Top 5 # Mã Ngành Kinh Tế Thống Kê Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Phusongyeuthuong.org

Ngành Thống Kê Kinh Tế

Cập nhật: 28/06/2019

Ngành Thống kê Kinh tế (tiếng Anh là Economic Statistics) là ngành đào tạo cử nhân đại học về Thống kê Kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm với xã hội; có kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, quản lý và quản trị kinh doanh; nắm vững kiến thức chuyên sâu về thống kê trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội ở các cấp, các ngành khác nhau của nền kinh tế quốc dân; có khả năng tư duy độc lập, có năng lực tự bổ sung kiến thức.

Ngành Thống kê kinh tế

Chương trình đào tạo ngành Thống kê Kinh tế trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, quản lý và quản trị kinh doanh; có kiến thức chuyên sâu về tổ chức hệ thống thông tin thống kê quốc gia, Bộ ngành, địa phương; điều tra thống kê, nắm vững các công cụ và mô hình để mô tả, phân tích – dự đoán thống kê trong các tổ chức kinh tế – xã hội, các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp; có kiến thức về phân tích kinh tế xã hội nói chung.

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Thống kê Kinh tế biết vận dụng các kiến thức, công cụ và phần mềm thống kê để xây dựng và tính toán hệ thống chỉ tiêu thống kê, thiết kế nghiên cứu điều tra, tổng hợp, phân tích – dự đoán thống kê phục vụ cho việc quản lý và hoạch định chính sách kinh tế xã hội và quản lý; có kỹ năng khai thác, phân tích dữ liệu kinh tế xã hội ở các ngành, các cấp khác nhau; có kỹ năng viết báo cáo phân tích, thuyết trình và làm việc theo nhóm.

2. Chương trình đào tạo ngành Thống kê Kinh tế

Theo Đại học Kinh tế Quốc dân

3. Các khối thi vào ngành Thống kê Kinh tế

– Mã ngành: 7310107

– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Thống kê Kinh tế:

A00: Toán, Vật lí, Hóa học

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Thống kê Kinh tế những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 13 – 21 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.

Điểm chuẩn vào ngành Thống kê kinh tế bao nhiêu?

5. Các trường đào tạo ngành Thống kê Kinh tế

Hiện nay, ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Thống kê Kinh tế, chỉ có một số trường sau:

6. Cơ hội việc làm ngành Thống kê Kinh tế

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Thống kê Kinh tế có thể làm việc trong nhiều loại hình cơ quan, tổ chức khác nhau:

Chuyên viên trong các cơ quan thuộc hệ thống thống kê Nhà nước, bộ ngành, các tổ chức kinh tế – xã hội;

Làm việc tại bộ phận nghiên cứu và phân tích dữ liệu trong các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế;

Làm việc tại các tổ chức tư vấn, nghiên cứu, phân tích trong nước và quốc tế; các dự án, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế;

Nghiên cứu viên trong các tổ chức tư vấn, viện, trung tâm nghiên cứu;

Giảng viên trong các trường đại học, học viện đào tạo về kinh tế;

Tham gia thành lập các tổ chức tư vấn, dịch vụ phân tích và xử lý dữ liệu.

7. Mức lương ngành Thống kê Kinh tế

Đối với sinh viên ngành Thống kê Kinh tế mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp thì mức lương cơ bản từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, tùy vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành Thống kê Kinh tế thì mức lương từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Thống kê Kinh tế

Để theo học ngành Thống kê Kinh tế, bạn cần phải có những tố chất sau:

Kiên trì, nhẫn nại và chịu được áp lực công việc;

Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán thuyết phục;

Khả năng ngoại ngữ tốt;

Sáng tạo, tự tin, quyết đoán;

Khả năng thu thập và xử lí thông tin;

Say mê nghiên cứu, khám phá kiến thức và có trách nhiệm trong công việc;

Có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian và khối lượng công việc.

Bài viết đã giới thiệu đến bạn đọc những thông tin tổng quan về ngành Thống kê Kinh tế, hy vọng sẽ giúp các bạn đưa ra lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân.

Tìm Hiểu Ngành Nghề: Ngành Thống Kê Kinh Tế (Mã Xt: 7310107)

Thống kê kinh tế hay Thống kê kinh doanh là ngành học với chương trình đào tạo nên những chuyên gia về phân tích và nghiên cứu kinh tế.

