Top 6 # Tuyển Sinh Đại Học Phật Giáo Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Phusongyeuthuong.org

Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tại Hà Nội Tuyển Sinh Thạc Sĩ Phật Học

Trang chủ

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tuyển sinh thạc sĩ Phật học

– Căn cứ công văn số 1340/TGCP – PG ngày 15/11/2017 của Ban Tôn giáo Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ về việc chấp thuận Giáo hội Phật giáo Việt Nam đào tạo Thạc sĩ Phật học và thí điểm Tiến sĩ Phật học;

– Căn cứ công văn số 556/TGCP – PG ngày 06/6/2018 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc chấp thuận quy chế đào tạo và tuyển sinh Thạc sĩ Phật học của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội;

– Căn cứ Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đổi lần thứ 7;

– Căn cứ Nội quy Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

– Căn cứ Nghị quyết phiên họp quý II năm 2018 của Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội;

– Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội;

Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ Thạc sĩ Phật học năm 2018 như sau:

I. THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Thời gian đào tạo trình độ Thạc sĩ là từ 2 năm đến 3 năm.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ THI

1. Đối tượng dự thi:

– Đối tượng dự thi là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ưu tiên Tăng, Ni, Phật tử.

– Học viên đã tốt nghiệp tại các học viện Phật giáo Việt Nam (Hà Nội, Huế, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ) đương nhiên được dự thi.

2. Điều kiện dự thi: Thí sinh dự thi cần đáp ứng các điều kiện sau:

2.1 Về văn bằng:

– Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Phật học (Học viện Phật giáo);

– Có bằng tốt nghiệp đại học đối với ngành gần với chuyên ngành Phật học (khối ngành khoa học xã hội và nhân văn) phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 16 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội quy định.

– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành xa với chuyên ngành Phật học (khối ngành thuộc khoa học tự nhiên) phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 30 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội quy định.

2.2. Lý lịch bản thân rõ ràng, không vi phạm pháp luật, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.

2.3. Có đủ sức khoẻ để học tập.

2.4. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Học viện.

III. CÁC MÔN DỰ THI

Thí sinh phải dự thi 03 môn (thi viết):

1. Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung (trình độ B)

– Thời gian thi: 90 phút

– Thí sinh thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ;

c) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ theo quy định của Nhà nước.

2. Môn Cơ bản:

– Phật học đại cương

– Thời gian thi: 180 phút

3. Môn Cơ sở:

– Lịch sử Phật giáo Việt Nam

– Thời gian thi: 180 phút

IV. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI

Hồ sơ tuyển sinh do Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội phát hành, bao gồm:

1. Phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu của Học viện), trong đó cần ghi rõ đối tượng dự thi, nghề nghiệp và nơi làm việc (nếu có), cam kết thực hiện Quy chế sau khi trúng tuyển.

2. Bản sao có công chứng các văn bằng và chứng chỉ sau:

– Bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học (nếu văn bằng không ghi loại tốt nghiệp).

– Công nhận hoàn thành việc bổ sung kiến thức (BSKT) do HVPGVN – tại HN quy định (nếu thuộc diện phải bổ sung kiến thức).

3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Giáo hội Phật giáo cấp tỉnh/thành; chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú; hoặc cơ quan công tác.

4. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ học tập do bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thành phố trở lên cấp không quá sáu tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

5. Ba phong bì có dán tem và ghi địa chỉ người nhận.

6. Bốn ảnh màu mới chụp (cỡ 3×4) ghi rõ họ tên, pháp danh (nếu có) phía sau ảnh.

Tất cả các giấy tờ trên được đựng trong túi hồ sơ có đề rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ ở phía ngoài.

Lệ phí hồ sơ, bổ sung kiến thức và thi theo quy định của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

V. HỌC PHÍ VÀ KINH PHÍ ĐÀO TẠO

Sau khi trúng tuyển, học viên thực hiện nghĩa vụ đóng học phí 15 triệu/người/năm.

