Top 8 # Web Tuyển Sinh Của Bộ Giáo Dục Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Phusongyeuthuong.org

Học Bổng Du Học Của Bộ Giáo Dục Nhật Bản

Trong những năm gần đây, nhờ vào mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa 2 chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, các nguồn học bổng của Nhật Bản đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều. Lấy được học bổng là một đích đến của rất nhiều bạn trẻ khi ấp ủ dự định du học. Hôm nay, Du học Minh Đức xin giới thiệu đến bạn học bổng của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản để bạn tham khảo.

Học bổng của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản (MEXT) là học bổng do chính Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản cung cấp bao gồm: chi phí nhập học, học phí, chi phí sinh hoạt, vé máy bay khứ hồi giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Quy trình tuyển chọn:

– Vòng 2: Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản thẩm định lần cuối và đưa ra quyết định tuyển chọn cuối cùng.

Những chương trình học chính:

(1) Lưu học sinh nghiên cứu sinh: lưu học sinh sau đại học (khóa học thạc sỹ, tiến sỹ) * Thời gian: Về nguyên tắc là trong 2 năm (Tùy theo kết quả xem xét sau khi sang Nhật Bản có khả năng được kéo dài thời gian du học). Về nguyên tắc, các lưu học sinh cần tham dự khóa học dự bị tiếng Nhật trong 6 tháng sau khi sang Nhật Bản. * Đối tượng: đã tốt nghiệp đại học, lĩnh vực nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành đã học tập hay nghiên cứu tại trường đại học, về nguyên tắc dưới 35 tuổi.

(2) Lưu học sinh đại học: lưu học sinh sẽ học hệ đại học 4 năm * Thời gian: 5 năm (học dự bị tiếng Nhật 1 năm, học chuyên môn tại trường đại học 4 năm) * Đối tượng: đã tốt nghiệp trung học phổ thông, về nguyên tắc dưới 22 tuổi

(3) Lưu học sinh cao đẳng: chủ yếu học chuyên ngành kỹ thuật * Thời gian: 4 năm (học dự bị tiếng Nhật 1 năm, học chuyên môn tại trường cao đẳng 3 năm) * Đối tượng: đã hoàn thành chương trình học tập hết bậc trung học phổ thông tại Việt Nam, về nguyên tắc dưới 22 tuổi.

(4) Lưu học sinh trung học chuyên nghiệp: có thể học nhiều lĩnh vực ứng dụng thực tế từ kỹ thuật đến các nghề nghiệp cụ thể như du lịch, thiết kế thời trang, làm đẹp, thiết kế mỹ thuật, phim hoạt hình, nấu ăn vv.. * Thời gian: 3 năm (học dự bị tiếng Nhật 1 năm, học tại trường trung học chuyên nghiệp 2 năm) * Đối tượng: đã tốt nghiệp trung học phổ thông, về nguyên tắc dưới 22 tuổi

Chương trình (1) ~ (4) bắt đầu nhận hồ sơ vào tháng 4 hàng năm, thi tuyển chọn vào tháng 6, thông báo kết quả tuyển chọn từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, sang Nhật Bản vào tháng 4 (hoặc tháng 10) năm sau.

(5) Lưu học sinh ngành tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản: lưu học sinh học tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản (không cấp bằng) * Thời gian: 1năm (học tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản ở trường đại học) * Đối tượng: đang học chuyên ngành tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản tại các trường đại học của Việt Nam, nguyên tắc dưới 30 tuổi.

(6) Lưu học sinh ngành giáo dục: tăng cường kỹ năng cho giáo viên tiếng Nhật, bồi dưỡng giáo viên tiếng Nhật trong tương lai (không cấp bằng). * Thời gian: 1 năm rưỡi (học dự bị tiếng Nhật 6 tháng, tham gia khóa bồi dưỡng giáo viên của trường đại học 1 năm) * Đối tượng: tốt nghiệp đại học hoặc các trường sư phạm, hiện đang là giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, nguyên tắc dưới 35 tuổi

Chương trình (5) ~ (6) sẽ bắt đầu nhận hồ sơ vào tháng 1 hàng năm, thi tuyển chọn vào tháng 3, thông báo kết quả vào tháng 6 ~ tháng 8, sang Nhật Bản vào tháng 10 hàng năm.

Giá trị học bổng: Học bổng sẽ được điều chỉnh theo từng năm và theo địa phương của trường đến học. * Chương trình (1) và (6): 140.000JPY/ tháng (khoảng 1400 USD) * Chương trình (2)~(5): 120.000 JPY/ tháng (khoảng 1200 USD).

