Top 5 # Visa Không Định Cư Mỹ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Phusongyeuthuong.org

Quy Trình Xin Visa Không Định Cư Mỹ

Ở chuyên mục này, Global Support xin phép cung cấp đến bạn một số thông tin về quy trình và giấy tờ cần chuẩn bị khi xin visa để đi công tác, du lịch, thăm thân hoặc học tập tại Mỹ.

CÁC GIẤY TỜ CẦN CHUẨN BỊ

Dành cho đương đơn xin visa đi công tác/du lịch/thăm thân/du học Mỹ/làm việc ngắn hạn:

Mẫu đơn xin visa không định cư DS-160 mới nhất kèm mã vạch.

Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng tính từ ngày dự kiến rời Mỹ và còn 2 trang trống.

Tất cả hộ chiếu cũ nếu có.

Ảnh thẻ 5×5 nền trắng mới chụp trong 6 tháng, không đeo kính, nhìn rõ hai tai.

Biên nhận phí visa Lãnh sự.

Thư hẹn phỏng vấn Lãnh sự.

Lịch trình cụ thể cho chuyến đi Mỹ.

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp: giấy phép kinh doanh, biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất (nếu có).

Nếu bạn là cán bộ/nhân viên: hợp đồng lao động, bảng lương 3 tháng gần nhất, đơn xin phép nghỉ đi du lịch, thư xác nhận cử đi công tác.

Nếu bạn xin visa làm việc ngắn hạn (H, L, O, P, Q): mẫu đơn I-129/ I-797, hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng, bảng lương 3 tháng gần nhất, tờ khai thuế liên bang.

Nếu là người đã nghỉ hưu: sổ hưu trí và phiếu xác nhận chi trả lương hưu.

Nếu đương đơn đi Mỹ để chữa bệnh: thư xác nhận của bác sỹ tại VN và bệnh án quá trình điều trị, các giấy tờ chứng minh tài chính để đảm bảo chi trả chi phí chữa trị tại Mỹ, thư xác nhận của bác sỹ/trung tâm y tế tại Mỹ về việc tiếp nhận chữa trị và kê khai đầy đủ chi phí dự kiến.

Chứng minh tài chính: sổ tiết kiệm, giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản, nhà đất…

CÁC BƯỚC NỘP ĐƠN XIN PHỎNG VẤN VISA MỸ

Bước 1 – Chuẩn bị hồ sơ xin visa Mỹ

Đương đơn cần có hộ chiếu, ảnh thẻ và một số giấy tờ cần thiết. Vui lòng tham khảo checklist bên trên để biết thêm về giấy tờ yêu cầu cho từng loại visa.

Bước 2 – Nộp mẫu đơn online DS-160

Bước 3 – Thanh toán lệ phí xét duyệt visa Mỹ và đặt lịch hẹn phỏng vấn

Đương đơn đến Bưu điện để thanh toán lệ phí đặt lịch hẹn Lãnh sự. Sau đó đặt lịch trên hệ thống của Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Mỹ.

Bước 4 – Phỏng vấn xin visa Mỹ

Đến ngày hẹn, đương đơn mang toàn bộ hồ sơ và thư hẹn tới địa điểm đã đăng ký để phỏng vấn visa Mỹ:

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội: Tầng 2, Tòa nhà Vườn Hồng, số 170 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại chúng tôi Số 4 Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Thông thường viên chức Lãnh sự sẽ thông báo trực tiếp kết quả visa trong buổi phỏng vấn. Đương đơn có thể đăng ký dịch vụ gửi hộ chiếu tận nhà để nhận visa Mỹ của mình nếu được cấp visa.

Kinh Nghiệm Xin Visa Không Định Cư Mỹ

Cụ thể, một cô gái 31 tuổi trong tay có 3 căn nhà, 1 ô tô và là chủ sở hữu một doanh nghiệp tại Việt nam. Cô mua tour đi du lịch nhiều nước ở châu Âu, châu Á và nhiều nước khác vì nghe theo kinh nghiệm được truyền lại từ những người khác. Không những thế, cô còn mang theo cả núi giấy tờ chứng nhận công việc và tài sản vì cho rằng như vậy có thể dễ dàng tạo sự tin tưởng và được Lãnh Sự Quán Mỹ đồng ý cấp visa. Tuy nhiên, mọi việc không phải lúc nào cũng theo ý muốn của cô.

