Top 9 # Xét Học Bổng Ftu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Phusongyeuthuong.org

Ftu Là Trường Nào? Giải Mã Cơn Sốt Ftu Chưa Bao Giờ Giảm Sức Hút

FTU là trường nào?

FTU là kí tự được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh ” Foreign Trade University” – trường đại học Ngoại Thương, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Việt Nam. Trường đại học Ngoại thương là trường đại học công lập chuyên về đào tạo lĩnh vực tài chính, kinh tế, thương mại quốc tế.

Logo chính của trường FTU

Hiện nay, không khó để xác định FTU là trường gì? hoặc đâu là trường FTU? Bởi đây là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực: tài chính ngân hàng, thương mại quốc tế, kinh tế đối ngoại ở Việt Nam.

Có thể nói trường FTU là một trong những trường đại học thuộc “top” đầu những trường đại học chất lượng có đào tạo hàng đầu tại Việt Nam. Điểm xét tuyển vào các chuyên ngành trọng điểm, mũi nhọn của trường cũng luôn rất cao so với mặt bằng chung các trường đại học hiện nay.

► Tìm hiểu những hấp dẫn hiện nay để có sự lựa chọn tốt nhất.

Các ngành của đại học Ngoại Thương

Trường đại học Ngoại thương hiện nay chương trình đào tạo ở rất nhiều các cấp bậc, chuyên ngành khác nhau. Các chuyên ngành trong hệ đào tạo tại trường được phân loại như sau:

Sinh viên FTU

Hệ cử nhân – Đại học chính quy

Các ngành kinh tế bao gồm: Kinh tế đối ngoại, thương mại quốc tế.

Quản trị kinh doanh gồm chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế; quản trị du lịch – khách sạn.

Nhóm chuyên ngành kế toán – kiểm toán

Tài chính – ngân hàng gồm: Tài chính quốc tế, phân tích đầu tư tài chính

Ngành ngôn ngữ: Tiếng Anh; Trung; Pháp; Nhật – thương mại.

Chuyên ngành LUật thương mại quốc tế

Hệ Thạc sĩ

Chuyên ngành kinh tế quốc tế

Ngành quản trị kinh doanh

Ngành thương mại

Ngành tài chính – ngân hàng

Đào tạo hệ Tiến sĩ

Chuyên ngành kinh tế thế giới

Quan hệ kinh tế quốc tế

Đào tạo hệ tại chứ

Chuyên ngành kinh tế đối ngoại

Chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế

Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại

Điều gì tạo nên cơn sốt trường đại học FTU?

Lí giải cho sức hút chưa bao giờ hạ nhiệt này có lẽ bắt nguồn từ những lí do sau đây:

Ngôi trường đại học danh giá hàng đầu Việt Nam

Trường đại học Ngoại thương (FTU) luôn thuộc “top” đầu những trường đại học danh giá hàng đầu tại nước ta. Chính vì vậy, điểm đầu vào tại trường cũng luôn rất cao, để có thể chọn lọc ra những người thực sự có năng lực cao tiếp tục đào tạo tại trường.

Mặc dù điểm đầu vào cao nhưng số lượng hồ sơ mỗi năm trường nhận được mỗi kì tuyển sinh chưa bao giờ có dấu hiệu giảm.

Đặc biệt, khi học tập tại trường sinh viên còn có cơ hội nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức liên kết quốc tế. Hàng năm, rất nhiều tập đoàn nổi tiếng trong và ngoài nước đều về trường tổ chức các buổi hướng nghiệp, tuyển dụng tạo cơ hội việc làm cho sinh viên học tập tại trường.

Môi trường đào tạo năng động

Sinh viên học tập tại đại học Ngoại thương (FTU) ngoài việc được bổ sung kiến thức chuyên ngành còn được trực tiếp thực hành những lí thuyết đã học. Học lí thuyết đi kèm với thực hành giúp sinh viên có thể chủ động tích lũy thêm kinh nghiệm cho chính bản thân mình.

