Top 10 # Tuyển Sinh Kiến Trúc Hà Nội Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Phusongyeuthuong.org

Thông Tin Tuyển Sinh Đh Kiến Trúc Hà Nội

Thông tin tuyển sinh trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội 2017 như sau:

– Thí sinh dự thi các khối A00,A01,B00 vẫn xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia với các tổ hợp A00, A01, B00. – Thí sinh dự thi khối V vẫn thi theo sự sắp xếp và tổ chức của nhà trường. – Thí sinh dự thi khối H năm nay có thể dự thi theo 2 hình thức:+ Nộp hồ sơ và thi trực tiếp tại trường+ Nộp hồ sơ thi tại trường ĐH Mỹ Thuật Công Nghiệp và lấy kết quả xét sang trường ĐH Kiến Trúc. – Môn văn ( khối H ) vẫn theo 2 hình thức: xét điểm trung bình 3 năm cấp 3 hoặc lấy điểm trong kì thi chung quốc gia.

Chi tiết cụ thể như sau:

THÔNG BÁO SỐ 1

Về việc tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2017

Căn cứ các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường, căn cứ nhu cầu đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội thông báo tuyển sinh đại họchệ chính quy năm 2017 như sau:

1.1. Đối tượng tuyển sinh

a) Đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học.

Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hóa học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: Hiệu trưởng Nhà trườngxem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khỏe.

d) Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, có tổng điểm 3 môn thi (chưa nhân hệ số) thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

đ) Thí sinh xét tuyển vào các ngành Kiến trúc, Quy hoạch vùng và đô thị, Kiến trúc cảnh quan, Chương trình tiên tiến ngành Kiến trúc (tổ hợp V00) phải tham dự kỳ thi năng khiếu do Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức.

e) Thí sinh xét tuyển vào các ngành Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế nội thất, Thiết kế thời trang, Điêu khắc(tổ hợp H00)phải tham dự kỳ thi năng khiếu do Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức; hoặc có điểm thi môn năng khiếu năm 2017 do Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp tổ chức.

1.2. Phạm vi tuyển sinh

– Tuyển sinh trong cả nước.

PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH, THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ DỰ THI, ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

2.1. Phương thức tuyển sinh

– Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia với các tổ hợp A00, A01, B00.

– Kết hợp xét tuyển kết quả các môn thi văn hóa trong kỳ thi THPT quốc gia và môn thi năng khiếu đối với các tổ hợp V00, H00.

2.2. Thủ tục và hồ sơ đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển

a) Đăng ký xét tuyển vào các ngành năng khiếu:

Thí sinh đăng ký xét tuyển vào tổ hợp V00, H00 của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phải khai và gửi hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) cùng với lệ phí ĐKDT các môn thi năng khiếu cho Trường.

Thí sinh ĐKXT vào tổ hợp H00 có thể ĐKDT môn năng khiếu năm 2017 tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam hoặc Đại học Mỹ thuật công nghiệp và nộp Giấy chứng nhận kết quả thi (bản chính) cho Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

– Ba ảnh chụp theo kiểu chứng minh thư cỡ 4x6cm có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh (quận/huyện, tỉnh/thành phố) của thí sinh ở mặt sau (một ảnh dán trên Phiếu số 1, hai ảnh nộp cho Trường);

– Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận nếu là đối tượng ưu tiên;

– Hai phong bì ghi rõ địa chỉ liên lạc để Nhà trường gửi Giấy báo dự thi. Địa chỉ liên lạc thí sinh ghi rõ: Họ tên người nhận, thôn/xóm/số nhà/ngõ…; xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố; Số điện thoại liên lạc;

– Bản phô tô Giấy nộp tiền lệ phí nếu thí sinh nộp hồ sơ qua đường bưu điện;

Nếu thí sinh đăng ký dự thi cả hai khối V00 và H00 thì phải nộp hai bộ hồ sơ đầy đủ các nội dung như trên.

* Thủ tục nộp hồ sơ ĐKDT và lệ phí ĐKDT:

Thí sinh có thể lựa chọn hình các hình thức nộp hồ sơ ĐKDT và lệ phí ĐKDT như sau:

– Nộp trực tiếp hồ sơ ĐKDT và lệ phí ĐKDT tại Phòng Đào tạo – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội theo địa chỉ:

Phòng Đào tạo, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (phòng U114, tầng 1 nhà U).

Địa chỉ: Km10, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội;

– Nộp hồ sơ ĐKDT qua đường bưu điện và nộp lệ phí ĐKDT qua ngân hàng, thực hiện như sau:

+ Nộp lệ phí vào tài khoản của Trường Đại học Kiến trúc theo số tài khoản:

4501.000.1111118 tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây (BIDV Hà Tây).

Nội dung ghi rõ: Nộp lệ phí dự thi môn năng khiếu của thí sinh:… (ghi rõ họ tên, số CMND, ngày sinh của thí sinh);

+ Gửi bản phô tô Giấy nộp lệ phí của ngân hàngkèm theo hồ sơ ĐKDT môn thi năng khiếu về Phòng Đào tạo – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội;

+ Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT qua đường bưu điện chỉ được coi là hoàn tất thủ tục nộp hồ sơ khi thí sinh nhận được phiếu ĐKDT số 2 có xác nhận của Phòng Đào tạo – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

* Lệ phí ĐKDT:

– Thí sinh ĐKDT khối V00:

+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường: 360.000đ/thí sinh. Trong đó, lệ phí ĐKDT là 335.000đ, phí chuyển phát nhanh Giấy báo dự thi, vật dụng là 25.000đ;

+ Nộp hồ sơ qua đường bưu điện: 375.000đ/thí sinh. Trong đó, lệ phí ĐKDT là 335.000đ, phí chuyển phát nhanh Phiếu số 2, Giấy báo dự thi, vật dụng là 40.000đ.

– Thí sinh ĐKDT khối H00:

+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường: 400.000đ/thí sinh. Trong đó, lệ phí ĐKDT là 355.000đ, phí chuyển phát nhanh Giấy báo dự thi và phí phục vụ giá vé, nước pha màu là 45.000đ;

+ Nộp hồ sơ qua đường bưu điện: 415.000đ/thí sinh. Trong đó, lệ phí ĐKDT là 355.000đ, phí chuyển phát nhanh Phiếu số 2, Giấy báo dự thi và phí phục vụ giá vé, nước pha màu là 60.000đ.

b) Đăng ký xét tuyển (vào tất cả các ngành)

– Thủ tục ĐKXT đối với thí sinh: Thực hiệntheo Quy chế tuyển sinh đại học hiện hànhcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội chỉ xét tuyển vào các ngành năng khiếu đối với các thí sinh ĐKXT vào tổ hợp V00, H00 đã tham gia dự thi năng khiếu năm 2017 do Nhà trường tổ chức; hoặc thí sinh ĐKXT vào tổ hợp H00 có điểm thi môn năng khiếu năm 2017 do Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp tổ chức.

2.3. Các quy định về xét tuyển

a)Thí sinh có đủ các điều kiện quy định tại Mục 1.1 và đáp ứng yêu cầu của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nộicó quyền ĐKXT.

b)Thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Trong xét tuyển đợt 1, đối với từng trường, ngành, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký trừ quy định tại điểm c Mục2.3. Đối với mỗi thí sinh, nếu ĐKXT vào nhiều trường/ngành thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng; thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

c)Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và được làm tròn đến 0,25 (trừ Môn Vẽ Mỹ thuật được tính với thang điểm 20 sau khi đã nhân hệ số); cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực. Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì ưu tiên các thí sinh có điểm năng khiếu cao hơn đối với các tổ hợp V00, H00; có điểm toán cao hơn đối với các tổ hợp còn lại; nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.

d)Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời hạn quy định. Quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và trường được xét tuyển thí sinh khác trong đợt xét tuyển bổ sung.

CHỈ TIÊU TUYỂN SINH

3.1. Chỉ tiêu được xác định theo ngành/nhóm ngành và theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo.

3.2. Thí sinh đăng ký nguyện vọng theo nhóm ngành. Mỗi nhóm ngành gồm một hoặc nhiều ngành và được xác định bởi mã nhóm ngành. Đối với một nhóm ngành, các tổ hợp xét tuyển được xét bình đẳng khi xác định điểm trúng tuyển. Do đó, thí sinh chỉ đăng ký một tổ hợp môn xét tuyển có kết quả thi cao nhất.

