Top 8 # Nguyễn Công Khế Định Cư Ở Mỹ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Phusongyeuthuong.org

Nguyễn Công Khế, Nhà Báo Có Trái Tim Nghệ Sĩ

Là một cây bút viết mảng văn hóa văn nghệ, đặc biệt khi phụ trách tạp chí Duyên Dáng Việt Nam, được tạo điều kiện gặp gỡ, làm việc với rất nhiều nghệ sĩ, ca sĩ để viết nên tập sách này. Một hôm nhân cà phê, tình cờ anh bạn phỏng vấn tôi câu ngồ ngộ: “-Đâu là nhân vật nghệ sĩ nhất trong tất cả những người mà đã gặp gỡ?”. Tôi ngẩn ra vì bất ngờ. Cái hay của câu hỏi này đó là đôi khi những Nghệ sĩ tên tuổi mình gặp gỡ chắc gì đã…nghệ sĩ? Mà họ chỉ làm một công việc trên sân khấu, nghệ thuật đơn giản như thuần túy làm nghề mà thôi! Tâm hồn nghệ sĩ vẫn ẩn vào trong công việc, đời sống của nhiều cá thể đôi khi chẳng phải văn chương hay nghệ thuật nào. Trái tim của họ luôn đầy ắp những giác cảm, những sung năng nghệ thuật, nhạy cảm và bản lĩnh chưa từng có.

Và tôi bỗng nhận ra một nghệ sĩ nhất đó chính là nhà báo Nguyễn Công Khế.

Không nghệ sĩ sao được khi ông là linh hồn của chương trình Duyên Dáng Việt Nam? Là nhà báo nghĩ ra một thương hiệu nghệ thuật và bền bỉ xây dựng nó từ những viên gạch đầu tiên. Không nghệ sĩ sao được khi để làm việc với ông là hàng trăm, hàng ngàn nghệ sĩ biểu diễn trong ngoài nước từ năm 1992 đến nay.

Nguyễn Công Khế là một nhà báo nhưng ai cũng thấy con người hiệp sĩ, nghệ sĩ ẩn trong ông. Ông bạn rất thân của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nên phải nói ông có những cách cảm về nhạc Trịnh không giống ai. Một lần trò chuyện với chúng tôi, ông nói ca từ của Trịnh thì tuyệt rồi vừa triết học, vừa trí tuệ, những tâm hồn trí thức sẽ rất thích và đồng cảm nhưng vẫn có những chỗ rất riêng biệt, vẫn rất khó chạm tới.

Ví dụ như trong bài hát “Ru tình” với những ca từ ban đầu thơ mộng, diễm tuyệt, dễ cảm “Ru em tình như lá / Trăm năm vẫn quay về / Môi em là đốm lửa / Cuộc đời đâu biết thế”. Nhưng đến khi Trịnh viết “Thôi em ngồi yên đấy / Tôi tìm cuộc tình cho” thì đã quá khó. Bởi tình yêu khi ấy đã cao thượng, lạ lẫm quá. Khi yêu xa cách “ngồi yên” đã khó! Vì nghe bao giông bão dội trong lòng. Ở bên người yêu mà bảo ngồi yên lại càng khó vì một sợi tóc, một bờ môi cũng tạo niềm thương nhớ. Vậy nhưng Trịnh chưa dừng ở đó mà còn đẩy lên cao độ “tôi tìm cuộc tình cho” thì càng khó tưởng tượng nổi. Yêu em mà sẵn sàng bỏ đi cuộc tình của mình, đi tìm một cuộc tình mới cho em như vậy liệu có yêu thật không? Tôi thấy rất thú vị trước cách đặt vấn đề của ông. Như vậy mới là thơ, là nhạc. Là huyền nhiệm của tình yêu. Bởi đã có triết gia nào đó nói, cao cả nhất của tình yêu chính là sự hy sinh. Để em hạnh phúc đôi khi tôi quên mất cuộc tình có thật của mình.

Nguyễn Công Khế kể lại cho chúng tôi nghe mỗi khi có dịp về người bạn thân Trịnh Công Sơn trong tiến trình phát triển đỉnh điểm sự nghiệp cùng vai trò quan trọng của âm nhạc phản chiến mà Trịnh là một trong những nghệ sĩ chủ xướng. Sài Gòn, đô thị miền Nam thập niên 60 và 70 Trịnh đã được biết đến trên toàn thế giới như một Bob Dylan của Việt Nam. Ông nói: -“Bây giờ nhìn lại, tôi vẫn thấy Trịnh có những dự báo lớn qua âm nhạc. Những ca từ như “Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu / Một trăm năm đô hộ giặc Tây / Ba mươi năm nội chiến từng ngày” chưa thấy ai dám viết như vậy…”. Ca từ của Trịnh miên man, da diết cứa vào tâm hồn người nghe. Như trong bài “Ngủ Đi Con”, nói về nỗi đau của một người mẹ khóc thương cho đứa con của mình: “Con ngủ ngủ đi con, đứa con của mẹ da vàng. Ru con, ru đã hai lần. Ôi tấm thân này ngày xưa bé bỏng, mẹ mang đầy bụng mẹ bồng trên tay. Hò ho ho hó, ho ho hò, sao ngủ tuổi hai mươi?”. Những căm phẫn và bi tráng chiến tranh…

Nhà báo Nguyễn Công Khế (thứ tư từ trái sang), ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh (em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), nhà thơ Nguyễn Duy, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, các nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn, Đức Tuấn, Quang Lê… trong một chương trình tưởng niệm Trinh.”Nối vòng tay lớn”.

