Top 10 # Xem Mã Ngành Kinh Doanh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Phusongyeuthuong.org

Mã Ngành Nghề Kinh Doanh Xây Dựng

Oceanlaw tư vấn cho khách hàng bao gồm 12 ngành nghề và chi tiết mã ngành nghề khi .

01

Xây dựng nhà các loại

Chi tiết:

– Xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng.

4100

02

Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ

4210

04

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

Chi tiết:

– Xây dựng công trình công nghiệp, trừ nhà cửa.

– Xây dựng công trình cửa.

4290

06

Chuẩn bị mặt bằng

Chi tiết:

– Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước và lắp đặt xây dựng khác.

4312

07

Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

Chi tiết:

– Lắp đặt hệ thống thiết bị nghiệp trong ngành xây dựng và xây dựng dân dụng như: Thang máy, cầu thang tự động, Các loại cửa tự động.

4329

08

Hoàn thiện công trình xây dựng

4330

09

Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác.

Chi tiết:

– Xây dựng nền móng của toà nhà, gồm đóng cọc

– Dựng giàn giáo và các công việc tạo dựng mặt bằng bằng dỡ bỏ hoặc phá huỷ các công trình xây dựng trừ việc thuê giàn giáo và mặt bằng;

– Chôn chân trụ;

– Dỡ bỏ các phần thép không tự sản xuất.

4390

10

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

Chi tiết:

– Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến.

– Bán buôn sơn và véc ni;

– Bán buôn vật liệu xây dựng như: cát, sỏi;

– Bán buôn giấy dán tường và phủ sàn;

– Bán buôn kính phẳng;

4663

11

7110

12

Hoạt động thiết kế chuyên dụng.

Chi tiết:

– Hoạt động trang trí nội thất.

7410

Mọi thông tin chi tiết về mã ngành nghề kinh doanh liên hệ trực tiếp theo hotline 0965 151 311 hoặc contact@oceanlaw.vn.

Tra Cứu Mã Ngành, Nghề Kinh Doanh

Khi tiến hành đăng ký kinh doanh, lập công ty tại Sở KHĐT có lẽ phần khó nhất trong một bộ hồ sơ là phần tra cứu mã ngành, nghề kinh doanh. Vậy tra cứu và ghi mã ngành, nghề kinh doanh cho doanh nghiệp như thế nào?

Các văn bản để tra cứu mã ngành hiện nay

Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về mã ngành kinh tế

Các văn bản pháp luật đối với từng ngành nghề cụ thể

Tại sao phải tra cứu ngành, nghề kinh doanh ?

Câu hỏi này khá nhiều người thắc mắc tuy nhiên trên thực tế, mã ngành mang tính chất thống kê. Việc tra cứu và ghi mã ngành giúp nhà nước dễ dàng thống kê và quản lý các ngành nghề kinh doanh ở Việt Nam hợn. Mặt khác theo quy định tại khoản 1 điều 7 nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

Điều 7. Ghi ngành, nghề kinh doanh1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Tra cứu ngành, nghề kinh doanh như thế nào?

Khách hàng sử dụng các văn bản đã nêu ở trên để tra cứu mã ngành, ví dụ: Ngành nghề bán buôn tổng hợp có mã 4690 được ghi rõ trong bảng hệ thống mã ngành kinh tết Việt Nam tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Tuy nhiên phải lưu ý, với các mã ngành, nghề kinh doanh chưa chi tiết được một số ngành, sẽ có một số ngành có chữ ” khác” hoặc ” chưa được phân vào đâu ” sẽ bị chuyên viên yêu cầu làm rõ khi thực hiện hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Sở KHĐT tỉnh, thành phố khi làm thủ tục. Ví dụ:

Khi gặp các mã ngành này người làm hồ sơ cần tham khảo nội dung chi tiết trong quyết định 27/2018/QĐ-TTg cụ thể như sau:

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khácChi tiết: – Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng – Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và thiết bị khác dùng trong mạch điện) – Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy dệt, may, da giày – Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi) – Bán buôn máy móc, thiết bị y tế

