Top 4 # Xin Học Bổng Mext Qua Trường Đại Học Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Phusongyeuthuong.org

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Mext Qua Tiến Cử Của Trường Đại Học Nhật Bản

Với nhiều bạn có nguyện vọng học tập sau đại học tại Nhật Bản thì học bổng MEXT luôn là lựa chọn hàng đầu. Với số tiền 14,6-14,7 man 1 tháng, các bạn có thể không phải suy nghĩ về việc trang trải cho cuộc sống ở Nhật. Như nhiều bạn đã biết, có 2 con đường để xin học bổng MEXT, 1 là con đường qua tiến cử của đại sứ quán, những người đạt học bổng qua con đường này thường là những bạn cán bộ nhà nước (nhân viên các bộ, ban ngành trung ương) hay giảng viên của các trường đại học. Con đường thứ hai là qua tiến cử của trường đại học bên phía Nhật Bản. Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn các bước cần phải làm để có được học bổng theo con đường này.

Bước 1: Xác định tinh thần và ngành học

Ít nhất là 2 năm đối với thạc sỹ và 3 (hoặc 4 năm) đối với tiến sỹ, các bạn sẽ có 1 quãng thời gian tương đối dài ở Nhật, vì vậy phải có ý chí vững vàng, chấp nhận nhiều khó khăn trên con đường phía trước. Các bạn cũng nên chọn ngành học phù hợp với nguyện vọng mà mình muốn nghiên cứu trong thời gian học tập tại Nhật, điều này thực sự cần thiết vì nó có thể sẽ là con đường tương lai của bạn.

Bước 2: Tìm giáo sư và trường

Sau khi xác định được tinh thần và ngành học thì bạn phải bắt tay ngay vào việc tìm giáo sư và trường.

Phương pháp là vào danh sách các trường đại học của nhật, sau đó vào mục faculty của ngành mà bạn yêu thích, sau đó bạn sẽ thấy được danh sách giáo sư weblab cũng như đề tài nghiên cứu của giáo sư đó, hãy đọc kỹ, nếu thấy phù hợp hãy “ghi nhớ” giáo sư đó lại.

Bạn nên tự lập cho mình 1 danh sách file, bao gồm, tên giáo sư, trường đại học, websitelab và đề tài quan tâm, để khi cần, dễ dàng xem lại.

Bước 3: Liên hệ giáo sư (bước gần như quan trọng nhất)

Sau khi đã tìm được giáo sư và ngành học phù hợp, bạn sẽ đến với bước quan trọng nhất là liên hệ với giáo sư. Thư đầu tiên cũng khá quan trọng, bạn cần phải giới thiệu sơ qua về bản thân với giáo sư, nguyện vọng bạn muốn học tập và làm việc tại lab của giáo sư. Bạn nên chuẩn bị 1 CV của bản thân, và đính kèm cùng mail để giáo sư có cái nhìn tổng quan hơn về bạn. KHÔNG NÊN, đề cập đến vấn đề học bổng ngay ở mail đầu tiên, nếu giáo sư quan tâm đến bạn, thì hãy trao đổi vấn đề đó với giáo sư ở những bước tiếp theo.

Thông thường 1 giáo sư sẽ chỉ nhận từ 1- 2 sinh viên/khóa học nên việc tìm được Giáo sư và nhận hướng dẫn quyết định đến 80% cơ hội vào trường của bạn.

Bước 4: Trao đổi với giáo sư và chuẩn bị phỏng vấn

Sau khi được giáo sư trả lời, bạn bắt đầu sao đổi với giáo sư nguyện vọng nghiên cứu và nhờ giáo sư tìm học bổng giúp, đưa ra 1 vài ví dụ về học bổng, tất nhiên, MEXT sẽ là ưu tiên đầu tiên. Nếu giáo sư đồng ý, họ sẽ nói cho bạn các thủ tục cần làm và đề nghị bạn có 1 cuộc phỏng vấn.

