Top 6 # Xin Học Bổng Du Học Nhật Có Khó Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Phusongyeuthuong.org

Xin Visa Nhật Có Khó Không?

XIN VISA NHẬT CÓ KHÓ KHÔNG?

Nhật Bản là một trong những cường quốc lớn mạnh về kinh tế và có sức hút đặc

biệt vì vẻ đẹp và cuộc sống ở đó. Chính vì thế mà rất nhiều người Việt Nam muốn

sang Nhật Bản với nhiều mục đích khác nhau như du học, du lịch, công tác hay

thăm người thân thì việc đầu tiên bạn cần làm là xin visa. Vậy xin visa Nhật có

XIN VISA NHẬT, DICH VU XIN VISA NHẬT THỜI GIAN BAO LÂU, TÌM HIỂU Ở “MỤC XEM TẠI” ĐÂY NHÉ!

khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về mục đích nhập cảnh.

+Việc xin visa Nhật có khó không còn tùy thuộc vào loại visa bạn muốn xin và hoàn cảnh của người xin

visa.

+Nếu người xin visa đã tìm hiểu rõ quy trình làm thủ tục, chứng minh được mục đích chính đáng của mình

thì việc xin visa Nhật là không khó.

+Nếu muốn xin visa đi Nhật được nhanh chóng và thuận lợi bạn nên tìm nguồn thông tin chính xác và tin

cậy về loại visa mà mình xin để chuẩn bị hồ sơ tốt hơn.

+Tuy nhiên đối với người xin visa lần đầu chưa có kinh nghiệm thì việc xin visa Nhật Bản chắc chắn sẽ gặp

không ít khó khăn.

Thủ tục xin visa Nhật gồm những gì?

1.Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng trở lại.

2 ảnh chân dung 4×6, phông nền trắng (chụp từ 3 tháng trở lại).

Đơn kê khai xin visa, được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật.

4.Giấy tờ chứng minh tài chính: bao gồm sao kê ngân hàng 3 tháng gần nhất, số dư ngân hàng ít nhất 5000 USD và sổ tiết kiệm (nếu có).

Giấy tờ chứng minh sau khi hết hạn lưu trú bạn sẽ quay về Việt Nam như:

-Giấy nghỉ phép của công ty

-Bảo hiểm xã hội

-Hợp đồng lao động

-Giấy đăng ký kết hôn (nếu có)

Giấy tờ chứng minh lịch trình chuyến đi của bạn.

Làm visa Nhật không hề khó nếu:

Giấy tờ khai phải đảm bảo rằng bạn là một công dân tốt, đủ khả năng xuất cảnh và hạn chế tình trạng trốn ra nước ngoài bất hợp pháp.

Đảm bảo bạn đi đúng mục đích, đủ khả năng tài chính và từ trước giờ chưa bị trục xuất ở bất kỳ nước nào.

Bạn nên tìm hiểu thủ tục làm visa để tránh việc phải đi lại nhiều lần tới Đại sứ quán thêm bớt hồ sơ để tránh trường hợp bị trượt. Nếu muốn nhanh chóng, thuận tiện hơn trong việc xin visa thì bạn nên liên hệ với công ty dịch vụ làm visa có uy tín thì sẽ được Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự giải quyết nhanh hơn.

Xin Visa Du Học Nhật Bản Có Khó Không ?

Chào anh /chị. Em là Nguyễn Thị Thảo quê ở Hải Phòng, em mới tốt nghiệp trung cấp kế toán giờ muốn đi du học Nhật bản. Nhưng em thấy nhiều người nói đi du học Nhật Bản tự túc bây giờ khó đi lắm, thực tế thì xin visa du học Nhật Bản có khó không ạ?

Xin visa du học Nhật Bản có khó không ? Xin visa du học ở đâu đạt kết quả cao nhất?

Xin visa du học Nhật Bản là khâu vô cùng quan trọng, bởi đây là lúc quyết định bạn có thể sang Nhật được không. Xin visa du học Nhật Bản nói khó thì cũng có cái khó, cũng có cái dễ. Hiện Du học sinh Nhật Bản thuộc 5 nước trong đó có Việt Nam sẽ bị áp dụng các chính sách nghiêm ngặt hơn về nhập cảnh từ giữa tháng 3/2017.

Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản thông báo quy định cho gần một nửa trường dạy tiếng ở quốc gia này. Đó là những trường có ít nhất 10 sinh viên bỏ học hoặc bị đuổi học trong năm 2015.