Học viện có Kí túc xá nội trú riêng (miễn phí) và sẽ hỗ trợ một phần học phí cho học viên từ nguồn xã hội hóa.

VI. HỌC BỔ SUNG KIẾN THỨC, ÔN TẬP

Bổ sung kiến thức:

– Thí sinh phải hoàn thiện chương trình bổ sung kiến thức trước khi dự thi theo quy định tại mục II.

– Thời gian học bổ sung kiến thức: từ ngày 01/8/2018 đến ngày 10/9/2018 đối với thí sinh thuộc diện bổ sung kiến thức. Lịch học cụ thể từng môn được thông báo tại Phòng Đào tạo Sau Đại học hoặc trên website: hvpgvn.edu.vn

– Học viên tốt nghiệp các Học viện Phật giáo thì không phải bổ sung kiến thức.

– Địa điểm: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

Ôn tập kiến thức:

– Thí sinh ôn tập ba môn dự thi.

– Thời gian ôn tập: từ ngày 01/8/2018 đến ngày 10/9/2018 (trong thời gian học bổ sung kiến thức đối với diện phải học bổ sung kiến thức).

– Địa điểm: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

VII. THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ, THI TUYỂN VÀ NHẬP HỌC

1. Nhận hồ sơ:

– Từ ngày ra Thông báo tuyển sinh đến hết ngày 29/07/2018 (dành cho thí sinh thuộc diện cần bổ sung kiến thức).

– Từ ngày ra Thông báo tuyển sinh đến hết ngày 01/9/2018 (dành cho thí sinh không thuộc diện cần bổ sung kiến thức).

2. Thời gian thi: ngày 15 – 16/9/2018

3. Địa điểm thi: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội).

4. Nhập học: ngày 25/9/2018

5. Địa chỉ liên hệ và nộp hồ sơ: Văn phòng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội chỉ nhận hồ sơ đã đầy đủ theo các mục theo quy định. Hồ sơ đã nộp, Học viện không trả lại.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội trân trọng thông báo để những người có đủ điều kiện dự thi biết, đăng ký và nộp hồ sơ đúng thời hạn.

Liên hệ:

– Phòng Đào tạo sau Đại học:

Cư sĩ Quảng Tuệ Lương Gia Tĩnh – Số điện thoại: 01662821235.

Đại đức Thích Vạn Lợi – Số điện thoại: 0982120025.

– Phòng Đào tạo Học viện:

Ni sư Thích Diệu Bản – Số điện thoại: 0961155072.

– Văn phòng Học viện (phát hành hồ sơ):

Sư cô Thích Tịnh Đức: 0963193663.

Email: hocvienphatgiaohanoi@gmail.com

Website: http://hvpgvn.edu.vn/

Fanpage Facebook: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; Phật Sự Học Viện

Nơi nhận:

– Hội đồng Điều hành (để biết).

– Các phòng ban (để thực hiện).

– Lưu VP

Học Viện Phật Giáo Vn Tạituyển Sinh Chương Trình Đào Tạo Tiến Sĩ, Thạc Sĩ Phật Học

Theo thông tin từ Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo VN tại chúng tôi Học viện sẽ chính thức tuyển sinh đào tạo chương trình Tiến sĩ và Thạc sĩ Phật học.

Thông báo tuyển sinh của Học viện cho biết, Học viện đã được sự cho phép của Ban Thường trực HĐTS GHPGVN và Ban Tôn giáo Chính phủ, năm 2018, Học viện sẽ tuyển sinh đào tạo trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ Phật học với điều kiện như sau:

ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ PHẬT HỌC:

– Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển

– Đối tượng: Tất cả Tăng Ni và cư sĩ Phật tử. Người dự tuyển phải hội đủ các điều kiện từ mục 3 đến mục 7 trong phần I này.