4659

Đối với một số mã ngành không có trong bảng phân loại mã ngành kinh tế

Đối với các mã ngành này được hướng dẫn tại khoản 4 điều 7 nghị định 01/2021NĐ-CP như sau:

Điều 7. Ghi ngành, nghề kinh doanh4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Do đó khách hàng có thể ghi mã ngành sau đó trích văn bản pháp luật chuyên ngành theo quy định của khoản 3 điều 7 Luật đầu tư gồm các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Ví dụ:

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuêChi tiết: – Kinh doanh bất động sản (Luật kinh doanh bất động sản 2014)

6810

Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đấtChi tiết– Dịch vụ môi giới bất động sản; Tư vấn bất động sản; Quản lý bất động sản; Sàn giao dịch bất động sản; (Điều 3 Luật kinh doanh bất động sản 2014)

6820

Lưu ý khi ghi mã ngành kinh tế

Xem ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Sau khi hoàn thành việc đăng ký kinh doanh. Nếu cần xem lại ngành nghề kinh kinh doanh của doanh nghiệp đã được đăng ký hoặc tham khảo mã ngành của công ty khác tại trang chúng tôi theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập website chúng tôi và các bạn sẽ thấy giao diện như sau:

Bước 2: Để tra cứu mã ngành nghề sử dụng tên, mã số thuế, mã số doanh nghiệp của đơn vị và nhập ô tìm kiếm bên tay phải phía trên của website:

Bước 3: Chọn công ty và xem các ngành nghề hoặc lĩnh vực hoạt động của công ty

Giới Thiệu Mã Ngành Quản Trị Kinh Doanh

Xã hội hiện đại không thể không nhắc đến vai trò của kinh tế và một đất nước phát triển luôn gắn tới hình ảnh kinh tế phát triển, theo đó là các hoạt động kinh doanh trên khắp thế giới. Hoạt động kinh doanh không đơn giản là đi bán một sản phẩm thu tiền về, mà là một quá trình phức hợp chịu sự chi phối bởi nhiều quy luật kinh tế khác nhau, của việc quản trị, chiến lược và nhiều yếu tố khác. Một tổ chức, một công ty phát triển tốt, đòi hỏi hoạt động kinh doanh phải thật sự tốt và hiệu quả; muốn vậy đòi hỏi phải kiếm soát toàn bộ các quá trình kinh doanh, tối ưu hoá được hệ thống, tiết kiệm chi phí, tăng nguồn thu…

Ngành quản trị kinh doanh ra đời để đáp ứng được các yêu cầu trên. Với một hệ thống cơ sở lý luận khoa học chuyên sâu, cùng với mức độ rộng lớn của hoạt động kinh tế, ngành quản trị kinh doanh là một trong những ngành phổ biến và truyền thống của thế giới.

Đến với ngành Quản trị kinh doanh của Khoa Kinh tế và Đô thị Trường Đại học thủ đô Hà Nội, người học được lĩnh hội:

– Một lượng kiến thức không nhỏ về các quy luật kinh tế, phương pháp quản trị, chiến lược kinh doanh;

– Kỹ năng Xây dựng chiến lược, và lập các kế hoạch kinh doanh;

– Kỹ năng nghiên cứu, phát triển thị trường;

– Kỹ năng xây dựng, điều hành hệ thống kinh doanh;

– Các kỹ năng về marketing, tiếp thị;

– Các kỹ năng về hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức hoạt động kinh doanh, có kỹ năng chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp và tạo lập doanh nghiệp mới. Đưa công ty/tổ chức phát triển trong tương lai và trong một số trường hợp là để duy trì hoạt động kinh doanh, không bị phá sản.

– Rèn luyện cho người học sự năng động, nhạy bén, tự tự tin, mạnh mẽ, có khả năng ăn nói và thuyết phục mọi người.