Môi trường đào tạo năng động

Bên cạnh học tập nhà trường tổ chức rất nhiều hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên vừa giỏi nghiệp vụ lại năng nổ, hoạt bát.

Cơ hội việc làm rộng mở

Bài viết đã giúp độc giả tìm được đáp án cho câu hỏi ” FTU là trường nào? “. Mong rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp quý độc giả hiểu hơn về FTU.

Ftu Và Những Kì Thi

https://www.facebook.com/notes/ngocanh-nguyen/ftu-v%C3%A0-nh%E1%BB%AFng-k%C3%AC-thi/674312179343640?ref=notif&notif_t=like

Hôm nay là ngày thi cuối cùng trong đời sinh viên của bạn Ngọc Anh (trừ trường hợp bài bạn làm quá kém dẫn đến phải học cải thiện hoặc học lại). Trước khi ra đường, bạn ấy đã cố tình làm cái việc mà chỉ có năm nhất bạn ấy mới làm. Đó là cố ý đeo cái dây thẻ đỏ chóe ra lòe bàn dân thiên hạ. Ôi biết khi nào mới lại được đeo em dây đỏ đã gắn bó 3 năm trời đây :v :v :v

Vào nội dung chính, note này sẽ ghi lại tổng kết về những cái nhất mà bạn Ngọc Anh đã trải qua trong các kì thi suốt quãng đời sinh viên ba năm rưỡi của bạn ấy.

Môn C đáng nhớ nhất: môn “Pháp luật đại cương”. Lý do đơn giản: môn thi học kì và biết điểm đầu tiên trong đời sinh viên của bạn Ngọc Anh.

Môn ôn thi thời gian dài nhất: Môn “Logic và nghiên cứu khoa học”. Thời gian ôn thi: hẳn 1 tuần. Kết quả tất nhiên là không phụ sự mong đợi của bạn ấy. Bạn ấy được hẳn 9.5. Nhưng mà bi kịch ở chỗ là bạn muốn được B thì bạn phải được 10.3 điểm cuối kì. Bạn ấy đi thi trong tâm trạng chả còn gì phấn đấu. (Nói thật là giờ vẫn không hiểu vì sao biết rõ là được C mà bạn ấy vẫn dành hẳn 1 tuần để ôn )

Môn ôn thi thời gian ngắn nhất: Có dài nhất đương nhiên có ngắn nhất. Tất nhiên là bạn ấy không đề cập đến mấy môn TACS thi kiểu TOEIC (bạn chả ôn tí nào nên không có thời gian ôn thi ngắn nhất). Môn đó rất dễ? Môn đó bạn ấy học chăm chỉ trên lớp? Xin trả lời là môn đó là môn nhắc đến ai cũng thấy nó là ác mộng, môn đó bạn toàn ngủ trong giờ (thực chất là môn nào bạn cũng ngủ trong giờ) – môn “Tài tiên” gọi tắt của môn “Tài chính tiền tệ”. Thời gian ôn thi: 6 tiếng, từ 9h sáng đến 15h chiều. Địa điểm ôn thi: căng tin. Hình thức ôn thi: đọc lướt slide. Kết quả bạn chả có chữ gì, đi thi kiểu chém gió và bạn bị C. Thực ra là rất đáng đời.

Môn chả hiểu sao được A:  Xin thưa là môn “Kinh tế phát triển”, ôn thi 1 ngày, đến lớp các bạn thuộc vanh vách đường Simson, đường Rostow, đường Các Mác, Ăng ghen gì đó, làm trắc nghiệm ầm ầm mà bạn Ngọc Anh hoang mang vcc. Thế mà hình như mấy đứa bạn đó B hết, toàn 8.4, suýt A. Còn bạn Ngọc Anh làm bước “đại nhảy vọt”, được A =)))))))))))))))))

Môn ôn thi cảm thấy vô ích nhất: Môn “Kinh tế đầu tư”. Không phải vì môn này không có lý thuyết, không phải môn này dễ mà vì đến hôm kiểm tra cuối kì cô cho đề “hình như” với mục đích “giúp học sinh chém gió là chính”.