Trong phòng lảm việc của nhà báo Nguyễn Công Khế ở tập đoàn Truyền thông Thanh Niên có một pho tượng Trịnh Công Sơn bán thân rất đẹp. Người nhạc sĩ huyền thoại với hơn sáu trăm tác phẩm ca khúc Da vàng, Tình yêu, Thân phận gắn liền với biểu đồ thăng trầm của dân tộc, lịch sử Việt hình như chưa thấy một hành trình của người nghệ sĩ nào nguyên ủy, đặc biệt như vậy. Đó là bông hoa với những vặn xoáy bất tử trên cánh hoa.

Nhìn pho tượng Trịnh tư lự, trầm mặc, tôi bỗng nhớ đến một nhận xét từ cái nhìn bên ngoài khá thú vị trên tờ The New York Time, số đặc biệt ngày 5.4.2001 của ký giả Seth Mydans vào dịp người nhạc sĩ “Như cánh vạc bay” qua đời: “Chân lý, trong sáng, và vẻ đẹp trong các ca khúc của Trịnh Công Sơn chiến thắng tất cả sự thù hận”.

Hình như pho tượng là phiên bản độc đáo duy nhất của một điêu khắc gia nổi tiếng làm tặng riêng nhà báo Nguyễn Công Khế. Tôi cảm giác như giữa Trịnh và ông có một sự liên đới về tình bạn. Giữa họ ngày còn sống là sự liên đới đồng điệu về mục đích dấn thân, ý nghĩa sống và cái đẹp để bây giờ tuy một người đã mất nhưng vẫn nồng ấm một tình bạn.

Khu vườn nhà ông, biệt thự Quế Mì ở quận 9, tôi đã nhiều lần đến. Nhưng vui nhất có lẽ là những buổi ông gặp gỡ và chiêu đãi anh em nghệ sĩ sau những thành công của show diễn Duyên Dáng Việt Nam. Nhiều khi đến vườn nhà ông chơi hơn cả trăm người. Đó là những ca sĩ, nhạc sĩ, đạo diễn nổi tiếng nhất trong giới âm nhạc, showbiz và sân khấu. Tất cả như tìm thấy ở ông một sự chia sẻ tâm huyết và táo bạo. Đây là một chương trình ca nhạc nổi tiếng do ông, khi còn là Tổng biên tập báo Thanh Niên xây dựng. Mỗi năm, thực hiện chương trính là một lần tìm kiếm, thể hiện những đột phá, mới mẻ. Nói không quá, thương hiệu Duyên Dáng Việt Nam đã trở thành quen thuộc với người yêu âm nhạc, nghệ thuật.

Nhà báo Nguyễn Công Khế và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (thứ hai và ba từ trái sang) cùng những thân hữu trong một buổi gặp gỡ (Ảnh tư liệu).

Một kỷ niệm nho nhỏ khó quên của tôi về ông. Đó là lần những ca khúc của tôi viết đã được vang lên tại khu vườn ẩn mật đó. Là một người viết nhạc bởi đam mê, tình yêu nên tôi rất cảm động khi có tri âm hay những trái tim đồng cảm chia sẻ với mình những triều dâng sóng nhạc. Tuy rất bận nhiều công việc nhưng nhà báo Nguyễn Công Khế luôn vui vẻ, tạo điều kiện và sẵn sàng chia sẻ với các anh em nghệ sĩ trẻ khi họ có những công việc, những nỗi lòng tâm tình và những sáng tác mới. Khi phân công tôi biên tập tạp chí Duyên Dáng Việt Nam mảng vắn hóa nghệ thuật, ông luôn từ phòng Tổng giám đốc Tập đoàn xuống phòng Tòa soạn để động viên và hỏi thăm. Nhiều bài viết của chúng tôi được chuyển đến ông đọc trước khi in.