3.3. Ngay sau khi thí sinh xác nhận nhập học, HĐTS sẽ tổ chức phân ngành học cho các thí sinh trúng tuyển vào nhóm ngành có 2 ngành trở lên trên cơ sở: điểm xét tuyển của thí sinh; nguyện vọng ngành của thí sinh; chỉ tiêu đào tạo ngành hoặc do HĐTS Trường quy định.

3.4. Tổ hợp xét tuyển, chỉ tiêu tuyển sinh các ngành cụ thể như sau:

( *) Tổng chỉ tiêu tuyển sinh2.180 chưa bao gồm đối tượng Cử tuyển 50 chỉ tiêu.

– Với các ngành năng khiếu (các nhóm ngành 1, 2, 3 và 4), Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội sử dụng hình thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển để tuyển sinh. Trong đó, Trường kết hợp thi tuyển bằng các môn thi năng khiếu (Vẽ mỹ thuật, Hình họa mỹ thuật, Bố cục trang trí màu) với việc sử dụng kết quả điểm thi một số môn (Toán, Vật lý và Ngữ văn) của thí sinh trong Kỳ thi THPT quốc gia.

– Với các ngành kỹ thuật, kinh tế (các nhóm ngành 5, 6, 7 và 8), Trường tổ chức tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia.

4.1. Đối với các tổ hợp chỉ có môn thi văn hóa: Theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.2. Đối với các tổ hợp có môn thi năng khiếu

a)Các môn thi văn hóa: Theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b)Các môn thi năng khiếu:

– Tổ hợp V00(các nhóm ngành 1 và 2): Môn Vẽ mỹ thuật gồm hai bài thi Vẽ mỹ thuật 1 (MT1) và Vẽ mỹ thuật 2 (MT2) được chấm theo thang điểm 5.

– Điểm môn Vẽ mỹ thuật được tính như sau:

Điểm môn Vẽ mỹ thuật = Điểm bài thi Vẽ mỹ thuật 1 + Điểm bài thi Vẽ mỹ thuật 2.

– Điểm môn Vẽ mỹ thuật sau khi nhân hệ số 2,0 phải đạt tối thiểu để được xét tuyển như sau:

8,00 đối với thí sinh thuộc khu vực 1 (KV1);

9,00 đối với thí sinh thuộc khu vực 2, khu vực 2 – nông thôn (KV2, KV2-NT);

10,00 đối với thí sinh thuộc khu vực 3 (KV3).

– Điểm ưu tiên (D ưt)được tính quy đổi theo thang điểm 40 được tính theo công thức sau:

VớiƯT kv là điểm Ưu tiên theo khu vực, ƯT đt là điểm Ưu tiên theo đối tượng được quy định trong Quy chế tuyển sinh hiện hành.

– Tổ hợp H00 (các nhóm ngành 3 và 4): Hai môn thi năng khiếu là Hình họa mỹ thuật (H1) và Bố cục trang trí màu (H2) được chấm theo thang điểm 10. Tổng điểm hai môn này không nhân hệ số phải đạt tối thiểu để được xét tuyển như sau:

8,00 đối với thí sinh thuộc KV1;

9,00 đối với thí sinh thuộc KV2, KV2-NT;

10,00 đối với thí sinh thuộc KV3.

c) Không tổ chức chấm phúc khảo bài thi các môn năng khiếu.

THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ ĐKDT VÀ LỆ PHÍ ĐKDT CÁC MÔN THI NĂNG KHIẾU

5.1. Thời gian nộp hồ sơ ĐKDT và lệ phí ĐKDT

Nhà trường nhận hồ sơ ĐKDT và lệ phí ĐKDT từ ngày 20/3/2017 đến hết ngày 02/6/2017.

5.2. Thời gian thi, hình thức thi các môn thi năng khiếu

Thời gian nhận: Sáng từ 08h00 đến 11h30; chiều từ 14h00 đến 17h00, trừ các ngày thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ.

a)Thời gian thi, hình thức thi các môn thi năng khiếu phụ thuộc các ngành như sau:

– Kiến trúc;

– Chương trình tiên tiến ngành kiến trúc;

– Quy hoạch vùng và đô thị;

– Kiến trúc cảnh quan.

Môn Vẽ mỹ thuật, gồm 02 bài thi:

– Vẽ mỹ thuật 1: Vẽ đầu tượng thạch cao trắng tỷ lệ 1:1; chì đen trên khổ giấy A3

– Vẽ mỹ thuật 2: Bố cục tạo hình; chì đen trên khổ giấy A3

– 8h00 ngày 27/6/2017: Làm thủ tục dự thi.

– Ngày 28/6/2017:

+ Sáng: Thi môn Vẽ mỹ thuật 1, thời gian làm bài: 210 phút;

+ Chiều: Thi môn Vẽ mỹ thuật 2, thời gian làm bài: 150 phút.

– Thiết kế đồ hoạ;

– Thiết kế nội thất;

– Thiết kế thời trang;

– Điêu khắc.

– Môn 1: Hình họa mỹ thuật

Vẽ người mẫu dạng bán thân; chì đen trên khổ giấy A1

– Môn 2: Bố cục trang trí màu; bột màu trên khổ giấy A3

– 8h00 ngày 29/6/2017: Làm thủ tục dự thi.

– Ngày 30/6/2017:

+ Sáng: Thi môn Hình họa mỹ thuật, thời gian làm bài: 240 phút;

+ Chiều: Thi môn Bố cục trang trí màu, thời gian làm bài: 240 phút.

b)Thí sinh đến phòng thi (được ghi trong Giấy báo dự thi). Danh sách thi và Sơ đồ phòng thi sẽ được Nhà trường niêm yết trước ngày 27/6/2017 tại Trường.

c)Khi đi,thí sinh mang theo Phiếu số 2, Chứng minh thư Nhân dân.

d)Các vật dụng cần thiết phục vụ làm bài thi:

– Thi vào các ngành Kiến trúc, Quy hoạch vùng và Đô thị, Kiến trúc cảnh quan: Thí sinh tự túc bảng vẽ, bút… Nhà trường cung cấp giấy thi, giấy nháp, ghế nhựa.

– Thi vào các ngành Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế nội thất, Thiết kế thời trang, Điêu khắc: Thí sinh tự túc bảng vẽ, bút, màu, dụng cụ pha màu… Nhà trường cung cấp giấy vẽ, giấy nháp, giá vẽ, nước pha màu, ghế nhựa.

Nhà trường gửi Giấy báo dự thi cho Thí sinh bằng thư chuyển phát nhanh qua đường bưu điện trước ngày 21/6/2017. Khi nhận được Giấy báo dự thi, Thí sinh cần kiểm tra kỹ các thông tin ghi trong giấy báo. Nếu phát hiện sai sót, nhầm lẫn, thí sinh phải phản ánh với Hội đồng Tuyển sinh trong ngày làm thủ tục dự thi để được chỉnh sửa kịp thời.

Trường hợp không nhận được Giấy báo dự thi, Thí sinh vẫn đến Trường để làm thủ tục dự thi.

6.2. Thí sinh có thể tìm hiểu thêm các thông tin khác trong Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2017 của Trường Đại học Kiến trúc Hà nội trên website của Nhà trường tại địa chỉ http://www.hau.edu.vn/vi/tuyen-sinh.aspx.

Giao Lưu Trực Tuyến Tuyển Sinh Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội Lĩnh Vực Kiến Trúc, Quy Hoạch

Để trở thành kiến trúc sư giỏi cần tố chất và năng khiếu gì, vì sao ngành này luôn đông thí sinh thi, ra trường có dễ xin việc không… cùng rất nhiều câu hỏi của các bậc phụ huynh, các bạn học sinh, sinh viên đã gửi tới chương trình tuyển sinh trực tuyến của Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.

Theo thông lệ, khoảng tháng 3 hàng năm, thí sinh cả nước bắt đầu tìm hiểu thông tin để chuẩn bị cho giai đoạn đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, chương trình giao lưu trực tuyến với sự tham gia của các giảng viên từ trường ĐH Kiến trúc Hà Nội sẽ giải đáp các thắc mắc về nhóm ngành nghề, chọn ngành, tâm lý mùa thi, các phương pháp ôn tập, thi cử… để giúp thí sinh đạt được kết quả tốt nhất, là cách làm phù hợp.