Môn thi cảm thấy “như đứng đống lửa, như ngồi đống than”: môn Vận tải ạ. Trước khi ngày thi, cô công bố điểm giữa kì + chuyên cần. Đang ôn thi hăng say, sau khi biết điểm, bạn ngồi chơi Candy Crush hẳn 1 tiếng vào lúc 12 đêm để tự hỏi có ôn tiếp không? Ôn nữa, mai vấn đáp mà không được đủ 8 điểm, bị điểm C thì chết dở (lúc đó bạn đang phấn đấu để được bằng giỏi), không ôn nữa, học lại môn này lại là ác mộng đợt 2 cũng dở. May mà thầy Phúc đẹp zai lai láng, hiền lành, tốt bụng đã cho em được toại nguyện. Tada, vừa tròn 7.0 – B.

Đời sinh viên của bạn ấy đã trôi qua với mấy kì thi như thế đó? Với kết quả “rực rỡ” trên, không thể thiếu bộ ba học vấn đáp Linh, Cúc, Ngọc Anh. Xin chân thành cảm ơn và hậu tạ =))))))))))))))))))

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

“Nghiền Ngẫm” Bí Quyết Giành Trọn Học Bổng Acca Kỳ Tháng 3/2021 Của Cô Nàng Ftu

Chào mọi người, mình là Cẩm Nhung. Hiện tại mình đang là sinh viên năm 2 chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, trường Đại học Ngoại thương cơ sở TP. HCM. 

Ngoài các mùa ôn thi, sinh viên trường mình có khá nhiều thời gian để tham gia các hoạt động ngoại khoá. Hơn nữa, là một người ưa thích làm việc nhóm với các anh chị và bạn bè nên bên cạnh các giờ học chính trên trường, mình đã tham gia tổ chức các chương trình học thuật cũng như đi làm thêm để tích luỹ các kinh nghiệm thực tế cho bản thân. 

Câu 2: Cảm xúc của Nhung thế nào khi biết mình là một trong những thành viên xuất sắc nhất nhận được học bổng từ SAPP?

Khi nhận được email thông báo đạt học bổng của SAPP, mình thật sự bất ngờ. Sự bất ngờ này đến từ 2 lý do. Thứ nhất, mình đã nghĩ rằng một sinh viên trái ngành, dường như không có kiến thức về Kế – Kiểm như mình sẽ khó có thể tạo được sự tin tưởng cho Interviewers. Thứ hai, vì đây là lần đầu tiên mình xin học bổng, mình không nhận được sự hỗ trợ hay kinh nghiệm từ ai nên lo sợ trong quy trình nộp hồ sơ hay phỏng vấn có nhiều sai sót. 

Nếu hỏi mình lý do tại sao SAPP chọn mình, thì mình nghĩ là do sự ham học hỏi và quyết tâm theo đuổi ACCA của bản thân đã bộc lộ được hết khi mình trả lời phỏng vấn trực tiếp. Cơ hội nhận được học bổng này đã là một bước ngoặt đầu tiên giúp mình dần hiện thực hoá được dự định năm 2021 của bản thân. Mình cảm ơn SAPP rất nhiều vì đã trao cho mình cơ hội này.

Câu 3: Động lực nào thúc đẩy bạn quyết định apply học bổng của SAPP Academy?

Vì chuyên ngành của mình không phải Kế toán – Kiểm toán, nên mình chưa từng có cơ hội tiếp xúc nhiều với các vấn đề có thể xảy ra khi học ACCA, cũng như không chắc chắn rằng bản thân có đủ khả năng để thật sự theo đuổi chứng chỉ này hay không. 

Vì vậy, khi biết đến học bổng của SAPP, mình đã quyết định thử sức để biết đâu may mắn đến và mình sẽ có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn về mảng Kế – Kiếm với một chi phí bỏ ra gần như là bằng 0. Mình thật sự rất vui khi một trung tâm đào tạo uy tín như SAPP luôn quan tâm đến nhu cầu và trao tặng các phần học bổng nhằm hỗ trợ sinh viên cũng như các đối tượng khác trên con đường chinh phục tấm bằng giá trị như ACCA.

