cơ hội luôn có ở MIT nhưng SV phải biết tự nắm bắt. Cơ hội ở MIT sẽ không chia đều cho tất cả.

Risk-taking: MIT muốn tuyển chọn không phải là những người chỉ mong thành công mà là những người không sợ thất bại. Dám nhận khó khăn, bạn có thể thất bại, nhưng rồi sẽ thành công, chỉ cần đừng đầu hàng. Nếu bạn có suy nghĩ như vậy, bạn có thể là thành viên của gia đình MIT.

Hands-on creativity: Sáng tạo từ bàn tay. Quan điểm của MIT là hãy làm vấy bẩn tay bạn, thử nghiệm điều gì đó mới mẻ. Đó thường là cách dẫn đến thành công. Câu khẩu hiệu từ xưa của MIT là “Mind and Hand”, nghĩa là, không chỉ có nghĩ (thinking), hãy làm (doing).

Intensity, curiosity, and excitement: Phải có sự năng động, tò mò, và thấy phấn khích, nói tóm lại là, SV nên luôn có niềm cảm hứng làm việc và học tập. Bạn không cần phải làm cả trăm thứ việc để vào ĐH. Chỉ cần thành tâm làm một số việc hết lòng. Có khi như vậy cũng đã đủ!

The character of the MIT community: MIT luôn tìm cách tuyển chọn những ứng viên biết quan tâm, nâng đỡ người khác, biết khơi gợi niềm cảm hứng làm việc của bạn bè trong cộng đồng.

The ability to prioritize balance: SV phải biết tìm sự thăng bằng trong cuộc sống, học tận lực, chơi hết mình (work hard, play hard). Do vậy, MIT cũng muốn “nhìn thấy” những ứng viên có sự thăng bằng như vậy ngay trong quá trình học trung học.

Nếu bạn là học sinh trung học, đọc đến đây bạn thấy mình có “hợp” với tiêu chí tuyển chọn của MIT chưa? Nếu đã, chưa cần biết đến thành tích học tập, bạn có quyền nghĩ đến MIT, nếu thích. Nếu chưa, có lẽ cần nhìn nhận lại những “giá trị sống” trong tiêu chí tuyển chọn của MIT để có thể tự biết “điều chỉnh” mình.

Vài số liệu thống kê tuyển chọn SV (khóa nhập học 2011)

Nộp đơn: 17.909; chấp thuận: 1.742. Tỷ lệ được chấp thuận: 9.7%

SV Mỹ: Nộp đơn 13.979; chấp thuận 1.595. Tỷ lệ được chấp thuận: 11,4%

SV quốc tế: Nộp đơn 3.930; chấp thuận 147. Tỷ lệ được chấp thuận: 3,7%

Need Blind Admissions (Xét duyệt đơn không quan tâm đến năng lực tài chánh): Bộ phận tuyển chọn (admission office) độc lập với bộ phận tài chánh (financial aid office). Do đó khi xét duyệt đơn xin học, bộ phận tuyển chọn không hề biết và cũng không hề quan tâm đến năng lực tài chánh của gia đình ứng viên.

Meet Full Need: MIT cam kết đáp ứng từng xu cho nhu cầu tài chánh của SV.

D/ SV quốc tế “được” gì không?

Đối với SV bản xứ, chính sách trợ cấp tài chánh của MIT và Harvard hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, đối với SV quốc tế chính sách của hai trường có khác nhau. Hãy xem bảng so sánh sau:

Xét tuyển sinh viên Mỹ và sinh viên quốc tế

Tất cả hồ sơ bỏ chung một “xuồng” để xem xét những ứng viên xứng đáng nhất

Xem xét nhóm sinh viên bản xứ riêng. Nhóm sinh viên quốc tế riêng

Định mức tuyển chọn sinh viên quốc tế hàng năm

Không có, tùy thuộc có nhiều hay ít ứng viên xứng đáng

Sự khác biệt này là bởi nguồn lực tài chánh của MIT không “mạnh” bằng Harvard, nên phải không chế đầu vào! Dù sao, con số khoảng 150 SV quốc tế được tuyển hàng năm và được hưởng chính sách gần tương tự SV bản xứ cũng là một động lực đáng để SV quốc tế phấn đấu và hy vọng. Dĩ nhiên là tính cạnh tranh giữa SV quốc tế với nhau là rất cao (tỷ lệ thành công là 3%).

Việt Nam Hợp Điểm

Từ Cậu Bé Bán Cá Đến Sinh Viên Mit

Gương mặt sáng với nụ cười luôn nở trên môi, từng đoạt giải nhì quốc gia môn hóa và nhận học bổng toàn phần tại các trường ở Mỹ và Hàn Quốc, có vốn kiến thức sâu, rất khiêm tốn… Đó là phác họa sơ nét chân dung của bạn Phạm Văn Ninh.

Từng đến trường với nồng nàn… mùi cá!