Chia sẻ kinh nghiệm xin visa không định cư Mỹ

Các vấn đề cần chú ý khi phỏng vấn xin Visa Mỹ

Tâm lý sẵn sàng

Tâm lý thoải mái tự nhiên và không gò bó, ép buộc. Đừng cố gắng tỏ ra điều gì trước Viên Chức Lãnh Sự. Tất cả biểu hiện tâm lý bất thường đều được ghi lại cho vòng phỏng vấn trực tiếp. Quý khách nên đặc biệt lưu ý.

Trang phục

Trang phục lịch sự, gọn gàng nhưng cũng không nên quá trang trọng. Phụ nữ nên trang điểm nhẹ, ăn mặc kín đáo. Đàn ông nên chọn phong cách quần tây, áo sơ mi.

Ăn mặc lịch sự trước khi đến Lãnh Sự Quán

Trả lời phỏng vấn

Chủ động chào hỏi và nở một nụ cười là nguyên tắc giao tiếp cơ bản Quý khách cần phải nhớ khi được gọi tới lượt mình vào phỏng vấn. Rất nhiều người vì quá hồi hộp mà quên mất điều gây ấn tượng không tốt ngay thời điểm ban đầu. Sự tinh tế còn thể hiện ở từng chi tiết nhỏ như việc quý khách sắp xếp hồ sơ gọn gàng hay khi đưa giấy tờ cho họ,…chắc chắn điều này sẽ tạo được nhiều thiện cảm với người đối diện.

Trả lời ngắn gọn, dứt khoát, hỏi gì trả lời nấy, không nên dông dài bởi thời gian phỏng vấn chỉ được tính bằng phút. Bên cạnh đó, lắp bắp ậm ừ cũng là yếu tố rất dễ khiến quý khách mất điểm. Trong trường hợp không thể nghe rõ câu hỏi, hãy chủ động hỏi lại sau khi họ kết thúc câu hỏi. Hãy nhìn vào mắt người phỏng vấn, họ nhìn đi đâu cũng đừng nên quan tâm. Câu trả lời phải trung thực. Đôi khi chỉ cần một câu nói dối có thể khiến bạn vĩnh viễn không thể đến Mỹ.

Phải trả lời “KHÔNG” thật nhanh và dứt khoát nếu được hỏi có ý định ở lại hay được cho phép ở lại Mỹ. Nếu bạn phỏng vấn thành công, viên chức lãnh sự sẽ giữ lại passport và gửi hộ chiếu kèm visa mỹ đến địa chỉ bạn đăng ký trước đó.

Danh Sách Các Loại Visa Không Định Cư Mỹ

Đất nước Mỹ luôn chào đón bạn với biên giới an toàn và cánh cửa hải quan rộng mở. Hầu hết công dân Canada và công dân của nhiều quốc gia thuộc Chương trình Miễn Visa có thể đến Mỹ mà không cần visa (nếu họ đáp ứng được một số yêu cầu nhất định).

Nếu bạn không phải là công dân Mỹ hoặc cư dân thường trú hợp pháp của Mỹ vẫn có nhiều loại visa không định cư dành cho bạn để có thể nhập cảnh vào quốc gia Tây bán cầu này. Mục đích chuyến đi dự kiến và các thông tin khác sẽ quyết định loại visa bạn cần theo luật di trú Mỹ. Trước khi xin visa, bạn cần tìm hiểu, xác định loại visa mình cần và tìm hiểu các bước cần thiết để xin visa ở Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Hoa Kỳ.

