Top 12 # Tuyển Sinh Khoa Quốc Tế Đại Học Quốc Gia Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Phusongyeuthuong.org

Thông Tin Tuyển Sinh Khoa Quốc Tế Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2022

Giới thiệu khoa quốc tế đại học quốc gia Hà Nội

Khoa quốc tế của trường đại học quốc gia Hà Nội được thành lập vào ngày 5/12/2003. Hưởng ứng theo quy hoạch mạng lưới đại học, cao đẳng giai đoạn 2001 – 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu: “Các trường đại học và cao đẵng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cần phải đi đầu trong quá trình hội nhập với nền giáo dục đại học, cao đẳng của các nước trong khu vực và quốc tế, đa dạng hóa các hình thức đầu tư trong và ngoài nước, liên kết với các trường đại học, cao đẳng có uy tín trên thế giới để nâng cao chất lượng đào tạo”.

Khoa quốc tế của trường đại học quốc gia Hà Nội đào tạo đa ngành nghề, lĩnh vực, sở hữu lực lượng giáo viên có chuyên môn cao, nhiều phương pháp học tập bổ ích giúp cho mọi người có được kiến thức vững vàng, tạo điều kiện đi làm cao nhất có thể.

Tên trường: Khoa Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

Tên tiếng Anh: VNU – International School (VNU – IS)

Mã trường: QHQ

Loại trường: Công lập

Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Liên kết quốc tế

Địa chỉ: Nhà G7, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

SĐT: 84 (024) 754 8065

Website: http://is.vnu.edu.vn/

Facebook: chúng tôi

Thông tin tuyển sinh khoa quốc tế đại học quốc gia Hà Nội năm 2021

Sinh viên khoa quốc tế đại học quốc gia Hà Nội

Sinh viên khoa quốc tế đều là những bạn có thành tích học tập khủng, chính vì thế, trường chú trọng công tác giảng dạy, đào tạo kỹ năng chuyên môn giúp các bạn ngày một giỏi hơn. Khoa Quốc Tế đã giúp nhiều học sinh sinh viên tự tin hơn, có kỹ năng tư duy tốt hơn và giao tiếp giỏi hơn sau khi ra trường nhờ những hoạt động ngoại khóa mà trường thường xuyên tốt chức.

Thông tin chung khoa quốc tế đại học quốc gia Hà Nội

Phương thức tuyển sinh khoa quốc tế đại học quốc gia Hà Nội

Năm học 2021 – 2022, Khoa Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội xét tuyển Cử nhân các ngành đào tạo đại học do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng theo các phương thức sau:

Theo quy định của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN để xét tuyển thẳng;

Xét tuyển 5% những sinh viên có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS hoặc tương đương (5% chỉ tiêu);

Theo kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2020 để xét tuyển;

Theo chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (chứng chỉ A-Level); kết quả kỳ thi chuẩn hóa đánh giá năng lực trên giấy của tổ chức College Board, Educational Testing Service (SAT) và kết quả kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) để xét tuyển.

2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện ĐKXT

Căn cứ trên kết quả thi THPT năm 2020 của Khoa Quốc tế dự kiến cho ngưỡng chất lượng đầu vào năm 2020: ngành đào tạo sẽ là 16 điểm: (1) Kinh doanh quốc tế, (2) Kế toán, Phân tích và Kiểm toán; các ngành còn lại (theo thang điểm 30) sẽ là 15 điểm.

Thí sinh với điểm IELTS đạt từ 5.5 xét tuyển bằng điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trở lên hoặc hoặc từ 65 trở lên điểm TOEFL iBT và sở hữu tổng điểm 2 môn thi/bài thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Thí sinh cần đạt điểm từ 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên khi xét tuyển bằng kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT. Thí sinh phải khai báo mã đăng ký của ĐHQGHN với Tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi.

Thí sinh có thể dùng điểm chứng chỉ A-Level của tổ hợp kết quả 3 môn để xét tuyển, trong đó mỗi môn đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương đương điểm C, PUM range ≥ 60), bắt buộc có môn Toán hoặc Ngữ văn theo các tổ hợp quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo;

Thí sinh đạt từ 22/36 điểm trở lên trong kỳ thi chuẩn hóa ACT, trong đó đạt ≥ 35/60 điểm thành phần môn Toán và đạt ≥ 22/40 điểm môn Khoa học có thể dùng để xét tuyển vào Khoa Quốc tế.