Phạm Văn Ninh (giữa) cùng bạn bè quốc tế trong một chuyến tình nguyện tại Đức – Ảnh: N.PHẠM

Lớp 7, theo chân gia đình di cư từ một vùng núi ở Quảng Ninh vào miền Nam, cậu bé Ninh dần thấy chán ngán việc phải đến trường mỗi ngày do không theo kịp bài giảng, đuối sức so với chúng bạn xung quanh.

“Lúc đầu tôi rất uất ức, nghĩ tại sao cha mẹ lại bắt một đứa trẻ như mình làm công việc như vậy. Phải bưng bê, bắt cá, làm cá… không ngơi tay. Chưa kể mùi cá bám vào mình ngay cả khi đã tắm gội kỹ, tôi không khỏi tự ti lúc lên lớp và bị bạn bè dòm ngó, xầm xì. Nhưng sau đó nhờ bắt tay vào làm mà tôi mới nhận ra cha mẹ mình đã rất vất vả, phải còng lưng dọn hàng và ngồi bán từ 4h sáng đến tối mịt. Đây là điều trước đó tôi chỉ chứng kiến nên không cảm nhận được. Cha mẹ ắt hẳn phải xoay xở rất chật vật để có được căn nhà cấp 4 và để tôi được đến trường” – Ninh chia sẻ về lý do bạn quyết tâm học sớm khuya.

Quyết tâm đó lớn đến mức Ninh từng tự cột hai chân vào ghế để không vô thức vọt đi chơi cùng chúng bạn như thói quen cũ.

Kết quả học tập dần nhích lên. Ninh sau đó đoạt nhiều giải thưởng các cấp môn hóa và thi đậu vào ngôi Trường trung học chuyên Lương Thế Vinh (Đồng Nai). Tại môi trường mà Ninh khẳng định “rất nhiều thầy cô tâm huyết, thậm chí có người dạy mà chẳng màng đến tiền lương”, bạn tiếp tục đoạt giải nhì quốc gia môn hóa năm lớp 12.

Còn theo lời của cô Tôn Nữ Thanh Thủy (giáo viên toán, chủ nhiệm lớp 12 hóa niên khóa 2006-2009) thì: “Ninh là một học sinh rất chăm chỉ và chịu khó, đặc biệt học xuất sắc môn hóa. Tôi tin em sẽ trở thành một công dân tốt, giúp ích cho xã hội sau này”.

Thích tự “dồn vào đường cùng”

Tốt nghiệp cấp III, Ninh thi đậu vào ĐH Y dược chúng tôi và ĐH Ngoại thương (cơ sở II). Học xong một học kỳ tại ĐH Ngoại thương, Ninh quyết định đi du học. Tôi không xin bảo lưu kết quả vì muốn mình không còn đường lùi. Khi bị dồn vào đường cùng, bạn sẽ chỉ còn một hướng là tiến lên” – Ninh giải thích về quyết định liều lĩnh năm nào.

Khoảng thời gian ở nhà để ôn luyện tiếng Anh với Ninh dài đằng đẵng. “Cha mẹ tôi không nói gì nhưng hàng xóm, người thân… đều hỏi thăm nhiều khiến tôi vô cùng áp lực. Tôi thậm chí từ chối đi chơi cùng bạn bè, không dám ra phòng khách mỗi khi có họ hàng đến thăm.

Ninh cho biết cũng lo nhiều về vấn đề tài chính do nhà chẳng khá giả gì. Lại do học chuyên hóa nên tiếng Anh của Ninh thời điểm đó rất ẹ. Nhưng có lẽ nhờ chính những áp lực chất chồng này mà sau đó Ninh lấy được bằng IELTS 6.5 và có suất học bổng toàn phần chương trình kỹ sư tại Viện Khoa học và công nghệ tiên tiến (KAIST), một trong những trường ĐH nổi tiếng Hàn Quốc. “Ngày nhận được tin vui này, tôi thấy mình vỡ òa trong hạnh phúc” – Ninh chia sẻ.

Dù lịch học tại KAIST rất căng thẳng, Ninh vẫn cố gắng sắp xếp vừa học vừa tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa để bổ sung những kỹ năng bản thân còn thiếu. Bạn cũng tìm các suất học trao đổi, hoạt động cộng đồng tại Phần Lan, Đức, Philippines… để mở mang tầm nhìn, làm giàu vốn sống. Sau khi tốt nghiệp, Ninh từ chối làm việc ở một tập đoàn lớn của Hàn Quốc để làm chuyên gia phân tích tại Singapore.

Bạn cũng thường xuyên về nước để tổ chức, tham gia giao lưu với giới trẻ trong nước. Gần đây nhất, Ninh tham gia làm diễn giả của USGuide (tổ chức phi lợi nhuận, do một nhóm cựu sinh viên Việt tại Mỹ gầy dựng từ năm 1997 nhằm hỗ trợ miễn phí giới trẻ trong nước có nguyện vọng du học tại Mỹ) sau khi nhận được học bổng tại Học viện MIT (Mỹ).