Thông tin được cung cấp bởi :

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ ĐÀO TẠO MINH ĐỨC Cơ sở 1: Số 365 – Phố vọng – Đồng tâm – Hai Bà Trưng Hà Nội Cơ sở 2: Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội Cơ sở 3: Số 54 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội Tel: 0466 869 260 Hotline : 0986 841 288 – 0964 661 288

Số Điện Thoại Hỗ Trợ Tư Vấn Tuyển Sinh Của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo

Bắt đầu từ ngày 01/04 tất cả các cụm thi trên địa bàn cả nước bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2017. Theo đó số điện thoại tư vấn tuyển sinh của Bộ GD&ĐT cũng bắt đầu hoạt động để giải đáp thắc mắc thông tin tuyển sinh năm nay.

Theo đó, hệ thống sẽ hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia tại địa chỉ email là: hotrothi2017@moet.edu.vn và hỗ trợ đăng ký xét tuyển đại học hệ chính quy, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy tại địa chỉ email hotroxettuyen2017@moet.edu.vn. Thời gian hỗ trợ thông tin qua email là từ ngày 01/4/2017 đến ngày 15/8/2017.

Hệ thống cũng sẽ hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển trong giờ hành chính qua 2 số điện thoại cố định là: 04-32181385 và 04-32181386.

Với hệ thống hỗ trợ bằng điện thoại cho thí sinh đăng ký dự thi triển khai thành 2 đợt:

Đợt 1 từ ngày 01/4/2017 đến ngày 20/4/2017;

Đợt 2 từ ngày 20/6/2017 đến ngày 14/7/2017.

Trong khi đó hỗ trợ bằng điện thoại cho thí sinh đăng ký xét tuyển cũng có 2 đợt:

Đợt 1 từ ngày 01/4/2017 đến ngày 20/4/2017;

Đợt 2 từ ngày 15/7/2017 đến ngày 01/8/2017.

Ngoài ra thí sinh nếu có vấn đề cần hỗ trợ kỹ thuật có thể liên hệ qua email trả lời tuyển sinh: tuyensinh@moet.edu.vn hoặc qua số điện thoại 0976.95.66.44 hoặc 0976.53.44.22 trong giờ hành chính để có những giải đáp thắc mắc về tuyển sinh kỳ thpt quốc gia một cách chính xác nhất.

Thông tin thêm về tuyển sinh đối với các trường Đại học Y dược

Mới đây nhất, 4 trường Đại học Y dược lớn trong các nước cũng đã cập nhật lên hệ thống thông tin tuyển sinh để phục vụ xét tuyển nguyện vọng vào các trường Đại học Y Dược đó là: thông tin tuyển sinh Đại học Dược 2017 , Đại Học Y Hà Nội, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh và Đại học Y dược Huế. Thí sinh có thể theo dõi thông tin tuyển sinh và chỉ tiêu cũng như các tiêu chí xét nguyện vọng của các trường Đại học Y dược này trên địa chỉ website của Bộ là thituyensinh.vn.

Năm nay, hệ thống các trường Y Dược lớn cũng đã dừng tuyển sinh với trình độ Cao đẳng để chuyên tâm vào đào tạo Đại học theo đúng luật giáo dục Đại học. Do đó đối với các ngành đào tạo như Dược sĩ Cao đẳng cấp bằng Cao đẳng Dược và Cao đẳng Y bao gồm Cao đẳng Xét nghiệp và Cao đẳng Điều dưỡng các thí sinh có nguyện vọng theo học với các ngành này có một số trường như Cao đẳng Y dược Pasteur cơ sở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh.

Năm 2017 trường Cao đẳng Y dược Pasteur tuyển sinh theo đề án chính thức đã trình Bộ LĐTB&XH, theo đó Mã Trường: (CĐĐ1301) tuyển sinh 3 ngành:

Cao đẳng Điều dưỡng (Mã ngành 6720501),

Cao đẳng Xét nghiệm (Mã ngành 6720306),

Cao đẳng Dược (Mã ngành 6720401) theo hình thức xét tuyển thẳng thí sinh thi đỗ tốt nghiệp THPT Quốc gia.

Thí sinh có nguyện vọng học trình độ Cao đẳng Y dược chính quy vui lòng liên hệ theo địa chỉ

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội: Phòng 106 nhà B – 131 Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Hà Nội. Số điện thoại: 0439.131.131 – 09.8258.8258.

Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo

NGHỊ ĐỊNH

Quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

2. Nghị định này áp dụng đối với:

a) Người học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học tập ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm cả chương trình giáo dục theo Hiệp định ký kết với nhà nước Việt Nam);

b) Người học được tham gia chương trình đào tạo ở trong nước theo các Đề án đặt hàng đào tạo do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

3. Nghị định này không áp dụng đối với người học là cán bộ, công chức, viên chức và người học theo chế độ cử tuyển.

Điều 2. Nguyên tắc bồi hoàn chi phí đào tạo

1. Người học quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 1 của Nghị định này và gia đình người học ở Việt Nam (gồm: bố, mẹ đẻ hoặc chồng, vợ hoặc người đại diện hợp pháp khác của người học) có cam kết việc bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo được cấp từ ngân sách nhà nước theo các quy định tại Nghị định này. Trong trường hợp người học không trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp để chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì gia đình người học ở Việt Nam có trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo.

2. Người học quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 1 của Nghị định này có cam kết việc bồi hoàn toàn bộ hoặc một phần chi phí đào tạo được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước theo các quy định tại Nghị định này.

3. Toàn bộ số tiền bồi hoàn chi phí đào tạo được nộp về ngân sách nhà nước.

4. Việc bồi hoàn chi phí đào tạo bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.

Điều 3. Trường hợp bồi hoàn chi phí đào tạo

1. Người học quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 1 của Nghị định này không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày người học được công nhận tốt nghiệp.

Trường hợp sau khi tốt nghiệp, nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiếp tục học tập, thì thời hạn 12 tháng tính từ ngày được công nhận tốt nghiệp khóa học tiếp theo.

2. Người học chưa chấp hành đủ thời gian làm việc theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này mà tự ý bỏ việc.

Điều 4. Thời gian làm việc theo sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1. Người học theo học trình độ cao đẳng, trình độ đại học sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gấp 2 (hai) lần thời gian được hưởng chi phí đào tạo.

2. Người học theo học trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gấp 3 (ba) lần thời gian được hưởng chi phí đào tạo.

Điều 5. Chi phí bồi hoàn và cách tính chi phí bồi hoàn

1. Chi phí bồi hoàn bao gồm: Học phí, học bổng và các khoản chi phí khác phục vụ cho khóa học đã được ngân sách nhà nước cấp.

2. Chi phí đào tạo được cấp bao gồm: Học phí, học bổng, sinh hoạt phí và các khoản chi phí khác đã được ngân sách nhà nước cấp cho người học theo chế độ quy định.

3. Cách tính chi phí bồi hoàn:

a) Đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định này, người học phải bồi hoàn 100% chi phí đào tạo được cấp từ ngân sách nhà nước.

b) Đối với người học quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này thì chi phí bồi hoàn được tính theo công thức sau:

S = (F / T1) x (T1 – T2)

Trong đó:

– S là chi phí bồi hoàn;

– F là chi phí đào tạo được cấp;

– T1 là thời gian làm việc theo sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được tính bằng số tháng làm tròn;

– T2 là thời gian đã làm việc sau khi được điều động được tính bằng số tháng làm tròn.

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học và cấp chi phí đào tạo từ ngân sách nhà nước quyết định việc bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người học vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định này.

2. Thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động quyết định việc bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người học vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.

Điều 7. Trả và thu hồi chi phí bồi hoàn

1. Chậm nhất trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người học hoặc gia đình người học ở Việt Nam có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn.

2. Chi phí bồi hoàn được nộp vào ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và theo quy định của Luật ngân sách nhà nước về quản lý khoản thu hồi nộp ngân sách.

3. Trường hợp người học hoặc gia đình người học ở Việt Nam không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bồi hoàn có quyền khởi kiện theo quy định pháp luật.

4. Trường hợp người học hoặc gia đình người học ở Việt Nam chậm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn theo thời hạn thì phải chịu lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản tiền chậm bồi hoàn. Nếu Ngân hàng Nhà nước không quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn thì người học hoặc gia đình người học ở Việt Nam phải chịu lãi suất áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2013.

Điều 9. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Học Bổng Tiếng Hoa Của Bộ Giáo Dục Đài Loan Tại Việt Nam

I.Số lượng học bổng:

20 suất

II.Thời gian nhận học bổng:

1. Thời gian nhận học bổng: Mỗi ứng viên có thể xin học tiếng Hoa tại Đài Loan tối đa 12 tháng, tuy nhiên dựa theo nhu cầu của từng người có thể xin học 9 tháng, 6 tháng, 3 tháng, 2 tháng lớp hè (tháng 6-7 hoặc tháng 7-8).