Trong quá trình làm thủ tục hồ sơ du học Nhật Bản, trung tâm Thăng Long đã gặp rất nhiều câu hỏi của các bạn đã xin visa du học rồi và bị trượt, có rất nhiều lỗi khác nhau như đa số vướng vào lỗi 6B (Không có đủ bằng chứng chứng minh có thể chi trả chi phí ổn định, liên tục trong quá trình học )

Sinh viên các trường này được yêu cầu chứng minh tài sản thông qua tài khoản thẻ ngân hàng và bản sao sổ tiết kiệm khi ứng tuyển. Nếu không chứng minh được, họ sẽ không được phép vào Nhật. Như vậy việc xin visa du học Nhật Bản rất khó nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng về tiếng nhật lẫn hồ sơ cần thận thì dễ không xin được visa du học Nhật Bản

1. Nộp hồ sơ xin cấp visa du học Nhật Bản ở đâu?

Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội – nơi nhận đơn xin cấp Visa khu vực phía Bắc. Các bạn nộp trực tiếp hồ sơ xin cấp visa tại Đại sứ quán Nhật Bản. Chú ý là hồ sơ xin visa nếu gửi đến Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản bằng đường fax hay đường bưu điện sẽ không được xem xét

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Buổi sáng từ 8h30 đến 11h30, tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán)

2. Làm thế nào để biết kết quả xin Visa du học Nhật Bản ?

Trường hợp cần thiết Bộ Ngoại Giao Nhật Bản phải điều tra hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản phải phỏng vấn đương sự xin visa thì thời gian xét visa sẽ lâu hơn, nên các bạn nhớ sắp xếp thời gian xin visa sớm để không bị chậm trễ hồ sơ du học.

Tuy nhiên các bạn chớ lo lắng 99% người đã được thụ lý hồ sơ sẽ được cấp Visa, còn nếu lỡ rơi vào trường hợp hồ sơ xin visa sau khi xét duyệt có kết quả từ chối cấp visa, thì trong vòng 06 tháng, bạn sẽ không được nộp lại hồ sơ xin visa với cùng một mục đích (nếu bị từ chối visa du học thì trong 06 tháng tới cũng sẽ không được nộp lại hồ sơ xin visa du học nữa)

Riêng các bạn đăng ký đi du học Nhật Bản ở Thang Long OSC thì không lo về việc “xin visa du học Nhật Bản có khó không” bởi các bạn đi ở trung tâm Thang Long OSC hầu như đều đỗ visa 100%. Mời các bạn tham khảo quy trình tham gia du học Nhật Bản để có thể nắm được các bước và chuẩn bị hồ sơ sao cho kịp

Công ty tư vấn du học Thăng Long ( THANGLONGOSC )

Địa chỉ: số 7, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN, đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội

ĐT: 1900 1582

Xin Visa Đi Du Học Nhật Bản Có Khó Không ?

XIN VISA ĐI DU HỌC NHẬT BẢN CÓ KHÓ KHÔNG ?

Visa du học Nhật Bản gồm những loại nào ?

Thủ tục xin visa Nhật Bản cần chuẩn bị những gì ?

Có cần phỏng vấn với Đại Sứ quán không ?

Nếu bị trượt visa du học Nhật Bản có xin lại được không?

1. Visa du học Nhật Bản gồm có những loại nào?

Thực tế nhiều bạn chưa nắm rõ được visa du học có mấy loại, và thời gian cho visa đó như thế nào? Visa du học Nhật Bản có 2 loại:

– Visa học tiếng: được cấp 1 năm và sau đó gia hạn thêm tối đa 2 năm.

– Visa học trường chuyên môn, Đại học hoặc sau Đại học: được cấp 1 năm đầu và sau đó gia hạn thêm 2 năm hoặc kéo dài đến khi tốt nghiệp.

2. Thủ tục xin visa du học Nhật Bản cần chuẩn bị những gì?

Trong quy trình làm thủ tục du học Nhật Bản, xin visa là bước cuối cùng sau khi học sinh có tư cách lưu trú và Giấy báo nhập học của trường. Hồ sơ nộp visa du học lên Đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật bản ở Hồ Chí Minh, bao gồm:

– Hộ chiếu: còn thời hạn ít nhất 6 tháng

– Tờ khai xin cấp visa theo mẫu

– Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú từ Nhật gửi về

– Tài liệu xác nhận chính xác bản thân. Ở đây là các bạn đi du học nên Giấy báo Nhập học của trường là căn cứ xác nhận cấp visa du học cho bạn.

– 01 ảnh 4,5*4,5 phông nền trắng

– Lệ phí xin visa: visa 1 lần là 650.000 đồng, với visa nhiều lần là 1.300.000 đồng.

