Top 15 # Tuyển Sinh Đại Học Tài Chính Ngân Hàng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Phusongyeuthuong.org

Tuyển Sinh Cao Học Tài Chính Ngân Hàng

Ngành TCNH – Đại học Kinh doanh và Công nghệ

Thực hiện Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ”; Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh cao học xây dựng cho năm 2017, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ năm 2017, với 08 chuyên ngành:

Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01

Đào tạo trình độ thạc sĩ nhằm giúp cho học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành – chuyên ngành; Tăng cường kiến thức liên ngành ; Có kiến thức sâu trong lĩnh vực khoa học chuyên ngành và kỹ năng vận dụng kiến thức khoa học chuyên ngành vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; Có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành – chuyên ngành được đào tạo.

– Ngành Tài chính Ngân hàng: 150

Người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ phải có các điều kiện sau đây :

3.2. Có lý lịch bản thân rõ ràng (không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ cảnh cáo trở lên).

3.3. Có đủ sức khoẻ để học tập.

3.4 Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo qui định của Trường.

a) Môn nghiệp vụ chuyên ngành (Theo chương trình đại học- Thời gian làm bài 180′) , gồm có:

– Đối với ngành Tài chính – Ngân hàng: Môn thi – Tài chính học.

b) Môn Kinh tế chính trị học Mác – Lênin/ Lập trình cơ sở/ Lý thuyết ngôn ngữ Anh/ Lịch sử kiến trúc thế giới(theo chương trình đại học- Thời gian làm bài 180′).

c) Môn Tiếng Anh; Tiếng Nga; Tiếng Pháp; Tiếng Trung Quốc (trình độ A2 – Thời gian làm bài 120′).

– Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài mà ngôn ngữ học tập là tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc được công nhận văn bằng theo quy định hiện hành.

– Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo đề án của Bộ Giáo dục và đào tạo.

– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành: Ngôn ngữ Anh; Nga; Pháp; Trung Quốc.

– Có chứng chỉ trình độ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trong thời hạn 02 năm (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ tuyển sinh), hoặc tương đương – Được quy định tại Phụ lục II: Bảng tham chiếu qui đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ tương đương cấp độ 3/6 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam áp dụng trong đào tạo trình độ thạc sĩ ( Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BG ĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Sau khi cộng điểm ưu tiên (nếu có), Thí sinh phải đạt điểm 5 trở lên theo thang điểm 10 hai môn: Nghiệp vụ ngành và Kinh tế chính trị học Mác – Lênin/ Lập trình cơ sở/ Lý thuyết ngôn ngữ Anh; Các môn Ngoại ngữ đạt yêu cầu (50 điểm trở lên theo thang điểm 100) mới đủ điều kiện trúng tuyển.

Điểm trúng tuyển lấy từ cao xuống thấp trên cơ sở tổng điểm của hai môn : Nghiệp vụ ngành; Kinh tế chính trị học Mác Lê Nin/ Lập trình cơ sở/ Lý thuyết ngôn ngữ Anh và chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành. Nếu tổng điểm của các thí sinh bằng nhau thì sẽ xét đến ưu tiên theo thứ tự: – Thí sinh là nữ. – Người có điểm cao hơn của các môn theo thứ tự: Nghiệp vụ ngành; Kinh tế chính trị học Mác – Lênin/ Lập trình cơ sở/ Lý thuyết ngôn ngữ Anh; Ngoại ngữ (người được miễn thi hoặc có điểm cao hơn).

5.1 Số chuyên ngành được đăng ký dự thi: Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự thi vào một chuyên ngành .

– Người có thời gian công tác 02 năm liên tục trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được qui định là Khu vực I trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành. Trong trường hợp này thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái của cơ quan – tổ chức có thẩm quyền;

– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

– Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động;

– Người thuộc dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được qui định là Khu vực I trong Qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành.

– Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học – Được ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học. Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng 1 điểm vào kết quả thi (thang điểm 10) cho môn Nghiệp vụ ngành và 10 điểm cho các môn Ngoại ngữ (thang điểm 100).