Để người học có những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực kinh tế nói chung hoặc quản trị kinh doanh nói riêng sau khi kết thúc 4 năm học tại Trường. Khoa Kinh tế và Đô thị Trường Đại học thủ đô Hà Nội đã xây dựng chương trình đào tạo Ngành Quản trị kinh doanh theo chuẩn đầu ra:

– Về phương châm đào tạo: thực tế và thực học theo hướng trang bị kiến thức thực hành về Quản trị kinh doanh và hun đúc tư duy khởi nghiệp làm giàu cho sinh viên;

– Về đội ngũ giảng viên: Giảng viên giỏi, nhiệt huyết;

– Về chương trình và nội dung giảng dạy: luôn cập nhật theo chuẩn quốc tế, đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng một môi trường học tập kỷ luật và trách nhiệm để rèn luyện thái độ và nhân cách của sinh viên, phát huy tính năng động và tích cực của người học;

– Về mục tiêu đào tạo:

+ Về kiến thức: Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh – Khoa Kinh tế và Đô thị Trường Đại học thủ đô Hà Nội cần đạt chuẩn về kiến thức như sau:

Đảm bảo nền kiến thức giáo dục đại cương theo chuẩn chương trình đào tạo quốc gia ngành QTKD (theo quyết định số 23/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/7/2004) và chuẩn tiếng anh đầu ra theo quy định của Nhà trường, kiến thức tin học căn bản và ứng dụng;

Có kiến thức bao quát về nền kinh tế, kiến thức cơ sở về kinh tế và quản lý bao gồm : Kinh tế học vi mô, vĩ mô; Luật kinh tế, Marketing căn bản, Nguyên lý kế toán, Kinh tế lượng, Quản trị học;

Nắm vững kiến thức ngành và kiến thức thực tế cập nhật về quản trị kinh doanh bao gồm Quản trị chiến lược, Quản trị nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị sản xuất, Hành vi tổ chức, Thương mại điện tử, Kế toán quản trị, Kinh doanh quốc tế, Tài chính quốc tế;

Nắm vững kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về Quản trị kinh doanh bao gồm Quản trị chất lượng, Quản trị rủi ro, Quản trị dự án, Quản trị Logistics và Khởi sự doanh nghiệp;

Có kiến thức bổ trợ cho khác cho việc phát triển sự nghiệp.

+ Về kỹ năng: Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh – Khoa Kinh tế và Đô thị Trường Đại học thủ đô Hà Nội cần đạt chuẩn về kỹ năng như sau:

Kỹ năng cứng:

Kỹ năng hoạch định và triển khai chiến lược, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp; điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

Kỹ năng lập và triển khai các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp;

Kỹ năng lập và triển khai các kế hoạch nghiên cứu phát triển để giải quyết các vấn đề quản trị kinh doanh;

Kỹ năng nhận thức bản thân;

Kỹ năng lập kế hoạch phát triển sự nghiệp;

Kỹ năng khởi sự doanh nghiệp;

Kỹ năng khai thác tiềm năng và động lực cá nhân;

Kỹ năng tổ chức công việc, quản lý thời gian;

Kỹ năng giao tiếp và tạo lập quan hệ;

Kỹ năng làm việc nhóm và xây dựng nhóm làm việc;

Kỹ năng thuyết trình;

Kỹ năng đàm phán;

Kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định;

Kỹ năng tìm kiếm việc làm;

Kỹ năng quản trị sự thay đổi;

+ Về thái độ: Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh – Khoa Kinh tế và Đô thị Trường Đại học thủ đô Hà Nội cần đạt chuẩn về thái độ như sau:

Có ý thức công dân, có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật;

Có trách nhiệm và tính cam kết cao với công việc đảm nhận, đáp ứng các chuẩn mực đạo đức của nhà quản trị doanh nghiệp;

Biết cách cư xử đúng mực, trung thực, có tác phong làm việc khoa học và chuyên nghiệp.

Có thái độ cầu thị, ý thức phấn đấu vươn lên, hoàn thiện bản thân, cập nhật và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh vào công việc.