– Về văn bằng:

a) Có bằng thạc sĩ đúng ngành Phật học (không phân biệt cơ sở đào tạo, loại hình đào tạo, hạng tốt nghiệp),

b) Có bằng thạc sĩ ngành phù hợp với ngành Phật học(như: Triết học, Tôn giáo học, Văn học) nhưng phải học bổ sung xong 4 học phần gồm 12 tín chỉ (thuộc chương trình thạc sĩ Phật học) trước ngày xét tuyển Tiến sĩ Phật học bao gồm các môn: (i) Phật học Khái luận, (ii) Dẫn nhập triết học Phật giáo, (iii) Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, (iv) Kinh Pháp Hoa.

c) Có bằng thạc sĩ ngành gần với ngành Phật học (như: ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn) nhưng phải học bổ sung xong 7 học phần gồm 21 tín chỉ (thuộc chương trình thạc sĩ Phật học) trước ngày xét tuyển Tiến sĩ Phật học bao gồm các môn: (i) Phật học khái luận; (ii) Dẫn nhập Triết học Phật giáo; (iii) Đại cương Giới Luật Phật giáo; (iv) Thắng Pháp Tập Yếu luận; (v) Lịch sử Phật giáo Ấn Độ; (vi) Lịch sử Phật giáo Việt Nam; (vii) Trường A Hàm.

d) Có 01 bằng cử nhân Phật học và 01 bằng thạc sĩ ngành khác, phải học bổ sung xong 5 học phầngồm 15 tín chỉ (thuộc chương trình thạc sĩ Phật học) trước ngày xét tuyển Tiến sĩ Phật học bao gồm các môn: (i) Phật giáo nhập thế; (ii) Phật giáo Việt nam và các vấn đề xã hội; (iii) Phật giáo và Triết học Trung quốc; (iv) Phong trào Phục hưng Phật giáo Thế giới; (v) Nghiên cứu tôn giáo.

– Về ngoại ngữ: Người dự tuyển phải có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 2 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển. Nếu chưa có thì phải bổ túc trong vòng 6 tháng; hoặc có bằng tốt nghiệp cử nhân hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học mà ngôn ngữ sử dụng trong chương trình đào tạo là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác.

– Người hướng dẫn luận án:Được tối thiểu 1 giảng viên của Học viện Phật giáo VN tại chúng tôi (có danh sách do Học viện chỉ định) đồng ý nhận hướng dẫn. Người hướng dẫn độc lập có học vị Tiến sĩ hoặc chức danh Phó Giáo sư trở lên, hoặc 2 người có học vị Tiến sĩ đồng hướng dẫn.

(Lưu ý: Khi nộp hồ sơ, người dự tuyển cần mang theo các văn bằng bản chính để đối chiếu).

Lệ phí: Lệ phí hồ sơ: 60.000 đồng (Sáu mươi ngàn đồng); Lệ phí gởi thư bảo đảm: 15.000 đồng (Mười lăm ngàn đồng); Lệ phí xét tuyển: 3.000.000 đồng/ hồ sơ (Ba triệu đồng).

Thời gian phát và nộp hồ sơ dự tuyển: Bắt đầu từ ngày 20-9-2018 đến hết ngày 14-12-2018, tại Văn phòng Học viện cơ sở I, số 750, Nguyễn Kiệm, P.4, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.

Nơi xét tuyển và nơi đào tạo: Học viện Phật giáo VN tại chúng tôi cơ sở I.

Hình thức và thời gian đào tạo: Hình thức đào tạo:Hệ Chính quy.