Danh sách các loại visa không định cư:

Dịch vụ visa Vietnam Booking xin cung cấp cho bạn thông tin các loại visa không định cư ở bảng dưới. Bạn có thể tham khảo và xác định loại visa bạn cần:

Mục đích của chuyến đi và visa không định cư Loại visa

Vận động viên, nghệ sĩ, giới giải trí

P

Công dân Úc – chuyên gia

E-3

Thẻ Qua Biên giới : Mexico

BCC

Thủy thủ/phi hành đoàn (phục vụ ở nước ngoài trên tàu biển hoặc máy bay của Hoa Kỳ

D

Viên chức ngoại giao và quan chức chính phủ nước ngoài

A

Nhân viên hoặc tạp vụ nội bộ (phải đi cùng một nhân viên chính phủ nước ngoài)

B-1

Nhân viên của tổ chức quốc tế được định rõ, và NATO

G1-G5, NATO

Khách trao đổi – người giúp việc nước ngoài

J-1

Khách trao đổi – trẻ em (dưới 21 tuổi) hoặc vợ chồng của người có visa loại J-1

J-2

Khách trao đổi – giáo sư, học giả, giáo viên

J-1

Khách trao đổi – văn hóa quốc tế

J, Q

Nhân viên quân sự nước ngoài đóng quân ở Hoa Kỳ

A-2, NATO1-6

Công dân nước ngoài có khả năng đặc biệt về khoa học, nghệ thuật, giáo dục, kinh doanh hoặc thể thao

O-1

Chuyên gia của Hiệp định Thương mại Tự do (FTA): Chile

H-1B1

Chuyên gia của Hiệp định Thương mại Tự do (FTA): Singapore

H-1B1

Đại diện truyền thông (truyền thông, báo chí)

I

Nhân viên luân chuyển trong nội bộ công ty

L

Khách điều trị y tế cho

B-2

Nhân viên chuyên môn của NAFTA: Mexico, Canada

TN/TD

Điều dưỡng đi tới các khu vực thiếu chuyên gia chăm sóc sức khỏe

H-1C

Nhân viên hoạt động tôn giáo

R

Nghề nghiệp trong các lĩnh vực cần kiến thức chuyên môn cao

H-1B

Học sinh – học sinh học kiến thức và ngôn ngữ

F-1

Người phụ thuộc – người phụ thuộc của cá nhân có visa F-1

F-2

Người phụ thuộc – người phụ thuộc của cá nhân có visa M-1

M-2

Nhân viên tạm thời – nông nghiệp thời vụ

H-2A

Nhân viên tạm thời – không thuộc lĩnh vực nông nghiệp

H-2B

Học viên tham gia chương trình đào tạo hoặc huấn luyện

H-3

Nhà đầu tư theo hiệp ước

E-2

Doanh nhân theo hiệp ước

E-1

Nạn nhân của nạn buôn người

T-1

Xin cấp mới visa tại Hoa Kỳ – A, G, và NATO

A1-2, G1-4,NATO1-6

Các loại Visa không định cư phổ biến:

Visa Công tác/ Du lịch: Visa du lịch B-1/ B-2 dành cho những người đến Mỹ tạm thời để công tác (B-1) hoặc du lịch hoặc điều trị y tế (B-2).

Visa B-1 dành cho khách giải quyết các vấn đề công việc, tham dự hội nghị/ hội thảo khoa học, giáo dục, chuyên môn hoặc kinh doanh, dàn xếp tài sản hoặc đàm phán hợp đồng. Visa B-2 dành cho chuyến đi mang tính giải trí, bao gồm: đi du lịch, thăm bạn bè/ họ hàng, điều trị y tế và các hoạt động có đặc thù về tình hữu nghị, xã hội hoặc dịch vụ. Visa B-1 và B-2 thường được kết hợp và cấp dưới dạng một visa: B-1/ B-2.

Visa làm việc: Nếu bạn muốn làm việc tạm thời tại Mỹ với tư cách là người không định cư, theo luật di trú của Hoa Kỳ, bạn cần có visa cụ thể dựa theo loại công việc bạn sẽ làm.

Hầu hết các loại lao động ngắn hạn đều yêu cầu chủ lao động tương lai hoặc người đại diện phải nộp bảo lãnh, bảo lãnh này phải được Dịch vụ Công dân và Định cư Hoa Kỳ (USCIS) chấp thuận trước khi bạn có thể xin visa làm việc.

