Top 7 # Tuyển Sinh Kép Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Phusongyeuthuong.org

Sinh Viên Cần Biết Những Gì Về Ctđt Thứ Hai (Bằng Kép)?

Tốt nghiệp với HAI BẰNG ĐẠI HỌC CHÍNH QUY không chỉ giúp chúng ta có thêm cơ hội việc làm, mà còn mang đến cho bạn nhiều kĩ năng, kiến thức quý báu. 

1. Khái quát về Bằng Kép: Link

2. Lợi ích của việc học Bằng Kép: Bài 1 và Bài 2

3. Hỏi – đáp nhanh về Bằng Kép: Link

4. Đăng ký xét tuyển bằng kép: Link

5. Fanpage Bằng kép: Link

6. 8 lý do không NÊN học bằng kép: Link

7. Bí quyết học bằng kép: Link

Và cuối cùng là những tư vấn, gợi ý của các thầy cô dạy các chương trình này dành cho các bạn sinh viên:

Thầy PHẠM VĂN KHOA – Giảng viên khoa SPTA: Chương trình đào tạo bằng kép đem lại cơ hội lớn cho sinh viên với việc mở rộng, kiến thức, tăng cơ hội việc làm, tiết kiệm được thời gian và chi phí khi học 2 bằng độc lập. Mà ULIS thì thật sự là một môi trường đào tạo ngôn ngữ tốt và toàn diện để bạn không chỉ có nền tảng ngôn ngữ tốt mà còn học hỏi được các kĩ năng mềm cần thiết trong cuộc sống. Với những bạn có nhiều “tham vọng” thì bằng kép quả thật là lựa chọn rất đáng để cân nhắc!

Cô Hồng Ngọc – Giảng viên khoa NN&VH Nhật Bản: Gắn bó và giảng dạy chương trình bằng kép khoa tiếng Nhật từ những ngày đầu, cô rất bất ngờ vì trái với lo lắng ban đầu về cường độ, áp lực học tập, các sinh viên học song bằng càng bận càng tìm ra cách sắp xếp thời gian, phương pháp học tập hiệu quả. Và đó sẽ chính là tiền đề để việc học bằng kép trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Học bằng kép tại trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN chắc chắn sẽ là lựa chọn đúng đắn, giúp các em tự tin bước vào cuộc sống!

HSV

Tư Vấn Tuyển Sinh Các Chương Trình Đào Tạo Bằng Kép

Chào mừng quý vị và các bạn đến với chương trình tư vấn trực tuyến tuyển sinh đại học hệ chính quy khoá 2014 các chương trình đào tạo bằng kép của Trường ĐHKHXH&NV.

Chương trình bắt đầu từ 17h ngày 08/9/2014.

Hỏi: Em là sinh viên k58 sư phạm ngữ văn , em dự định học bằng kép văn học , em xin hỏi là cách tính điểm trung bình chung tính từ đầu khóa học là cộng điểm 2 học kì 131 và học kì 132 vào hay như thế nào ạ ? em xin cảm ơn! (Đoàn Văn Hợi, SV Sư phạm ngữ văn)

ThS Đinh Việt Hải: Điểm trung bình chung học tập để xét đăng ký vào CTĐT bằng kép là điểm trung bình của tất cả các môn đã học với trọng số (số tín chỉ) tương ứng kể từ đầu khóa học cho đến thời điểm xét hồ sơ. Em lưu ý điểm này không phải là trung bình cộng của 2 học kỳ trong năm học 2013 – 2014.

Hỏi: Nếu như em học bằng kép thì những môn học thuộc khối kiến thức chung thì em có phải học lại không ạ, hay chỉ chú tâm tới khối kiến thức chính của ngành thứ hai ạ? (Vũ Thu Lê, SV Tâm lý học)

ThS Đinh Việt Hải: Đối với những môn học chung giữa hai chương trình đào tạo thì em không cần phải học lại với những môn em đã tích lũy tín chỉ (đạt từ điểm D trở lên) tại ngành thứ nhất. Kết quả môn học sẽ được tích lũy cho cả 2 CTĐT. Em phải học tất cả những môn của CTĐT ngành thứ hai nếu em chưa tích lũy ở ngành thứ nhất.

