Mã ngành: 7580201
Thời gian đào tạo: 4,5 nămVăn bằng: Kỹ sư Xây dựng dân dụng và công nghiệpTổ hợp môn:
Ta có thể hình dung đơn giản ngành Kỹ thuật Xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, lập kế hoạch khảo sát xây dựng, tổ chức giám sát, thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp phục vụ đời sống con người như: nhà cao tầng, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, trung tâm thương mại,…
Theo học ngành này, sinh viên còn được rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết trong công việc như: kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, phân tích tổng hợp và giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, bổ sung kiến thức ngoại ngữ, nâng cao tin học về sử dụng phần mềm ứng dụng lĩnh vực xây dựng…
Tố chất phù hợp để học ngành Kỹ thuật Xây dựng?
Để theo đuổi và thành công trong việc học ngành Kỹ thuật Xây dựng, bạn cần xem xét một vài những tố chất sau:
Có khả năng tính toán: vì điều này cho phép bạn nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, nhờ đó dễ dàng lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra các thiết kế một cách chuẩn xác.
Sẽ là một lợi thế nếu bạn nhanh nhạy, năng động và có tư duy logic tốt.
Thích tìm tòi, học hỏi, đam mê kỹ thuật, thích làm việc trong lĩnh vực xây dựng.
Am hiểu về kiến thức lịch sử và địa lý, có vốn văn hóa sâu rộng: Điều này sẽ giúp bạn thiết kế và xây dựng nên những công trình không phù hợp với văn hóa và tập tục của từng vùng miền.
Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao.
Học ngành Kỹ thuật Xây dựng ở đâu?
Việc lựa chọn trường đại học đào tạo uy tín ngành Kỹ thuật Xây dựng là một bước đệm vững chắc đầu tiên cho con đường sự nghiệp của bạn.
Một vài trường đại học có danh tiếng trong việc đào tạo Ngành Kỹ thuật Xây dựng, có thể kể đến các trường như: Đại học Bách khoa – ĐHQG chúng tôi Đại học Sư phạm Kỹ thuật chúng tôi Đại học Giao thông vận tải chúng tôi Trường Đại học Văn Lang,…
Điểm nổi bật của ngành Kỹ thuật Xây dựng tại Trường Đại học Văn Lang là gì?
Điểm khác biệt Văn Lang tạo ra cho SV ngành Xây dựng là hiểu biết về kiến trúc; nó khiến cho ngành học kỹ thuật chính xác này “mềm” đi, SV tốt nghiệp có thể theo đuổi công việc kỹ sư thiết kế một cách thuận lợi.
“Timeline” của Sinh viên khoa Xây dựng Văn Lang: 3 học kỳ đầu dành cho các môn đại cương; 5 học kỳ tiếp theo là các môn chuyên ngành; học kỳ cuối cùng dành trọn vẹn cho việc thực hiện, hoàn thành đồ án tốt nghiệp và bảo vệ trước Hội đồng chấm đồ án tốt nghiệp.
Sinh viên được trang bị kỹ năng phân tích và xây dựng các mô hình, các yêu cầu và giới hạn mục tiêu thiết kế ứng dụng, thông qua các phần mềm mô phỏng, mô hình hóa… Sinh viên giải quyết vấn đề thông qua việc sử dụng các phần mềm: thiết kế, kế toán, dự toán, quản lý dự án… ở các bài tập lớn, đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp.
Chương trình học ngành Kỹ thuật Xây dựng đào tạo những gì?
Ngoài kiến thức cơ bản, sinh viên được trang bị các môn cơ sở ngành và các kiến thức chuyên ngành như: Sức bền vật liệu, Vật liệu xây dựng, Vẽ kỹ thuật, Bê tông cốt thép, Kết cấu thép, Nền móng, Kỹ thuật tổ chức thi công, Kinh tế xây dựng và Quản lý dự án…;
Kiến thức liên ngành: Bảo vệ môi trường, Pháp luật, An toàn lao động;
Thực hành: Sinh viên Xây dựng tiến hành làm thí nghiệm về Vật liệu, Cấu kiện bê tông cốt thép, Cơ học đất, cùng với việc tham quan thực tập ở các công trường và các cơ quan tư vấn thiết kế;
Làm các Bài tập lớn, Đồ án các môn học, Đồ án tốt nghiệp, Nghiên cứu khoa học.