Tất cả đương đơn xin visa H, L, O, P và Q phải có bảo lãnh đã được chấp thuận bởi USCIS. Bảo lãnh, Mẫu đơn I-129 phải được chấp thuận trước khi bạn có thể xin visa làm việc tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Khi bảo lãnh của bạn đã được chấp thuận, chủ lao động hoặc người đại diện sẽ nhận được Thông báo Hành động, Mẫu đơn I-797, có tác dụng như thông báo chấp thuận cho bảo lãnh của bạn. Viên chức lãnh sự sẽ xác minh sự chấp thuận bảo lãnh của bạn thông qua Dịch vụ Quản lý Thông tin Bảo lãnh (PIMS) của Bộ Ngoại giao trong khi phỏng vấn.

Visa F-1 là loại visa học sinh phổ biến nhất. Nếu bạn muốn tham gia học tập tại Hoa Kỳ tại một trường đã được chấp thuận như trường cao đẳng/ đại học Hoa Kỳ, trường trung học tư thục hoặc chương trình ngôn ngữ tiếng Anh thì bạn cần có visa F-1. Bạn cũng sẽ cần visa F-1 nếu khóa học của bạn có thời lượng trên 18 giờ mỗi tuần.

Visa M-1: Nếu bạn dự định tham gia học nghề hoặc đào tạo phi học thuật tại một học viện của Hoa Kỳ thì bạn cần visa M-1.

Visa khách trao đổi: Visa loại J giúp tăng cường sự giao lưu về con người, kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh vực giáo dục, nghệ thuật và khoa học.

Đương đơn bao gồm học sinh thuộc các cấp học; học viên được đào tạo thực tế với các doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan; giáo viên các trường tiểu học, trung học và chuyên ngành; các giáo sư đến để giảng dạy hoặc nghiên cứu tại các học viện học tập cao hơn; các học giả nghiên cứu; học viên chuyên nghiệp trong các lĩnh vực y tế và liên kết; và khách quốc tế đến với mục đích du lịch, quan sát, tư vấn, nghiên cứu, đào tạo, chia sẻ, hoặc thể hiện kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn, hoặc tham gia vào các chương trình giao lưu con người có tổ chức.

Quá cảnh (visa loại C) – Công dân nước ngoài quá cảnh trực tiếp và liên tục qua Hoa Kỳ trên đường đến một điểm đến ở nước ngoài cần có visa quá cảnh hợp lệ.

Phi hành đoàn và thủy thủ (visa loại D) – Thành viên của phi hành đoàn và thủy thủ phục vụ trên tàu biển hoặc máy bay tại Hoa Kỳ cần có visa phi hành đoàn và thủy thủ. Các thành viên của phi hành đoàn và thủy thủ sẽ quá cảnh qua Hoa Kỳ hoặc vùng biển của Hoa Kỳ thường sử dụng visa quá cảnh/ phi hành đoàn và thủy thủ (C-1/D) kết hợp.

Visa loại R dành cho những cá nhân muốn đến Hoa Kỳ để làm việc tạm thời về lĩnh vực tôn giáo, như được định nghĩa trong Đạo luật Di trú và Nhập tịch (INA) §101(a)(15)(R).

Người đi kèm cá nhân hoặc nhân viên giúp việc đi cùng chủ lao động đến Hoa Kỳ có thể đủ điều kiện xin visa B-1. Nhân viên giúp việc này bao gồm: đầu bếp, quản gia, tài xế, người hầu phòng, người phục vụ, vú em, người hỗ trợ bà mẹ, người làm vườn và người đi cùng phải trả tiền.

Những người đi cùng/ đi theo chủ lao động có bằng cấp nước ngoài hoặc là cán bộ chính phủ có thể đủ điều kiện để xin visa A-3 hoặc G-5 (tùy thuộc vào tình trạng visa của chủ lao động)

Visa Báo chí và Truyền thông: Visa truyền thông (loại I) là visa không định cư dành cho người đại diện của bộ phận truyền thông nước ngoài tạm thời đến Hoa Kỳ để tham gia công việc.