Theo mẫu qui định (bao gồm cả nội dung ôn tập các môn thi) bán tại: – Trung Tâm Truyên Thông, Phòng A112Y, Nhà A. Điện thoại: (04)- 2215.3214

– Viện đào tạo Sau đại học của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội(Số 29A, ngõ 124, Phố Vĩnh Tuy, Phường Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội); từ ngày 10.02.2017 đến ngày 15.04.2017.

– Riêng đối với những thí sinh phải học bổ sung kiến thức: Nhận chứng chỉ học bổ sung kiến thức và nộp hồ sơ vào các ngày 25.04.2017 và 29.04.2017.

a) Đăng ký học bổ sung kiến thức chuyển đổi ngành từ ngày 10.02 đếnngày 30.03.2017 tại Viện Đào tạo Sau đại học (phòng C1.17Y).

b) Đăng ký ôn thi tuyển sinh từ ngày 10.02.2017 đến ngày 30.03.2017 tại các Phân khoa đào tạo SĐH (Quản lý Kinh doanh; Tài chính – Ngân hàng; Kế toán; Công nghệ Thông tin; Tiếng Anh Sau Đại học; Kiến trúc).

c) Các lớp học bổ sung kiến thức (Viện phối hợp với các Phân khoa Sau đại học tổ chức lớp học, thi và cấp chứng chỉ) :

7.1. Thời gian thi tuyển : Hạ tuần tháng 5 năm 2016. Lịch cụ thể như sau:

– Sáng 20.05.2017: Thí sinh nhận thẻ dự thi, nghe phổ biến qui chế tuyển sinh

– Sáng 21.05.2017: Thi môn Kinh tế chính trị học Mác – Lênin/ Lập trình cơ sở/Lý thuyết / ngôn ngữ Anh và Lịch sử kiến trúc thế giới.

7.2. Địa điểm thi tuyển: Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

(Số 29A, ngõ 124, phố Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội)

– Hồ sơ dự thi, nộp trực tiếp tại Văn phòng Viện đào tạo Sau đại học- Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Phòng C1.17 – Viện đào tạo Sau đại học). Mọi thủ tục chi tiết xin liên hệ với Viện đào tạo Sau đại học, Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, điện thoại: 043.6339114.

Trước ngày thi 3 tuần (Đầu tháng 5/2017), Nhà trường gửi giấy báo dự thi cho các thí sinh và niêm yết danh sách thí sinh dự thi tại Viện đào tạo Sau đại học; Đồng thời đăng tải trên Website:Sau khi thi 30 ngày, Nhà trường sẽ thông báo kết quả thi các môn trên Website: www. hubt. edu. vn. – Nếu có sai sót về : Họ và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Đối tượng ưu tiên; Chuyên ngành đăng ký dự thi…, thí sinh phải thông báo trực tiếp đến Viện đào tạo Sau đại học để kịp thời đính chính trước khi thi. – Trường hợp do địa chỉ không rõ ràng, hoặc không nhận được giấy báo dự thi, thí sinh có thể xem danh sách dự thi, phòng thi, số báo danh và lịch thi tuyển sinh tại Văn phòng Viện đào tạo Sau đại học, hoặc trên Website của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Khi đi thi, thí sinh phải mang theo chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ Căn cước. www. hubt. edu. vn và niêm yết kết quả thi tại Viện đào tạo Sau đại học

– Khóa học dự kiến được khai giảng vào hạ tuần tháng 6/2017.