Câu 4: Khó khăn lớn nhất của Nhung trong quá trình xin học bổng vào SAPP Academy hoặc bất cứ học bổng nào khác là gì?

Đối với mình, khó khăn lớn nhất trong bất cứ quá trình xin học bổng nào là phải thể hiện thật rõ khả năng của bản thân. Vì đó chính là lý do giúp Interviewers quyết định liệu bạn có xứng đáng để nhận suất học bổng đó hay không. 

Câu 5: Tại sao tuy là sinh viên chuyên ngành Kinh tế, nhưng Cẩm Nhung lại muốn tìm hiểu về ACCA?

Theo mình nhận thấy thì hiện giờ ACCA không phải chỉ là một tấm bằng dành riêng cho dân Kế – Kiểm nữa. Trong thời kỳ hội nhập ngày nay, ACCA cung cấp cho các học viên kiến thức chuẩn hóa toàn cầu, các chuẩn mực quốc tế và cái nhìn bao quát qua nhiều lĩnh vực, kỹ năng như phân tích kinh doanh, lên chiến lược đầu tư, quản lý rủi ro. Các kiến thức của ACCA rất cần thiết cho cả các bạn sinh viên Kinh tế như mình. Mình tin rằng những kiến thức tích lũy được trong quá trình học ACCA sẽ hỗ trợ ít nhiều cho công việc của mình sau này.

Câu 6: Đối với Nhung, học bổng này có giá trị như thế nào với bạn? 

Thật lòng mà nói thì học bổng này có ý nghĩa rất lớn đối với mình. Vì theo đuổi học bổng ACCA nghĩa là mình đang đi một con đường khác, trái với ngành đang học nên mình có phần hơi lo sợ. Học bổng này là một cơ hội để mình có thể đến gần hơn con đường chinh phục ACCA, giúp tiết kiệm chi phí và cũng là một con đường an toàn để mình có thể thật sự biết được mình có phù hợp để theo đuổi ngành Kế – Kiểm sau khi ra trường hay không. 

Câu 7: SAPP Academy đã giúp đỡ bạn như thế nào trong suốt quá trình xin học bổng của mình?

Trong suốt thời gian theo đuổi học bổng, mình đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các anh chị nhân viên tại SAPP từ giai đoạn nộp đơn ở Vòng hồ sơ cho đến Vòng phỏng vấn. 

Lúc ngồi trước cửa phòng phỏng vấn, mình khá hồi hộp, nhìn danh sách các ứng viên thì chắc mình là gần như nhỏ tuổi nhất, lại là sinh viên trái ngành, không có kinh nghiệm gì nên mình rất hoang mang. Nhưng may mắn là mình được nói chuyện với 1 chị đến từ phòng Marketing của SAPP, chị cũng là cựu sinh viên cùng trường với mình, sau một hồi trò chuyện thì chị đã trấn an tinh thần hoảng loạn và cho mình một lời khuyên quý giá trước khi đi vào phòng phỏng vấn nữa. Cuộc trò chuyện với chị đã khiến mình cảm thấy đỡ căng thẳng hơn và đã hoàn thành tốt buổi phỏng vấn ngày hôm đó. 

Trong quá trình phỏng vấn, chị Interviewer của mình cũng rất dễ gần, nên suốt cả buổi, mình đã có thể chia sẻ hết những dự định của bản thân và mình nghĩ chính sự hỗ trợ nhiệt tình từ các anh chị tại SAPP đã giúp mình thêm tin rằng quyết định của mình là đúng đắn.

Mình chỉ có một điều nho nhỏ là các bạn nên tìm hiểu thật kỹ về tính chất và yêu cầu học bổng mà bạn đang theo đuổi. Sau đó tìm những điểm chung giữa tính chất của học bổng với đam mê của bạn để có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng bạn đủ tiêu chuẩn và quyết tâm, và nếu có thể được trao tặng học bổng, thì bạn sẽ sử dụng nó hiệu quả nhất. 