2. Thời gian nhận học bổng trong năm: từ ngày 1 tháng 9 năm 2015 đến ngày 31 tháng 8 năm 2016, lớp Hè thời gian nhận học bổng từ 1 tháng 6 đến 31 tháng 8 năm 2015. Người nhận học bổng phải tuân thủ theo thời gian nhận học bổng đến Đài Loan đăng ký đúng hạn quy định. Trong thời gian đó người nhận học bổng không đến Đài Loan du học, đồng nghĩa với việc từ bỏ tư cách nhận học bổng, không được bảo lưu cho năm sau. Người nhận học bổng bắt đầu đăng ký học từ học kỳ (mùa) nào, thì trường sẽ căn cứ từ tháng đó phát tiền học bổng cho ứng viên.

III. Chế độ học bổng:

Tiền học bổng mỗi người có thể nhận mỗi tháng là 25,000 Đài tệ (khoảng 840 USD), người nhận học bổng phải xin học tại những Trung tâm tiếng Hoa được thành lập trong các trường Đại học theo quy định của Bộ Giáo dục Đài Loan (file đính kèm 1: Danh sách các Trung tâm tiếng Hoa của các trường Đại học Đài Loan). Trước ngày 10 hàng tháng, các Trung tâm tiếng Hoa sẽ dựa thời gian lên lớp cũng như thành tích học tập của sinh viên để phát tiền học bổng.

IV. Thời gian nộp hồ sơ xin học bổng:

Từ ngày 1 tháng 2 đến hết ngày 10 tháng 4 năm 2015.

V. Điều kiện xin học bổng:

Người xin học bổng phải là công dân Việt Nam, mang quốc tịch Việt Nam, đồng thời phải đáp ứng những điều kiện sau:

1. Đủ 18 tuổi, tốt nghiệp THPT trở lên, thành tích học tập khá, phẩm chất đạo đức tốt.

2. Chưa mang quốc tịch Trung Hoa Dân Quốc, và không phải là kiều bào của Trung Hoa Dân Quốc tại nước ngoài.

3. Chưa từng theo học học vị tại Đài Loan, hoặc chưa đăng ký học tiếng Hoa tại Đài Loan.

4. Trong thời gian nhận học bổng không được nằm trong diện trao đổi sinh viên giữa các trường Đại học Đài Loan và các trường nước ngoài.

5. Chưa từng nhận học bổng này hoặc học bổng Đài Loan

VI. Các giấy tờ cần thiết khi xin học bổng:

Người xin học bổng cần chuẩn bị những giấy tờ sau, gửi qua đường bưu điện hoặc trực tiếp mang đến nơi tiếp nhận hồ sơ theo đúng thời gian quy định:

1. Điền đầy đủ thông tin vào đơn xin “Học bổng tiếng Hoa Bộ giáo dục” ( dán kèm 1 ảnh 4×6 chụp trong 3 tháng gần nhất)

2. 1 bản photo giấy CMND hoặc hộ chiếu.

3. 1 bản photo bằng tốt nghiệp cao nhất và bảng điểm.

4. Chứng minh năng lực tiếng Hoa hoặc tiếng Anh (Bảng điểm Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ (TOCFL) cấp 1 trở lên hoặc bảng điểm tiếng Anh quốc tế).

5. 1 bản photo giấy thông báo nhập học của trung tâm tiếng Hoa của trường Đại học Đài Loan (hiện có 40 Trung tâm tiếng Hoa), (hoặc bản photo mẫu đơn xin nhập học của trung tâm tiếng Hoa).

6. Hai thư giới thiệu của giáo viên hoặc lãnh đạo nơi đang công tác.

VII. Nơi nộp hồ sơ:

Căn cứ vào hộ khẩu thường trú của người xin học bổng, gửi đến 1 trong 2 nơi sau đây:

1. Đối với những người có hộ khẩu từ Đà Nẵng trở ra Bắc (không bao gồm Đà Nẵng): Nơi nộp hồ sơ: Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam Địa chỉ: Lầu 5 tòa nhà HITC, số 239, đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 04-38335501 Fax: 04-38335508

2. Đối với những người có hộ khẩu từ Đà Nẵng trở vào Nam (bao gồm Đà Nẵng) Nơi nộp hồ sơ:Trung tâm Dữ liệu Giáo dục Đài Loan, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Thành phố HCM Địa chỉ: Tầng 19 tòa nhà Flemington, 182 Lê Đại Hành, Phường 15, Quận 11, TPHCM Điện thoại: 08-39651562 Fax: 08-39651563

