Top 3 # Xin Học Bổng Du Học New Zealand Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Phusongyeuthuong.org

Bí Quyết Phỏng Vấn Xin Học Bổng Du Học New Zealand

Nhận được học bổng du học New Zealand là ước mơ của rất nhiều sinh viên. Nhưng một trong những thử thách cam go nhất mà nhiều bạn e ngại chính là buổi phỏng vấn học bổng. Bài viết xin giới thiệu kinh nghiệm phỏng vấn của một du học sinh tại New Zealand.

Năm ngoái thì có 3 anh chị phỏng vấn mình:

1 chị điều phối chương trình học bổng

1 anh bên Bộ giáo dục

1 chị là Thư kí thứ 1 của Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam (First secretary)

2. Thời gian và ngôn ngữ phỏng vấn:

Tầm khoảng 30p – 45, có bạn lâu hơn có bạn nhanh hơn; tùy theo giám khảo.

Nội dung xoay quanh:

Đề tài nghiên cứu của bạn (yêu cầu trình bày nội dung đề tài nghiên cứu)

Tại sao bạn lại chọn New Zealand là nơi du học và bạn mong muốn học được gì ở đây?

Về nước thì bạn định làm gì?

Có hỏi lại gì giám khảo không?

Nói chung là câu hỏi thì vô vàn, không thể nào ôn tập trước.

Nên đối với vòng phỏng vấn, các bạn nên nắm 3 nguyên tắc sau:

Dự đoán các câu hỏi có thể được đặt ra (điều này rất quan trọng!).

Đặt mình vào vị trí người tuyển, các bạn muốn biết gì về ứng viên của mình

Và “dĩ bất biến ứng vạn biến”.

Các bạn thể hiện đc chính con người các bạn, không cần phô trương, giả vờ biến mình thành 1 người khác không phải là mình. Nói những suy nghĩ, đúng bản chất của mình. Nên nhớ, quan trọng không hẳn là việc bạn nói cái gì (có thể bạn nói điều gì đó đi ngược lại với 100 ý kiến bình thường khác), mà là cách bạn tiếp cận vấn đề, và việc bạn bảo vệ ý kiến của mình ra sao cho nó hợp ý, có lý. Từ đó, bạn thể hiện những giá trị mà bạn theo đuổi, đam mê và con đường bạn đang và sẽ đi.

Và cũng đừng mong “lừa” đc các anh chị đã thâm niên trong nghề phỏng vấn học bổng chọn lọc

Tự trả lời 3 câu sau đây ngắn gọn, đầy đủ nhất có thể

– Ngành học bạn chọn giải quyết nội dung gì? (Ví dụ: Như kinh tế học đưa ra những giải pháp trong việc giải quyết vấn đề khan hiếm nguồn lực)

– Tổng quan trong vòng 1 – 2 câu, nêu lên tình hình chung của lĩnh vực bạn chọn (bao gồm ít nhất là về hiện trạng, vấn đề nổi cộm của lĩnh vực, ai là những người đi đầu trong lĩnh vực này)

– Thế định học cái gì và học về xong thì làm gì?

Đọc lại tiêu chí chọn người đi học, và chắc chắn rằng bạn hiểu hét ý tứ trong đó.

Nếu ai đó yêu cầu bạn chỉ ra ít nhất 3 điều cho thấy sự phù hợp với tiêu chí của học bổng hoặc khác biệt ở bạn khiến người ta phải chọn bạn ngay thì bạn phải trả lời được rõ ràng rành mạch.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn nên tụng kinh các tiêu chí và biến mình thành người đó, vì như mình nói ở trên, các bạn không ‘lừa’ được đâu. Cho nên, nếu không thực sự/ hoàn toàn phù hợp với tiêu chí, thì hãy tìm ra sự khác biệt (positively) của bản thân, và giới thiệu nó, nói cho BGK biết nó sẽ bổ sung cho chương trình như thế nào, để dẫn đến mục đích cuối cùng của chương trình là phát triển Việt Nam.

Vì dù bạn khác biệt thế nào, nhưng nếu bạn và chương trình cùng nhìn về 1 hướng (1 mục đích chung), thì đó là điểm chung hết sức quan trọng.

Bản thân mình cũng mắc bệnh nói nhanh, nên thực ra mình cũng đang phải rèn luyện việc nói chậm lại. Quan trọng là khi nhớ nguyên tắc này, thì các bạn sẽ điều chỉnh đc tốc độ nói.