Hỏi: Nếu như em được học lớp tâm lý học chất lượng cao, hoặc lớp Pháp ngữ chuyên ngành tâm lý học lâm sàng thì em có được học bằng kép bình thường không ạ? (Vũ Thu Lê, SV Tâm lý học)

Hỏi: Cách phân bổ thời khoá biểu và thời gian giữa hai ngành học? Cách xét lớp theo ngành? (Đỗ Thu Vân, SV Trường ĐHKHXH&NV)

ThS Đinh Việt Hải: Đây là câu hỏi rất… đáng hỏi em ạ. Nếu không rõ về điều này, việc chuẩn bị học hai ngành một lúc lại nghĩ là chẳng khó khăn gì thì không ổn tẹo nào.

Nguyên tắc chung là thời khóa biểu của ngành thứ hai em sẽ chủ yếu học cùng với sinh viên ngành thứ nhất. Ví dụ, em học ngành Báo chí và nay muốn học ngành thứ hai là Quốc tế học thì các lớp mở cho sinh viên ngành Quốc tế học cũng đồng thời là mở lớp cho em học giống như hiện tại em đang thấy trong thời khóa biểu toàn trường mỗi khi đăng ký học. Khi không thể có khả năng để các em đăng ký tích hợp với sinh viên học Quốc tế học (ngành thứ nhất) thì nhà trường mới xem xét mở lớp dành riêng cho sinh viên bằng kép.

Khi làm thời khóa biểu nếu có một số đông sinh viên cùng ngành cùng khóa học cùng học chung một ngành thứ hai thì phòng Đào tạo sẽ cố gắng để thời khóa biểu không trùng giờ, giúp cho sinh viên đăng ký được thuận lợi nhưng nếu số sinh viên đó không nhiều thì việc này là không thể.

Hỏi: Em muốn hỏi là trong chương trình đào tạo bằng kép ngành Báo Chí của trường mình thì để tốt nghiệp Ngành này cần tích lũy ít nhất bao nhiêu tín chỉ ạ? (Hoàng Thị Mai Phương, SV Trường ĐH Ngoại ngữ)

Hỏi: Em vừa thi xong và trúng tuyển kì thi đại học 2014 vừa rồi, Em trúng tuyển ngành Du lịch và Lữ hành,e muốn hỏi: 1, Nếu đăng kí chương trình đào tạo bằng kép thì em nên chọn ngành nào phù hợp với ngành thư nhất của em ạ ?. 2, Thời gian nhận đăng kí chương trình đào tạo bằng kép bắt đàu từ khi nào ạ ? (Nguyễn Thành Thăng, SV Trường ĐHKHXH&NV)

ThS Đinh Việt Hải: Chúc mừng em đã trúng tuyển vào Trường Đại học KHXH&NV.

Hỏi: Sinh viên ĐH Ngoại ngữ đăng ký bằng kép của trường thì có được học tại trường Ngoại ngữ không hay bọn em sẽ học ở trường Nhân văn ạ? Em xin cảm ơn. (Trần Ngọc Quỳnh, SV Trường ĐH Ngoại ngữ)

ThS Đinh Việt Hải: Việc học một ngành học chắc không chỉ giới hạn trong 1 cái giảng đường mà còn là hệ thống học liệu cùng nhiều nguồn lực khác. Hơn nữa, sinh viên ngành thứ hai sẽ học chung thời khóa biểu với ngành thứ nhất và em biết rồi đấy, ngành thứ nhất rất nhiều lớp không được mở ở Trường Đại học Ngoại ngữ đúng không?

ThS Đinh Việt Hải: Chào em, em nên tìm hiểu kỹ, nhớ đúng và hỏi chính xác điều em muốn hỏi nha. Thầy hiểu là em đang nói đến chuyên ngành Lịch sử văn hóa của ngành Lịch sử. Nếu đúng như vậy thì khi em học ngành thứ hai là ngành Lịch sử, em chỉ còn làm tiếp 1 bước nữa là chọn chuyên ngành Lịch sử văn hóa để theo học mà thôi.