Đến được giai đoạn này thì gần như bạn đã có trong tay 50% học bổng. Việc tiếp theo là chuẩn bị hồ sơ. Mỗi trường lại có những yêu cầu khác nhau về việc làm hồ sơ vào trường, tuy nhiên về cơ bản có 1 số giấy tờ quan trọng sau:

Bằng tốt nghiệp (giấy chứng nhận sẽ tốt nghiệp hoặc là học sinh của trường với những bạn năm cuối)

Chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Nhật

Kế hoạch học tập – Research plan

Giấy khám sức khỏe theo mẫu của trường (tùy trường yêu cầu)

Giấy giới thiệu ( theo yêu cầu của trường)

Một số giấy tờ khác

Để nhận được học bổng thì 1 và 5 là 2 thứ quan trọng nhất, bạn có 1 bảng điểm tốt với kế hoạch học tập tốt thì khả năng nhận học bổng sẽ khá cao (5 khá quan trọng với các bạn apply tiến sĩ, còn với thạc sĩ thì ít quan trọng hơn).

Có một lưu ý với các bạn trường kỹ thuật, thường bảng điểm tốt nhưng tiếng Anh thì sợ thấp nên ngại thi. Bạn hãy cứ thi đi IELTS 5.5 cũng đủ apply rồi. Nếu bạn apply còn có cơ hội đỗ còn không apply thì cơ hội = 0.

Bước 6: Nộp hồ sơ và chờ đợi kết quả

Sau khi đã hoàn thành hồ sơ bạn hãy gửi ngay bản mềm để giáo sư check, sau đó bạn phải gửi bản cứng cho trường và bưu điện, hãy nhớ check deadline, không thể đến gần deadline rồi mà hồ sơ vẫn thiếu được.

Nộp xong chúng ta ngồi chờ đợi kết quả thôi hãy làm những gì mà bạn thích trong thời gian đó.

Theo lịch thông thường thì tháng 4 sẽ có kết quả xét hồ sơ của bạn ở trường, nếu hồ sơ bạn ổn thì trường sẽ gửi hồ sơ đó lên MEXT, kết quả cuối cùng bạn sẽ nhận được trong tháng 5 hoặc tháng 6.

Ở nhật các giáo sư rất coi trọng các giới thiệu từ nhưng người quen biết, bạn hãy tận dụng mọi mối quan hệ của mình, nếu trường bạn có liên kết nào với trường bên Nhật thì nên tìm hiểu để có thể liên hệ được với giáo sư qua con đường ấy, hoặc cũng có thể nhờ các anh chị, thầy cô đi trước, giới thiệu cho bạn giáo sư của họ. Việc bạn được chấp nhận của giáo sư qua con đường này sẽ rất là cao.

Hãy luôn nhớ kiểm tra thời gian apply của học bổng, MEXT chỉ có duy nhất 1 kỳ apply trong năm, 80% các trường hết hạn nộp hồ sơ vào tháng 11 và 12, một số trường thì tháng 1. Các bạn nên nhớ để không bị lỡ.

Hiện tại thì có 2 loại học bổng MEXT là MEXT IGPGE (international graduate program for global engineers) và Regular MEXT.

MEXT IGPGE là chương trình mới phụ thuộc từng trường, bạn sẽ vào luôn thạc sĩ hoặc tiến sĩ mà không có thời gian học tiếng, khả năng chuyển tiếp của học bổng này cũng không cao với nhiều bạn từ thạc sĩ muốn lên tiến sĩ.

Regular MEXT là mext thông thường ta vẫn biết, bạn sẽ có 6 tháng học tiếng, sau đó mới chính thức vào thạc sỹ hoặc tiến sỹ.

Apply học bổng là 1 con đường dài hơi, bạn phải xác định bắt cá nhiều tay, nhiều bạn liên hệ với 3 – 4 giáo sư mà không thấy trả lời đã nản. Xin đừng nản mà hãy tiếp tục. Với kinh nghiệm của mình, 5 mail đầu tiên, sau 1 tuần không giáo sư nào trả lời, 10 mail tiếp theo có 1 giáo sư trả lời và từ chối vì lab full, mình đã rất vui vì dù sao cũng có giáo sư liên hệ. Đến thời điểm cuối cùng thì mình nhận được 2 mail của giáo sư đồng ý mình, sau khi mình đã gửi gần 100 mail đến các giáo sư. Vậy nên các bạn phải xác định sẵn tinh thần và thời gian trước. Không phải cứ gửi mail là có kết quả như ý ngay đâu.

Entrance exam – với những bạn được học bổng thì thường không phải lo lắng về kỳ thi này, như mình được biết thì chưa có trường hợp nào không qua cả.

Hãy chuẩn bị tiếng Nhật trước khi sang. Điều đó thực sự cần thiết.