Dịp đó chương trình đêm nhạc “Chiều rỗng hồn em” của tôi vừa tổ chức ở Đà Nẵng khá thành công, tháng 6.2016. Vào Sài Gòn với sự động viên và gợi ý, nhiều anh em muốn tôi làm một đêm nhạc tại sân vườn nhà ông cho một số bạn bè thân thiết nghe. Vì các anh em nghệ sĩ, ca sĩ hát nhạc tôi phần lớn ở Sài Gòn cũng dễ tựu tập, gặp nhau hơn lần khai triển chương trình ở Đà Nẵng phải chuẩn bị vé máy bay di chuyển. Và tôi cũng đã chọn được ngày biểu diễn đó là một đêm khi nhạc sĩ, guitarist Cao Minh Đức từ Đà Nẵng vào. Cùng các ca sĩ Linh Phương, Phương Trang, Quỳnh Như, nghệ sĩ pianist Vũ Trọng Hiếu… chúng tôi quyết định cùng nhau thực hiện một đêm nhạc mini tại sân khấu nhà ông.

Nhà báo Nguyễn Công Khế trả lời Đài Truyền hình VN về chương trình “Duyên Dáng Việt Nam” (Ảnh tư liệu).

Còn nhớ đó là một đêm mưa lất phất. Từ Sài Gòn chúng tôi đón xe tắc-xi lên quận 9 tới biệt thự Quế Mì nhưng đêm tối nhanh, đường xa xe chúng tôi mất tăm tích. Đáng lẽ càng đi đích sẽ đến gần nhưng hình như càng lúc tôi càng thấy xa. Loanh quanh mãi rất lâu xe mới tới được. Hóa ra vì không thông thạo địa bàn, xe đi lạc đường. Chúng tôi ăn tạm mỗi người một tô mì quảng thật ngon trong vườn nhà và vào chuẩn bị biểu diễn luôn. Ai cũng háo hức vì được những cái mới của nghệ thuật. Ca khúc mới, tác giả mới, sân khấu mới. Mà đặc biệt là những trái tim giao cảm nghệ sĩ.

Trong đêm nhạc đó, ông cũng lắng nghe một cách rất chăm chú những tình khúc của tôi viết như “Sài Gòn như anh yêu em”, “Nhục thân”, “Tango đêm”, “Chờ mùa đã mất”…do các ca sĩ trình bày.

Và đêm hát ở biệt thự Quế Mì như một kỷ niệm đẹp khó quên của những tâm hồn nghệ sĩ…

(Trích lại từ bài “Nguyễn Công Khế, trái tim nghệ sĩ” đã in trong sách “Guitar, ánh sáng & bóng tối” của Nguyễn Hữu Hồng Minh nhà xuất bản Hội Nhà Văn 2018).

Sinh nhật nhà báo Nguyễn Công Khế (24/2) đã có rất nhiều hoa tươi cùng tình cảm nồng hậu quý mến của rất nhiều bạn bè, văn nghệ sĩ trong ngoài nước gửi đến.

Theo DDVN

Nguyễn Công Khế Đã Chiếm Đoạt Tập Đoàn Thanh Niên Như Thế Nào?

Nguyễn Công Khế. Ảnh: Internet

Thai nghén từ Báo Thanh Niên từ năm 2006 đến nay, “Tập đoàn” Truyền thông Thanh Niên (Thanh Nien Media Group Corporation – TNCorp) đang là một tập đoàn kinh tế “hùng mạnh” khoác trên mình bộ cánh đỏm dáng với hàng loạt các thương hiệu truyền thông như “Hoa hậu Hoàn vũ”, “Hoa hậu trái đất”, “Duyên dáng Việt Nam”, “Hoa khôi sinh viên”, “U21 Quốc gia”, “Quốc tế cúp báo Thanh Niên”, “Báo điện tử Một Thế Giới”,… ngoài ra, TNCorp còn lấn sân qua thị trường bất động sản với các dự án lớn tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Ninh Thuận. Ít ai biết rằng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của Báo Thanh Niên (thuộc Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam) đến nay bị teo tóp chỉ còn 11,89% (từ 51% ban đầu), chủ sở hữu thật sự của TNCorp không ngoài ai khác là Nguyễn Công Khế và gia đình. Riêng Nguyễn Công Khế đang sở hữu tới 74,39% CP TNCorp và sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

* * *

Nguyễn Công Khế và tờ giấy khen “tự cấp” trong lễ tổng kết năm 2014 của TNCorp.

Năm 2009, Nguyễn Công Khế rút một chân ra khỏi báo Thanh Niên, đây là chiêu lùi một bước để tiến nhiều bước, bắt đầu giai đoạn làm giàu của Khế, chứ không phải vì “đấu tranh” rồi bị “phế truất” như người đời lầm tưởng. Tháng 6/2009, TNCorp đổi tên công ty thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên. Năm 2010, Nguyễn Công Khế nhậm chức Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT. Đến nay, TNCorp đã thành lập hàng chục công ty con và lấn sân kinh doanh ngoài ngành:

Năm 2008: Thành lập công ty cổ phần BĐS Thanh Niên và công ty cổ phần Cao ốc Thanh Niên – Detesco.

