Phỏng vấn là khâu cuối cùng trong quy trình chuẩn bị du học Mỹ nhưng lại giữ vai trò quyết định. Tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều HSSV chưa thể hình dung về quy trình cần thực hiện. Nhân đây, du học INEC xin review một buổi phỏng vấn du học Mỹ thông thường tại Lãnh sự quán TP. Hồ Chí Minh để các bạn được rõ.
Nói đến phỏng vấn visa du học Mỹ, vẫn có nhiều HSSV chưa thể hình dung về quy trình cần thực hiện. Nhân đây, du học INEC xin review một buổi phỏng vấn thông thường tại Lãnh sự quán (LSQ) TP. Hồ Chí Minh để các bạn được rõ.
Thông thường, LSQ Mỹ sẽ chia ra nhiều suất phỏng vấn vào những khung giờ hành chính trong ngày bắt đầu từ 7h30 sáng. Để tránh tâm lý vội vã, bạn nên đến trước khoảng 15-20 phút. Nếu đi xe riêng, bạn có thể gửi ở bãi xe nằm đối diện tòa nhà LSQ. Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều người cùng đợi vào cổng để phỏng vấn như bạn. Họ thường đến từ rất sớm và ngồi ở quán cà phê cóc ngay gần đó. Nếu muốn, bạn cũng có thể đến gọi nước và ngồi cùng họ.
Gần đến giờ phỏng vấn, trước cửa LSQ sẽ xuất hiện nhiều dòng người xếp hàng đợi sẵn. Cổng lớn sẽ mở vào đúng 7h30 cho từng tốp 20 người lần lượt bước vào. Bạn hãy làm như họ, xếp hàng và chờ đợi đến tốp của mình!
Bước 3: Lấy số thứ tự và dấu vân tay
Sau vòng check security, các đương đơn sẽ được tiến sâu hơn vào bên trong và xếp lại thành hàng để lấy số thứ tự. Tiếp đến, mỗi người sẽ mang số thứ tự của mình qua cửa số 7 để lấy dấu vân tay. Khu vực lấy dấu vân tay thường nằm sâu bên trong, đương đơn sẽ được nhân viên LSQ chỉ dẫn cách di chuyển đến đó. Đến nơi, bạn không vào lấy vân tay ngay mà phải đợi đến khi số thứ tự của mình hiện lên cái bảng điện tử và đọc trên loa báo cùng lúc. Việc lấy dấu vân tay cũng có quy trình, đương đơn làm theo hướng dẫn để lấy dấu của cả 2 bàn tay.
*Những lưu ý khi đương đơn vào phỏng vấn:
Số thứ tự được gọi vào phỏng vấn được đọc không theo một trật tự nào cả. LSQ có thể gọi số lớn trước số nhỏ sau.
Có tổng cộng tất cả 5 cửa phỏng vấn được đánh số từ 2 – 6. Tuy nhiên, HSSV phỏng vấn du học Mỹ thường chỉ phải qua khoảng 3 cửa trong số này mà thôi.
Các cửa được bố trí sát nhau và giữa chúng được ngăn cách bởi những bức tường so le. Trước mỗi cửa vẽ sẵn có 1 vạch màu vàng để đánh dấu vị trí đứng của đương đơn. Khi được gọi đến số thứ tự của mình, bạn đi lên đứng sau vạch màu vàng và đợi phỏng vấn viên bước ra.
Bên trong mỗi cửa có 2 nhân viên LSQ, bao gồm một cán bộ phỏng vấn và 1 phiên dịch viên. Trong quá trình đối thoại, họ sẽ ngồi, còn bạn đứng. Đừng lo về việc mình phải đứng quá lâu vì thời gian trung bình của 1 cuộc phỏng vấn chỉ kéo dài trong khoảng 3-5 phút.
Cuộc trao đổi giữa bạn và phỏng vấn viên sẽ diễn ra ở 2 bên của một tấm kính dày. Phía dưới tấm kính này có thiết kế một cái khay nhỏ để nhận hồ sơ vào. Đại diện LSQ sẽ đọc câu hỏi qua loa, còn về bạn phải cố gắng trả lời to và rõ nhất có thể.
Nếu không nghe rõ, bạn có thể nhờ phỏng vấn viên nhắc lại hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của thông dịch viên.
Ban sẽ học ở đâu khi qua Mỹ? Với câu này, bạn cần cung cấp tên thành phố và bang mà mình sẽ theo học.
Bạn dự định học trường nào và lý do? Bạn cung cấp rõ tên trường, kèm theo đó là những lý do gần gũi với mình, có thể tham khảo từ các ưu thế độc quyền của trường.
Bạn chọn học ngành gì và lý do? Bạn cung cấp rõ tên ngành học, kèm theo đó là những lý do cho LSQ nhận thấy được bạn phù hợp với ngành đã chọn.
Bạn đang học trường nào tại Việt Nam? Bạn chỉ cần cung cấp thông tin chính xác.
Ba mẹ bạn làm nghề gì? Bạn chỉ cần cung cấp thông tin chính xác.
Đề nghị cho xem học bạ, bảng điểm đại học và sổ tiết kiệm. Khi xem học bạ và hồ sơ tài chính, họ sẽ lật ra và hỏi ngẫu nhiên về một chi tiết có trong đó. Thường gặp nhất là hỏi môn này điểm trung bình của bạn là bao nhiêu, ai là người dạy. Đôi khi viên chức còn hỏi thêm về giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng của bạn…
Bạn dự định qua Mỹ học bao lâu? Câu trả lời nên dựa theo thời lượng khóa học.
Bạn chắc chắn bao nhiêu phần trăm sẽ đậu visa trong ngày hôm nay? Hãy tự tin đưa ra câu trả lời là 100% nếu được hỏi câu này.
Vừa rồi là những mô tả về một buổi phỏng vấn du học Mỹ thông thường tại LSQ TP. Hồ Chí Minh. Nếu đã hình dung được phần nào những gì mình sắp đối mặt, bạn hãy cố gắng ổn định tâm lý và đừng quên chuẩn bị thật tốt. Được như vậy, bạn sẽ không còn phải căng thẳng hay bất ngờ với bất kỳ câu hỏi, tình huống nào xảy ra trong buổi phỏng vấn của mình.