Lưu ý: Tính đến thời điểm xét tuyển, các chứng chỉ quốc tế phải còn hiệu lực.

3. Chính sách ưu tiên xét tuyển và tuyển thẳng

Học phí khoa quốc tế đại học quốc gia Hà Nội

Học phí các ngành quy định như sau:

Marketing (đào tạo bằng tiếng Anh)

ĐHQGHN và trường ĐH HELP – Malaysia

326.410.000 VNĐ/sinh viên/khoá học

Mức học phí đã bao gồm tiền học phí của 01 học kỳ sinh viên học tại ĐH HELP – Malaysia

Tương đương 14.000 USD/ sinh viên/ 1 khóa học

Quản lý (đào tạo bằng tiếng Anh)

ĐHQGHN và trường ĐH Keuka – Hoa Kỳ

456.974.000 VNĐ/ sinh viên/ khóa học

Mức học phí đã bao gồm tiền học phí của 01 học kỳ sinh viên học ĐH Keuka – Hoa Kỳ

Tương đương 19.600 USD/ sinh viên/ khóa học

Các ngành tuyển sinh khoa quốc tế đại học quốc gia Hà Nội

Điểm trúng tuyển các năm khoa quốc tế đại học quốc gia Hà Nội

Bài viết trên đã giúp mọi người biết được thông tin về Khoa Quốc tế (ĐHQG Hà Nội) cũng như thông tin tuyển sinh năm 2021 của trường này. Hy vọng mọi người sẽ có thể đăng ký vào ngành mình yêu thích sau khi đọc xong.

Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng Tuyển Sinh Ngành Y Khoa

Ngành Y khoa là ngành đào tạo Bác sĩ đa khoa, thời gian đào tạo 6 năm, sinh viên được học đầy đủ những kiến thức về phòng bệnh, chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ con người.

Ngày 14/8/2020, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định cho phép Trường Đại học (ĐH) Quốc tế Hồng Bàng (mã trường: HIU) đào tạo ngành Y khoa trình độ đại học, mã ngành 7720101. Như vậy, với khối Khoa học Sức khỏe, HIU có tổng cộng 6 ngành: Điều dưỡng, Phục hồi chức năng, Răng Hàm Mặt, Xét nghiệm y học, Dược và Y khoa.

Thời gian học và Chương trình đào tạo

Ngành Y khoa là ngành đào tạo Bác sĩ đa khoa, thời gian đào tạo 6 năm, sinh viên được học đầy đủ những kiến thức về phòng bệnh, chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ con người.

Ngày nay, những thành tựu của khoa học, công nghệ đang thúc đẩy sự phát triển thần kì của y học, kéo theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng ngày càng cao, tuy nhiên, số lượng bác sĩ của nước ta vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Ngoài các bệnh viện Trung ương và địa phương, ngày càng có nhiều bệnh viện, phòng khám tư nhân có nhu cầu tuyển dụng nhân lực khối ngành sức khoẻ, đặc biệt là bác sĩ đa khoa.

TS- BS Nguyễn Thành Đức, Trưởng ngành Y Đại học HIU chia sẻ về ngành trong chuyến tham quan và tìm hiểu ngành Y của các em học sinh THPT

Năm 2020, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng chính thức tuyển sinh khoá đầu tiên ngành Y khoa. Chương trình học Y khoa của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội để sinh viên có được nền giáo dục y khoa tốt nhất.

Sinh viên sẽ được học tập với cơ sở vật chất tân tiến cùng các giảng viên giàu kinh nghiệm và sẽ được lĩnh hội kiến thức thông qua phương pháp học dựa trên nền tảng kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.

Sinh viên HIU cũng sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ các mối quan hệ chặt chẽ của Khoa Y với các đối tác là các bệnh viện, các trung tâm y tế về y tế công cộng trong nước và quốc tế là cơ hội giúp bạn sẵn sàng gia nhập môi trường làm việc thực tế ngay khi ra trường.