Năm 2011: Thành lập công ty cổ phần Duyên dáng Việt Nam và công ty cổ phần BĐS Long Phước.

Năm 2012: Thành lập công ty TNHH MTV BĐS Long Phước Garden.

Năm 2013: Thành lập công ty cổ phần truyền thông Một Thế Giới nhằm thực hiện những “dự án” truyền thông riêng của Nguyễn Công Khế mà báo Thanh Niên không thể đáp ứng.

Năm 2014: Thành lập công ty cổ phần truyền thông Thanh Niên Film, công ty cổ phần dịch vụ Thanh Niên, công ty TNHH Thanh Niên Investment và công ty cổ phần truyền thông giải trí AMI Thanh Niên.

Giai đoạn 2012 đến cuối năm 2014, TNCorp có vốn điều lệ 103,4 tỷ đồng, báo Thanh Niên vẫn giữ quyền kiểm soát với 51%, phần còn lại thuộc cán bộ công nhân viên của Báo Thanh Niên là chủ yếu. Phần Nguyễn Công Khế cũng chỉ sở hữu vỏn vẹn 8.506 cổ phiếu, tương đương với 0,082% CP.

Tháng 4/2015, TNCorp thay đổi GPKD lần thứ 12, xuất hiện sự tăng đột biến về vốn điều lệ và thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần. Theo đó, vốn điều lệ của TNCorp đã tăng từ 103,4 tỷ lên đến 403,4 tỷ đồng. Phần vốn góp thêm 300 tỷ đồng là của nhà đầu tư chiến lược nào và mục đích làm gì?

Ngày 16/9/2014, TNCorp thông qua Biên bản tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm 30 triệu cổ phiếu (giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu) tương đương với 300 tỷ đồng nhằm xây dựng Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy (Ninh Thuận).

Ngày 20/9/2014, TNCorp thông qua nghị quyết tăng vốn điều lệ với danh sách nhà đầu tư chiến lược chỉ gồm 01 người duy nhất, không ai khác ngoài Nguyễn Công Khế.

Ngày 27/10/2014, nhằm hợp thức hóa “theo luật định”, TNCorp gửi công văn 06/CV-HDQT/14 đến Ủy ban CKNN để đăng ký chào bán cổ phần. Ngày 31/10/2014, UBCKNN mới cập nhật thông tin “chào bán” ra cho công chúng tại website của UBCKNN. Công chúng chưa kịp trở tay thì “nhà đầu tư chiến lược” Nguyễn Công Khế đã sở hữu gần như toàn bộ TNCorp trước đó hơn 1 tháng ( nguồn vốn góp theo chiêu bài “lấy mỡ cá rán cá” mà chúng tôi sẽ làm rõ trong một phóng sự khác).

Như vậy, Nguyễn Công Khế gần như đã hoàn tất giai đoạn chuyển sở hữu TNCorp từ Báo Thanh Niên thành tài sản cá nhân khi sở hữu tới 74,39% CP và biến TNCorp thành tập đoàn kinh tế “gia đình trị”, trong đó, gia đình Khế gồm vợ, 2 con ruột, 2 em ruột đều đóng vai trò nhất định.

Vợ Nguyễn Công Khế là bà Đặng Thị Thanh Xuân (sinh năm1955), vốn chỉ là nhân viên văn phòng nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội được Khế đưa về TNCorp và phong cho chức danh “Phụ trách đối ngoại”, nay đã nghỉ hưu về làm “kinh tế gia đình” (Giám đốc công ty TNHH Quế Mi, thực ra đây là công ty “ma” có trụ sở tại nhà riêng Nguyễn Công Khế – 365 An Dương Vương, P3, Q5, TP HCM), doanh nghiệp “ma” Quế Mi hiện cũng đang sở hữu 500.000 cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 1,24% CP) của TNCorp. Dù đã về hưu nhưng bà Xuân vẫn là vị “phu nhân chủ tịch” hét ra lửa tại tập đoàn này.

Em gái lớn của Khế là cô Nguyễn Ngọc Ánh (sinh năm 1973) được giao “trấn ải” báo Một Thế Giới với chức danh thủ quỹ còn cô em gái út Nguyễn Tú Anh (sinh năm 1975) được cắm lại báo Thanh Niên để giúp Khế “nắm tình hình” sau khi rút lui vào hậu trường truyền thông.

Cô con gái lớn là Nguyễn Quế Trà Mi (sinh năm 1981) và cậu con trai Nguyễn Sơn Trà (sinh năm 1986) đã được Nguyễn Công Khế gửi gắm ra nước ngoài dưới hình thức “công tác” tại chi nhánh TNCorp, Hoa Kỳ (địa chỉ 3565 Seven Hill Road, Castro Valley, CA 94546), chi nhánh này do chồng của Trà Mi là Nguyễn Tú (quốc tịch Mỹ) đứng tên trưởng đại diện. Trên thực tế, đây là căn biệt thự của gia đình Khế tại Mỹ.