Đại Học Tài Chính Ngân Hàng Hà Nội Tuyển Sinh 2022

THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM 2020

Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội thông báo tuyển sinh hệ đại học chính quy với các khối ngành và chỉ tiêu cụ thể từng ngành như sau:

1. Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội Tuyển Sinh Các Ngành

HỆ ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHÍNH QUY: 500

– Tài chính – Ngân hàng 350

– Kế toán tài chính50

* HỆ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY: 1.500

– Quản trị kinh doanh100

– Tài chính 270 + Chất lượng cao 30

– Ngân hàng 230 + Chất lượng cao 30

– Kế toán tài chính 350 + Chất lượng cao 30

– Quản trị kinh doanh 220 + Chất lượng cao30

– Kinh doanh thương mại50

– Công nghệ thông tin80

– Kiểm toán50

– Ngôn ngữ Anh50

* HỆ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC CHÍNH QUY: 200

– Luật kinh tế 80

– Tài chính – Ngân hàng100

HỆ ĐÀO TẠO LIÊN KẾT VỚI ĐẠI HỌC BIRMINGHAM CITY: 480

– Kế toán tài chính 100

– Thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh quốc tế 120

– Thạc sỹ ngành Quản trị và Tài chính 120

– Cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế120

– Cử nhân ngành Tài chính quốc tế 120

2. PHƯƠNG THỨC THI TUYỂN & XÉT TUYỂN

– Hệ đào tạo Đại học chính qui nhà trường xét tuyển theo kết quả thi THPT 70% tổng chi tiêu và xét kết quả học tập THPT (xét học bạ) 30% /tổng chỉ tiêu.

+Các tổ hợp xét tuyển: A00; A01; D01; C04.

Thí sinh tốt nghiệp THPT, có đủ sức khỏe tham gia học tập, không vi phạm pháp luật theo đúng quy định của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo.

Nhà trường tuyển sinh trên phạm vi toàn quốc.

Nhà trường có hai hình thức tuyển sinh là xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc Gia (chiếm 70% chỉ tiêu) và hình thức hai là xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập THPT (chiếm 30% chỉ tiêu)

5. Ngưỡng Đảm Bảo Chất Lượng Đầu Vào, Điều Kiện Nhận ĐKXT:

+Xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: Thí sinh tốt nghiệp THPT và điểm xét tuyển từ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT công bố trở lên.

+Xét tuyển từ kết quả học tập THPT (xét học bạ): thí sinh tốt nghiệp THPT. Tổng điểm trung bình của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển trong năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12 (6 học kỳ) từ 18 điểm trở lên, trong đó môn Toán không nhỏ hơn 6,0.

6. Điều Kiện Xét Tuyển

Xét tuyển từ kết quả thi THPT Quốc gia: theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT

Xét tuyển từ kết quả học THPT (xét học bạ):

– Tốt nghiệp THPT;

– Hạnh kiểm xếp từ loại khá trở lên;

– Điểm xét tuyển:

+Tổng điểm bình quân 6 học kỳ của 3 môn đăng ký xét tuyển (theo tổ hợp) + Điểm ưu tiên (theo quy định của Bộ GDDT) từ 18,0 điểm trở lên;

+Điểm bình quân 6 học kỳ môn Toán từ 6,0 điểm trở lên.

Thông Tin Tuyển Sinh Trường Đại Học Tài Chính Ngân Hàng Hà Nội

Cập nhật: 23/10/2020

A. GIỚI THIỆU

Tên trường: Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội

Tên tiếng Anh: Hanoi Financial And Banking University (FBU)

Mã trường: FBU

Loại trường: Dân lập

Hệ đào tạo: Đại học – Cao đẳng – Sau đại học – liên thông

Địa chỉ:

Cơ sở chính: xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

Cơ sở đào tạo: 136 -138 Phạm Văn Đồng, phường Xuân Đỉnh, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội

SĐT: 024 3793 1340 – 024 3793 1341

Email: contact@fbu.edu.vn

Website: https://fbu.edu.vn/

Fecabook: www.facebook.com/daihoctaichinhnganhanghanoi/

B. THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2020

I. Thông tin chung

1. Thời gian xét tuyển

– Xét tuyển từ kết quả thi THPT Quốc gia:

Xét tuyển đợt 1: từ 24/09 đến 17h00 ngày 26/09/2020

Xét tuyển bổ sung: từ ngày 08/10/2020, căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh và số thí sinh trúng tuyển đã xác định nhập học sau xét tuyển đợt 1, HĐTS trường xem xét và công bố các nội dung xét tuyển bổ sung công khai trên trang mạng của nhà trường.

– Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét học bạ):

Đợt 1: từ ngày 01/06/2020 đến ngày 30/06/2020

Đợt 2: từ ngày 03/07/2020 đến ngày 31/07/2020

Đợt 3: từ ngày 05/08/2020 đến ngày 30/08/2020

2. Hồ sơ xét tuyển

– Xét tuyển từ kết quả thi THPT Quốc gia: Theo Quy chế tuyển sinh năm 2020 của Bộ GDĐT.

– Xét tuyển từ kết quả học THPT (xét học bạ):

Phiếu đăng ký xét tuyển (lấy từ website của trường);

Bản sao công chứng học bạ THPT;

Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp hoặc

Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời;

Bản sao công chứng Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có);

02 ảnh 4×6 chụp trong khoảng 03 tháng trở lại đây;

02 phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên hệ.

3. Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

5. Phương thức tuyển sinh 5.1. Phương thức xét tuyển

Xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020: 70% tổng chỉ tiêu.

Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét học bạ): 30% tổng chỉ tiêu.

5.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện ĐKXT

Xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia: Thí sinh tốt nghiệp THPT và điểm xét tuyển từ 15,5 điểm trở lên (bằng với điểm xét tuyển vào trường năm 2019).

Xét tuyển từ kết quả học tập THPT (xét học bạ): thí sinh tốt nghiệp THPT. Tổng điểm trung bình của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 (5 học kỳ) từ 18 điểm trở lên, trong đó môn Toán không nhỏ hơn 6,0 điểm.

Ngành Ngôn ngữ Anh: Chỉ xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Điểm thi môn tiếng Anh từ 6,0 điểm trở lên. Môn tiếng Anh được nhân hệ số 2.

Các ngành đào tạo chất lượng cao chỉ xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Điểm thi môn tiếng Anh từ 6,0 điểm trở lên.

5.3. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

Điểm ưu tiên khu vực và đối tượng ưu tiên được thực hiện theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Học phí

Học phí đối với sinh viên đại học chính quy: 600.000 đồng/1 tín chỉ (không thay đổi trong suốt khóa học).

II. Các ngành tuyển sinh

Điểm chuẩn vào trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội năm 2018 như sau:

D. MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội Cán bộ sinh viên trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội

Khi có yêu cầu thay đổi, cập nhật nội dung trong bài viết này, Nhà trường vui lòng gửi mail tới: tuyensinhso.com@gmail.com

Trường Đại Học Tài Chính Ngân Hàng Hà Nội

Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội tuyển sinh năm 2019. ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong các lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị kinh doanh và Kinh doanh thương mại; nghiên cứu, chuyển giao những thành tựu khoa học về quản trị và kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; tham gia hoạch định chiến lược, chính sách cho các doanh nghiệp và tổ chức xã hội.

Thông tin chung:

Tên tiếng Anh: Hanoi Financial and Banking University

Mã trường: FBU

Địa chỉ: Xã Tiền Phong – H. Mê Linh – TP. Hà Nội

Đào tạo Cử nhân

– Đào tạo Đại học chính quy

– Đào tạo Cao đẳng chính quy

Điểm chuẩn: Xem điểm chuẩn

Trụ sở chính: Xã Tiền Phong – H. Mê Linh – TP. Hà Nội

Cơ sở đào tạo 2: Số 136 – Đường Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – TP. Hà Nội

Tel: 024 3793 1340 – 024 3793 1341

Email: fbu.tuyensinh@gmail.com

Website: https://fbu.edu.vn

Xét tuyển;

a) Xét tuyển từ kết quả thi THPT Quốc gia: 70% tổng chỉ tiêu.

b) Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét học bạ): 30% tổng chỉ tiêu.

Điểm chuẩn Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội

Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Phương Đông

Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Đại Nam

Sứ mạng, Tầm nhìn, Các giá trị cốt lõi

Sứ mạng

Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong các lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị kinh doanh và Kinh doanh thương mại; nghiên cứu, chuyển giao những thành tựu khoa học về quản trị và kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; tham gia hoạch định chiến lược, chính sách cho các doanh nghiệp và tổ chức xã hội.