Trường hợp Xin visa du học khi chưa nhận được Giấy chứng nhận tư cách lưu trú sẽ mất nhiều thời gian, thủ tục phức tạp và rủi ro cao hơn do thất lạc giấy tờ do hồ sơ phải gửi đi gửi lại giữa hai nước cũng như trong nước Nhật. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên đợi có Tư cách lưu trú chắc chắn rồi xin visa sau, kết quả visa cũng khá nhanh, chỉ từ 5 – 7 ngày làm việc.

Hiện nay, quá trình xét duyệt hồ sơ du học Nhật Bản tự túc chặt chẽ hơn, một số trường hợp đặc biệt cần điều tra lại hồ sơ cũng như phỏng vấn học sinh tại Đại sứ quán.

Các trường hợp Đại sứ quán điều tra phỏng vấn lại thời gian sẽ lâu hơn do vậy bạn nên chú ý nộp hồ sơ sớm để không bị chậm hồ sơ du học.

Quá trình phỏng vấn tại Đại sứ quán, các bạn cần chứng minh với Đại sứ quán Nhật sự quyết tâm du học thật sự, đồng thời có sự nghiêm túc và đảm bảo về tài chính thì cơ hội đậu visa vẫn rất cao.

4. Nếu bị trượt visa du học có được cấp lại luôn không?

Các nguyên nhật trượt visa du học Nhật Bản:

– Hồ sơ học tập giả

– Năng lực tài chính không yếu

– Học sinh bị đánh giá tiềm năng rủi ro – mục đích sang Nhật không phải là du học

– Một vài câu hỏi được đặt ra

Nếu visa của bạn bị từ chối thì sao? Bạn còn cơ hội sang Nhật Bản du học không? Nếu bạn rơi vào trường hợp bị từ chối visa (khoảng 1%) thì bạn phải đợi 06 tháng sau mới có thể tiếp tục nộp hồ sơ xin visa du học.

Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản: 1900 1582

Xin Học Bổng Du Học Có Khó Hay Không?

Dù vậy, suy nghĩ “chỉ những bạn thật giỏi, có thành tích thật nổi bật mới có khả năng nhận được học bổng” đã khiến nhiều học sinh giỏi chùn bước, không cố gắng tìm và nộp đơn xin học bổng.

1. “Chỉ những học sinh có kết quả cao nhất mới có thể nhận được học bổng”

Đúng là đa phần những học sinh nhận được học bổng đều có sức học vượt trội và điểm số khá cao. Nhưng học bổng không phải chỉ dành để trao cho những học sinh có điểm số cao. Điểm số là một trong những tiêu chí quan trọng và đáng tin cậy để đánh giá khả năng và quá trình phấn đấu của một học sinh.

Trên thực tế, vẫn có những chương trình học bổng chỉ cần xét điểm số của học sinh để trao học bổng, nhưng số lượng học bổng dạng này không nhiều.

Đa phần các chương trình học bổng đều tìm kiếm các ứng viên toàn diện, nghĩa là một học sinh giỏi nhưng chỉ quan tâm đến việc học và điểm số mà thiếu các kiến thức, kỹ năng giúp học sinh đó trở nên đặc biệt thì khả năng nhận được học bổng cũng không cao.

Các tiêu chí có thể dùng để xét học bổng rất đa dạng, từ điểm số, hoạt động cho đến cả giới tính, tiểu sử gia đình cũng có thể được đưa vào xem xét. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ vì biết đâu sẽ có một suất học bổng phù hợp với mình.

2. “Có quá ít học bổng mà lại nhiều cạnh tranh”

Có một số chương trình học bổng rất nổi tiếng được cấp bởi những tổ chức lớn. Những chương trình này thường nhận được sự ưu ái từ truyền thông và chính vì vậy nên có độ phủ sóng dày đặc. Điều này dễ tạo cho các bạn trẻ suy nghĩ là chỉ có một ít suất học bổng nhưng lại có quá nhiều sự cạnh tranh từ khắp nơi.

Nếu chịu khó tìm hiểu, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy có rất nhiều quỹ học bổng, chương trình học bổng ít được nhắc đến. Chẳng hạn, có đến hơn 8.000 tổ chức tại châu Âu trao tặng học bổng cho sinh viên, thậm chí còn có nhiều chương trình học bổng gặp khó khăn trong việc tìm được ứng viên phù hợp.

Bí quyết là đừng ngại tìm hiểu và “sục sạo” khắp nơi để tìm những chương trình học bổng phù hợp nhất với mình.

3. “Cần phải có bề dày hoạt động cộng đồng thì mới có cơ hội nhận được học bổng”

Bên cạnh quan niệm chỉ có những học sinh có điểm số cao nhất mới có cơ hội nhận được học bổng, thì đây cũng là một trong những quan niệm khiến nhiều bạn ngần ngại nộp đơn xin học bổng.