Hỏi: Thưa các thầy cô, công việc mà em muốn theo đuổi là tổ chức các sự kiện từ quy mô nhỏ như lễ ra mắt sản phẩm, quảng bá… đến quy mô lớn như chương trình ca nhạc, giải trí… Theo như em được biết thì cần phải học ngành quan hệ công chúng, nhưng tuyển sinh bằng kép lại không có ngành đó. Em đã xem qua khung chương trình đào tạo của ngành báo chí và quan hệ công chúng thấy có nhiều điểm tương đồng, quan hệ công chúng là một chuyên ngành của báo chí. Vậy em đăng ký học báo chí là được đúng không ạ? Cám ơn các thầy cô! (Đỗ Thùy Dung, SV Trường ĐH Ngoại ngữ)

Hỏi: 1. Ngành tâm lý học có thể học bằng kép với ngành Báo chí không? 2. Khi học bằng kép với ngành báo chí có thể chọn chuyên ngành như các bạn học báo chí là ngành học thứ nhất không? 3. Với ngành thứ nhất là Tâm lý học, em nên học ngành kép là Báo Chí, Khoa học quản lí hay Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành? (Tống Ngọc Trâm, SV Trường ĐHKHXH&NV)

ThS Đinh Việt Hải: Sinh viên Tâm lý học học ngành thứ hai là Báo chí thì cần tích lũy 84 tín chỉ. Việc chọn chuyên ngành cũng như sinh viên học Báo chí là ngành thứ nhất.

Em nên học ngành thứ hai là ngành nào tùy thuộc vào mục tiêu nghề nghiệp của em chứ. Ví dụ em muốn làm lãnh đạo quản lý, kinh doanh thì nên học Khoa học quản lý hoặc em muốn làm phóng viên thì chắc không phải chọn ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành rồi đúng không?

Hỏi: 1. Bằng tốt nghiệp của em sẽ ghi tên bằng thứ nhất và cả tên bằng kép hay em sẽ có 2 bằng tốt nghiệp ạ? 2. Thời khóa biểu cho lớp học bằng kép thường sẽ diễn ra vào buổi tối trong các kì học hay diễn ra cùng lớp học hè ạ? Em cảm ơn ạ! (Trần Mỹ Linh, SV Trường ĐHKHXH&NV)

ThS Đinh Việt Hải: Em tốt nghiệp ngành thứ nhất thì được xét tốt nghiệp ngành thứ hai. Nếu tốt nghiệp cả 2 ngành thì em sẽ có cả hai bằng tốt nghiệp đại học.

Hỏi: Tổng số tín chỉ ( môn học) và thời gian học trong vòng bao lâu. (Hoàng Thu Hằng, SV Trường ĐH Ngoại ngữ)

ThS Đinh Việt Hải: Sinh viên Ngôn ngữ Anh học ngành thứ hai là Báo chí sẽ phải tích lũy 104 tín chỉ. Thời gian học của sinh viên tối đa là bằng thời gian tối đa của ngành thứ nhất, tức là nếu em nhập học năm 2014 thì khi học ngành thứ hai, em được phép học tối đa là đến 2020 là phải tốt nghiệp. Còn nếu ngay sau năm thứ nhất em học ngành thứ hai thì thực tế cho thấy thường là sau 1 học kỳ tốt nghiệp ngành thứ nhất là sinh viên đã có thể tốt nghiệp ngành thứ hai.

Hỏi: Em muốn hỏi chi tiết về ngành Quốc tế học (Phan Hợp Tâm Anh, SV Trường ĐH Ngoại ngữ)

Hỏi: Em là sinh viên của trường Đại học Giáo Dục, vậy em có được đăng kí học bằng kép báo chí không ạ? Em xin cảm ơn thầy! (Đỗ Thị Thuy, SV Trường ĐH Giáo dục)

ThS Đinh Việt Hải: Rất tiếc là đến giờ, Trường Đại học KHXH&NV và Trường Đại học Giáo dục mới chỉ có chương trình đào tạo bằng kép cho sinh viên ngành Văn học với Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử với Sư phạm Lịch sử thôi em ạ.