Quy trình cung cấp visa truyền thông cho người đại diện truyền thông ở nước ngoài của một quốc gia cụ thể sẽ cân nhắc dựa trên việc chính phủ của đương đơn xin visa có cấp đặc quyền tương tự, hoặc tương hỗ cho người đại diện truyền thông/ báo chí từ Hoa Kỳ hay không.

(Theo website Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ)

Thông Tin Về Định Cư Mỹ Và Các Loại Visa Định Cư Và Không Định Cư Tại Mỹ

Theo thống kê của trung tâm nghiên cứu Pew, Mỹ là quốc gia dẫn đầu về số lượng người nhập cư. Vào năm 2017, số lượng người nhập cư Mỹ đạt kỷ lục, trên 44,4 triệu người. Kể từ năm 1965, khi luật nhập cư Hoa Kỳ thay thế một hệ thống hạn ngạch quốc gia , số người nhập cư sống ở Mỹ đã tăng hơn bốn lần. Người nhập cư ngày nay chiếm 13,6% dân số Hoa Kỳ, gần gấp ba lần (4,7%) vào năm 1970.

Hầu hết người nhập cư đang ở trong nước một cách hợp pháp, những người này chiếm khoảng 77% dân số Hoa Kỳ. Trong khi đó, gần một phần tư là người nhập cư trái phép.

Khoảng 27% người nhập cư là thường trú nhân và 5% là cư dân tạm thời vào năm 2017. 23% khác trong số tất cả những người nhập cư là người nhập cư trái phép. Từ năm 1990 đến 2007, dân số nhập cư trái phép tăng gấp ba lần: từ 3,5 triệu lên mức cao kỷ lục 12,2 triệu vào năm 2007. Có 10,5 triệu người nhập cư trái phép ở Mỹ vào năm 2017, chiếm 3,2% dân số cả nước.

Không phải tất cả thường trú nhân hợp pháp đều được mang quốc tịch Hoa Kỳ. Những người muốn trở thành công dân Mỹ cần phải nộp đơn xin nhập tịch và thi đỗ quốc tịch Mỹ với điều kiện bạn phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định.

Cư trú hợp pháp là việc một công dân nước ngoài được phép nhập cảnh sinh sống tại Mỹ bằng việc kiểm tra và được cho phép bởi Chính phủ Mỹ thông qua visa định cư.

Visa định cư Mỹ là thị thực cho phép công dân nước ngoài nhập cư vào Mỹ để sống và làm việc mà không chịu bất kỳ hạn chế nào về thời gian cũng như mục đích. Người nhập cư sẽ trở thành Thường trú nhân Mỹ và được cấp thẻ xanh nếu có thể chứng minh rằng họ đáp ứng được các tiêu chú của các loại visa định cư theo quy định của Chính phủ Mỹ.

Mỹ là một siêu cường quốc thế giới

Mỹ là đất nước hùng mạnh với nền kinh tế phát triển, năng động bậc nhất. Nơi đây còn đào tạo ra nhiều nhân tài với hệ thống các trường đại học được xếp loại hàng đầu thế giới. Trong danh sách 100 trường thì nước Mỹ chiếm 46 trường. Nhờ đội ngũ những người nhà kinh tế tài ba nhất, những nhà khoa học xuất chúng nhất, những nghệ sĩ xuất sắc nhất… tất cả hội tụ về đây đã tạo nên một nước Mỹ phát triển mạnh mẽ.

Mỹ là đắt nước có nền văn minh dân chủ

Mỹ là một quốc gia mà công dân được tự do ngôn luận, tiếng nói của người dân rất được coi trọng. Người Mỹ cũng rất có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, chấp hành pháp luật, sẵn sàng lên án những hành vi sai trái, vi phạm đạo đức xã hội. Họ cũng đề cao cái tôi cá nhân, tôn trọng quyền tự do cá nhân của mỗi người. Bảo vệ quyền lợi cho công dân, đặc biệt là người già và trẻ em.