Với hình thức phát trực tiếp (livestream) tại fanpage Facebook và kênh YouTube chính thức của trường ĐH Kiến trúc Hà Nội (HAU) từ 20-21h chủ nhật hàng tuần, chương trình không chỉ là kênh tương tác dễ dàng, thuận tiện giữa học sinh, phụ huynh với các chuyên gia tư vấn tuyển sinh, mà còn phù hợp với nhu cầu của đông đảo học sinh.

Trong buổi giao lưu trực tuyến đầu tiên, diễn ra vào tối chủ nhật, 29/3, tất cả thông tin cần thiết nhất, chuẩn xác nhất về ba ngành hàng đầu trong đào tạo của Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đã được giải đáp. Đó là các ngành Kiến trúc, ngành Quy hoạch vùng và đô thị, ngành Kiến trúc cảnh quan.

Xây dựng chất lượng để bảo đảm chuẩn đầu ra

MC: Nhờ sự kế thừa và phát huy từ các thế hệ đi trước, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội luôn khẳng định được vị thế là cơ sở đào tạo kiến trúc sư, kỹ sư, cử nhân hàng đầu của cả nước. Thầy có thể chia sẻ về sự quan trọng của ba ngành Kiến trúc, Kiến trúc cảnh quan và ngành Quy hoạch vùng và đô thị đối với cuộc sống và khái quát về những thành tích trong giáo dục-đào tạo của trường ta đối với các ngành này?

PGS.TS.KTS Nguyễn Tuấn Anh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội: Với truyền thống đào tạo Kiến trúc sư từ năm 1961 đến nay, chúng tôi đã trải qua 60 năm đào tạo. Trong đó, ba ngành này là ba ngành mũi nhọn của nhà trường có quá trình dài phát triển. Chúng tôi rất tự hào vì đã có những thầy cô, sinh viên có những sản phẩm mang dấu ấn trải dài khắp chiều dài của đất nước. Các giảng viên hiện nay của ba ngành này cũng đều là những người đầu ngành trong ngành kiến trúc và quy hoạch.

Ngành Kiến trúc cảnh quan là ngành đào tạo non trẻ đào tạo kiến trúc sư. Nhưng chúng tôi cũng có quá trình liên kết đào tạo với các trường Kiến trúc của Pháp, sau đó tích luỹ kinh nghiệm và hình thành nên ngành Kiến trúc cảnh quan của trường.

Ba ngành này chúng tôi cũng đã xây dựng chuẩn đầu ra để bảo đảm sinh viên sau khi ra trường đều có việc làm và đóng góp được nhiều công trình chất lượng cho xã hội.

Chương trình nhận được câu hỏi đầu tiên đến từ bạn Ngoc Anh Nguyen (Hà Nội: “Thưa thầy Tuấn Anh, em muốn hỏi để trở thành Kiến trúc sư cần có các tố chất gì? Và những ai là người phù hợp để học ngành này?

PGS.TS.KTS Nguyễn Tuấn Anh: Chúng tôi quan niệm rằng với ngành Kiến trúc, điều đầu tiên phải có là niềm say mê. Khi các em say mê và quan tâm thì sẽ cảm nhận được về ngành mà mình thích. Với ngành Kiến trúc, niềm say mê và tính ham học hỏi, cũng như tính sáng tạo, kích thích cho các em luôn hướng tới sự sáng tạo cho thiết kế kiến trúc mà các em tham gia.

Còn đối với năng khiếu, qua quá trình tìm hiểu, rèn luyện, tích luỹ kiến thức trong môi trường cũng như trong nhà trường. Một kiến trúc sư tốt chưa hẳn là kiến trúc sư đó có tài năng nhưng đó chỉ là yếu tố trong quá trình đào tạo và phát triển, các em đều có nhiều kiến thức bổ trợ thì sẽ trở thành kiến trúc sư giỏi.

Bạn Coconut NG (Hải Dương) hỏi: Thầy có thể chia sẻ thêm thông tin về học Kiến trúc cảnh quan. Học ngành này có khó xin việc không?

PGS.TS.KTS Nguyễn Tuấn Anh: Ngành này sẽ bổ trợ cho kiến trúc sư công trình để hài hoà công trình để tạo thành tổ hợp công trình kiến trúc, bảo đảm được sự cân bằng giữa không gian công trình và cảnh quan xung quanh.

Ngành Kiến trúc cảnh quan là ngành chuyên sâu và hỗ trợ cho kiến trúc sư công trình cũng như các nhà quy hoạch tạo thành cảnh quan có sinh thái, có môi trường.

Đối với chúng tôi, tất cả các ngành đào tạo, nhất là đào tạo kiến trúc sư đều bảo đảm chuẩn đầu ra cho sinh viên được cung cấp đầy đủ kiến thức, ra trường đều có thể làm việc cá nhân hay làm việc nhóm.

Bạn Nguyễn Văn Bình (Phủ Lý, Hà Nam) đã gửi câu hỏi đến chương trình. Bạn có hỏi rằng sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội học đến năm thứ mấy có thể đi thực tập và đi làm được?

PGS.TS.KTS Nguyễn Tuấn Anh: Sinh viên trong quá trình học đã có thể đi làm nhưng làm về nghề nghiệp chúng ta đã được đào tạo. Đối với chúng tôi, chúng tôi cũng từng là sinh viên của trường, cũng đã đi làm từ năm thứ nhất. Các em có thể đi làm cùng các thầy, cùng các group, đi làm trong các công ty tư vấn, có thể được học tập thực tiễn kèm theo quá trình học ở trường.

Phụ huynh Dương Thu Hồng (Nghệ An): Theo tôi tìm hiểu, ngành Kiến trúc cảnh quan rất ít nơi đào tạo. Xin thầy Tuấn Anh có thể lý giải vì sao các bạn sinh viên tương lai nên chọn học ngành Kiến trúc cảnh quan của Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội?

PGS.TS.KTS Nguyễn Tuấn Anh: Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội là một trong những trường đầu tiên đào tạo ngành Kiến trúc cảnh quan, chúng tôi xây dựng chương trình đào tạo Kiến trúc cảnh quan trong nước trên cơ sở trường đã liên kết đào tạo với các trường đại học kiến trúc hàng đầu của Pháp. Đó cũng là ngành mà chúng tôi xây dựng để đào tạo chuyên sâu.

Ngành này tuy còn non trẻ nhưng đã hỗ trợ cho kiến trúc sư công trình cũng như các nhà quy hoạch. Chính vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng ngành này có nhiều cơ hội phát triển và tạo dựng được sức hút.

Sinh viên ra trường đều có việc

Phụ huynh Tạ Thu Trà (Hà Nội): Năm nay con tôi thi Kiến Trúc, tôi rất lo lắng. Vì sao ngành này luôn đông học sinh thi? Phương pháp dạy Kiến trúc tại Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội có gì hay? Ngành này ra trường có dễ xin việc không?

TS Vương Hải Long – Trưởng Khoa Kiến trúc Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội: Việt Nam là nước đang phát triển nên nhu cầu xây dựng rất nhiều. Hiện tại, các công ty tư vấn, thiết kế xây dựng, kiến trúc luôn quan tâm đến số lượng kiến trúc sư cũng như là sinh viên ngành Kiến trúc ra trường. Có thể nói một cách tổng quan, giờ này tất cả các sinh viên tốt nghiệp của chúng tôi ra trường đều có việc. Bên cạnh việc làm ở các công ty, các bạn còn “star-up” khởi nghiệp, tạo dựng con đường riêng của mình. Có thể đó là một trong những sức hút mà học sinh lựa chọn ngành Kiến trúc để các bạn có được việc làm ngay sau khi ra trường.

Bên cạnh đó, ngành Kiến trúc là ngành đặc thù, nhiều bạn có tình yêu với kiến trúc, chính vì vậy các bạn đã lựa chọn ngành.

Còn phương pháp giảng dạy của Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, có rất nhiều phương pháp giảng dạy, hiện tại trường chúng tôi dựa trên bề dày truyền thống đào tạo, với lực lượng giáo viên hết sức tâm huyết, kinh nghiệm, có năng lực đều là những yếu tố thế mạnh của nhà trường.