Nguồn: Hoàng Hiệp (Nagoya Institute of Technology)

Các Bước Nộp Học Bổng Mext Bậc Sau Đại Học Qua Trường Tiến Cử

Như các bạn đã biết, MEXT là học bổng chính phủ Nhật trao cho sinh viên nước ngoài từ trung cấp, cao đẳng, đại học tới sau Đại học. Ngoài cách nộp theo hướng dẫn của Đại sứ quán (gọi là nộp hồ sơ qua đường Embassy recommendation), MEXT còn có thể được tiến cứ thông qua trường đại học (University recommendation). Do bậc Embassy recommendation thường ưu tiên cán bộ nhà nước, bài viết này sẽ hướng dẫn kĩ thêm những bạn diện tự do (đang là sinh viên năm cuối, làm cho các công ty tư nhân,…) về việc nộp hồ sơ qua diện University recommendation ở bậc sau đại học.

Điểm khác nhau giữa MEXT ER và UR

– MEXT ER: Thường dành cho cán bộ biên chế hoặc hợp đồng, ưu tiên người đang công tác tại các đại học, học viện, trường đại học và cao đẳng, viện nghiên cứu, các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước. Khi nộp MEXT ER, bạn có thể lựa chọn đến 3 (hoặc hơn) trường ĐH để ghi vào hồ sơ của mình, và không bắt buộc nộp các chứng chỉ (đắt đỏ + khó nhằn) như IELTS, TOEFL. Với MEXT ER, bạn có thể lựa chọn bất cứ trường ĐH nào, mọi trường ĐH ở Nhật đều có thể nhận sinh viên được học bổng MEXT. MEXT ER đăng tuyển vào tháng 04, tháng 05 trên trang Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam ( năm 2019).

– MEXT UR: Dành cho thí sinh tự do, ai cũng có thể nộp. Điểm cộng nữa của MEXT ER là bạn cần trải qua ít vòng xét duyệt hơn MEXT UR. MEXT UR thường chỉ bao gồm hồ sơ và phỏng vấn, còn MEXT UR yêu cầu hồ sơ, phỏng vấn, và thi. Tuy nhiên, khi nộp MEXT UR, bạn CHỈ ĐƯỢC NỘP 1 TRƯỜNG. Nếu hơn 1 trường giới thiệu bạn lên MEXT, bạn sẽ bị không được xét duyệt học bổng MEXT nữa. Một điều quan trọng nữa cần lưu ý rằng, MEXT UR được chia làm 2 loại nhỏ: (i) General Category có tại mọi trường ĐH, dành cho mọi thí sinh; (ii) Priority Graduate Program (PGP), chỉ có một số nhỏ các chương trình sau ĐH của Nhật được chọn vào danh sách này và được ưu tiên trong việc trao học bổng MEXT cho sinh viên. Mỗi chương trình PGP có tiêu chí chọn lựa sinh viên riêng, có ngành học riêng, có điều kiện riêng, nên bạn sẽ phải tìm hiểu thông tin chi tiết trong website của từng trường.

Quá trình nộp hồ sơ học bổng MEXT (trước khi nhập học) qua diện University recommendation

Do hệ thống giáo dục sau đại học của Nhật thiên về nghiên cứu (mặc dù bạn vẫn có coursework), việc đầu tiên bạn cần làm là tìm giáo sư hướng dẫn cho quá trình học sau đại học của mình. Việc tìm giáo sư có thể được thực hiện qua nhiều cách khác nhau, ví dụ như đọc bài báo khoa học thấy thầy viết bài có hướng nghiên cứu mà bạn muốn theo đuổi, có thể do vào website trường bạn thích xem Faculty Members List rồi tìm xem thầy nào đang làm lĩnh vực bạn muốn học, có thể là qua sự giới thiệu của thầy giáo cũ hay các anh chị đi trước của bạn,…), hoặc tìm kiếm giáo sư h

Sau khi đã liên hệ với thầy, nếu may mắn được thầy chấp thuận thì bạn sẽ cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho việc nộp học bổng MEXT. Các giấy tờ này thường được ghi rõ trên website mỗi trường và thầy giáo cũng sẽ yêu cầu cụ thể khi bạn được thầy chấp nhận, và thường bao gồm: application form cho học bổng MEXT, bảng điểm bậc ĐH, tóm tắt của luận văn tốt nghiệp bạn đã hoặc đang làm cho bậc ĐH/master, chứng chỉ tiếng Anh, và thư giới thiệu từ giáo viên cũ hoặc lãnh đạo cơ quan nơi bạn đang công tác.