Hội tựu đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong ngành Y

Với đội ngũ giảng viên đầu ngành, giàu kinh nghiệm như TS- BS Nguyễn Thành Đức, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện 175 – Trưởng ngành Y; PGS- TS Mai Văn Thìn, người có 40 năm kinh nghiệm giảng dạy về giải phẫu và phẫu thuật thực hành; PGS- TS Trần Quang Vinh với 35 năm kinh nghiệm, từng tu nghiệp tại Ấn Độ và Hoa Kỳ; TS Vũ Gia Phong tốt nghiệp tại ĐH California Berkeley, Trường đại học Công lập số 1 thế giới (theo bảng xếp hạng USnews) và TS Huỳnh Nhật Phương Kim, chuyên gia về Sinh học tế bào và sinh học phân tử tu nghiệp từ Nhật về…

TS- BS Nguyễn Thành Đức, nói: “Tôi mong muốn được đem những khả năng, kiến thức chuyên môn của mình truyền đạt cho thế hệ sinh viên Y khoa, góp phần đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của xã hội”.

Chương trình học tiệm cận với nền y học thế giới nên sau khi tốt nghiệp ngành Y khoa tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, các tân bác sĩ có thể làm việc tại các bệnh viện, các cơ sở y tế, các cơ sở đào tạo y dược, các viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý ngành khoa học sức khỏe, bao gồm cả các tổ chức nhà nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về lĩnh vực sức khỏe.

Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển ngành Y khoa bằng 6 phương thức xét tuyển. Đối với thí sinh đăng phương thức xét học bạ THPT sẽ chọn xét tuyển 1 trong 3 tổ hơp gồm:  A00 (Toán, Lý, Hoá), B00 (Toán, Hoá, Sinh), C02 (Toán, Hoá, Ngữ Văn). Các thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT xét tuyển bằng 4 tổ hợp môn gồm: A00 (Toán, Lý, Hoá), B00 (Toán, Hoá, Sinh), C02 (Toán, Hoá, Ngữ Văn), D90 (Toán, KHTN, Tiếng Anh).

Năm 2020, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng có 6 phương thức xét tuyển. Trong đó, phương thức xét học bạ (45% chỉ tiêu) đang được nhiều thí sinh lựa chọn vì các em có thể được học ngành yêu thích với 39 chuyên ngành đào tạo.

Phương thức xét học bạ có 3 hình thức bao gồm: Xét tổng điểm 5 học kỳ trong học bạ THPT (không bao gồm học kỳ 2 lớp 12); Xét tổng điểm trung bình năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12, Xét tuyển học bạ bằng tổng điểm trung bình năm học lớp 12 của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển. Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến tại online.hiu.vn.

Riêng đối với các ngành thuộc Khối Sức khoẻ và Khối Giáo dục, thí sinh phải đạt yêu cầu ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy chế Tuyển sinh năm 2020, cụ thể:

– Các ngành Y khoa, Răng Hàm Mặt, Dược, Giáo dục mầm non: học lực lớp 12 xếp loại Giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 điểm trở lên

– Các ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Giáo dục thể chất: học lực lớp 12 xếp loại Khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6.5 trở lên.

Ngoài Phương thức xét học bạ, Phương thức thi kiểm tra năng lực theo dạng SAT 2 cũng là Phương thức thứ hai thu hút nhiều thí sinh nhất. Trường đang nhận hồ sơ từ nay đến hết ngày 4/9/2020. Ngày dự kiến thi tuyển 5,6/9/2020.

Theo chính sách học bổng 2020 của HIU, từ nay đến hết ngày 30/8, thí sinh có kết quả đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét tuyển học bạ của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, sẽ nhận ngay suất học bổng từ HIU khi hoàn thành đăng ký xác nhận nhập học sớm, giá trị học bổng lên đến 20% học phí/học kỳ.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

PHÒNG TRUYỀN THÔNG & TUYỂN SINH

Tầng 1 – Số 215 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM.

ĐT: 028. 7308 3456 Ext: 3401 – Hotline: 0938 69 2015 – 0964 239 172

Website: www.admissions.hiu.vn   Email: tuyensinh@hiu.vn – admission@hiu.vn

Khoa Luật – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Mã trường: QHL - Khoa Luật – Đại Học Quốc Gia Hà Nội - VNU-LS

Tên tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi – School of Law

Thành lập năm: 1976

Địa chỉ: Nhà E1, 144 đường Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội

Tỉnh thành: Hà Nội

Website: http://law.vnu.edu.vn/

Giới thiệu Khoa Luật

Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi – School of Law) được thành lập theo Quyết định số 85/TCCB của Giám đốc ĐHQGHN trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, có tư cách pháp nhân,  được sử dụng con dấu và tài khoản riêng của một đơn vị tài chính cấp II.