Bên cạnh đó, trường quan tâm đến rất nhiều yếu tố như: Cơ sở vật chất, sinh viên trường Kiến trúc được sinh hoạt trong môi trường riêng, có chỗ thực tập đáp ứng được nhu cầu đặc trưng của ngành.

Một câu hỏi từ bạn Văn Khánh (Hà Nội): Nếu bạn học Toán-Lý… không tốt thì có thể thi vào ngành Kiến trúc được không? Em thấy nhóm ngành tuyển 500 sinh viên, vậy riêng Kiến trúc tuyển bao nhiêu?

TS Vương Hải Long: Kiến trúc có ba ngành cụ thể: Kiến trúc, Kiến trúc tiên tiến và Quy hoạch. Theo tỷ lệ 500, thông thường nhà trường sẽ tuyển 350 sinh viên Kiến trúc.

Xét tiêu chí điểm chuẩn vào trường, trường sẽ xét tuyển trên nhóm ngành chung trên ba môn: Toán, Lý, Vẽ. Trong đó, điểm vẽ đã được nhân hệ số 2. Nhiều khi các bạn có những năng khiếu về môn vẽ, là một trong những thuận lợi để các bạn có thể cải thiện được số điểm của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng phải nhìn nhận một cách khách quan, kiến trúc là ngành kỹ thuật nên khả năng logic, tư duy là quan trọng. Nếu các bạn có kiến thức tốt về các môn cơ sở khoa học tự nhiên thì sẽ rất thuận lợi.

Một bạn học sinh từ Nghệ An chia sẻ rằng đã có thời gian học vẽ khá lâu và ước ao trở thành sinh viên Kiến trúc của Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đã gửi câu hỏi đến chương trình muốn hỏi thầy Long. Xin thầy chia sẻ thêm điểm khác biệt của trường ĐH Kiến trúc Hà Nội với các trường khác?

Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đến nay vẫn là cơ sở đào tạo kiến trúc sư duy nhất ở Việt Nam áp dụng phương thức và mô hình học đồ án theo xưởng.

TS Vương Hải Long: Mô hình đào tạo theo xưởng có lẽ là môi trường duy nhất trong số khoảng 30 cơ sở đào tạo kiến trúc sư trong cả nước. Mô hình đào tạo theo xưởng không hẳn là tạo ra một cơ sở vật chất như một lớp học, đây chính là một môi trường không gian kết nối giữa giáo viên và sinh viên, giữa sinh viên các khoá với nhau, làm sao để tạo ra môi trường làm việc đầy năng động, kích thích sự sáng tạo của bạn. Thông qua môi trường hoạt động ở xưởng, các bạn có những không gian riêng, giữa thầy và trò có sự gắn bó, hiểu nhau trong suốt 5 năm học.

Giáo viên có thể thậm chí biết những năng lực, những điểm mạnh, điểm yếu của từng sinh viên và có những định hướng hợp lý.

Bên cạnh đó, môi trường hoạt động theo xưởng đã tạo dựng cho sinh viên các thế hệ có sự kế thừa và chia sẻ, giao lưu. Tôi nghĩ đây là việc rất hay trong môi trường sáng tác, giúp trau dồi kiến thức các thế hệ… Đây là nơi có thể chia sẻ giữa các khoá.

MC: Câu hỏi cuối tôi muốn dành cho TS Vương Hải Long là thầy có thể chia sẻ điều gì dành cho các bạn học sinh, những sinh viên tương lai cần chuẩn bị tốt hành trang để trở thành sinh viên ngành Kiến trúc?

TS Vương Hải Long: Chúng ta phải xác định làm nghề Kiến trúc không phải là nghề nhẹ nhàng mà khá vất vả, chúng ta cần phải có sự đam mê, có sự nỗ lực thực sự. Hiện tại, trường cũng đang xây dựng các chương trình giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng của mình. Khoa cũng như trường đang sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng chuẩn đầu ra cho các kiến trúc sư, giúp các bạn sau khi ra trường hoàn thiện được các kỹ năng như chuyên môn, đạo đức, kỹ năng. Trường đã sẵn sàng để cho các bạn khi bước chân vào trường có thể hoàn thiện các kỹ năng như giao tiếp, chuyên môn, kiến thức cơ bản cũng như làm thế nào để trở thành một kiến trúc sư bản lĩnh.

Sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng “đầy mình”

Câu hỏi của một phụ huynh có tên Châu Long (Hà Nội): Xin cô cho biết Ngành Quy hoạch vùng và đô thị ra làm nghề gì? Những học sinh có tố chất gì có thể thi?

PGS. TS Lương Tú Quyên - Phó trưởng Khoa – Phụ trách Khoa Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội: Trước hết, bạn phải có sự đam mê nghệ thuật, yêu những không gian sống đẹp. Thứ hai, các bạn phải có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo nhóm và có tư duy logic.

Bạn Hà Anh (Bắc Giang) gửi câu hỏi: Thưa cô, cô có thể chia sẻ thêm Phương pháp dạy của Ngành Quy hoạch vùng và đô thị có gì hay? Ngành này ra trường có dễ xin việc không?

PGS. TS Lương Tú Quyên: Ngành Quy hoạch vùng và đô thị sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong 3 lĩnh vực chính. Thứ nhất là tư vấn, thứ hai là quản lý, thứ bà là nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Các em có thể trở thành các kiến trúc sư tư vấn thiết kế trong các Viện quy hoạch trong và ngoài nước, cũng như các địa phương. Các em cũng có thể làm cán bộ quản lý trong các sở, ban, ngành.

Khả năng xin việc của các bạn là rất dễ dàng. Các sinh viên của Khoa chúng tôi ra trường đều đi làm ngay, thậm chí anh em bạn bè của chúng tôi ở các công ty tư vấn muốn “xin” các bạn về làm nhưng các bạn đều trả lời là có việc hết rồi.

Sau 28 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa Quy hoạch đô thị và nông thôn – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội luôn giữ vai trò là một cơ sở đầu tiên đào tạo Kiến trúc sư quy hoạch hàng đầu của cả nước.

Vậy, xin cô cho biết, trong thời đại công nghiệp 4.0 ngày nay, sinh viên ngành Quy hoạch vùng và đô thị của ĐH Kiến trúc Hà Nội sẽ được trang bị những kỹ năng vào để dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc ngoài xã hội sau khi tốt nghiệp?

PGS. TS Lương Tú Quyên: Để trang bị cho các em kỹ năng để bước vào cuộc sống sau khi rời giảng đường, chúng tôi chú trọng 2 mảng. Ngoài những kỹ năng cứng, chuyên môn, trí thức được đào tạo trong trường thì chúng tôi chú trọng các kỹ năng mềm để các em có thể hoà nhập tốt trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chú trọng trang bị cho các em về ngoại ngữ và tin học để chuẩn bị hành trang tốt nhất khi bước vào chặng đường tiếp theo.

Chúng tôi còn chú trọng khả năng thương thuyết và tư duy logic. Chúng tôi cố gắng trang bị cho các em qua các buổi học, buổi làm việc trên xưởng.

Bạn MiMiNa có hỏi: Em có thấy trên mạng chia sẻ Ngành Quy hoạch có cơ hội giao lưu quốc tế, học tập nước ngoài và nhiều học bổng. Cô có thể chia sẻ thêm thông tin giúp em?

PGS. TS Lương Tú Quyên: Ngành Quy hoạch vùng và đô thị của ĐH Kiến trúc Hà Nội là ngành có nhiều cơ hội đi học và giao lưu ở nước ngoài. Chúng tôi có liên kết với Hiệp hội Quy hoạch của các nước, các trường đào tạo quy hoạch trong khu vực và trên thế giới. Chúng tôi cũng liên kết và hợp tác với nhiều trường đại học ở Pháp, Mỹ, Nga và Nhật Bản.

Cơ hội để cho sinh viên của chúng tôi làm việc, học tập hay giao lưu là rất nhiều. Nên chúng tôi đặc biệt chú trọng trang bị thật nhiều kỹ năng cho các bạn.