Đầu tiên, hãy nghiên cứu thật kỹ quy trình hoặc nhờ những anh chị đã có kinh nghiệm hỗ trợ mình trong vòng đơn, vì vòng này sẽ quyết định xem bạn có đủ tiềm năng cho một cuộc phỏng vấn mặt đối mặt không. Sau khi có được cơ hội phỏng vấn, chỉ cần tự tin bày tỏ bản thân thôi, đây cũng là kinh nghiệm mà 1 chị làm ở SAPP đã mách cho mình trước cửa phòng phỏng vấn luôn đó. Và chính nó cũng đã giúp mình đạt được học bổng kỳ này. 

Lần đầu xin học bổng, chuyên viên Kế toán tổng hợp đạt giải nhất học bổng ACCA kỳ T3/2021

Cậu sinh viên năm 2 ẵm trọn học bổng ACCA 8 triệu đồng từ SAPP Academy 

Kế Toán Viên EY xuất sắc nhận học bổng ACCA từ SAPP Academy

Cô nàng xinh xắn chiến thắng thuyết phục & nhận học bổng ACCA trị giá 8 triệu đồng

Tìm thấy đam mế Kế – Kiểm, kỹ sư dầu khí xuất sắc nhận học bổng ACCA 10 triệu đồng

Xét, Cấp Học Bổng Chính Sách

Thông tin thủ tục hành chính Xét, cấp học bổng chính sách – Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cách thực hiện thủ tục hành chính Xét, cấp học bổng chính sách – Bộ Giáo dục và Đào tạo

 Trình tự thực hiện

Bước 1:

Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Mục I của Thông tư liên tịch số 23/2008/TTLT/BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 28/4/2008, sau khi nhập trường, học sinh, sinh viên nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Mục III của Thông tư này cho Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (nếu học ở cơ sở dạy nghề). Theo định kỳ xét, cấp học bổng chính sách quy định tại điểm b khoản 2 Mục V của Thông tư này, học sinh, sinh viên gửi tới Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (nếu học ở cơ sở dạy nghề) giấy xác nhận của cơ sở giáo dục để thực hiện việc cấp học bổng chính sách theo quy định

Bước 2:

Đối với đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Mục I của Thông tư tịch số 23/2008/TTLT/BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 28/4/2008, khi nhập trường, học sinh, sinh viên, học viên nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Mục III (trừ điểm c khoản 1 Mục III) cho cơ sở giáo dục nơi xét, cấp học bổng chính sách

Bước 3:

Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ; lập danh sách, dự toán nhu cầu kinh phí học bổng chính sách theo quy định tại điểm a khoản 1 Mục VI của Thông tư này Các cơ sở giáo dục tiếp nhận hồ sơ; lập danh sách, dự toán nhu cầu kinh phí học bổng chính sách gửi về các cơ quan chủ quản của các đơn vị trực thuộc các Bộ, các cơ quan Trung ương theo quy định tại điểm b khoản 1 Mục VI của Thông tư liên tịch số 23/2008/TTLT/BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 28/4/2008

Thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính Xét, cấp học bổng chính sách – Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bản sao giấy khai sinh

Bản sao hợp lệ giấy báo trúng tuyển

Giấy xác nhận của cơ sở giáo dục (Phụ lục I)

Bản cam kết của học sinh, sinh viên (Phụ lục II)

Bản sao hợp lệ thẻ thương binh (đối với thương binh)

Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận là người tàn tật, khuyết tật (đối với người tàn tật, khuyết tật)

Các biểu mẫu của thủ tục hành chính Xét, cấp học bổng chính sách – Bộ Giáo dục và Đào tạo Phí và lệ phí của thủ tục hành chính Xét, cấp học bổng chính sách – Bộ Giáo dục và Đào tạo Cơ sở pháp lý của thủ tục hành chính Xét, cấp học bổng chính sách – Bộ Giáo dục và Đào tạo

Lược đồ Xét, cấp học bổng chính sách – Bộ Giáo dục và Đào tạo