Khoa Luật đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Pháp lý thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1976.

Các mốc lịch sử phát triển của Khoa Luật:

Tháng 9/1976: Khoa Pháp lý trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Tháng 7/1986: Khoa Luật trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Tháng 9/1995: Khoa Luật trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN.

Tháng 3/2000: Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN.

Trong suốt chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, Khoa Luật đã được xã hội biết đến là một trong ba trung tâm đào tạo luật lớn nhất của Việt Nam có chức năng đào tạo Cử nhân luật học, Thạc sĩ luật học và Tiến sĩ luật học, năng động, có tầm nhìn và quyết tâm phát triển theo hướng chất lượng cao và đẳng cấp khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế. Khoa Luật đã tạo dựng được uy tín, vị thế trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam; trở thành đối tác tin cậy của các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

Về đội ngũ cán bộ, viên chức: Với truyền thống đào tạo và nghiên cứu khoa học, Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN đã quy tụ được nhiều nhà khoa học, đội ngũ giảng viên luật học đầu ngành, tận tâm với sự phát triển của Khoa.

Hiện tại, Khoa Luật có 120 cán bộ, viên chức, người lao động. Số cán bộ, viên chức, người lao động có trình độ thạc sĩ trở lên là 93 người, chiếm 78%. Khoa Luật là một trong ba cơ sở đào tạo luật có số lượng và tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học cao nhất ở Việt Nam. Hiện nay, Khoa có 65 cán bộ có trình độ tiến sĩ luật học trở lên (86,6%), trong đó có 02 GS. TSKH; 06 GS. TS; 19 PGS. TS (36%). 20 cán bộ được khoa cử đi đào tạo tiến sĩ luật học ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Hiện nay, Khoa luật là đầu mối giao lưu và tập hợp đội ngũ cán bộ khoa học để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu, triển khai mang tính chất liên ngành, đa ngành gắn kết chặt chẽ giữa NCKH với đào tạo và triển khai ứng dụng luật học trong thực tiễn kinh tế – xã hội.

Về đào tạo: Khoa Luật là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đào tạo cử nhân luật học tính từ năm 1945 đến nay. Kể từ khi trở thành đơn vị đào tạo trực thuộc ĐHQGHN, Khoa Luật đã xây dựng và chuẩn hóa các chương trình đào tạo đã có, mở thêm một số mã ngành mới về đào tạo đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Các Chương trình đào tạo chất lượng cao, Chương trình đào tạo liên kết (hợp tác) với nước ngoài được đặc biệt quan tâm và chú trọng thúc đẩy. Năm 2014, Khoa đã tiến hành quy hoạch ngành và chuyên ngành đào tạo đến năm 2020 và đã được ĐHQGHN phê duyệt. Theo quy hoạch này, đến năm 2020 Khoa luật/trường luật sẽ mở và tổ chức đào tạo 03 chuyên ngành đào tạo bậc cử nhân, 12 chương trình đào tạo bậc thạc sĩ và 09 chương trình đào tạo bậc tiến sĩ.

Hiện nay, với đội ngũ cán bộ khoa học đông và có trình độ cao, Khoa Luật đã và đang đào tạo, hợp tác trên tất cả các loại hình, các hệ đào tạo; thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia, các dự án nghiên cứu, đào tạo quốc tế. Khoa Luật luôn đi đầu trong việc: Biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, cập nhật thông tin khoa học thường xuyên cho sinh viên và học viên; tạo ra sản phẩm đầu ra là những sinh viên, học viên vững về chính trị, có hiểu biết sâu sắc về lý luận, và có kỹ năng thực hành cao. Tính đến năm 2014, Khoa Luật đã đào tạo được gần 10.000 cử nhân luật học, hơn 2000 thạc sĩ luật học, 100 tiến sĩ luật học.

Trong giai đoạn hiện nay, trung bình mỗi năm, Khoa Luật tuyển sinh:

490 sinh viên đại học hệ chính quy theo học các ngành cử nhân luật học, cử nhân luật kinh doanh.