VIII. Tiêu chí đánh giá:

Chủ yếu dựa vào

(1) Kế hoạch học tập

(2) Thành tích học tập

(3) Năng lực ngoại ngữ

(4) Thư giới thiệu

(5) Khả năng thể hiện khi phỏng vấn I

X. Tiến độ xét duyệt:

Thời gian nhận hồ sơ từ 1 tháng 2 đến ngày 10 tháng 4 năm 2015;

Tháng 4 đến tháng 5 tiến hành xét duyệt hồ sơ hoặc phỏng vấn;

Trước cuối tháng 5 công bố kết quả danh sách sơ tuyển;

Trước ngày 20 tháng 6, những sinh viên nằm trong danh sách sơ tuyển cần nộp giấy thông báo nhập học của trung tâm tiếng Hoa (nếu sinh viên nằm trong danh sách sơ tuyển không nộp giấy báo nhập học, sẽ không được tham gia xét tuyển) và các giấy tờ công chứng cần thiết (bằng tốt nghiệp và bảng điểm);

Trước cuối tháng 6 thông báo danh sách trúng tuyển chính thức đồng thời cấp giấy Chứng nhận học bổng tiếng Hoa Bộ giáo dục (Những ứng viên xin học bổng Hè 2 tháng, sẽ thông báo danh sách trúng tuyển sớm và phát giấy Chứng nhận học bổng). Trước cuối tháng 7 thông báo tham gia buổi tọa đàm về du học Đài Loan; tháng 8 làm visa, tự mua vé máy bay và chuẩn bị sang Đài Loan du học.

X. Những điều người nhận học bổng phải tuân thủ:

1. Người nhận học bổng phải tự xin vào học tiếng Hoa tại các trung tâm tiếng Hoa được thành lập trong trường Đại học theo quy định của Bộ giáo dục Đài Loan.

2. Mỗi tuần phải học ít nhất 15 giờ những môn bắt buộc, không bao gồm thăm các điểm văn hóa, diễn thuyết chuyên đề và những hoạt động tự học khác. Trong 1 tháng người học vắng học 12 giờ đối với những môn bắt buộc, sẽ bị ngưng cấp học bổng 1 tháng. Trong hai kỳ liên tiếp điểm trung bình thấp hơn 80 sẽ bị hủy tư cách nhận học bổng.

3. Đối với những người nhận học bổng trong thời gian 1 năm, người học phải học ít nhất trên một học kỳ (mùa) trong đợt nhập học đầu tiên, có thể dựa theo quy định của các trung tâm tiếng Hoa, sau khi xin được giấy báo nhập học có thể làm thủ tục chuyển trường. Trong thời gian nhận học bổng, chỉ được chuyển trường 1 lần. Đối với những người nhận học bổng dưới 1 năm, không được xin chuyển trường.

4. Phẩm chấm đạo đức, thành tích học tập và thời gian lên lớp của người nhận học bổng không phù hợp với quy định, sẽ ngừng cấp và hủy bỏ học bổng này. Tháng cuối cùng trong thời gian nhận học bổng nếu về nước sớm mà tháng đó giờ lên lớp thiếu vượt quá 12 giờ, thì người nhận học bổng phải trả lại tiền học bổng của tháng đó.

5. Đối với những người nhận học bổng với thời hạn trên 6 tháng, đều phải tham gia bảo hiểm y tế quốc gia. Trước khi tham gia loại bảo hiểm này, nên mua các loại bảo hiểm khác hoặc bảo hiểm tai nạn sinh viên, phí bảo hiểm Trung tâm ngoại ngữ sẽ trừ từ tiền học bổng.

6. Đối với ứng viên nhận học bổng từ 6 tháng trở lên, phải chuẩn bị giấy khám sức khỏe. Chi phí làm visa do ứng viên nhận học bổng tự chi trả.

7. Những ứng viên nhận học bổng 9 tháng trở lên, sau khi đến Đài Loan du học, phải tham gia Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ (TOCFL) từ cấp 3 (Cấp Tiến cấp) trở lên (lệ phí thi do người nhận học bổng tự chi trả), đồng thời trước khi kết thúc thời gian nhận học bổng 1 tháng phải nộp giấy chứng nhận đạt yêu cầu hoặc bảng điểm; người không nộp sẽ bị ngừng phát học bổng 1 tháng. Giấy chứng nhận hoặc bảng điểm này nếu nộp ngay tại thời điểm nộp hồ sơ xin học bổng, sau khi đến Đài Loan du học không cần tham gia lại kỳ thi này.