Tầm nhìn

Đến năm 2050, ĐH Tài chính – Ngân hàng sẽ khẳng định là một trường đại học chuyên ngành, đa cấp, liên thông và hội nhập.

Các giá trị cốt lõi

– Trọng giá trị tri thức và thượng tôn đạo đức nghề nghiệp

Xây dựng môi trường giáo dục, khoa học – công nghệ sáng tạo, biết phát huy giá trị tri thức để đào tạo những con người vừa có năng lực chuyên môn cao, vừa là công dân có trách nhiệm xã hội.

– Khuyến khích sáng tạo và nuôi dưỡng sự say mê

Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng là một môi trường khuyến khích, sáng tạo và đổi mới; là nơi nuôi dưỡng niềm say mê của các thế hệ giảng viên, cán bộ công nhân viên, sinh viên và tương lai cho các học viên sau đại học. Đó là nền tảng đổi mới và tạo ra những đột phá để phát triển thương hiệu của Nhà trường.

– Tôn trọng sự khác biệt và coi trọng hợp tác

Sự cộng hưởng của sức mạnh hợp tác với sự khác biệt giúp Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội gắn kết mọi thành viên theo mục tiêu chung, tạo nên hợp lực mạnh mẽ nhất. Nhà trường đề cao và tôn trọng tính tự chủ trong học thuật.

– Coi trọng chất lượng là uy tín và là danh dự

Chất lượng trong đào tạo vừa là con đường, vừa là mục tiêu phấn đấu để Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội đạt đến tầm khu vực và quốc tế. Chất lượng được thể hiện trong mọi mặt hoạt động của Nhà trường.

Mục tiêu phát triển Đại học Tài chính Ngân hàng đến năm 2040

– Đến năm 2030, Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội trở thành một trường đại học định hướng nghiên cứu, gắn với nhu cầu xã hội, đạt tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có một số chuyên ngành đạt chuẩn chất lượng của mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN-QA).

– Đến năm 2040, Trường sẽ đạt đẳng cấp một trong 200 đại học tiên tiến của khu vực Đông Nam Á.

– Về đào tạo: Từ năm 2016, Nhà trường phấn đấu có cấp độ đào tạo thạc sĩ và đến năm 2020 có cấp độ đào tạo tiến sĩ. Năm 2030, Trường có 5 ngành đạt kiểm định AUN-QA. Năm 2030 Trường đạt quy mô 10.500, năm 2040 đạt quy mô trên 17.500 sinh viên, học viên sau đại học.

– Về khoa học – công nghệ: Xây dựng Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu – tư vấn của Việt Nam về chiến lược và chính sách kinh tế quốc gia.

Về hợp tác quốc tế:

Đến năm 2030, tất cả các Khoa chuyên môn thực hiện liên kết đào tạo và nghiên cứu quốc tế trực tiếp. Đến năm 2040, Trường thực hiện liên kết đào tạo ở tất cả các cấp độ với các trường đại học lớn trong khối G20, và thực hiện liên kết đào tạo sang các nước trong khu vực.

Về nhân lực:

Đến năm 2030, quy mô nguồn nhân lực là 400 CBGV, trong đó có trên 70% là giảng viên với 75% thạc sĩ, 25% tiến sỹ. Đến năm 2040, quy mô nguồn nhân lực là 700 CBGV, trong đó có trên 80% là giảng viên với 70% thạc sỹ, 30% tiến sỹ.

Về cơ sở vật chất:

Phát triển cơ sở vật chất theo định hướng hiện đại, đồng bộ, quy mô lớn trên một không gian địa lý khoảng 11ha.

Về giá trị văn hóa:

Xây dựng các giá trị văn hóa Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội với sự kết hợp truyền thống và các giá trị hiện đại.

Trích giới thiệu của ĐH Tài chính Ngân hàng Hà Nội