Mỹ là nơi điểm đầu những xu hướng phát triển

Các ông lớn công nghệ đều chọn Mỹ làm nơi đặt trụ sở. Điển hình là Microsoft, Google và Apple. Ngoài ra, Mỹ được xem là trung tâm kinh tế, văn hóa, thời trang, du lịch. Mặt khác, tại nước Mỹ môi trường sống rất tốt: không khí trong lành, đảm bảo an ninh nhất, không phải lo lắng về các vấn đề y tế, giáo dục… Những điều mà nếu có tiền chưa chắc đã mua được ở nhiều nước.

Các loại visa định cư Mỹ (Immigrant Visa)

Diện bảo lãnh định cư Mỹ dành cho các thành viên trực hệ:

R1/CR1: Vợ/chồng của công dân Mỹ. Đương đơn phải là người đã kết hôn hợp pháp với công dân Mỹ. Hồ sơ bảo lãnh chỉ được mở xét duyệt sau khi có giấy đăng ký kết hôn và người bảo lãnh (tức vợ/chồng có quốc tịch Mỹ) đủ 18 tuổi trở lên và đang cư trú tại Mỹ.

IR2/CR2: Con đẻ của vợ/chồng công dân Mỹ, con còn độc thân, dưới 21 tuổi. Đối với trường hợp con riêng của vợ/chồng công dân Mỹ, người con riêng sẽ đủ điều kiện xin định cư nếu mối quan hệ vợ/chồng của công dân Mỹ được chính thức thiết lập trước khi người con 18 tuổi.

IR3: Con nuôi của công dân Mỹ (được nhận nuôi ở nước khác)

IR4:Con nuôi của công dân Mỹ (được nhận nuôi ở Mỹ)

IR5:Cha/mẹ đẻ hoặc cha/mẹ kế của công dân Mỹ. Trường hợp này, công dân Mỹ thực hiện bảo lãnh phải đủ 21 tuổi trở lên. Và cuộc hôn nhân của cha/mẹ kế với cha/mẹ đẻ người bảo lãnh phải được thiết lập chính thức trước khi họ đủ 18 tuổi. Nếu người bảo lãnh đã xin được làm con nuôi hợp pháp, họ có thể sẽ không bảo lãnh được cho cha/mẹ đẻ của mình.

K1: Vợ/chồng sắp cưới của công dân Mỹ. Tình trạng hôn nhân của cả hai người phải hợp pháp để kết hôn, họ phải gặp gỡ trực tiếp trong vòng 2 năm vừa qua và sau khi người được bảo lãnh đến Mỹ với thị thực K1, hai người phải kết hôn trong vòng 90 ngày.

K3: Vợ/chồng và con riêng của vợ/ch

Diện bảo lãnh định cư Mỹ dành cho thành viên gia đình

F1: Con chưa kết hôn của công dân Mỹ và trên 21 tuổi

F2A: Vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của Thường Trú Nhân (người được phép định cư tại Mỹ nhưng chưa được nhập quốc tịch Mỹ)

V: Đối tượng thuộc diện F2A đến Mỹ để chờ giải quyết hồ sơ. Khi đó, hồ sơ của đương đơn phải đáp ứng các điều kiện sau của Lãnh Sự Quán Mỹ:

Hồ sơ bảo lãnh định cư (mẫu I-130) được mở trước hoặc vào ngày 21/12/2000

Hồ sơ bảo lãnh đã được mở 3 năm trở lên

Hồ sơ bảo lãnh chưa được chuyển đến Đại sứ/Lãnh sự quán Mỹ

Hồ sơ chưa đến lượt giải quyết;

Đương đơn chưa được phỏng vấn hay chưa được xếp lịch phỏng vấn xin visa định cư

Đương đơn hội đủ điều kiện để xin visa định cư.

F2B: Con độc thân của Thường Trú Nhân

F3: Con đã có gia đình của công dân Mỹ

F4: Anh/chị/em của công dân Mỹ

Các chương trình ưu tiên diện việc làm

E1/ EB1: Nhân viên thuộc diện ưu tiên. Họ là những người có khả năng đặc biệt, nhà nghiên cứu/ giáo sư xuất sắc hoặc những nhà quản lý được thuyên chuyển công tác trong các tập đoàn đa quốc gia.