Cải thiện “điểm trừ” thay vì chê trách Nói về cơ duyên với ngôi trường hàng đầu nước Mỹ, Ninh cho biết bạn có nguyện vọng tìm hiểu sâu về FinTech (Financial Technology, tạm dịch: công nghệ tài chính) để tìm giải pháp cho vấn đề cho vay nặng lãi tại VN và tin rằng MIT là môi trường tốt nhất sau khi tìm hiểu kỹ. Sẽ theo học tại MIT từ sau hè 2017, Ninh bộc bạch về ngắn hạn bạn dự định ở lại Mỹ một thời gian sau khi tốt nghiệp: “Tôi muốn cọ xát, học hỏi thêm tại quốc gia trên. Nhưng tôi chắc chắn sẽ về VN. Tôi thấy nhiều người Việt thường chê bai, phê phán này nọ về quê hương. Nhưng có đi nhiều mới thấy ở quốc gia nào cũng tồn tại mặt này mặt kia. Vì vậy sẽ tốt hơn nếu cùng bắt tay cải thiện “điểm trừ” thay vì chỉ chê trách, rời đi” – Ninh chia sẻ.

Điều Cần Biết Về Học Viện Công Nghệ Mit (Massachusetts Institute Of Technology)

I. Tổng Quan về Massachusetts Institute of Technology (MIT)

Khác với hầu hết các trường đại học trên thế giới, tại MIT, số lượng sinh viên sau đại học nhiều hơn sinh viên đại học (chiếm khoảng 60% tổng số sinh viên). Nhiều chương trình sau đại học được xếp trong số 10 chương trình hàng đầu của toàn nước Mỹ.

II. Chương trình đào tạo

Học viện công nghệ Massachusetts đào tạo 46 chuyên ngành chính và 49 chuyên ngành phụ, trong đó nổi bật nhất là các ngành Khoa học máy tính, Toán học, Vật lý, Hóa học, Kỹ thuật…

M.I.T bao gồm 5 trường thành viên: Trường Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Kỹ thuật, Trường Nhân văn – Nghệ thuật – Khoa học xã hội, Trường Quản lý Sloan và Trường Khoa học

III. Hồ sơ xin học bao gồm

– Đơn xin học

– Lệ phí xét duyệt hồ sơ

– Bài luận

– Bảng điểm

– Thư giới thiệu

– SAT

– TOEFL

IV. Chi phí ước tính (năm học 2017 – 2018)

– Học phí: $50.000

– Tiền ăn ở: $14.500

– Chi phí khác (sách vở, bảo hiểm): $3.000

– Tổng: $67.500

V. Học bổng và hỗ trợ tài chính tại MIT

Chi phí học tập tại MIT năm học 2017-2018 ước tính là 67.500 usd. Đây là một mức chi phí dễ làm nản lòng nhiều bậc cha mẹ và các bạn học sinh, sinh viên, thậm chí cả với người bản xứ! Nhưng hãy xem câu này: ‘Nếu bạn được tuyển chọn, chúng tôi cam đoan bạn có đủ tài chính đến học ở MIT’.

Quan điểm rất rạch ròi của MIT là: ‘Chúng tôi không tuyển chọn chỉ bởi vì bạn có thể trả đủ tiền học, và chúng tôi cũng sẽ không từ chối bạn chỉ vì bạn không thể trả nổi tiền học dù chỉ một xu!’

Meet Full Need: MIT cam kết đáp ứng từng xu cho nhu cầu tài chính của sinh viên.

Số liệu thống kê hỗ trợ tài chính cho tất cả sinh viên, 2016-2017

** Chi phí đi học trừ đi học bổng MIT trung bình trên tất cả các sinh viên đại học.

Học bổng MIT dựa trên nhu cầu trung bình

42.801$

Giải thưởng hỗ trợ tài chính dựa trên nhu cầu trung bình

49.317$

Sinh viên được trao học bổng MIT dựa trên nhu cầu

57%

Học sinh theo học miễn phí

35%

Lớp sinh viên tốt nghiệp năm 2016 không có nợ vay sinh viên

71%

Nợ vay trung bình của sinh viên đối với những người vay

19,819$

Thu nhập trung bình trong thời gian cho những người đã làm việc

3,496$

Trong từng trường hợp sinh viên cụ thể, hãy nhớ lại những cam kết trên của MIT, và tin rằng tất cả sinh viên có nhu cầu đều được đáp ứng từng xu.

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

Trụ sở chính: Tòa nhà OTC 3A, Khu đô thị HANDI RESCO, đường Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Hotline: 0961 848 984 , Điện thoại: 0246 254 2237

VPDD: Số 30 ngõ 12 Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội Hotline: 0961 860 002 hotline 2: 0961 288 290

Email: hotro@halo.edu.vn