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn sẽ được yêu cầu gửi bản cứng và bản mềm tới thầy/ tới khoa bạn muốn theo học, và chờ đợi kết quả trường có tiến cử bạn lên MEXT không, và MEXT có đồng ý cấp học bổng cho bạn theo học không.

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Mext (Bậc Đại Học)

* Có bao nhiêu bộ hồ sơ đăng ký dự tuyển?

Khoảng hơn 100 bộ nộp lên Cục đào tạo nước ngoài. Tùy từng năm mà số bộ hồ sơ được chọn có sự thay đổi, thông thường là dao động trong khoảng 30~40 bộ cả hai khối. Số người nhận được học bổng trong ba năm gần đây là 6 – 9 – 4.

* Bạn có thể giải thích về giấy Placement Preference Form? Bạn có điền form này không? điền thế nào? Form này sử dụng để làm gì?

Form này hầu như không ai phải điền, nếu điền cũng sẽ được trả lại trong buổi phỏng vấn. Bạn chỉ điền nó nếu bỏ qua một năm học tiếng Nhật và bắt đầu đại học luôn ngay ở năm đầu tiên (mà mình cũng không biết trong trường hợp nào sẽ được ưu tiên như vậy, ở đây ngay cả các bạn có N1 cũng phải trải qua năm học tiếng này).

* Lợi thế của hồ sơ là gì?

Vòng hồ sơ là do Cục đào tạo nước ngoài xét duyệt. Những người lọt vòng hồ sơ theo mình thấy có CPA bậc Đại học cao. Ngoài ra, trước khi nộp hồ sơ nếu có thể cứ thi bừa lấy một bằng Tiếng Anh nào đó. Đây cũng là một điểm cộng đáng kể.

Trong hồ sơ nộp online có một bài viết bằng Tiếng Việt nói về nguyện vọng, cam kết bản thân. Cũng nên viết cẩn thận một chút. Trải qua vòng sơ tuyển của cục, các vòng về sau chỉ phụ thuộc phần lớn vào kết quả làm bài của bạn.

* Chuẩn bị hồ sơ cần chú ý gì?

Giấy tở được hướng dẫn chuẩn bị khá kĩ trong công văn của bộ (có file đính kèm ghi cụ thể nội dung từng bộ hồ sơ) và thông báo bằng Tiếng Anh của Bộ giáo dục Nhật Bản. Hai văn bản cần đầu tư viết nội dung (trả lời các câu hỏi) là Application Form (AF) và Letter of Recommendation (LOR). AF nếu có gì thắc mắc có thể để trống và đến hỏi trực tiếp người tiếp nhận hồ sơ (bác Shine) trong buổi giới thiệu học bổng thường niên ở Đại học KHXH & NV (năm của mình vào ngày 12/05).

LOR và AF hay các loại giấy tờ khác cũng nên được đánh máy (đây là lời bác Shine phụ trách tuyển sinh). Có một lưu ý nhỏ nữa là phần họ tên trong các giấy tờ (AF, LOR, giấy khám sức khỏe), tuy được yêu cầu viết theo thứ tự họ / tên / tên đệm nhưng hãy viết đúng theo tên khai sinh của bạn. Điều này đến khi gặp bác Shine trong buổi hội thảo mình mới biết, phải gạch đi sửa lại.

Công văn cử tuyển hơi khó xin đối với các bạn ở một số trường (ví dụ Bách khoa). Công văn này không cần thiết, có người không có công văn vẫn qua vòng hồ sơ (thông báo ghi rõ là “nếu có”)

Thư giới thiệu phải làm theo form có sẵn. Có hai nơi cần phải ký là cuối thư và ký lên mép dán của phong bì. Do các bộ hồ sơ A, B, C đều cần thư giới thiệu mà cái này không thể photo nên nếu thầy cô viết hộ bạn thì hãy nhờ họ sao và ký lên ba bản. Một lưu ý nữa là tuy trong văn bản có ghi cần thư giới thiệu của hiệu trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm nhưng nếu gặp khó khăn trong việc xin chữ ký các thầy cô này thì có thể nhờ một giáo viên bình thường nào đó (trường hợp của mình). Mình không nghĩ là bên Nhật sẽ có hình thức kiểm tra.

* Nên nộp hồ sơ khi nào?