Khối lượng tín chỉ:

a) Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ đúng ngành Phật học: Phải hoàn tất 90 tín chỉ ở trình độ tiến sĩ, gồm: Các học phần ở trình độ tiến sĩ: 12 tín chỉ; Các chuyên đề tiến sĩ: 9 tín chỉ; Tiểu luận tổng quan: 3 tín chỉ; Luận án: 66 tín chỉ.

b) Có bằng thạc sĩ ngành phù hợp với Phật học (như ngành: Triết học, Tôn giáo học, Văn học) nhưng phải học bổ sung 4 học phần gồm 12 tín chỉ Phật học (thuộc chương trình Thạc sĩ Phật học).

c) Có bằng thạc sĩ thuộc chuyên ngành gần (thuộc nhóm khoa học xã hội và nhân văn) thì phải học 7học phần bổ sung gồm 21 tín chỉ Phật học (thuộc chương trình Thạc sĩ Phật học).

d) Có bằng cử nhân Phật học và bằng thạc sĩ ngành khác thì phải học 5 học phần bổ sung gồm 15 tín chỉ (thuộc chương trình Thạc sĩ Phật học).

ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ PHẬT HỌC:

Các thí sinh phải dự thi đầy đủ 3 môn sau đây: 1. Triết học Phật giáo; 2. Sử học Phật giáo (Ấn Độ và Việt Nam); 3. Sinh ngữ, Cổ ngữ. (Sinh ngữ: Anh văn hoặc Hoa văn – chọn 1 trong 2; Cổ ngữ: Hán cổ, Pàli hoặc Sanskrit – chọn 1 trong 3).

Điều kiện miễn thi môn sinh ngữ:

– Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành ngoại ngữ; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học tại nước ngoài; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trong nước mà chương trình đào tạo chuyên môn được giảng dạy bằng ngoại ngữ, không qua phiên dịch.

– Có chứng chỉ ngoại ngữ của các cơ sở đào tạo ngoại ngữ trong nước, các trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc tế với yêu cầu trình độ tiếng Anh TOEFL ITP 500, TOEFL iBT 32, IETLS 5.0 hoặc TOEIC 400 trở lên; hoặc có chứng chỉ của các ngoại ngữ khác đạt ở trình độ C trong thời hạn hai năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày dự thi tuyển sinh.

Đối tượng và điều kiện dự thi:

– Đối tượng dự thi: Tất cả Tăng Ni và cư sĩ Phật tử.

– Điều kiện dự thi:

a) Thí sinh có bằng cử nhân đúng ngành Phật học (không phân biệt cơ sở đào tạo, loại hình đào tạo, hạng tốt nghiệp).

b) Thí sinh có bằng cử nhân ngành phù hợp với ngành Phật học (như: Triết học, Tôn giáo học, Đông phương học, Ấn độ học, Văn học) phải bổ sung 12 tín chỉ Phật học trước ngày khai giảng Thạc sĩ Phật học bao gồm các môn: (i) Khái luận về Phật học, (ii) Dẫn nhập triết học Phật giáo, (iii) Lịch sử Văn học Phật giáo, (iv) Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, hoặc Lịch sử Phật giáo Việt Nam.

c) Thí sinh có bằng cử nhân ngành gần với ngành Phật học (như: ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn), phải bổ sung 15 tín chỉ Phật học căn bản trước ngày khai giảng Thạc sĩ Phật học bao gồm các môn: (i) Khái luận về Phật học, (ii) Dẫn nhập triết học Phật giáo, (iii) Lịch sử Văn học Phật giáo, (iv) Đại cương giới luật Phật giáo, (v) Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, hoặc Lịch sử Phật giáo Việt Nam.

d) Thí sinh vừa có bằng cử nhân ngành khác và có bằng cao đẳng Phật học hoặc bằng cao cấp giảng sư thì không phải bổ túc các tín chỉ Phật học.

– Điều kiện được miễn thi tuyển:

a) Thí sinh có văn bằng cử nhân Phật học và một văn bằng cử nhân đại học khác (với điều kiện cả hai văn bằng đều đạt điểm trung bình từ 70% trở lên).

b) Thí sinh có văn bằng cử nhân Phật học của Học viện Phật giáo VN tại chúng tôi với tổng số điểm trung bình từ 80% trở lên và không có môn nào dưới 75%.