Hỏi: Ngành học của tôi có thể học kép được với những ngành nào trong các ngành trên? Nếu học bằng kép tôi có thể được nhận học bổng ở bằng kép khi có kết quả học tập xuất sắc không? Thời gian học các môn học ở bằng kép là bao nhiêu? Liệu có trùng với thời gian học ngành đầu của tôi không? Các môn học ở bằng kép giống với các môn ở ngành đầu có phải học lại không? Cơ hội khi học bằng kép khoa học quản lý? (Bùi Phương Thảo, SV Trường ĐHKHXH&NV)

ThS Đinh Việt Hải:

Hỏi: Em có một số băn khoăn về chương trình đào tạo bằng kép là: 1. Hình thức đăng ký môn học có giống như ngành đào tạo thứ nhất em đang theo học không ạ (Đăng ký qua portal)? Nếu như đăng ký học qua portal, khi em đã tốt nghiệp ngành học thứ nhất (không còn là sinh viên của trường ĐH Ngoại ngữ nữa) thì sẽ đăng ký học như thế nào? 2. Học bằng kép có áp đặt số tín chỉ tối thiểu/tối đa cho mỗi học kỳ không? 3. Hệ số học phí học lại/học cải thiện điểm là bao nhiêu? 4. Học bằng kép có bắt buộc phải học học kỳ hè không? 5. Vào kỳ thi cuối kỳ, nếu như lịch thi của 2 trường trùng nhau thì sẽ xử lý như thế nào? 6. Và nếu như vì lí do nào đó em thôi học bằng kép em có phải bồi thường kinh phí đào tạo không ạ? (Trần Thị Hương, Trường ĐH Ngoại ngữ)

ThS Đinh Việt Hải: Em có những câu hỏi rất cần thiết, Thầy trả lời như sau:

Đối Tượng Ưu Tiên Trong Tuyển Sinh Là Gì

Đối tượng ưu tiên là gì?

Đối tượng ưu tiên là những đối tượng thuộc nhóm ưu tiên sẽ được cộng điểm khi xét tuyển vào đại học được Bộ GD&ĐT quy định cụ thể trong quy chế tuyển sinh. Theo đó, nhóm ưu tiên 1 sẽ được cộng mức cao nhất là 2 điểm, Nhóm ưu tiên 2 sẽ được cộng 1 điểm.

Bạn thuộc đối tượng ưu tiên nào?

* Nhóm ưu tiên 1 (UT1) gồm 4 đối tượng: Được cộng 2 điểm

– Đối tượng 01: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại Khu vực 1.

– Đối tượng 02: Công nhân trực tiếp sản xuất đã làm việc liên tục 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất 2 năm là chiến sĩ thi đua được cấp tỉnh trở lên công nhận và cấp bằng khen; Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định.

– Đối tượng 03:

Thương binh, bệnh binh, người có “Giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh”;

Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên tại Khu vực 1;

Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 18 tháng trở lên;

Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định;

Các đối tượng ưu tiên quy định tại điểm i, k, l, m khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ưu đãi người có công với cách mạng;

– Đối tượng 04:

Con liệt sĩ; Con thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Con bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 81% trở lên;

Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh” mà người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh” bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên; Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động;

Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng;

Con của người có công với cách mạng quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 về việc ưu đãi người có công với cách mạng.

* Nhóm ưu tiên 2 (UT2) gồm các đối tượng: Được cộng 1 điểm – Đối tượng 05:

Thanh niên xung phong tập trung được cử đi học; Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ dưới 12 tháng ở Khu vực 1 và dưới 18 tháng không ở Khu vực 1;

Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng Dân quân tự vệ nòng cốt, Dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nòng cốt từ 12 tháng trở lên, dự thi vào ngành Quân sự cơ sở. Thời hạn tối đa được hưởng ưu tiên là 18 tháng kể từ ngày ký quyết định xuất ngũ đến ngày dự thi hay ĐKXT;

– Đối tượng 06:

Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú ở ngoài khu vực đã quy định thuộc đối tượng 01;

Con thương binh, con bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%;

Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%;

Con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

Con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế có giấy chứng nhận được hưởng chế độ ưu tiên theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

Con của người có công giúp đỡ cách mạng;

– Đối tượng 07:

Người khuyết tật nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện;

Người lao động ưu tú thuộc tất cả các thành phần kinh tế được từ cấp tỉnh, Bộ trở lên công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, được cấp bằng hoặc huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;

Giáo viên đã giảng dạy đủ 3 năm trở lên thi vào các ngành sư phạm;

Y tá, dược tá, hộ lý, kỹ thuật viên, y sĩ, dược sĩ trung cấp đã công tác đủ 3 năm trở lên thi vào các ngành y, dược.