Một trong những ngày cuối. Thời gian nộp hồ sơ không quan trọng, hãy chắc chắn là hồ sơ đã được hoàn thiện và không có thiếu sót nào. Nếu bạn điền hồ sơ trên máy tính thì sau khi in ra hãy chú ý đã dán ảnh vào tất cả những nơi cần dán và tích vào các ô lựa chọn (VD: nam/nữ) trong hồ sơ (trên máy tính không tích được). Nhớ kiểm tra kỹ các giấy tờ và sắp xếp theo thứ tự như bảng đính kèm trong thông báo học bổng của cục. Bốn bộ A, B, C, D để chung một túi hồ sơ nên mình nghĩ nên tìm cách kẹp lại hoặc cho vào các túi bóng kính để phân biệt riêng các bộ.

* Khi nộp hồ sơ online thì có scan và nộp luôn thư giới thiệu không?

Không. Hồ sơ online có ghi cụ thể các tài liệu phải upload. Không có thư giới thiệu.

* Ôn thi thế nào?

– Đề thi các năm: http://www.mediafire.com/download/ggmx1p41k244y2k/De+thi+MEXT.zip

– Toán khá dễ, chỉ đề cập một cách sơ lược kiến thức học ở cấp ba. Nắm được từ vựng và chắc các khái niệm, cộng thêm cẩn thận một chút là có thể làm bài tốt.

– Hóa sát với chương trình cấp ba của mình, có điều chỉ tập trung vào lý thuyết. Bài tập tính toán dễ và không nhiều. Mình nghĩ bạn nào thi đại học tầm trên 7, 8 điểm là có thể yên tâm làm bài.

– Cả ba môn Toán Lý Hóa đều chỉ cần ghi đáp số, không cần giải thích.

– Tiếng Anh cứ luyện đề khối D đại học là OK, đặc biệt là phần đọc, từ vựng và ngữ pháp.

– Tiếng Nhật không phải là tiêu chí với sinh viên theo diện khoa học tự nhiên. Xét trên mặt bằng chung sinh viên các nước nhận học bổng cùng mình năm nay, không nhiều sinh viên theo khối KHTN học tiếng Nhật tốt, ngược lại, các bạn theo khối KHXH & NV thường có trình độ khoảng N2 trở lên (Mình có hỏi bạn T. theo khối XH về đề tiếng Nhật thì được trả lời: “Đề có 3 phần: sơ-trung-thượng cấp, trong đó thượng cấp hoàn toàn rơi vào N1, nếu các bạn làm được phần này thì mình nghĩ khả năng đậu sẽ khá là cao đấy với lại nếu đậu khi sang đây các bạn khối KHXH cũng thường phải học tiếng nhật với cường độ khá cao nên chuẩn bị trước cho mình một khối lượng kiến thức dồi dào cũng là một lợi thế.”)

* Vòng phỏng vấn

– Vòng phỏng vấn theo mình không chiếm trọng số cao, vì các câu được hỏi không nhiều, thậm chí phần lớn thời gian phỏng vấn chỉ dành để nghe họ nói. Lúc mới vào sẽ được yêu cầu giới thiệu bản thân, sau đó tùy từng đối tượng mà câu hỏi có đôi chút khác biệt. Các câu hỏi cũng khá đa dạng, từ những câu quen thuộc dễ chuẩn bị như thích gì ở Nhật Bản, muốn học ở đâu, đem gì của Việt Nam đến giới thiệu cho các bạn nước Nhật đến những câu khó một chút như Có biết giáo sư người Nhật nào trong ngành của bạn (mình chịu câu này) hay biết gì về ông ABCXYZ nào đó. Điều căn bản là phải bình tĩnh và trả lời đúng sự thật, vì thường sẽ có câu hỏi kiểm tra những điều bạn trình bày. Ví dụ nếu nói thích ban nhạc nào đó của Nhật phải biết một ít thông tin về nó, nếu nói định đi học tiếng Nhật phải biết sẽ đi học ở đâu.

* Thi xong làm gì?

Xả hơi thôi :D. Dù làm tốt hay không tốt cũng đừng nên quá lo lắng, vì mình thấy số lượng người được chọn không cố định, may mắn đóng vai trò quan trọng. Năm của mình đột nhiên có 28 bạn Indo (gần hết số lượng dự thi) đỗ học bổng. Kết quả chính thức kèm theo địa điểm học tiếng sẽ được thông báo vào tháng hai, nhưng đến khoảng tháng 12 là danh sách thi đỗ đã đến đại sứ quán. Gọi điện hỏi là biết kết quả. Chúc thành công.