– Tương tác qua ánh mắt: Luôn duy trì eye contact với ít nhất 1 trong 3 người phỏng vấn học bổng bạn, đôi khi phải “rang lạc” lướt qua cả 3 người. Điều này rất quan trọng. Nó thể hiện sự tự tin, và biết cách giao tiếp với người nghe.

– Dũng cảm nói rằng tôi không biết: Nếu các bạn gặp phải 1 câu mà k biết trả lời như thế nào thì người nông dân phải làm sao???

Có ít nhất 2 cách như sau:

Be brave, và nói rằng: “T his is an interesting point that I haven’t thought of before. I don’t have a thorough answer right now, but from my quick thinking I can say that ……. ” hoặc cái gì đó đại loại như thế.

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Ghi nhớ các nguyên tắc này sẽ giúp các bạn đỡ run phần nào, và có 1 cách tiếp cận và xử lý vấn đề nhanh, rõ ràng, cho dù câu hỏi phỏng vấn có xoay vòng đi đâu chăng nữa. Nhớ là, nắm ngay đại ý cuối cùng thì, cái BGK đang tìm kiếm là cái gì, nghĩ nhanh, và nói chậm rãi thôi.

Ngày đi phỏng vấn học bổng

Mặc quần áo thoải mái, không cần quá trịnh trọng đâu, nhìn gọn gàng xinh đẹp là được.

Nên có mặt tại địa điểm phỏng vấn khoảng 20 phút để tạo cảm giác thoải mái với nơi phỏng vấn học bổng và ngồi thở lấy hơi.

Nên mang theo nước, vì khi lo lắng dễ khô miệng.

Theo SP

Học Bổng Du Học New Zealand

Phần nhiều học bổng du học New Zealand tập trung giúp các sinh viên đến từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương để họ có thể đến học các trường đại học của nước này.

Dù bạn muốn học Trung học phổ thông, đại học khóa Cử nhân hay sau đại học khóa tiến sĩ nghiên cứu thì với số lượng học bổng mà chính phủ New Zealand đang cung cấp, bạn đều có thề tìm được học bổng du học New Zealandphù hợp nhất cho mình.

ĐIỂM SÁNG DU HỌC NEW ZEALAND

New Zealand dẫn đầu thế giới về chỉ số giáo dục tương lai, là một điểm đến tuyệt vời cho sinh viên quốc tế với hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới. Tất cả 8 trường đại học ở New Zealand đều có mặt trong Bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới 2019 (theo bảng xếp hạng QS World University Ranking 2019) và thuộc Top 100 thế giới. Sinh viên du học New Zealand đều có khả năng làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.

Có nhiều loại học bổng đa dạng dành cho sinh viên quốc tế và nhiều học bổng được cung cấp bởi Chính phủ New Zealand. Hãy liên hệ IDP để cập nhật danh sách học bổng du học New Zealand mới nhất.

New Zealand cung cấp một số lợi thế lao động duy nhất cho sinh viên du học bao gồm cơ hội làm việc bán thời gian 20 giờ / tuần trong học kỳ và không giới hạn trong kỳ nghỉ. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên tại New Zealand có khả năng tiếp nhận công việc ngay, được ở lại làm việc từ 1-3 năm để nắm bắt triển vọng nghề nghiệp lâu dài tại New Zealand.

Nếu bạn muốn xây dựng lộ trình du học New Zealand nào phù hợp, cũng như tìm ra giải pháp du học New Zealand tiết kiệm nhất, hãy để chuyên viên tư vấn IDP liên lạc với bạn và hướng dẫn chi tiết.

Danh sách tham khảo học bổng New Zealand

Ngoài những học bổng cho sinh viên quốc tế nói chung, có những học bổng du học New Zealand dành riêng cho học sinh sinh viên Việt Nam.

Học bổng du học New Zealand bậc Trung học phổ thông (cấp 3), Cao đẳng và Dự bị đại học. Học bổng du học New Zealand bậc Đại học (cử nhân) và Sau đại học (thạc sĩ).

Học bổng du học New Zealand bậc Cao học (Tiến sĩ).

Đơn vị tiền tệ được dùng trong các bảng tham khảo trên là mệnh giá Đô-la New Zealand – NZD.

Để hiểu thêm về điều kiện học bổng (như điểm trung bình GPA, yêu cầu về điểm IELTS tối thiểu) của từng trường mà bạn đang muốn theo học, hoặc thắc mắc về năng lực của bạn phù hợp với dạng học bổng nào, đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn IDP ngay hôm nay để được tư vấn và  hoàn tất hồ sơ xin visa du học New Zealand A-Z hoàn toàn miễn phí.