Hãy xem bản khai của Nguyễn Công Khế ngay trước thời điểm rút chân khỏi báo Thanh Niên để làm “kinh tế” (năm 2009):

Theo bản lý lịch này, Nguyễn Công Khế đã khai báo về hoàn cảnh kinh tế gia đình vào thời điểm đó:

Về bất động sản: Gồm 01 căn nhà được nhà nước hóa giá tại số 365 An Dương Vương và mảnh đất 5.000m2 (đất nông nghiệp) tại Tăng Nhơn Phú, Quận 9 (mua 35 cây vàng) thuộc khu công nghiệp kỹ thuật cao.

Thu nhập gồm lương và lao động ngoài giờ: 10 triệu/tháng. Thu nhập của vợ: 2-3 triệu/tháng.

Tiền cho thuê mặt tiền nhà 365 An Dương Vương: 4 triệu/tháng.

Với khởi đầu như thế, dấu chấm hỏi to tướng đặt ra là “tiền ở đâu?” mà sau 07 năm, từ một viên chức Nhà nước mà Nguyễn Công Khế đã làm nên một sự nghiệp “vĩ đại” tại Việt Nam và cả một cơ ngơi vững chãi ở Mỹ, con cái đều định cư ở nước ngoài, quốc tịch Mỹ. Một gia đình như thế, có thể xem là viên mãn, đại thành công?! Chẳng vậy mà Nguyễn Công Khế từng tâm sự với Nguyễn Xuân Anh khi “hạt giống” này nhậm chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng ” Bây giờ anh em mình có phải thiếu thốn gì ấy đâu mà phải tiêu cực, phải này nọ… “.

Đón xem kỳ tiếp: Thủ đoạn cướp tiền doanh nghiệp của TNCorp và Nguyễn Công Khế thông qua chiêu bài truyền thông như thế nào?

Nguồn: CLB Nhà báo trẻ/Dân luận

Sự Thật Vụ Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm Xin Visa Đi Định Cư Ở Mỹ

Theo đó, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm khẳng định, các thông tin lan truyền trên mạng cho rằng bà xin visa, chuẩn bị sang Mỹ định cư là “hoàn toàn sai sự thật”. Bà Quyết Tâm cho rằng, đây là thông tin xuyên tạc và do một số người nghĩ ra.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nói gì khi bị đồn đi học tiếng Anh để sang Mỹ định cư?

Những ngày qua, trên một số trang thông tin điện tử, báo mạng, các mạng xã hội tại Việt Nam lan truyền thông tin đồn bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Phó Bí thư Thành uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND chúng tôi Đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá 14 sau khi nghỉ hưu đã đăng ký đi học tiếng Anh để xin visa, làm thẻ xanh, “chuẩn bị sang Mỹ định cư”.

Lên tiếng về vấn đề này trên báo Dân Sinh, cơ quan của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trưa 1/9, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho hay, bà đã nắm được thông tin lời đồn về việc “chuẩn bị sang Hoa Kỳ định cư”.

Theo đó, nguyên Phó Bí thư Thành uỷ chúng tôi khẳng định, đây không phải lần đầu tiên các thông tin không đúng sự thật về bản thân bà Nguyễn Thị Quyết Tâm lan truyền trên mạng xã hội nhưu Facebook, Youtube…

“Tôi đăng ký học một lớn Tiếng Anh để nâng cao trình độ và thực hiện mong muốn cá nhân mà trước đó không thực hiện được do quá bận công tác”, bà Quyết Tâm nêu rõ.

Tuy nhiên, theo nguyên Chủ tịch HĐND chúng tôi không hiểu vì sao, chỉ với việc đăng ký đi học Anh Văn mà đã dẫn đến các thông tin xuyên tạc của một số người cho rằng bà Tâm học tiếng Anh để chuẩn bị xin visa, làm thẻ xanh, đi Mỹ định cư sau khi đã nghỉ hưu.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm chuẩn bị sang Mỹ định cư: Thông tin xuyên tạc?

Thực tế, những ngày qua, sau khi xuất hiện thông tin về việc, ĐBQH của đoàn chúng tôi Phạm Phú Quốc có quốc tịch thứ 2 thì thông tin đồn thổi trên về bà Nguyễn Thị Quyết Tâm lại xuất hiện nhiều hơn trên mạng xã hội.

Cụ thể đó là trường hợp của ông Phạm Phú Quốc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) có quốc tịch và sở hữu hộ chiếu vàng Cyprus (Cộng hòa Síp).

“Các thông tin lan truyền trên mạng cho rằng, tôi xin visa, chuẩn bị sang Mỹ định cư là hoàn toàn sai sự thật, xuyên tạc và do một số người rảnh việc nghĩ ra”, bà Tâm gay gắt phủ nhận tin đồn.