MC: Câu hỏi cuối tôi muốn đề nghị cô Quyên có thể chia sẻ điều gì dành cho các bạn học sinh, những sinh viên tương lai cần chuẩn bị tốt hành trang để trở thành sinh viên ngành Quy hoạch vùng và đô thị?

PGS. TS Lương Tú Quyên: Để trở thành sinh viên ngành Quy hoạch vùng và đô thị trong tương lai, chúng tôi chỉ mong muốn các bạn trước hết phải có sức khoẻ, đặc biệt là trong giai đoạn chúng ta đang phòng chống dịch như thế này, thứ hai là các em có niềm đam mê, các em có đam mê với không gian sống tươi đẹp…

Sau chương trình giao lưu trực tuyến, những câu hỏi của các bậc phụ huynh, các bạn học sinh, sinh viên sẽ được giải đáp trên các hệ thống thông tin.

KÊNH TUYỂN SINH ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI:

Website: chúng tôi hoặc chúng tôi và Youtube DHKIENTRUCHN

Hotline: 02438542391; 0936188538

Địa chỉ: Km 10, Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội, Việt Nam

Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2020 ********* TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

Địa chỉ: Km 10, đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (024) 38542391 – (024) 38543913

Website: chúng tôi

1. Đối tượng tuyển sinh

– Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học;

Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.

– Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hóa học, là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: Hiệu trưởng Nhà trường xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khỏe.

– Thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành năng khiếu có tổ hợp thi/xét tuyển V00 (Kiến trúc, Quy hoạch vùng và đô thị, Kiến trúc cảnh quan, Chương trình tiên tiến ngành Kiến trúc) hoặc các ngành năng khiếu có tổ hợp thi/xét tuyển H00 (Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế nội thất, Thiết kế thời trang, Điêu khắc) phải tham dự kỳ thi năng khiếu năm 2020 do Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức.

2. Phạm vi tuyển sinh

– Tuyển sinh trong cả nước.

3. Phương thức tuyển sinh

3.1. Năm 2020, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội áp dụng phương thức tuyển sinh đại học hệ chính quy như sau:

Trường hợp tuyển sinh dựa vào kết quả học tập THPT chưa đủ chỉ tiêu của phương thức xét tuyển này, thì số chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét theo phương thức dựa trên kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT;

– Đối với tổ hợp V00: Kết hợp thituyển bằng môn thi năng khiếu Vẽ mỹ thuật với các môn Toán và Vật lý của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

– Đối với tổ hợp H00: Kết hợp thi tuyển bằng các môn năng khiếu là Hình họa mỹ thuật và Bố cục trang trí màu với môn Ngữ văn của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT;

3.2.Thí sinh trúng tuyển các ngành Kiến trúc, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, nếu có nguyện vọng và đáp ứng được các điều kiện về điểm xét tuyển, trình độ ngoại ngữ theo quy định của Nhà trường sẽ được tham gia xét tuyển vào các lớp K+ (ngành Kiến trúc) hoặc X+ (ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp).

4. Chỉ tiêu tuyển sinh:

– Chỉ tiêu được xác định theo ngành/nhóm ngành và theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo.

– Thí sinh đăng ký nguyện vọng theo nhóm ngành. Mỗi nhóm ngành gồm một hoặc nhiều ngành và được xác định bởi mã nhóm ngành. Đối với một nhóm ngành, các tổ hợp xét tuyển được xét bình đẳng khi xác định điểm trúng tuyển. Do đó thí sinh chỉ đăng ký một tổ hợp môn xét tuyển có kết quả thi cao nhất.

– Ngay sau khi thí sinh xác nhận nhập học, HĐTS sẽ tổ chức phân ngành học cho các thí sinh trúng tuyển vào nhóm ngành có 2 ngành trên cơ sở: điểm tổ hợp xét tuyển của thí sinh; nguyện vọng ngành của thí sinh và chỉ tiêu đào tạo ngành do HĐTS Trường quy định.

5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT

a) Đối với các tổ hợp xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT: Nhà trường sẽ thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trên trang thông tin điện tử của Nhà trường tại địa chỉ http://www.hau.edu.vn/ và trên trang thông tin tuyển sinh của Trường tại địa chỉ http://tuyensinh.hau.edu.vn trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.

Nếu dùng kết quả thi được bảo lưu từ kỳ thi THPT quốc gia các năm 2018, 2019, để xét tuyển năm 2020, thí sinh phải có điểm xét tuyển của năm 2020 lớn hơn hoặc bằng điểm trúng tuyển của tổ hợp, ngành xét tuyển vào năm tương ứng. Điều kiện này không áp dụng cho thí sinh đăng ký các ngành năng khiếu thuộc các tổ hợp xét tuyển V00, H00.

– Tổng điểm trung bình cộng 3 môn trong tổ hợp xét tuyển (ĐTBmôn1+ ĐTBmôn2+ ĐTBmôn3) phải lớn hơn hoặc bằng 18,0 điểm;

– Với mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển, các điểm thuộc học kỳ 1 lớp 11 (Đhk3), học kỳ 2 lớp 11 (Đhk4), học kỳ 1 lớp 12 (Đhk5) phải lớn hơn hoặc bằng 5,0 điểm.

* Các môn thi văn hóa: Theo quy định tại các điểm a và b Mục 5.

* Các môn thi năng khiếu:

+Điểm môn Vẽ mỹ thuật được tính như sau:

Điểm môn Vẽ mỹ thuật = Điểm bài thi Vẽ mỹ thuật 1 + Điểm bài thi Vẽ mỹ thuật 2.

6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của Trường:

* Mã số ngành, tổ hợp xét tuyển được thể hiện trong bảng của Mục 4.

– Đối với các ngành/nhóm ngành có nhiều hơn một tổ hợp xét tuyển, thì các tổ hợp xét tuyển được xét bình đẳng khi xác định điểm trúng tuyển. Do đó, thí sinh chỉ đăng ký một tổ hợp môn xét tuyển có kết quả điểm thi cao nhất.

– Nhà trường có sử dụng kết quả miễn thi bài thi Anh Văn để xét tuyển; có xét tuyển với kết quả điểm các môn thi được bảo lưu trong kỳ thi THPT quốc gia các năm 2018, 2019; không bảo lưu điểm thi các môn năng khiếu.

– Ngay sau khi thí sinh xác nhận nhập học, Hội đồngTuyển sinh Trường (HĐTS Trường) sẽ tổ chức phân ngành ngành học cho các thí sinh trúng tuyển vào nhóm ngành dựa trên các điều kiện: Điểm xét tuyển của thí sinh; nguyện vọng ngành học trong nhóm ngành trúng tuyển của thí sinh; chỉ tiêu tuyển sinh của ngành hoặc theo quyết định của Chủ tịch HĐTSTrường.

Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì ưu tiên các thí sinh có điểm năng khiếu cao hơn đối với các tổ hợp V00, H00; có điểm Toán cao hơn đối với các tổ hợp còn lại; nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn; các trường hợp khác do HĐTS Trường quyết định.

7. Tổ chức tuyển sinh: -Thời gian tuyển sinh đợt 1:

+ Thời gian xét tuyển chung thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

-Thời gian tuyển sinh đợt bổ sung (nếu có): Theo thông báo của Nhà trường sau khi có kết quả tuyển sinh đợt1.

-Thí sinh thực hiện đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, nộp hồ sơ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-Thí sinh nộp hồ sơ thi năng khiếu qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Trường.

-Thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT bằng phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT qua đường bưu điện, trực tiếp tại Trường hoặc ĐKXT trực tuyến.

c) Thủ tục và hồ sơ đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển

1) Thí sinh ĐKXT các ngành thuộc Nhóm ngành 5 (mã xét tuyển KTA05) phải khai và nộp thêm Phiếu ĐKXTưu tiên ngành trong nhóm ngành (Phụ lục 2 ) do Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phát hành.

2) Đối với thí sinh ĐKXT bằng kết quả học tậpTHPT cho các ngành/nhóm ngành theo quy định, nộp cho Nhà trường Phiếu ĐKXT bằng kếtquả học tậpTHPT theo mẫu (Phụlục7) hoặc khai đầy đủ thông tin theo yêu cầu trên phần mềm ĐKXT trực tuyến của Nhà trường. Nếu thí sinh dùng kết quả thi được bảo lưu từ kỳ thi THPT quốc gia các năm 2018, 2019,thì cần khai và nộp phiếu ĐKXT ở Phụ lục 8 cho Trường.