150 sinh viên đại học luật chính quy theo học chương trình đào tạo thứ hai liên kết với trường Đại học ngoại ngữ, Đại học kinh tế, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn và Khoa Quốc tế của ĐHQGHN (cử nhân bằng kép).

100 sinh viên đại học luật hệ vừa làm vừa học.

300 học viên sau đại học theo học 09 chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật; Luật Hình sự và Tố tụng hình sự; Luật Dân sự và Tố tụng dân sự; Luật Kinh tế; Luật Quốc tế, Luật Hành chính – Hiến pháp, Pháp luật về Quyền con người, Luật hợp tác kinh tế Quốc tế và Kinh doanh Quốc tế và chương trình thạc sỹ luật học chuyên ngành Quản trị nhà nước và Phòng chống tham nhũng (Từ năm 2018).

 20 học viên sau đại học theo học chuyên ngành Luật hợp tác quốc tế liên kết với các trường đại học của Cộng hòa Pháp. Học viên học bằng tiếng Pháp, bằng thạc sĩ do các trường đại học Pháp cấp.

25 nghiên cứu sinh theo học 05 chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật; Luật Hình sự và Tố tụng hình sự; Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự; Luật Kinh tế; Luật Quốc tế.

Các giảng viên của Khoa đã chủ trì nghiên cứu và bảo vệ thành công 10 đề tài, dự án cấp Nhà nước, 04 đề tài cấp thành phố Hà Nội; 80 đề tài nghiên cứu cấp ĐHQGHN, 70 đề tài cấp khoa (trường); xuất bản 32 giáo trình, hơn 40 cuốn sách tham khảo, chuyên khảo và hàng nghìn bài báo có chất lượng cao trên các tạp chí luật học trong nước và hàng chục bài báo đăng trên tạp chí có uy tín ở nước ngoài. Hiện tại, cán bộ, giảng viên của Khoa đang chủ trì triển khai thực hiện 03 đề tài cấp Nhà nước, 03 đề tài trọng điểm (nhóm A) cấp ĐHQGHN, 10 đề tài nghiên cứu cơ bản cấp Bộ và ĐHQGHN; 12 đề tài cấp khoa (trường). Bên cạnh đó, Khoa còn có nhiều nhà khoa học đầu ngành đã tham gia ủy ban sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và đang tham gia vào việc sửa đổi, bổ sung các bộ luật lớn của đất nước như: Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, v.v…

Về quan hệ hợp tác quốc tế: Khoa Luật đã có quan hệ hợp tác chặt chẽ và tin cậy với nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu nước ngoài, là cơ hội và điều kiện tốt để cán bộ và sinh viên của Khoa được thực hiện trao đổi khoa học, đào tạo cán bộ, sinh viên.

Hiện nay Khoa Luật đã thực hiện nhiều chương trình, dự án liên kết quốc tế, như: 

Dự án liên kết đào tạo với Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp (AUF) trong chương trình đào tạo thạc sỹ Luật hợp tác quốc tế (các đối tác tham gia về phía Pháp là: Trường Đại học Toulouse, Đại học Lyon III, Đại học Bordeaux IV);

Chương trình đào tạo tiến sỹ Luật trong khuôn khổ Dự án Trung tâm đại học Pháp tại Hà Nội (các đối tác tham gia về phía Pháp là: Trường Đại học Toulouse, Trường Đại học Lyon III, Trường Đại học Bordeaux IV);

Dự án liên kết đào tạo Cử nhân Luật Việt – Nhật với sự hỗ trợ kinh phí giảng dạy các môn học về luật của Nhật Bản từ Tổ chức hợp tác quốc tế (JICA) và Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO);

Với những thành tích đã đạt được kể từ khi thành lập, Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN đã được tặng Huân chương lao động hạng III và nhiều bằng khen, giấy khen của Đảng, Nhà nước và ĐHQGHN.