NHỮNG HỖ TRỢ MIỄN PHÍ TỪ IDP

IDP hiểu được những khó khăn của học sinh và phụ huynh khi chuẩn bị hồ sơ du học và rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp. Có những kỳ hạn bạn cần ghi nhớ để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nộp đơn vào trường. Nếu bạn đang ấp ủ dự định du học New Zealand trong thời gian tới, hãy liên hệ chuyên viên tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc.

Các tư vấn viên IDP sẽ giúp bạn kết nối bạn với các trường đối tác uy tín tại New Zealand, tư vấn chọn ngành và khóa học phù hợp, hỗ trợ săn học bổng du học New Zealand từ 30-100% học phí, hoàn tất hồ sơ xin nhập học, hướng dẫn xin visa du học New Zealand với tỷ lệ thành công trên 90%.

Ngoài ra, IDP còn đồng hành cùng các học sinh trong việc tìm chỗ ở, đặt vé máy bay với mức phí ưu đãi, trang bị kỹ năng trước khi lên đường (Pre-departure session). Bạn sẽ được kết nối xuyên suốt cùng chúng tôi trong suốt hành trình du học New Zealand.

Du Học New Zealand Xin Visa Dễ Hay Khó?

Quy trình xin visa du học New Zealand

Trước khi đi đến trả lời cho câu hỏi: “Xin visa du học New Zealand dễ hay khó”. Chúng ta cần tìm hiểu về quy trình xin visa du học New Zealand như thế nào.  Để xin visa du học tại đảo quốc xinh đẹp này, bạn cần thực hiện những bước cơ bản sau:

Xin visa đi du học New Zealand phải thực hiện đúng các bước cơ bản

Thứ nhất là chọn trường phù hợp để học tập

Nếu muốn lựa chọn trường phù hợp để học tập tại New Zealand, bạn có thể ìm hiểu trước trên mạng internet. Cách tốt nhất là bạn nên tìm đến các công ty tư vấn du học. Họ sẽ giúp lựa chọn những ngôi trường phù hợp với nhu cầu học tập cũng như đảm bảo khả năng tài chính của bạn.

Thứ hai, xin thư mời nhập học

Để nộp hồ sơ xin thư mời nhập học tại New Zealand:

Đối với chương trình trung học phổ thông sẽ không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ. Tuy nhiên, để kiểm tra năng lực tiếng Anh của bạn trước khi cấp thư mời nhập học. Bạn sẽ phải trải qua buổi phỏng vấn trực tiếp với đại diện trường.

Với hệ cao đẳng, đại học và sau đại học, bạn cần đạt yêu cầu có IELST tối thiểu 5.0 hoặc là chứng chỉ tiếng Anh PTE.

Nếu hồ sơ được chấp nhận, bạn sẽ nhận được thư thông báo với đầy đủ các thông tin. Bao gồm thông tin cá nhân, ngành học, học phí khóa học. Và như vậy, bạn có thể xin visa ngay mà không cần trải qua các bước khác.

Thứ ba, chuẩn bị giấy tờ, thủ tục xin visa du học

Để nộp hồ sơ xin visa du học New Zealand, bạn cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ như sau:

Giấy tờ cá nhân

Mẫu đơn xin thị thực du học được điền đầy đủ thông tin và có họ tên và chữ ký.

Chứng nhận khám sức khỏe tại phòng khám được chỉ định

Bản sao các bằng cấp cao nhất, bảng điểm mới nhất và chứng chỉ ngoại ngữ cao nhất.

Thư mời nhập học của trường học tại New Zealand cùng với giấy đảm bảo về chổ ở của trường.

Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.

Bản sao các giấy tờ: hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy khai sinh.

Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp Tỉnh/Thành Phố nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú cấp.

Hộ chiếu còn hạn 3 tháng sau ngày dự định hoàn thành khóa học tại New Zealand.

Một ảnh thẻ 4×6 mới nhất.

Lệ phí xin cấp thị thực và phỏng vấn

Giấy tờ tài chính

Sổ tiết kiệm và các giấy tờ chứng minh khả năng chi trả học phí và chi phí sinh hoạt.