1) Thí sinh ĐKXTvào các ngành năng khiếu có tổ hợp môn thi/xét tuyển V00,H00, phải khai và gửi hồsơ ĐKDTcùng với lệ phí ĐKDT các môn thi năng khiếu cho Trường.

2) Hồ sơ ĐKDT vào các ngành năng khiếu bao gồm:

– Hai phiếu ĐKDT(Phiếu số1 và Phiếu số 2 ở Phụ lục 1) điền đầy đủ thông tin có xác nhận của cơ quan chức năngcó thẩm quyền. Nếu thí sinh dùng kết quả thi các môn văn hoá được bảo lưu từ kỳ thi THPT quốc gia các năm 2018, 2019, thì cần khai và nộp phiếu ĐKXT ở Phụ lục 8 cho Trường;

– 03 (ba) ảnh chụp theo kiểu chứng minh thư (01 ảnh cỡ 4x6cm, 02 ảnh cỡ 3x4cm) có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh (quận/huyện, tỉnh/thành phố) của thí sinh ởmặt sau. Cả 03 ảnh được dán vào Phiếu số 1;

– Một phong bì ghi rõ địa chỉ ở phần người nhận để Nhà trường gửi Giấy báo dự thi. Địa chỉ liên lạc thí sinh ghi rõ: Họ tên người nhận, thôn/xóm/sốnhà/ngõ…; xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố; số điện thoại liên lạc.

Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDTqua đường bưu điện cần nộp thêm 01 phong bì ghi rõ địa chỉ ở phần người nhận như trên để Nhà trường gửi lại Phiếu số 2 sau khi đã xác nhận hoàn thành thủ tục nộp hồ sơ ĐKDT;

– Bản phô tô Giấy nộp tiền lệ phí nếu thí sinh nộp hồ sơ qua đường bưu điện;

Nếu thí sinh đồng thời ĐKXT các ngành có tổ hợp V00 và các ngành có tổ hợp H00 thì phải nộp hai bộ hồ sơ đầy đủ các nội dung như trên.

* Thủ tục nộp hồ sơ ĐKDT và lệ phí ĐKDT các ngành năng khiếu:

Thí sinh có thể lựa chọn hình các hình thức nộp hồ sơ ĐKDT và lệ phí ĐKDT như sau:

1) Nộp trực tiếp hồ sơ ĐKDT và lệ phí ĐKDT tại Phòng Đào tạo – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội theo địa chỉ:

Địa chỉ: Km10, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội;

2) Nộp hồ sơ ĐKDT qua đường bưu điện và nộp lệ phí ĐKDT qua ngân hàng, thực hiện như sau:

– Nộp lệ phí vào tài khoản của Trường Đại học Kiến trúc theo số tài khoản:

4501.000.1111118 tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV (chi nhánh Hà Tây).

Nội dung ghi rõ: Nộp lệ phí dự thi môn năng khiếu của thí sinh:… (ghi rõ họ tên, số CMND của thí sinh);

– Gửi bản photocopy Giấy nộp lệ phí của ngân hàng kèm theo hồ sơ ĐKDT môn thi năng khiếu về địa chỉ :

Phòng Đào tạo, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Địa chỉ: Km10, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội;

– Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT qua đường bưu điện chỉ được coi là hoàn tất thủ tục nộp hồ sơ khi thí sinh nhận được phiếu ĐKDT số 2 có xác nhận của Phòng Đào tạo – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

a) Lệphí ĐKXT: Thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT và pháp luật hiện hành.

b) Lệ phí ĐKDT và thi các môn thi năng khiếu:

* Thí sinh ĐKDT các ngành có tổ hợp thi/xét tuyển V00:

– Nộp hồ sơ ĐKDT trực tiếp tại Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội: 360.000đ/thí sinh;

– Nộp hồ sơ ĐKDT qua đường bưu điện: 375.000đ/thí sinh (đã bao gồm 15.000đ lệ phí chuyển phát nhanh Phiếu số 2 cho thí sinh).

*Thí sinh ĐKDT các ngành có tổ hợp thi/xét tuyển H00:

– Nộp hồ sơ ĐKDT trực tiếp tại Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội: 400.000đ/thí sinh;

-Nộp hồ sơ ĐKDT qua đường bưu điện: 415.000đ/thí sinh (đã bao gồm 15.000đ lệ phí chuyển phát nhanh Phiếu số 2 cho thí sinh).

8. Chính sách ưu tiên: Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển 8.1. Đối tượng tuyển thẳng

a) Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học;

b) Người đã trúng tuyển vào Trường, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại Trường. Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được xét tuyển thẳng có nguyện vọng, thì được học bổ sung kiến thức 1 năm trước khi vào học chính thức.

c) Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT thì được xét tuyển thẳng vào đại học theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh. Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế nếu chưa tốt nghiệp THPT sẽ được bảo lưu kết quả đến hết năm tốt nghiệp THPT.

d) Thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật, đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về mỹ thuật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thì được xét tuyển thẳng vào học các ngành học phù hợp do HĐTS Trường quyết định.

Những thí sinh đoạt giải ngành năng khiếu nghệ thuật, thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính đến ngày dự thi hoặc xét tuyển vào trường.

e) Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào đại học theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải. Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, nếu chưa tốt nghiệp THPT sẽ được bảo lưu kết quả đến hết năm tốt nghiệp THPT.

f) Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba các cuộc thi cấp tỉnh, thành phố trở lên, thí sinh đoạt giải Khuyến khích trong các kì thi cấp quốc gia môn Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ Văn, Tin học, Sinh học, Ngoại ngữ. Thí sinh thuộc các đối tượng này phải tốt nghiệp năm 2020 và có học lực 3 năm THPT được xếp loại Khá trở lên.

g) Thí sinh có học lực cả 3 năm THPT được xếp loại giỏi trở lên và tốt nghiệp THPT năm 2020.

h) Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ TOEFL iBT đạt 70 điểm trở lên, IELTS đạt 5.5 trở lên, TOEIC đạt 550 trở lên được xét tuyển thẳng vào Chương trình tiên tiến ngành Kiến trúc. Những thí sinh này cần tham dự kì thi năng khiếu năm 2019 do Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội tổ chức và phải đạt điểm sàn các môn năng khiếu theo quy định của Nhà trường.

i) Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định: Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả học tập THPT của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học ngành phù hợp.

j) Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại Trường: Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực tiếng Việt theo quy định của trường để xem xét, quyết định cho vào học.

k) Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKXT theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;

Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng quy định.

l) Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng vào các ngành có môn thi năng khiếu (kể cả thí sinh diện cử tuyển) cần phải tham gia kì thi năng khiếu năm 2020 do Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội tổ chức và phải đạt điểm sàn các môn thi năng khiếu theo quy định của Nhà trường.

8.2. Đối tượng ưu tiên xét tuyển

a) Thí sinh thuộc diện được xét tuyển thẳng, nếu không dùng quyền xét tuyển thẳng thì được ưu tiên cộng điểm vào tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển của ngành do Chủ tịch HĐTS quyết định. Mức cộng điểm ưu tiên xét tuyểnđược quy định như sau:

– Các thí sinh thuộc diện quy định tại tại khoản a, b, c, g, h, i, j, k được cộng 3,0 điểm;

– Các thí sinh thuộc diện còn lại được cộng điểm theo các mức sau:

+ Đốivới cuộc thi cấp quốc gia: Giải Nhất được cộng 3,0điểm; giải Nhìđược cộng 2,5 điểm; giải Ba được cộng 2,0 điểm;

+ Đối với cuộc thi cấp tỉnh, thành phố: Giải Nhất được cộng 2,5 điểm; giải Nhì được cộng 2,0 điểm; giải Ba được cộng 1,5 điểm.

– Thí sinh đoạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải Tư trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được cộng 1,5 điểm;

– Thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật, đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp chính thức toàn quốc về mỹ thuật đã tham dự kỳthi tốt nghiệpTHPT, không có bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống. Mức cộng điểm như sau: giải Nhất được cộng 2,0 điểm; giải Nhì được cộng 1,5 điểm;giải Ba được cộng 1,0 điểm;

– Người đoạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành. Mức cộng điểm như sau: giải Nhất được cộng 2,0 điểm; giải Nhì được cộng 1,5 điểm; giải Ba được cộng 1,0điểm.