“Tôi vẫn ở thành phố Hồ Chí Minh sinh sống, làm việc bình thường”, vị ĐBQH khóa 14 Đoàn chúng tôi nhấn mạnh.

Cũng chia sẻ với báo giới, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết, có người quen sau khi đọc được thông tin lan truyền trên mạng nói bà chuẩn bị đi Mỹ định cư đã gọi điện để hỏi. Sau khi nghe thông tin, bà mời người này đến nhà chơi và kiểm chứng lại.

“Tôi nghĩ rằng, khi họ đưa ra những điều không chính xác về tôi sẽ khó tránh một số người thiếu thông tin có thể tin. Nhưng hiện nay, đa phần người dân đều có trình độ, nhận thức tốt, do đó họ sẽ không dễ gì tin. Họ có sự nhìn nhận đúng đắn, kiểm chứng lại thông tin khi cần thiết”, nguyên Chủ tịch HĐND chúng tôi Nguyễn Thị Quyết Tâm bày tỏ.

TP.HCM đang họp báo vụ ông Phạm Phú Quốc mang hai quốc tịch

Được biết, cùng với đại diện Văn phòng Đoàn ĐBQH chúng tôi lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, Chánh Văn phòng – người phát ngôn UBND chúng tôi cùng chủ trì họp báo. Cụ thể, tham dự có các ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban tuyên giáo Thành ủy chúng tôi ông Hà Phước Thắng, Chánh Văn phòng UBND chúng tôi ông Từ Lương, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM.

Theo thông báo trước đó, thời gian buổi họp báo bắt đầu lúc 17h, tại Trung tâm Báo chí chúng tôi tuy nhiên, đến 17h30 cuộc họp báo cũng vẫn chưa bắt đầu do “các lãnh đạo đang bận một cuộc họp khác”.

Trước đó, trong khi trả lời báo chí, ông Phạm Phú Quốc thừa nhận mình có quốc tịch Cyprus từ giữa năm 2018. Tuy nhiên, không phải ông bỏ 2,5 triệu USD ra để mua hộ chiếu vàng mà là được “gia đình bảo lãnh”.

Ông Phạm Phú Quốc khẳng định, khi ứng cử ĐBQH vào tháng 5 năm 2016, ông chỉ có một quốc tịch Việt Nam.

Tuy nhiên, vì lý do có một số thay đổi trong công việc và hoàn cảnh cá nhân nên năm 2018, ông Quốc đã hai lần làm đơn trình bày nguyện vọng xin thôi nhiệm vụ công tác (ở thời điểm đó ông đang là phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM), để chuyển đến Thành ủy, UBND TP.HCM.

Vị Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội này cũng cho hay, đến năm 2017, vợ và con gái ông có mong muốn ra nước ngoài học tập và sinh sống cùng con trai tôi nên đã thực hiện các thủ tục xin quốc tịch tại đảo Síp. Quốc gia này cho phép nhập quốc tịch không phải thôi quốc tịch Việt Nam. Sau đó, giữa năm 2018 gia đình ông đã làm thủ tục bảo lãnh xin quốc tịch cho ông Quốc tại Cộng hòa Síp.

Tài Liệu Mật: Tên Gián Điệp Nguyễn Công Khế Nợ Máu Như Thế Nào Với Cách Mạng Và Nhân Dân Việt Nam?

Trong phóng sự trước, CLB Nhà báo trẻ đã đưa ra ánh sáng về quá khứ khiếp nhược đầu hàng địch, phản bội cách mạng, phản bội đồng chí, đồng đội của Nguyễn Công Khế mà y đã ém nhẹm suốt gần nửa thế kỷ, tưởng chừng vĩnh viễn che mắt được người đời. Suốt hơn 40 năm qua, tên Khế đã vin vào ánh hào quang ảo tưởng của quá khứ, lừa gạt lãnh đạo để trục lợi trên xương máu đồng đội. Chưa hết, Nguyễn Công Khế đã cam tâm phản quốc khi chấp nhận làm gián điệp cho địch và đã được biên chế tại Phủ đặc ủy Trung ương Tình báo chế độ Việt Nam Cộng Hòa…