EB-1A: Người có Kỹ năng đặc biệt trong khoa học nghệ thuật, giáo dục, thương mại hoặc thể thao. Phải có giấy tờ chứng minh tài năng/thành tự bởi nước sở tại hoặc quốc tế.

EB-1B: Giáo sư và nhà nghiên cứu nổi bật với ít nhát 3 năm kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc nghiên cứu và được công nhân quốc tế.

EB-1C: Quản lý hoặc giám đốc đièu hành Đa quốc gia đã làm việc ít nhất 3 năm ttrước đó bới các liên kết ở nước ngoài, công ty mẹ, công ty con, hoặc chi nhánh của người sử dụng lao động Mỹ.

E2/ EB2: Chuyên viên có bằng cấp cao được mời làm việc ở Mỹ. Với loại visa này, ứng cử viên phải có lý lẽ, bằng chứng thuyết phục cho thấy sự di dân sang Mỹ của họ để làm việc sẽ có lợi cho nền kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của nước Mỹ.

E3/ EB3: Những lao động lành nghề. Tất cả các ứng viên nộp hồ sơ visa theo diện này phải có Chứng chỉ Lao động của Bộ Lao động Mỹ.

EB5: Các nhà đầu tư. Theo diện này, các đương đơn phải đầu tư vào một doanh nghiệp Mỹ trong đó có ít nhất 10 lao động toàn thời gian với số vốn đầu tư là $900.000 trở lên.

Các loại visa không định cư Mỹ (Non – Immigrant Visa)

B-1 (Temporary Business Vistor): dành cho người đến Mỹ để dự hội thảo, tìm hiểu thị trường, gặp gỡ đối tác, ký kết giao thương đối với công ty có trụ sở tại Mỹ.

B-2 (Temporary Visitor For Pleasure): dành cho những người muốn đến thăm bạn bè, họ hàng thân thuộc.

E-1 và E-2: được cấp cho nhà đầu tư thương mại với Mỹ, những công dân thuộc các nước đã ký hiệp ước thương mại với Mỹ như Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật, Nga…

F-1: isa được cấp cho du học sinh.

H (Temporary Worker): cấp cho người được thuê làm việc hoặc học việc tại các nông trại; đồng thời, visa này cũng sẽ cấp cho người đi kèm như vợ/chồng và con cái.

K-1 (Fiancée): cấp cho người đã đính hôn (hứa hôn) với công dân Mỹ.

R-1 (Religious Worker): dành cho những nam nữ tu sĩ hay các chuyên viên làm việc cho các tổ chức tôn giáo như nhà thờ, nhà chùa, các trường hoặc học viện tôn giáo, các cơ quan truyền giáo hoặc cho các tổ chức tôn giáo phi lợi nhuận.

Một bộ hồ sơ định cư Mỹ đầy dủ bao gồm những loại giấy tờ sau:

Thư mời phỏng vấn

Đơn DS-260 hoặc DS-160 (với diện K) đã hoàn tất

Ảnh chụp: 2 ảnh theo đúng tiêu chuẩn 5x5cm, sau mỗi ảnh có ghi tên, ngày tháng năm sinh của đương đơn

Chứng minh nhân dân

Hộ chiếu gốc

Hộ khẩu

Giấy khai sinh, giấy cho nhận con nuôi hợp pháp

Giấy xác nhận tình trạng kết hôn (Giấy đăng ký kết hôn, Giấy ly hôn, Giấy chứng tử của vợ/chồng)

Phiếu lý lịch tư pháp số 2: được cấp trong vòng 1 năm

Lý lịch tư pháp nước ngoài: được cấp bởi tất cả các quốc gia mà đương đơn đã cư trú ít nhất 1 năm từ khi đủ 16 tuổi.