-Các trường hợp khác do Chủ tịch HĐTS quyết định mức cộng điểm, nhưng mức cộng không quá 2,0 điểm.

9. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy

Học phí dự kiến với sinh viên chính quy năm 2020:

10. Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt bổ sung trong năm:

Thời gian tuyển các đợt bổ sung (nếu có) thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sẽ được thông báo công khai theo quy định.

Thông Tin Tuyển Sinh Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội Năm 2022

GIỚI THIỆU CHUNG

Tên trường:

Đại học Kiến trúc Hà Nội

Tên tiếng Anh: Hanoi Architectural University (HAU)

Mã trường: KTA

Trực thuộc: Bộ Xây dựng

Loại trường: Công lập

Loại hình đào tạo: Đại học – Sau đại học – VHVL

Lĩnh vực: Kiến trúc – Xây dựng

Địa chỉ: Km10 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0243 854 2391 – 093 618 8538

Email: tuyensinh@hau.edu.vn

Website: http://hau.edu.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/DHKIENTRUCHN/

THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2021

1. Các ngành tuyển sinh năm

Các ngành đào tạo, mã ngành, chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Kiến trúc Hà Nội năm 2021 như sau:

1.1 Các ngành xét tuyển theo nhóm ngành:

Nhóm ngành 1 (Cấp bằng Kiến trúc sư)

Mã xét tuyển:

KTA01

Chỉ tiêu:

500

Tổ hợp xét tuyển:

V00 (x2 điểm môn Vẽ mỹ thuật)

Ngành Kiến trúc (Mã ngành: 7580101)

Ngành Quy hoạch vùng và đô thị (Mã ngành: 7580105)

Ngành Quy hoạch vùng và đô thị – Chuyên ngành Thiết kế đô thị (Mã ngành: 7580105_01)

Nhóm ngành 2 (Cấp bằng Kiến trúc sư)

Mã nhóm ngành:

KTA02

Chỉ tiêu:

100

Tổ hợp xét tuyển:

V00 (x2 Vẽ mỹ thuật)

Ngành Kiến trúc cảnh quan (Mã ngành: 7580102)

Ngành Kiến trúc Chương trình tiên tiến (Mã ngành: 7580101_1)

Nhóm ngành 3 (Cấp bằng Cử nhân)

Mã nhóm ngành:

KTA03

Chỉ tiêu:

250

Tổ hợp xét tuyển:

H00

Ngành Thiết kế nội thất (Mã ngành: 7580108)

Ngành Điêu khắc (Mã ngành: 7210105)

Nhóm ngành 4 (Cấp bằng Kỹ sư)

Mã nhóm ngành:

KTA04

Chỉ tiêu:

150

Tổ hợp xét tuyển:

A00, A01, D01, D07 (70% xét học bạ)

Ngành Kỹ thuật cấp thoát nước (Mã ngành: 7580213)

Ngành Kỹ thuật hạ tầng đô thị (Mã ngành: 7580210)

Chuyên ngành Kỹ thuật môi trường đô thị (Mã ngành: 7580210_1)

Chuyên ngành Công nghệ cơ điện công trình (Mã ngành: 7580210_2)

Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Mã ngành: 7580205)

1.2 Các ngành xét tuyển theo đơn ngành

(Các chuyên ngành thuộc nhóm Kỹ thuật xây dựng có 50% chỉ tiêu xét học bạ)

2. Tổ hợp môn xét tuyển

Các khối thi trường Đại học Kiến trúc Hà Nội năm 2021 bao gồm:

Khối V00 (Toán, Lý, Vẽ MT)

Khối H00 (Văn, Hình họa mỹ thuật, Bố cục trang trí màu)

Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)

Khối A01 (Toán, Lý, Anh)

Khối D01 (Văn, Toán, Anh)

Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)

3. Phương thức xét tuyển

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội xét tuyển đại học năm 2021 theo các phương thức cụ thể như sau:

    Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Các ngành xét tuyển: Toàn bộ các ngành (trừ nhóm ngành năng khiếu – KTA01, KTA02, KTA03, 7210403, 7210404)

Điều kiện xét tuyển

Tốt nghiệp THPT

ĐXT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Thí sinh sử dụng kết quả thi THPT bảo lưu năm 2019, 2020:

Tốt nghiệp THPT

Hồ sơ đăng ký xét tuyển

Thí sinh đăng ký xét tuyển các ngành thuộc nhóm KTA04 (không có ngành năng khiếu) thì nộp phiếu đăng ký xét tuyển theo Phụ lục 2 (tải xuống)

Thí sinh xét theo kết quả thi được bảo lưu từ kỳ thi THPTQG 2019 hoặc thi tốt nghiệp THPT 2020 (nhưng không ĐKXT các ngành năng khiếu) nộp phiếu ĐKXT theo Phụ lục 8 (tải xuống); nếu TS ĐKXT các ngành thuộc Nhóm ngành 4 (KTA04) nộp thêm Phiếu ĐKXT ở phụ lục 2 tải theo link phía trên.

Lệ phí xét tuyển: 30.000 đồng/hồ sơ

    Phương thức 2: Xét học bạ THPT

Các ngành xét tuyển: Các ngành/chuyên ngành thuộc nhóm ngành KTA04, chuyên ngành Xây dựng công trình ngầm đô thị, chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng và ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng;

Điều kiện xét tuyển

Hồ sơ đăng ký xét tuyển

Thí sinh đăng ký xét tuyển theo học bạ THPT nộp phiếu đăng ký xét tuyển theo Phụ lục 7 (tải xuống) hoặc đăng ký xét học bạ trực tuyến tại http://xthb.hau.edu.vn/DangKyXetHocBaTSDH/Index (thời gian từ ngày 20/4/2021)

Lệ phí xét tuyển: 30.000 đồng/hồ sơ

Thời gian nhận hồ sơ ĐKXT: Từ ngày 20/4 – 18/6/2021 (sáng từ 8h00 – 11h30, chiều từ 14h00 – 16h30, trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).

    Phương thức 3: Xét  tuyển thẳng

Hồ sơ đăng ký xét tuyển

Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng (không đăng ký các ngành năng khiếu) thì nộp 1 trong các phiếu theo mẫu ở Phụ lục 3 (tải xuống), Phụ lục 4 (tải xuống), Phụ lục 5 (tải xuống) hoặc Phụ lục 6 (tải xuống) (lựa chọn phiếu phù hợp nhất). nếu TS ĐKXT các ng ành thuộc Nhóm ngành 4 (KTA04) nộp thêm Phiếu ĐKXT ở Phụ lục 2 tải phía trên.

Lệ phí xét tuyển: 30.000 đồng/hồ sơ

    Phương thức 4: Xét kết quả thi THPT kết hợp thi năng khiếu

Các ngành áp dụng: Các ngành năng khiếu của trường, chi tiết như sau:

Nhóm ngành KTA01, KTA02 (khối V00): Kết hợp thi môn Vẽ mỹ thuật và xét điểm thi môn Toán, Vật lí trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Nhóm ngành KTA03 và các ngành có mã 7210403, 7210404 (khối H00): Kết hợp thi môn Hình họa mỹ thuật và Bố cục trang trí màu với xét điểm thi môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Điều kiện xét tuyển

Các môn văn hóa: Theo quy định như phương thức 1.

Các môn thi năng khiếu:

Lệ phí xét tuyển và thi năng khiếu:

Khối V00: 360.000 đồng/hồ sơ (nộp trực tiếp) hoặc 375.000 đồng/hồ sơ (gửi qua bưu điện gồm 15.000 đồng phí chuyển phát)

Khối H00: 400.000 đồng/hồ sơ (nộp trực tiếp) hoặc 415.000 đồng/hồ sơ (gửi qua bưu điện gồm 15.000 đồng phí chuyển phát)

Thời gian nhận hồ sơ ĐKXT: Từ ngày 20/4 – 18/6/2021 (sáng từ 8h00 – 11h30, chiều từ 14h00 – 16h30, trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).