Cách Làm Hồ Sơ Xin Học Bổng Mext

1/ Sơ yếu lý lịch: Bạn có thể dùng mẫu sơ yếu lý lịch được bán ở ngoài.

2/ Bản sao hợp lệ: Photo công chứng sao y bản chính.

Sau khi hoàn thành, bỏ bộ hồ sơ bằng tiếng Việt vào 1 túi hồ sơ, dán Bìa hồ sơ theo mẫu đính kèm của Bộ ra ngoài.

Hồ sơ tiếng Anh: 04 bộ (bậc ĐH)

1/ Nộp bản original/bản chính?

Bản original/bản chính ở đây có nghĩa là bản photocopy có công chứng sao y bản gốc (vì hồ sơ của bạn sẽ không được trả lại nên không thể nộp bản gốc đi được). Bạn đem các văn bằng, giấy tờ ra phường photocopy & công chứng sao y bản chính.

Sau đó, bạn đem bản gốc đi dịch ra tiếng Anh (hoặc tiếng Nhật) và công chứng bản dịch đó là dịch sao y bản gốc tiếng Việt. Đính kèm bản dịch có công chứng này với bản tiếng Việt photo công chứng. Như vậy bạn sẽ có được một bản original.

2/ Bản copy:

Trong hồ sơ tiếng Anh chỉ yêu cầu có 01 bộ hồ sơ là phải nộp bản original, các bộ còn lại chỉ cần bản copy.

Tức là sau khi đã hoàn thành đầy đủ bộ original, bạn photocopy bộ đó ra thành 3 bộ. 03 bộ này không cần công chứng nữa.

3/ Đánh dấu hồ sơ ABCD như thế nào?

Đối với hồ sơ bằng tiếng Anh, bạn phải nộp 4 bộ (bậc ĐH) và đánh dấu 4 bộ đó. Trong đó, bộ original được đánh dấu A.

Một bộ hồ sơ A bao gồm:

1/ Application form

2/ Bản tiếng Việt photocopy có công chứng + bản dịch tiếng Anh có công chứng của:

Học bạ cấp 3: 3 năm học PTTH

Bảng điểm HK1 năm 1 đại học/Bảng điểm các năm ĐH

Bằng tốt nghiệp PTTH

Giấy báo trúng tuyển đại học

Giấy chứng nhận sinh viên

3/ Thư giới thiệu

4/ Giấy khám sức khỏe

4/ Có tự dịch hồ sơ được không?

Về nguyên tắc, bạn không tự dịch được (trừ khi bạn quen với ai đó làm ở công ty dịch thuật & công chứng!). Nhưng, để cho kỹ thì nên tự dịch trước, để đối chiếu xem ở ngoài người ta dịch có đúng không (nhiều khi những thuật ngữ chuyên ngành của bạn thì ở ngoài người ta dịch không chuẩn chẳng hạn. Bạn nên dịch sẵn và lưu ý cho người ta những thuật ngữ đó, như vậy nhanh và đảm bảo hơn.)

5/ Điền mục Fields of study như thế nào?

6/ Khám sức khỏe:

Phải sử dụng mẫu giấy khám sức khỏe đính kèm.

7/ Thư giới thiệu:

Sử dụng mẫu đính kèm. Có thể chỉ trả lời những câu hỏi trong mẫu thư giới thiệu đính kèm. Ngoài ra, cũng có thể kèm thêm thư giới thiệu do giáo viên viết riêng.

Sau khi thầy cô viết xong thư giới thiệu (hoặc mình tự viết cũng được, nếu thầy cô đồng ý!) thì photo thành 4 bản, nhờ thầy cô ký tên vào. Sau đó bỏ vào 4 phong bì, lại nhờ thầy cô ký niêm phong trên phong bì.

8/ Bìa hồ sơ tiếng Anh:

Sau khi hoàn thành 4 bộ hồ sơ tiếng Anh thì bỏ vào một túi hồ sơ riêng, dán Bìa hồ sơ bên ngoài.

Bìa hồ sơ tiếng Anh bạn phải tự làm. Format tương tự như bìa hồ sơ tiếng Việt: phía trên là thông tin cá nhân, phía dưới là danh sách hồ sơ có trong túi hồ sơ.

► Kinh nghiệm Apply Học bổng MEXT của cựu học viên Akira