Trong khi Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng đang tập hợp lực lượng để chuẩn bị phối hợp cùng chính quyền cách mạng nổi dậy cướp chính quyền thì bị lộ kế hoạch. Ngày 15/5/1972, Nguyễn Công Khế ( vừa được phân công Bí thư Chi đoàn trường Phan Chu Trinh được 03 ngày) cùng 32 đồng chí khác đồng loạt bị bắt. Khi sa vào tay địch, trái ngược với khí tiết của những đồng đội, Khế đã khiếp nhược tuôn tất tần tật những gì y biết về Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng và Đoàn Thanh niên Cách mạng. Sự hèn nhát, phản bội còn chưa dừng lại ở đó, Khế tiếp tục ngoan ngoãn nằm vùng trong tù theo lời chiêu dụ của địch. Đây chính là nguyên nhân Khế tỏ ra hoạt động năng nổ hơn rất nhiều so với thời gian còn tự do, được các đồng chí cấp trên là Đặng Thanh Tịnh, Đặng Thái, Ngô Minh Hải,… ( thời gian ở nhà lao Kho Đạn, Đà Nẵng) và sau này là Lê Đình Thụ (Võ Hồng Nguyên – Trưởng ban Công vận, Khu ủy viên Sài Gòn Gia Định), Trương Văn Khuê, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm,… ( thời gian ở nhà lao Chí Hòa, Sài Gòn) tín nhiệm, được tham gia hội họp, tiếp cận nhiều thông tin quan trọng. Các thông tin Khế thu thập được từ các đồng chí, đồng đội đều được chính quyền VNCH khai thác triệt để nhằm dằn mặt phong trào trong tù và trấn áp các hoạt động cách mạng bên ngoài.

Kẻ gây bao tội lỗi với cách mạng, với nhân dân, với đồng chí, đồng đội năm xưa nay đã chuyển nghề buôn chính trị và buôn gái

Sự khiếp nhược đầu hàng, làm tay trong cho địch của của Khế đã khiến nhiều cơ sở của ta tại Đà Nẵng tiếp tục bị lộ, nhiều đồng chí bị địch bắt giữ, thủ tiêu. Trong đó phải kể đến trường hợp đồng chí Trần Phú Quý ( bí danh Trần Đức, sinh năm 1953, học sinh trường Bồ Đề, Phó Chủ tịch Ngoại vụ Ban chấp hành Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng). Anh là người sáng lập và điều hành tờ báo ” Tiếng gọi Học sinh” hoạt động từ năm 1970, được đông đảo học sinh, sinh viên đón nhận, mỗi số ra cả nghìn tờ, là nỗi kinh hoàng của chính quyền chế độ cũ tại Đà Nẵng. Dù bị truy soát gắt gao nhưng tờ báo vẫn hoạt động an toàn suốt 3 năm cho đến khi bị tên Khế chỉ điểm. Một ngày cuối năm 1972, lực lượng Cảnh sát Quốc gia thị xã Đà Nẵng đã bố ráp cơ sở in báo tại nhà bà Trần Thị Nghệ ( tại số 136, Hoàng Diệu, Đà Nẵng), toàn bộ đội ngũ in ấn, phát hành tờ báo đồng loạt bị bắt, riêng đồng chí Trần Phú Quý đã anh dũng hi sinh ngay hôm ấy.

Đồng chí Trần Phú Quý đã anh dũng hi sinh để bảo vệ tờ báo “Tiếng gọi Học sinh” khi bị tên Khế chỉ điểm

Với các “thành tích” ấy, sau khi chuyển vào nhà lao Chí Hòa, Sài Gòn (1973), dù hồ sơ vẫn “được” ghi là Việt Cộng nhưng tên Khế đã thuộc biên chế của Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp, thuộc Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo ( Central Intelligence Office) của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Để qua mặt những người bạn tù, mỗi khi cần lấy thông tin, địch đều đưa tên Khế vào phòng ” Điện ảnh ” (trên danh nghĩa là phòng thẩm vấn cách ly), một số lần hiếm hoi Khế phải dùng “khổ nhục kế” bằng vài vết bầm để che mắt, lấy điểm với đồng đội.

Tháng 2/1975, Nguyễn Công Khế được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trả tự do tại Đà Nẵng. Suốt thời gian sau đó cho đến khi đất nước giải phóng, Khế tiếp tục hoạt động gián điệp, đều đặn cung cấp tin tức từ vùng cách mạng về Phủ Đặc ủy. Tháng 3/1975, Khế được các đồng chí lãnh đạo Nguyễn Thanh Năm (tức Năm Dừa, Thường vụ Đặc khu ủy) và Phan Văn Nghệ (Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Đà) giao nhiệm vụ làm Chủ tịch Lực lượng Thanh Niên Bảo vệ Thành phố Đà Nẵng, lực lượng này có nhiệm vụ tổ chức nổi dậy bên trong, phối hợp với lực lượng vũ trang chính quy vào giải phóng thành phố Đà Nẵng. Tin tình báo tối quan trọng của Khế về việc “Việt Cộng” chuẩn bị tấn công tổng lực vào thành phố Đà Nẵng lập tức được gửi về Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo ngay sau đó thông qua ông chú ruột Nguyễn Đoan, đang là Thiếu úy Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Bản khai lý lịch Nguyễn Công Khế năm 1982, xác nhận thành phần gia đình tham gia cả hai bên Quốc – Cộng, trong đó có chú ruột Nguyễn Đoan mang hàm Thiếu úy Quân lực VNCH