Lưu ý:

Trường Đại học Kiến trúc có sử dụng kết quả miễn thi môn tiếng Anh và kết quả thi THPT năm 2019, 2020 bảo lưu để xét tuyển.

Không sử dụng kết quả thi năng khiếu bảo lưu để xét tuyển

Thí sinh trúng tuyển các ngành Kiến trúc, Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp nếu có nguyện vọng và đáp ứng các yêu cầu về điểm xét tuyển, trình độ ngoại ngữ sẽ được tham gia xét tuyển vào các lớp K+ (ngành Kiến trúc) hoặc X+ (chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp).

4. Cách tính điểm xét tuyển

1. Thí sinh không sử dụng học bạ để xét tuyển, điểm xét tuyển (ĐXT) được làm tròn đến 2 chữ số thập phân tính như sau:

ĐXT = Điểm T + Điểm ưu tiên

Trong đó:

Điểm T: Tổng điểm các môn thuộc tổ hợp xét tuyển theo thang điểm 10 (có nhân hệ số môn chính). Các ngành có tổ hợp xét tuyển V00, Điểm T có giá trị lớn nhất là 40 (Môn vẽ mỹ thuật x2), với các ngành còn lại, điểm T có giá trị lớn nhất là 30.

Điểm ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT, được xác định như sau

+ Với các ngành có tổ hợp xét tuyển V00:

Điểm ưu tiên = (Điểm ưu tiên khu vực + Điểm ưu tiên đối tượng) × 40/30

+ Với các ngành còn lại:

Điểm ưu tiên = (Điểm ưu tiên khu vực + Điểm ưu tiên đối tượng)

2. Với thí sinh sử dụng học bạ để xét tuyển, điểm xét tuyển dựa theo điểm TB chung các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 5 học kỳ (HK1 lớp 10 tới HK1 lớp 12), được làm tròn đến 2 chữ số thập phân và tính như sau:

ĐXT = Điểm TB M1 + Điểm TB M2 + Điểm TB M3 + Điểm ưu tiên

Trong đó:

Điểm TB M1, M2, M3: Lần lượt là điểm trung bình cộng của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 5 học kỳ (HK1 lớp 10 tới HK1 lớp 12), điểm từng môn được tính như sau:

Điểm TB Môn = (Điểm HK1 lớp 10 + Điểm HK2 lớp 10 + Điểm HK1 lớp 11 + Điểm HK2 lớp 11 + Điểm HK1 lớp 12)/5

Điểm ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT.

5. Thi năng khiếu

  5.1 Thi khối V00

Các ngành thi tuyển: Kiến trúc, Kiến trúc (CTTT), Quy hoạch vùng và đô thị, Thiết kế đô thị, Kiến trúc cảnh quan.

Môn thi

Vẽ mỹ thuật 1: Vẽ đầu tượng thạch cao trắng bằng chì đen trên khổ giấy A3

Vẽ mỹ thuật 2: Bố cục tạo hình bằng chì đen trên khổ giấy A3

Thời gian thi

8h00 ngày 12/7/2021: Làm thủ tục dự thi

Ngày 13/7/2021: Sáng thi môn Vẽ mỹ thuật 1 (210 phút), Chiều thi môn Vẽ mỹ thuật 2 (150 phút).

  5.1 Thi khối H00

Các ngành thi tuyển: Thiết kế đồ họa, Thiết kế nội thất, Thiết kế thời trang, Điêu khắc

Môn thi

Hình họa mỹ thuật: Vẽ người mẫu dạng bán thân bằng chì đen trên khổ giấy A1

Bố cục trang trí màu: Bố cục trang trí bằng bột màu trên khổ giấy A3

Thời gian thi

8h00 ngày 14/7/2021: Làm thủ tục dự thi

Ngày 13/7/2021: Sáng thi môn Hình họa mỹ thuật (240 phút), Chiều thi môn Bố cục trang trí màu (240 phút).

Lưu ý:

Danh sách thi và Sơ đồ phòng thi sẽ được Nhà trường niêm yết trước ngày 11/7/2021 tại trường;

Thí sinh nhận Giấy báo dự thi tại trường hoặc nhà trường gửi về qua đường bưu điện trước ngày 5/7/2021. Nếu giấy báo bị thất lạc, thí sinh vẫn đến trường làm thủ tục dự thi bình thường;

Khi đến dự thi, thí sinh mang theo Phiếu số 2, Chứng minh thư Nhân dân (hoặc Thẻ căn cước công dân).

6. Chính sách ưu tiên

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội thực hiện chính sách ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT và chính sách ưu tiên của nhà trường.

Một số chính sách ưu tiên khuyến khích tuyển sinh như sau:

Miễn phí một học kỳ cho 25% số thí sinh đăng ký sớm

Cam kết 50% số sinh viên có thành tích học tập tốt nhất được đảm bảo việc làm sau khi tốt nghiệp

Tặng 23 suất học bổng cho 23 thí sinh có điểm xét tuyển cao nhất ở mỗi ngành.

7. Xác nhận nhập học trúng tuyển xét học bạ, tuyển thẳng

Các bạn trúng tuyển theo hình thức đăng ký xét học bạ và xét tuyển thẳng lưu ý:

Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng trúng tuyển cần nộp bán chính giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp + bản chính giấy chứng nhận đạt giải trong các kỳ thi QG, Olympic quốc tế, chứng chỉ ngoại ngữ (tùy thuộc diện tuyển thẳng các bạn đã đăng ký)

Thí sinh trúng tuyển theo xét học bạ cần nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi THPT QG/giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT, học bạ bản gốc hoặc bản sao có công chứng

Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận 1 cửa của trường hoặc gửi chuyển phát nhanh theo đường bưu điện theo thời gian quy định tính theo dấu bưu điện.

HỌC PHÍ

Học phí trường Đại học Kiến trúc Hà Nội năm 2021 dự kiến như sau:

Nhóm các ngành Công nghệ Kỹ thuật vật liệu xây dựng, Quản lý xây dựng, Kinh tế xây dựng, CNTT, Kỹ thuật cấp thoát nước, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: 435.000 đồng/tín chỉ

Các chuyên ngành Xây dựng công trình ngầm đô thị, Kỹ thuật hạ tầng đô thị, Kỹ thuật môi trường đô thị, Công nghệ cơ điện công trình: 435.000 đồng/tín chỉ

Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp: 432.000 đồng/tín chỉ

Các chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng, Công nghệ đa phương tiện, Quản lý bất động sản: 426.400 đồng/tín chỉ

Nhóm các ngành Kiến trúc, Quy hoạch vùng và đô thị, Kiến trúc cảnh quan, Chuyên ngành Thiết kế đô thị: 453.000 đồng/tín chỉ

Ngành Thiết kế đồ họa: 483.000 đồng/tín chỉ

Ngành Điêu khắc: 487.000 đồng/tín chỉ

Ngành Thiết kế nội thất: 476.000 đồng/tín chỉ

Ngành Thiết kế thời trang: 473.000 đồng/tín chỉ

Chương trình tiên tiến ngành Kiến trúc: 35.000.000 đồng/năm học

ĐIỂM CHUẨN/ĐIỂM TRÚNG TUYỂN 2020

Tên ngành Điểm chuẩn

2018 2019 2020

Kiến trúc 24.52 26.5 28.5

Quy hoạch vùng và đô thị 22.5 24.75 26

Kiến trúc cảnh quan 20 23.3 24.75

Kiến trúc (Chương trình tiên tiến) 20 20 22

Thiết kế đồ họa 19.5 20.5 22.25

Thiết kế thời trang 18 19.25 21.5

Thiết kế nội thất 18.25 18 20

Điêu khắc 17.5 17.5 20

Kỹ thuật xây dựng công trình (Xây dựng dân dụng và công nghiệp) 14.5 14.5 16.05

Kỹ thuật xây dựng công trình (Xây dựng công trình ngầm đô thị) 14 14.5 15.85

Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng 14 14.5 15.65

Quản lý xây dựng 14.5 15.5 17.5

Kinh tế xây dựng 15 15 17

Công nghệ thông tin 16 17.75 21

Kỹ thuật cấp thoát nước 14 14 16

Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (Kỹ thuật môi trường đô thị) 14 14 16

Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (Kỹ thuật hạ tầng đô thị) 14 14 16

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 14 14 16

Công nghệ cơ điện công trình

16