Hồ sơ đăng ký dự thi: 1. Đơn đăng ký dự thi (theo mẫu); 2. Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của Chính quyền); 3. Giấy giới thiệu của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh/thành nơi thí sinh đang cư trú; 4. Giấy khám sức khỏe (có sức khỏe tốt, không có bệnh tâm thần, truyền nhiễm); 5. Giấy Chứng minh Nhân dân và Chứng nhận Tăng Ni (có thị thực); 6. Bản photo văn bằng và bảng điểm tốt nghiệp cử nhân Phật học (có thị thực); 7. Bản photo văn bằng và bảng điểm tốt nghiệp các đại học khác (có thị thực); 8. Nộp 4 tấm hình khổ 3×4 (nền trắng, hình không quá 6 tháng. Bắc tông: Tăng mặc áo tràng nâu, Ni mặc áo nhựt bình lam. Nam tông và Khất sĩ: mặc sắc phục theo hệ phái). 9. Bì thư có dán tem và địa chỉ của thí sinh (để gởi thư bảo đảm, thí sinh nộp 15.000đ)

(Lưu ý: Khi nộp hồ sơ, các thí sinh cần mang theo các văn bằng bản chính để đối chiếu).

Kế hoạch tuyển sinh:

– Thời gian phát và nhận hồ sơ dự thi: Bắt đầu từ ngày 17-9-2018 đến hết ngày 21-11-2018 (trong giờ làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 mỗi ngày), tại Văn phòng Học viện cơ sở I (750, Nguyễn Kiệm, P.4, Q.Phú Nhuận, chúng tôi và cơ sở II (số A13/14, Mai Bá Hương, ấp 2, X.Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh, TP.HCM).

– Lệ phí thi: 1.000.000đ (Một triệu đồng).

– Ngày, nơi nhận giấy báo dự thi: Bắt đầu vào lúc 7 giờ 30 sáng thứ Năm, ngày 29-11-2018 (nhằm ngày 23/10 Mậu Tuất), tại Văn phòng Học viện cơ sở I, số 750, Nguyễn Kiệm, P.4, Q.Phú Nhuận, chúng tôi (khi nhận giấy báo dự thi, thí sinh cần đem theo biên nhận nộp hồ sơ).

– Ngày, giờ thi: Bắt đầu vào lúc 7 giờ 30 sáng thứ Bảy, ngày 1-12-2018 (nhằm ngày 25-10-Mậu Tuất). Các thí sinh phải có mặt trước 6g30 để ổn định.

– Địa điểm thi: Học viện cơ sở I

– Nơi đào tạo chương trình Thạc sĩ: Học viện cơ sở I.

Kết quả xét tuyển Nghiên cứu sinh và thi tuyển chương trình Thạc sĩ Phật học sẽ được niêm yết tại Văn phòng Học viện cơ sở I (750, Nguyễn Kiệm, P.4, Q.Phú Nhuận, chúng tôi và cơ sở II (số A13/14, Mai Bá Hương, ấp 2, X.Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh, TP.HCM); Giấy báo trúng tuyển sẽ gởi qua bưu điện; Công bố trên Báo Giác Ngộ và website của Học viện (www.vbu.edu.vn/tin tức).

Sài Gòn: Học Viện Phật Giáo Vn Tuyển Sinh Khóa Xii

Theo thông tin từ Văn phòng Học viện Phật giáo VN tại chúng tôi vừa qua Học viện đã được Ban Thường trực HĐTS GHPGVN cho phép tổ chức tuyển sinh đào tạo cử nhân Phật học khóa XII (2017-2021) tại công văn số 181/CV/HĐTS ngày 10/04/2017 với số lượng dự kiến 800 Tăng, Ni.

Học viện Phật giáo VN – cơ sở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

TT.Thích Quang Thạnh, Tổng Thư ký Hội đồng Điều hành Học viện trong văn bản gởi đến tòa soạn Báo Giác Ngộ cho biết Học viện sẽ có thông báo chính thức vào ngày 20-4 sắp tới. Thời gian phát và nhận hồ sơ từ ngày ra thông báo đến ngày 30-5-2017.