Qua bản báo cáo thành tích của người bảo lãnh mang lon Đại úy Quân lực VNCH Lương Quang Khôi đang làm việc tại Ban “Z” ( Ban Chính trị, thuộc Nha Tình báo Quốc nội, Phủ Đặc ủy TW Tình báo), Nguyễn Công Khế đã được Chuẩn tướng Nguyễn Khắc Bình (Đặc ủy trưởng) để mắt tới và quyết định đưa về Phủ Đặc ủy. Công văn ngày 15/4/1975 do Lê Nguyên Tân, Phụ tá Điều hành của Phủ Đặc ủy ký gửi giám đốc Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp với nội dung ghi rõ: “Chấp hành lệnh của Chuẩn Tướng Nguyễn Khắc Bình, Đặc ủy trưởng Trung ương Tình báo đề nghị ông Giám đốc Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp chấp thuận cho Đại úy Lương Quang Khôi được ủy quyền nhận tên Việt Cộng Nguyễn Công Khế về Phủ Đặc Ủy nhận công tác“.

Công văn đóng dấu “KÍN” (BÍ MẬT) của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo Việt Nam Cộng Hòa về việc nhận Nguyễn Công Khế về công tác

Tuy nhiên, tin tình báo của Khế lúc này không còn nhiều tác dụng vì tình hình quân đội VNCH đã bắt đầu rệu rã ngoài chiến trường, binh lính hoang mang, mất tinh thần, chính quyền Thiệu không thể trở tay trước sức tấn công như vũ bão của Quân Giải phóng. Và ngày 24/4/1975, tướng Lê Khắc Bình cùng phụ tá Lê Nguyên Tân đã lặng lẽ di tản không một lời bàn giao cho thuộc cấp.

Gia đình Tướng Lê Khắc Bình, Đặc ủy trưởng Trung ương Tình báo VNCH hiện đang định cư ở California, Hoa Kỳ

Cây “đinh” Nguyễn Công Khế của Phủ Đặc ủy cắm trong tim chính quyền cách mạng đã bị bỏ rơi từ đó. Khế quay trở lại làm “tròn vai” một chiến sĩ trung kiên. Nực cười và đáng xấu hổ là sau khi đất nước thống nhất, tên Khế lại được phong tặng “Huân chương Giải phóng” và “Huy chương Kháng chiến hạng Nhất” theo quy trình khen thưởng vô trách nhiệm của cơ chế “xin – cho”.

Chứng nhận được thưởng “Huy chương Kháng chiến hạng Nhất” của Nguyễn Công Khế

Như vậy, việc Nguyễn Công Khế khiếp nhược đầu hàng, chấp nhận làm tay sai cho địch tưởng chừng đã quên lãng theo dòng chảy thời gian, gần nửa thế kỷ sau đã được CLB Nhà báo trẻ làm sáng tỏ. Mọi việc vẫn chưa kết thúc khi một nghi án mới được mở ra, theo một thông tin chưa kiểm chứng từng lan truyền trên mạng: Vị “minh chủ” mà Khế đang theo “phò” trong thời gian làm du kích, bị địch bắt năm 1971 tại Đức Hòa, Long An và bị giam tại nhà tù Côn Đảo, trong thời gian ở tù không chịu nổi tra tấn cũng đã quy hàng địch, nghi án này chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ vào thời điểm thích hợp.

Khoảng 10 giờ sáng ngày 30/4/1975, một quả đạn pháo 130mm của Quân giải phóng bắn trúng bốt điện Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo, một tiếng nổ cực lớn và tiếp theo là cả khu vực mất điện. Ngay sau đó, Phòng Tình báo miền B2 (nay thuộc Tổng cục Tình báo Quân đội) đã nhanh chóng xuất hiện, bảo vệ nguyên trạng Phủ Đặc ủy. Trong các phòng giam lúc đó, phòng hỏi cung, dấu máu của các chiến sĩ tình báo, giao liên bị tra tấn đây đó vẫn chưa khô. Hệ thống máy móc mật mã của Phủ Đặc ủy rất hiện đại đã được giữ gìn nguyên vẹn… Đặc biệt, hệ thống con dấu, hồ sơ của Phủ Đặc ủy vẫn còn nguyên, địch tháo chạy đã không kịp hủy bỏ!

Những kẻ thủ ác năm xưa, đến nay vẫn tiếp tục dùng miệng lưỡi trơn tru để lừa gạt TW, giới trí thức và nhân dân(Cựu Giám đốc Nha cảnh sát Đô thành Sài Gòn Triệu Quốc Mạnh, tay buôn chính trị Nguyễn Công Khế và ông Lê Hiếu Đằng tại căn nhà rộng 51m2, số 60 Thạch Thị Thanh, Q1, TPHCM của vị “minh chủ” vào tối mùng 5 tết Nhâm Thìn – 2012)

Đón xem kỳ tiếp: Nguyễn Công Khế mở trụ sở TNCorp tại Mỹ, tẩu tán ngoại tệ ra nước ngoài để làm gì?