Các giấy tờ tài sản khác như: chứng nhận quyền sở hữu bất động sản, ô tô, cổ phần…

Sau khi nộp hồ sơ visa

Sau khi hồ sơ xin cấp visa được kiểm tra và đánh giá. Bạn sẽ nhận được email yêu cầu thanh toán học phí nếu học phí chưa được thanh toán trước. Kế tiếp, sau khi nộp học phí xong, phía bên trường sẽ thông báo trực tiếp với lãnh sự rằng bạn đã nộp học phí cho họ rồi. Khi đó, lãnh sự New Zealand sẽ cấp visa cho bạn. Trường hợp bạn đã nộp học phí trước khi xin visa, lãnh sự sẽ cấp luôn visa cho bạn dưới hình thức visa điện tử hoặc bạn sẽ nhận được một email thông báo bạn đã bị từ chối visa vì lý do nào đó. Các lý do sẽ được nêu rõ trong thư.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhận được điện báo phỏng vấn từ lãnh sự quán New Zealand nếu hồ sơ bạn nộp có những vấn đề nghi vấn, cần phải làm rõ.

Rất có thể bạn phải trải qua quá trình phỏng vấn thành công thì mới được cấp visa du học tại New Zealand

Thứ tư, chờ nhận visa, chuẩn bị hành trang để du học

Nếu thành công trong cuộc phỏng vấn, trung bình bạn sẽ đợi khoảng 1 tháng sẽ có visa du học New Zealand. Hoặc dài hơn tùy vào thời điểm nộp hồ sơ có nhằm vào lúc cao điểm hay không. Hãy chuẩn bị đầy đủ hành trang cần thiết gồm: các giấy tờ, vé máy bay, quần áo, nơi ở,… cho chuyến du học tại New Zealand.

Như vậy, xin visa đi du học New Zealand dễ hay khó?

Việc xin visa đi du học New Zealand không hề khó khăn. Chỉ cần bạn đảm bảo đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ cần thiết và thực hiện đúng thủ tục, quy trình.

Hơn nữa, bạn cũng phải thể hiện được mục đích học tập, nghiên cứu chính đáng.

Hiện tại, theo thống kê từ Lãnh sự quán New Zealand trong những năm gần đây có đến 85% số lượng visa đã được cấp. Nghĩa là chính phủ nước này vẫn luôn tạo điều kiện cho du học sinh người Việt. Vì vậy, bạn không cần phải quá lo lắng khi nộp hồ sơ xin visa du học.

Một lưu ý dành cho các bạn là chính sách visa sẽ có sự thay đổi tùy vào từng thời gian theo quy định của Lãnh sự quán New Zealand. Vì vậy, bạn cần liên hệ với chuyên gia tư vấn của công ty tư vấn mà bạn đã lựa chọn ở trên. Họ sẽ giúp cung cấp và cập nhập đầy đủ các thông tin mới nhất cho bạn.

Nên tìm đến công ty tư vấn du học để việc xin visa du học New Zealand trở nên dễ dàng hơn

Như vậy, Catholic MTA đã trả lời những băn khoăn của bạn về vấn đề “Xin visa đi du học New Zealand dễ hay khó?” Hi vọng những thông tin này sẽ rất có ích cho bạn trong quá trình nộp hồ sơ xin visa du học tại New Zealand. Nếu cần được tư vấn, hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

CÔNG TY DU HỌC CATHOLIC MTA

Để được tư vấn và hỗ trợ trong việc xin visa du học New Zealand, cũng như mọi thông tin về du học trường công giáo New Zealand, hệ thống trường Trung học công giáo Canada (Edmonton Catholic Schools), trung học công giáo Mỹ, trung học công giáo Úc, trung học công giáo Châu Âu…vv, quí phụ huynh hãy tìm đến đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp và nhiệt tình của du học Catholic MTA bằng cách để lại tin nhắn hoặc gọi điện các số hotline sau: Hotline: 0903 779 860 – 0906 719 019 – (028) 2253 0521 Địa chỉ: Khu A, Phòng A1, 45 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Website: www.catholicmta.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/duhoccatholicmta

Các Loại Học Bổng Du Học New Zealand

Học bổng của chính phủ

Chính phủ New Zealand cấp học bổng toàn phần cho sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương, châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latin, Carribbean… đủ điều kiện theo học tại nước này. Học bổng gồm toàn bộ học phí, trợ cấp sinh hoạt 491 NZD (đơn vị tiền tệ New Zealand, khoảng 7,2 triệu đồng) mỗi tuần, các dịch vụ tiện ích 3.000 NZD (bảo hiểm y tế, vé máy bay khứ hồi, bảo hiểm du lịch, chi phí nghiên cứu đối với bậc thạc sĩ).