Nếu bạn có nhiều diện ưu tiên theo đối tượng chỉ được hưởng một diện ưu tiên cao nhất

Tìm hiểu thêm:

Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ:

Cô Võ Thị Hồng Nhi – Phòng Tuyển sinh – Trường Đại học Phan Châu Trinh

Địa chỉ: Số 09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc – Thị xã Điện Bàn – tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: (0235) 3 757 959 – Hotline / Zalo: 0962553155 – 0981559255

Văn phòng tuyển sinh tại các tỉnh/thành phố:

Cô Trần Thị Thùy Dung – Phòng Tư vấn Tuyển sinh, Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng

Địa chỉ:Số 64 Cách Mạng Tháng Tám – Q. Cẩm Lệ – TP. Đà Nẵng.

Điện thoại: 0905030013 – Email: vptsdn@pctu.edu.vn

Cô Hoàng Thị Ái Vân – Phòng Tư vấn Tuyển sinh, Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Nha Trang

Địa chỉ: Số 57-59 Cao Thắng – TP. Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại: 0906557535 – Email: vptsnt@pctu.edu.vn

Bs. Nguyễn Thị Kim Vệ – Phòng Tư vấn Tuyển sinh, Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn.

Địa chỉ: Số 171 Trường Chinh – P. Tân Thới Nhất – Q. 12 – TP. HCM.

Điện thoại: 0399126100 – Email: vptshcm@pctu.edu.vn

Cô Nguyễn Thị Phượng Loan – Phòng Tư vấn Tuyển sinh – Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp

Địa chỉ: Số 700- QL 30 – xã Mỹ Tân – TP. Cao Lãnh – Đồng Tháp.

Điện thoại: 0971 072 349 – Email: vptsdt@pctu.edu.vn

Nghiên Cứu Sinh Là Gì? Nghiên Cứu Sinh Sẽ Học Gì?

Nghiên cứu sinh có lẽ không còn là khái niệm quá xa lạ, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nghiên cứu sinh cũng như các nhiệm vụ, công việc mà họ cần thực hiện. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nghiên cứu sinh là gì?

Nghiên cứu sinh là tên gọi của những người đang theo học khóa trình nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu sinh cần phải thực hiện quá trình nghiên cứu và bảo vệ luận án tiến sĩ thành công ở cấp nhà nước.

Nếu bạn chưa biết tiến sĩ là gì? và muốn tìm hiểu hơn về thuật ngữ tiến sĩ mời xem bài viết

Để trở thành một nghiên cứu sinh, ứng viên phải trải qua một kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh. Kỳ thi này thường được các khoa trong trường đại học hoặc các viện nghiên cứu tổ chức. Theo quy định hiện hành, chỉ các khoa của trường đại học và viện nghiên cứu được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mới được tổ chức kỳ thi.

Trong các trường Đại học, kỳ thi tuyển này được gộp 1 lần với kỳ thi tuyển học viên cao học. Khung chương trình, cấu trúc đề thi hay những yêu cầu giữa nghiên cứu sinh và Thạc sỹ có sự khác biệt lớn.

Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ gồm 3 phần cơ bản đó là:

Phần 1: Các học phần bổ sung.

Các học phần bổ sung đối với mỗi nghiên cứu sinh không giống nhau. Bởi lẽ, với những người chưa có bằng Thạc sỹ, sẽ phải bổ sung ít nhất 8 học phần tương đương với 30 tín chỉ.

Trong trường hợp nghiên cứu sinh đã có bằng Thạc sỹ, nhưng chuyên ngành lại không trùng với ngành đào tạo chương trình nghiên cứu sinh, sẽ phải bổ sung từ 2 đến 4 học phần.

Phần 2: Các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan.

Phần 3: Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ.

Cuối cùng, nghiên cứu sinh sẽ thực hiện nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ đúng như quy định được đưa ra bởi hội đồng. Thông thường, những luận án Tiến sỹ này được khuyến khích viết bằng Tiếng Anh.

Đây là chương trình đào tạo tham khảo. Để tìm hiểu thêm về chương trình học của nghiên cứu sinh xin mời theo dõi thêm bài viết: Cao học (Masters degree) là gì? sau đại học sẽ học gì?