Bạn nên có một bề dày hoạt động ngoại khóa, nhưng không phải chỉ các hoạt động cộng đồng, tình nguyện thì mới được tính. Bí quyết là hãy cố gắng xây dựng một cuộc sống năng động, tìm kiếm các hoạt động, các tổ chức phù hợp với khả năng và sở thích của mình để tham gia.

Một câu lạc bộ âm nhạc, thể thao hay kinh doanh đều có thể mang lại những lợi thế cho bộ hồ sơ của bạn.

Nhiều bạn biết rõ khả năng và thành tích của mình khó có thể giành được một suất học bổng toàn phần. Những suất học bổng mà bạn có thể nhận được lại không thể đủ để trang trải chi phí học tập.

4. “Khoản hỗ trợ mà bạn nhận được sẽ không bao giờ đủ trang trải chi phí”

Tuy nhiên, có một điều mà bạn chưa nghĩ đến đó là tại sao không cộng dồn nhiều khoản nhỏ lại để ra thành một khoản lớn? Nhiều khoản hỗ trợ cộng dồn lại nếu vẫn chưa đủ, bạn vẫn có thể cân nhắc các khoản vay từ nhà trường, chính phủ và tìm việc làm thêm. Hãy cố gắng “góp gió thành bão” nếu có thể.

5. “Tìm kiếm học bổng tốn quá nhiều thời gian mà lại không có kết quả chắc chắn”

Trước đây, đúng là sẽ tốn rất nhiều thời gian nếu bạn muốn tìm kiếm các thông tin về học bổng. Nhưng hiện nay có rất nhiều trang web giúp bạn tổng hợp nhiều nguồn học bổng khác nhau với đầy đủ các thông tin về giá trị, đối tượng, yêu cầu, thời hạn…

6. “Quy trình xin học bổng quá phức tạp”

Quy trình xin học bổng tuy phức tạp nhưng một khi đã tạo được một bộ hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ, bạn có thể dùng để nộp cho nhiều chương trình khác nhau.

Đa phần các học bổng chỉ yêu cầu nộp đơn online bằng email hay nộp thẳng vào một hệ thống xét duyệt riêng. Với học bổng của các trường đại học, nhiều trường yêu cầu bạn phải được chấp thuận thì mới có thể nộp đơn xin học bổng.

Nhưng nếu bạn đã có ý định theo học và được trường chấp thuận, việc đầu tư thêm chút công sức để xin học bổng cũng là điều tốt.

7. “Có quá nhiều người cùng xin học bổng, cơ hội của mình chắc rất thấp”

Những chương trình học bổng nổi tiếng và được đề cập nhiều trên truyền thông dĩ nhiên nhận được rất nhiều hồ sơ, nhưng ngoài ra vẫn có rất nhiều chương trình học bổng nhỏ hơn, ít được biết đến hơn và vì vậy, mức độ cạnh tranh cũng thấp hơn.

Trên thực tế, các tổ chức này vẫn thường gặp phải vấn đề không nhận đủ các bộ hồ sơ chất lượng để sàng lọc được ứng viên xứng đáng.

Trong khi tìm hiểu, không khó để xác định chương trình học bổng nào ít cạnh tranh hơn. Thường là những chương trình càng khó tìm thông tin, càng có ít sự cạnh tranh. Vì vậy, đừng ngại ngần dành thêm thời gian để tìm hiểu nhiều chương trình học bổng khác nhau.

8. “Nếu không có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì khó mà nhận được học bổng”

Trên thực tế dù có rất nhiều học bổng dựa trên hoàn cảnh và thu nhập của gia đình làm tiêu chí chính, vẫn có các học bổng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau.

Hãy dùng các từ khóa để chọn lọc ra các học bổng phù hợp với mình. Những học bổng có kèm theo chữ “Merit” thường chỉ xét về khả năng và thành tích của ứng viên, trong khi các gói “Financial Aid – Hỗ trợ tài chính” còn cần phải cân nhắc cả điều kiện kinh tế của ứng viên.

9. “Học bổng chỉ được trao một lần khi chương trình học vừa bắt đầu”

Trong trường hợp bạn không giành được một suất học bổng đầu vào mà quyết định tự túc trang trải tiền học, không có nghĩa là cơ hội nhận được học bổng đã hết.

Trên thực tế có rất nhiều trường và tổ chức trao tặng học bổng cho sinh viên đạt thành tích cao sau mỗi năm học. Vì vậy nếu cố gắng, khả năng nhận được học bổng vẫn rộng mở ngay cả sau khi bạn bắt đầu chương trình học của mình.