1. Học bổng dành bậc cử nhân và sau cử nhân

Sinh viên là công dân của những quốc gia châu Á sau được nộp đơn xin học bổng: Campuchia, Indonesia, Jordan, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Philippines, Thái Lan, Đông Timor, Việt Nam.

Các chương trình đào tạo nằm trong trong phạm vi được cấp học bổng gồm:

– Chương trình cấp giấy chứng nhận sau đại học (thời hạn 6 tháng). – Chương trình cấp bằng sau đại học (thời hạn 1 năm). – Thạc sĩ (thời hạn 1-2 năm). – Tiến sĩ (thời hạn tối đa 3,5 năm). – Cử nhân đại học (chỉ dành cho sinh viên Đông Timor).

2. Học bổng ngắn hạn (cho sinh viên Đông Timor và các nước thuộc Thái Bình Dương)

Sinh viên quốc tế thuộc những quốc gia trên được học các kỹ năng mới ở New Zealand để góp phần phát triển đất nước khi trở về. Các khóa đào tạo ngắn hạn thường không kéo dài quá 12 tháng, gồm các đãi ngộ:

3. Học bổng ngắn hạn (cho sinh viên Đông Timor và các nước Đông Nam Á)

Các khóa đào tạo của học bổng này thường kéo dài một tháng, tập trung vào:

– Quản trị: Lãnh đạo trong khu vực công. – Biến đổi khí hậu và khả năng phục hồi. – Năng lượng tái tạo. – Năng lượng địa nhiệt. – Nông nghiệp.

Học bổng của các trường đại học

1. Học bổng ADB của Đại học Auckland

Chương trình Học bổng Phát triển châu Á – Ngân hàng Nhật Bản (ADB-JSP) tạo cơ hội cho sinh viên thực hiện các nghiên cứu sau đại học về kinh tế, quản lý, khoa học công nghệ thông qua việc tham dự vào các cơ sở đào tạo ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Các chương trình được hỗ trợ học bổng chủ yếu cho trình độ thạc sĩ gồm: Y tế công cộng, Khoa học tự nhiên (Khoa học môi trường), Khoa học xã hội (Nghiên cứu phát triển), Kinh doanh quốc tế, Thương mại và các chương trình về ngành Kỹ thuật.

Học bổng gồm: Học phí 4 năm tại Đại học Auckland, chi phí sinh hoạt, vé máy bay khứ hồi, bảo hiểm y tế tại New Zealand. Hạn cuối nộp hồ sơ xin học bổng ADB thường vào cuối tháng 7 hàng năm.

2. Học bổng Đại học Otago cho bậc tiến sĩ

3. Học bổng của Đại học Victoria cho bậc thạc sĩ

Mỗi suất học bổng trị 15.000 NZD kèm miễn giảm học phí trong một năm. Sinh viên quốc tế, trừ sinh viên Australia, phải chi trả khoản tiền chênh lệch giữa học phí dành cho sinh viên quốc tế và học phí dành cho sinh viên New Zealand. Hạn cuối nộp hồ sơ thường vào đầu tháng 11 hàng năm.

4. Học bổng của Đại học Canterbury

Học bổng cho sinh viên năm nhất Đại học Canterbury (University of Canterbury International First Year Scholarship) là chương trình dành cho tân sinh viên theo học cử nhân tại trường, kéo dài một năm với nhiều mức từ 10.000 đến 20.000 NZD. Mỗi năm, khoảng 25 sinh viên được trao học bổng này.

Học bổng của khoa Kỹ thuật cho sinh viên quốc tế (UC College of Engineering International Scholarship) được thành lập vào năm 2016, dành cho sinh viên quốc tế tham gia chương trình cử nhân ngành Kỹ thuật tại trường. Với giá trị 15.000 NZD, sinh viên quốc tế được trao học bổng với thời hạn 2 năm.

Học bổng thạc sĩ (UC Master’s Scholarship) chi trả học phí theo tỷ giá ngoại tệ của New Zealand cho những dự án đủ điều kiện. Thời hạn của học bổng này là một năm.

Học bổng tiến sĩ (UC Doctoral Scholarship) hỗ trợ học phí 21.000 NZD một năm, kéo dài ba năm liên tiếp.

Thanh Hằng (Theo Scholar for development)