Hoạt động của Sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng tại Văn Lang?
Sinh viên Xây dựng Trường Đại học Văn Lang thường xuyên tham gia các cuộc thi giao lưu chuyên ngành với sinh viên trường bạn và ghi dấu ấn đẹp. Năm 2019, Khoa Xây dựng đã lần đầu tiên tổ chức thành công Chương trình Chào đón Tân sinh viên K25. Đồng thời cũng là năm đầu tiên Khoa Xây dựng tổ chức chương trình truyền thống Flash First. Đêm nhạc được tổ chức thành công với nhiều cảm xúc thăng hoa xen lẫn niềm tự hào của các thế hệ sinh viên Xây dựng Văn Lang.
Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Kỹ thuật Xây dựng?
Ngành Kỹ thuật xây dựng được đào tạo kiến thức tổng hợp về xây dựng cơ bản (80%) và kiến thức công nghệ thông tin chuyên ngành (20%), do đó Kỹ sư ngành này có khả năng làm việc trong bất kì lĩnh vực xây dựng nào (công trình thủy, dân dụng, cầu đường, quản lý dự án).
Công việc của nghề Xây dựng có thể chia thành ba nhóm: Ngoài công trường, trong công xưởng và trong văn phòng.
Các vị trí làm việc ngoài công trường – nơi triển khai thi công sản phẩm xây dựng bao gồm: Kỹ sư thi công, thợ đào – đắp đất, đóng – ép cọc, trộn bêtông cốt thép, ván khuôn, hồ nề, mộc, chống thấm, sơn, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt và thiết bị vệ sinh, lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt; kỹ sư giám sát thi công; chỉ huy trưởng công trường…
Trong công xưởng: Kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng, chuyên viên phát triển sản phẩm…
Trong văn phòng: Chuyên viên hoặc nhân viên quản lý ở phòng kế hoạch, dự án, phòng quản lý chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng hoặc có thể thực hiện các công việc tư vấn xây dựng ở các kiểm toán xây dựng…
Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Kỹ sư Kỹ thuật Xây dựng?
Trung bình mỗi năm Việt Nam dành từ 30-40% GDP cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phát triển các khu công nghiệp, ngành nghề, đô thị hóa và các công trình văn hóa, giáo dục, dịch vụ…Tại báo cáo đánh giá về thực trạng chất lượng nhân lực ngành xây dựng của Tổng Hội Xây dựng cho thấy, cả nước có khoảng gần 78.000 doanh nghiệp hoạt trong ngành xây với khoảng 4 triệu lao động. Vì vậy hoạt động xây dựng phát triển với tốc độ cao đòi hỏi nguồn nhân lực rất lớn.
Tầm nhìn công nghiệp Việt Nam đến 2020 được xây dựng với GDP lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng tối thiểu gấp 5 lần so với năm 2000, tỉ trọng trong tổng GDP của cả nước đạt trên 45%, điều này kéo theo sự tăng mạnh nhu cầu nhân lực của ngành.
Để tra cứu về chương trình học tập, khối lượng kiến thức của khóa học mà bạn cần tích lũy và tra cứu các thông tin về học phần bạn có thể tham khảo .
Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Kỹ thuật Xây dựng tại Văn Lang?
Ngành Kỹ thuật Xây dựng là ngành khát nhân lực cả về “lượng” và “chất”, là ngành trọng điểm của Văn Lang trong thời gian sắp đến. Tham khảo điểm 2019 và điểm 2020:
Xét theo điểm thi THPT quốc gia: 15.00 điểm (năm 2019), 16.00 điểm (năm 2020)
Điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết quả học tập THPT (học bạ): 18.00 điểm (năm 2019), 18.00 điểm (năm 2020)