Trong giai đoạn phát triển mới, với tư cách là một trong những cơ sở đào tạo được Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm, ưu đãi và kỳ vọng có sự bứt phá mạnh mẽ về chất lượng đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học, cùng với một đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo và có trình độ cao, một không gian làm việc rộng, một môi trường làm việc năng động, sáng tạo, Khoa Luật tin tưởng sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển Khoa trở thành Trường Đại học Luật thành viên của ĐHQGHN, một trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực theo định hướng đại học nghiên cứu với chất lượng cao ngang tầm các đại học tiên tiến trong khu vực, tiếp cận trình độ thế giới, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Sứ mệnh

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về pháp luật theo định hướng chuyên gia, lãnh đạo quản lý có tầm chiến lược và khả năng thích ứng cao cho Nhà nước, các tổ chức và xã hội, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; Sáng tạo, truyền bá trí thức; nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu khoa học (NCKH) ứng dụng về luật học; tư vấn, phản biện và cung cấp dịch vụ pháp luật có giá trị cao cho Nhà nước, tổ chức, xã hội và công dân.

Tầm nhìn

Trở thành trường đại học định hướng nghiên cứu về luật họccó tính hội nhập cao, có thương hiệu và uy tín trong khối các trường đại học về luật ở Đông Nam Á. 

Giá trị cốt lõi 

Chất lượng cao: Khoa Luật luôn hướng đến chất lượng cao trên mọi lĩnh vực, trong mọi hoạt động của mỗi cá nhân, đơn vị, tập thể. Đây là sự lựa chọn phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược hướng tới trình độ khu vực và quốc tế. Chất lượng và hiệu quả cao trong tất cả các hoạt động của Khoa vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của Khoa.

Trách nhiệm xã hội cao: Khoa luật có trách nhiệm cao đối với xã hội, cam kết mang đến cho người học một chất lượng đào tạo và phục vụ tốt nhất, cam kết cung cấp cho xã hội các sản phẩm đào tạo, NCKH, dịch vụ tốt nhất, chất lượng cao nhất; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của đất nước.

Nguồn: http://law.vnu.edu.vn

Tuyển Sinh Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Hình thức tuyển sinh

Chương trình thạc sĩ quản lý kinh tế đại học Quốc gia được tổ chức tuyển sinh theo hình thức thi tuyển với 3 môn thi, bao gồm:

Môn cơ bản: Kinh tế chính trị

Môn cơ sở: Kinh tế học

Ngoại ngữ: Tiếng Anh

Thí sinh thuộc một trong các trường hợp sau được miễn môn thi tiếng Anh:

– Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài (học bằng tiếng Anh), được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

– Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD&ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kĩ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao của ĐHQGHN;

– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Anh hoặc sư phạm tiếng Anh;

– Có chứng chỉ trình độ tiếng Anh tương đương các bậc của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: bậc 3 đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuẩn ĐHQGHN, bậc 4 đối với chương trình thạc sĩ liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng, bậc 5 đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuẩn quốc tế. Chứng chỉ có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự thi thạc sĩ và được cấp bởi cơ sở được ĐHQGHN công nhận.

Những điều kiện dự thi thạc sĩ quản lý kinh tế đại học Quốc gia

Điều kiện về văn bằng

– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Quản lý kinh tế;

– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế không có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Quản lý kinh tế hoặc ngành Kinh tế quốc tế được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 05 học phần (15 tín chỉ).

– Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành: Tài chính – Ngân hàng; Bảo hiểm; Kế toán; Kiểm toán, Quản trị kinh doanh; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Bất động sản; Marketing; Kinh doanh quốc tế; Kinh doanh thương mại, Khoa học quản lý, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 07 học phần (21 tín chỉ).

– Có bằng tốt nghiệp đại học (chính quy và không chính quy) ngành khác được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình 09 môn (27 tín chỉ).

Điều kiện về thâm niên công tác

Lãnh đạo, chuyên viên, nghiên cứu viên các đơn vị có chức năng nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các chính sách quản lý kinh tế của nhà nước hoặc của các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội;

Giảng viên giảng dạy các học phần thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước;

Lãnh đạo từ cấp phó phòng hoặc tương đương trở lên tại các tập đoàn kinh tế, các tổ chức kinh tế nhà nước và tư nhân.

Chỉ tiêu và thời gian tuyển sinh

Chương trình thạc sĩ quản lý kinh tế đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh đợt 2 năm 2018 với 140 chỉ tiêu.

Thời gian thi từ 15 – 16/09/2018. Cụ thể:

Tập trung thí sinh, thi môn Cơ bản/ bài thi Đánh giá năng lực: Sáng thứ bảy, 15/09

Thi môn cơ sở: Chiều 15/09

Thi ngoại ngữ: Sáng 16/09