Ngày thi tuyển sẽ diễn ra ngày Chủ nhật, 4-6-2017 tại Học viện Phật giáo VN – cơ sở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

N.Q

/ giacngo.vn

TT.Thích Quang Thạnh, Tổng Thư ký Hội đồng Điều hành Học viện trong văn bản gởi đến tòa soạn Báo Giác Ngộ cho biết Học viện sẽ có thông báo chính thức vào ngày 20-4 sắp tới. Thời gian phát và nhận hồ sơ từ ngày ra thông báo đến ngày 30-5-2017.Ngày thi tuyển sẽ diễn ra ngày Chủ nhật, 4-6-2017 tại Học viện Phật giáo VN – cơ sở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Tuyển Sinh Khóa Xiii Học Viện Phật Giáo Vn Tại Tp.hcm

(không giới hạn độ tuổi), có văn bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy xác nhận đã thi tốt nghiệp, có văn bằng tốt nghiệp Trung cấp Phật học trở lên đều được dự tuyển (trường hợp đặc biệt được miễn bằng Trung cấp Phật học: có bằng Cử nhânđại học thế học hoặc cư trú nơi vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo).

Theo đó, tất cả Tăng Ni (từ Sa di/ Sa di ni trở lên) là công dân Việt Namcó văn bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy xác nhận đã thi tốt nghiệp, có văn bằng tốt nghiệp Trung cấp Phật học trở lênđều được dự tuyển

Tăng Ni sinh khóa X (2013-2017) tốt nghiệp cử nhân Phật học và được trao bằng vào 17-9-2017

Hồ sơ tuyển sinh gồm có: 1. Đơn đăng ký dự thi (có xác nhận của Bổn sư/Y chỉ sư); 2. Sơ yếu lý lịch Tăng Ni (có xác nhận của chính quyền địa phương); 3. Giấy giới thiệu của Ban Trị sự cấp tỉnh/ thành nơi Tăng Ni cư trú tu học; 4. Giấy khám sức khỏe (có đủ sức khỏe, không có bệnh truyền nhiễm) do cơ sở y tế chứng nhận; 5. Giấy khai sinh, giấy CMND (1 bản sao, thị thực); 6. Giấy Chứng nhận Tăng Ni (nếu là Tỳ-kheo/ Tỳ-kheo-ni); Chứng điệp thọ giới (1 bản sao, thị thực); 7. Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy xác nhận đã thi tốt nghiệp (2 bản sao, thị thực); 8. Bằng tốt nghiệp Trung cấp Phật học hoặc Cử nhân đại học thế học (2 bản sao, thị thực); 9. Ảnh 3×4 (3 tấm, nền trắng, không quá 6 tháng; Bắc tông: Tăng áo tràng nâu, Ni áo tràng lam; Nam tông & Khất sĩ: theo hình thức của hệ phái); 10. Túi đựng hồ sơ (theo mẫu).

Hồ sơ tuyển sinh gồm có:Đơn đăng ký dự thiSơ yếu lý lịch Tăng NiGiấy giới thiệu của Ban Trị sự cấp tỉnh/ thành nơi Tăng Ni cư trú tu học;Giấy khám sức khỏe (do cơ sở y tế chứng nhận;Giấy khai sinh, giấy CMNDGiấy Chứng nhận Tăng Ni (Chứng điệp thọ giớiBằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy xác nhận đã thi tốt nghiệpBằng tốt nghiệp Trung cấp Phật học hoặc Cử nhân đại học thế họcẢnh 3×43 tấm,Túi đựng hồ sơ

Hồ sơ phát hành tại Văn phòng Học viện Phật giáo VN tại chúng tôi ở 2 cơ sở hoặc website của Học viện (www.vbu.edu.vn) cùng Văn phòng BTS GHPGVN các tỉnh/ thành (cũng có thể hạ tải hồ sơ đính kèm bên dưới bản tin này).