Hồ sơ tiền án/ tiền sự

Hồ sơ quân đội

Kết quả khám sức khỏe còn nguyên niêm phong

Bằng chứng về mối quan hệ:

Diện hôn phu/ hôn thê: các hình ảnh, thư từ, hóa đơn điện thoại, email, v.v. chứng minh về mối quan hệ theo 2 giai đoạn trước và sau khi đính hôn.

Diện bảo lãnh vợ/chồng: các hình ảnh, thư từ, hóa đơn điện thoại, email, v.v. chứng minh về mối quan hệ theo 2 giai đoạn trước và sau khi kết hôn.

Diện bảo lãnh làm việc: Giấy xác nhận vị trí đương đơn chuẩn bị đảm nhiệm còn hiệu lực và được cung cấp bởi chủ doanh nghiệp tại Mỹ của đương đơn.

Diện bảo lãnh khác: sổ hộ khẩu cũ, học bạ cũ, hình ảnh, giấy chứng sinh, v.v.

Tất cả các giấy tờ trên nếu không phải là tiếng Anh mà là tiếng Việt hoặc các loại tiếng khác thì phải dịch sang tiếng Anh và có công chứng. Mỗi giấy tờ cần có cả bản gốc và bản sao, được sắp xếp theo đúng thứ tự.

Nắm rõ điều kiện của từng loại visa định cư và yêu cầu tương ứng

Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và đúng quy cách theo quy định

Cập nhật ngay cho Lãnh Sự Quán nếu có bất kỳ thay đổi gì về thông tin cá nhân trong thời gian xin visa

Chứng minh khả năng tài chính của mình đủ để sinh sống tại Mỹ và kèm theo giấy tờ xác minh nguồn gốc của nguồn tài chính

Có thái độ tự tin, thoải mái và trả lời ngắn gọn, đầy đủ thông tin theo yêu cầu câu hỏi của lãnh sự viên. Bạn cần cam kết đảm bảo mọi thông tin bạn đưa ra là đúng sự thật. Ngoài ra trong buổi phỏng vấn, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của thông dịch viên nếu không tự tin với trình độ ngoại ngữ của mình để tránh hiểu nhầm hoặc lúng túng.

Nắm rõ các mốc thời gian quan trọng trong quá trình xin visa định cư Mỹ. Việc bạn biết mỗi bước có thời hạn bao lâu sẽ giúp bản thân chủ động thực hiện và theo dõi kết quả.

Hãy lưu ý những trường hợp sau đây để không bị liệt vào danh sách đen của Hoa Kỳ:

Những người đang xin nhập cảnh Mỹ, nhưng không theo thủ tục di trú, hoặc không hợp lệ.

Thường trú nhân ở ngoài Mỹ quá 6 tháng.

Người đã nộp đơn Adjustment of Status để thay đổi tình trạng di trú sang diện thường trú. Trong thời gian chờ đợi ngày để được Sở Di Trú phỏng vấn, hoặc đã đi phỏng vấn nhưng đang chờ đợi hồ sơ được chấp thuận, lại rời Mỹ mà không xin giấy phép trước. Vì những người này đã không xin giấy phép trước để trở về Mỹ, nên khi trở lại Mỹ, sẽ bị trục xuất tại Port of Entry (tức là cửa khẩu nhập cảnh). Hồ sơ Adjustment of Status coi như bị hủy bỏ. Người đó phải trở về quốc gia của mình, không được ở lại Mỹ. Nếu muốn trở lại Mỹ thì phải làm đơn bảo lãnh lại từ đầu.

Khi thường trú nhân phạm pháp và bị buộc tội được xem là “Crimes of Moral Turpitude” tức là những án có tính cách suy đồi đạo đức, rời Mỹ, khi trở lại sẽ bị cho là người đang xin nhập cảnh. Những án được xem là có tính cách suy đồi đạo đức là:

Mang một vũ khí được giấu với chủ ý để sử dụng;

Bạo hành trẻ em hoặc người phối ngẫu

Hành vi gây rối

Bắt cóc

Tội giết người và tội ngộ sát

Ăn cướp

Ăn cắp Biển thủ

Những tội về ma túy

Tội mại dâm

Giả mạo giấy tờ hoặc chữ ký

Gian lận

Những tội rửa tiền.