Tăng Ni thí sinh hoàn tất hồ sơ gửi về Văn phòng cơ sở 1, Học viện Phật giáo VN tại chúng tôi (750 Nguyễn Kiệm, P.4, Q.Phú Nhuận, chúng tôi – ĐT: 083.8478779) kèm lệ phí thi 300.000 đồng từ ngày 16-6 đến hết ngày 10-8-2018.

Về hồ sơ, thông báo lưu ý, các bản sao có thị thực, số hiệu rõ ràng, không bị mờ, không quá 6 tháng; thí sinh chỉ nộp bản sao các văn bằng, Học viện sẽ không hoàn trả hồ sơ; khi nộp hồ sơ, cần mang theo bản gốc để đối chiếu; thí sinh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các giấy tờ giả mạo trong hồ sơ; không nhận hồ sơ không theo đúng mẫu của Học viện quy định.

Đối với hồ sơ download ở website Học viện, thí sinh hoàn chỉnh các mẫu, khi nộp hồ sơ sẽ được nhận túi đựng (theo mẫu); ngoài ra, trường không nhận hồ sơ qua đường bưu điện cũng như không giải quyết những hồ sơ nộp trễ hạn theo thời gian qui định.

Sau khi kết thúc nhận hồ sơ, bộ phận tuyển sinh sẽ có danh sách thí sinh dự thi và được niêm yết tại Văn phòng Học viện, giấy báo dự thi phát tại Văn phòng Học viện cơ sở 1 vào sáng thứ Hai, ngày 13-8-2018 (để nhận giấy báo dự thi, thí sinh phải mang theo biên nhận nộp hồ sơ)

Thông báo cũng cho biết, thứ Tư, ngày 15-8-2018 Học viện tổ chức thi (thí sinh có mặt đúng 6 giờ 30 sáng để ổn định trường thi), với 3 môn thi bắt buộc (thi viết, thí sinh tự ôn thi); trong đó: Phật học (hệ số 2, thời gian 120 phút, giáo trình Trung cấp “Phật học Căn bản”, tập I, do Ban Giáo dục Phật giáo T.Ư biên soạn); Văn học Việt Nam (hệ số 1, thời gian 90 phút, chương trình 12/12 hiện hành của bộ Giáo dục đào tạo) và Sinh ngữ / Cổ ngữ(hệ số 1, thời gian  90 phút).

Với sinh ngữ/ Cổ ngữ, thí sinh chọn 1 trong 3 môn dự thi: Anh văn, Hán cổ, Pàli; trong đó: Anh văn(Giáo trình “Anh Văn Phật pháp” tập I do Ban Giáo dục Phật giáo T.Ư biên soạn, Hán cổ (Sơ đẳng Phật học giáo khoa thư) còn Pali (chương trình Trung cấp Phật học). Được biết, thí sinh được miễn thi sinh ngữ/cổ ngữ, trong trường hợp có bằng Cử nhân ngoại ngữ hoặc bằng C trở lên (có giá trị trong 2 năm).

Về kết quả điểm thi tuyển sinh Cử nhân Phật học khóa XIII (2018-2022) được công bố tại một số nơi: Niêm yết tại Văn phòng Học viện; Website của Học viện; Tuần báo Giác Ngộ; Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh/thành và Giấy báo trúng tuyển gửi theo đường bưu điện.

Khi trúng tuyển vào Học viện, tất cả Tăng Ni bắt buộc phải cư trú tại các tự viện thuộc GHPGVN và có giấy xác nhận bảo lãnh của vị trụ trì tại trú xứ đó. Nếu có nguyện vọng ở nội trú tại Ký túc xá tại cơ sở 2 Học viện, phải chọn vào nguyện vọng ở đơn đăng ký dự thi.

Tăng Ni sinh nội trú tại Học viện, được miễn 100% học phí và các chi phí sinh hoạt nội trú. Đối với Tăng Ni sinh ngoại trú, phải đóng học phí 100%.

Dự kiến, khai giảng và nhập học vào tháng 10-2018.