Giới thiệu chung về ngành

Thống kê kinh tế là gì?

Chương trình đào tạo ngành Thống kê kinh tế giúp sinh viên ngành này sau khi tốt nghiệp có thể biết cách lập kế hoạch nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và tổ chức thực hiện các cuộc nghiên cứu về kinh tế.

Cử nhân Thống kê kinh tế được trang bị lượng kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, quản lý và quản trị kinh doanh, có kiến thức sâu rộng về tổ chức hệ thống thông tin thống kê, điều tra thống kê, có thể sử dụng các công cụ và mô hình để mô tả, phân tích, dự đoán thống kê trong các tổ chức kinh tế xã hội, tổ chức tài chính, doanh nghiệp, từ đó thực hiện tốt chức năng quản trị doanh nghiệp.

Các trường đào tạo ngành Thống kê kinh doanh

Các trường ngành Thống kê kinh doanh như sau:

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung

Khu vực miền Nam

Tên trường Điểm chuẩn 2020

Đại học Kinh tế TPHCM 25.2

Khối thi ngành Thống kê kinh tế

Các khối xét tuyển ngành Thống kê kinh tế bao gồm:

Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)

Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)

Khối C15  (Văn, Toán, Khoa học xã hội)

 Khối D01 (Toán, Anh, Văn)

Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)

Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)

Chương trình đào tạo ngành Thống kê kinh tế

Khối kiến thức ngành Thống kê kinh doanh khá lớn, mời các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo ngành Thống kê kinh doanh của trường Đại học Kinh tế quốc dân như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

Kiến thức bắt buộc

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1, 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam

Ngoại ngữ

Toán cao cấp 1, 2

Lý thuyết xác suất

Pháp luật đại cương

Tin học đại cương

Giáo dục thể chất

Giáo dục quốc phòng

Kiến thức tự chọn

Kinh tế vi mô 1

Kinh tế vĩ mô 1

Quản lý học

Quản trị kinh doanh

II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

Kiến thức bắt buộc

Kinh tế lượng 1

Lý thuyết tài chính tiền tệ 1

Nguyên lí kế toán

Kiến thức chung của ngành

Lý thuyết cơ sở dữ liệu

Các mô hình toán kinh tế

Lý thuyết thống kê 1, 2

Hệ thống tài khoản quốc gia

Thống kê kinh tế

Tin học ứng dụng trong thống kê

Kinh tế vi mô 2

Kinh tế vĩ mô 2

Tiếng Anh ngành Thống kê kinh tế

Kiến thức lựa chọn của ngành

Lịch sử các học thuyết kinh tế

Dân số và phát triển

Kinh tế Việt Nam

Kinh tế và quản lý môi trường

Pháp luật kinh doanh

Marketing căn bản

Kinh tế nông nghiệp

Kinh tế và quản lý công nghiệp

Kinh tế thương mại

Kế toán tài chính

Quản trị chiến lược

Quản trị nhân lực

Thị trường bất động sản

Thị trường chứng khoán

Ngân hàng thương mại

Kinh tế bảo hiểm

Kiến thức chuyên ngành bắt buộc

Thống kê trong nghiên cứu thị trường

Phân tích dữ liệu

Thống kê doanh nghiệp

Thống kê chất lượng

Những nguyên lý cơ bản của khai thác dữ liệu

Kiến thức lựa chọn của chuyên ngành

(Chọn 2/5 học phần dưới)

Thống kê tài chính

Phân tích chuỗi thời gian trong tài chính

Thống kê thương mại

Thống kê đầu tư và xây dựng

Thống kê bảo hiểm

(Chọn 2/3 học phần dưới)

Thống kê du lịch

Thống kê môi trường

Phân tích dữ liệu lớn

Đề án lý thuyết thống kê

Chuyên đề thực tập

Cơ hội nghề nghiệp ngành Thống kê kinh tế

Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học trên và tích lũy đủ số tín chỉ có thể tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp cho riêng mình. Tùy theo yêu cầu của mỗi đơn vị tuyển dụng mà các bạn sinh viên ngành Thống kê kinh tế có thể làm việc tại các vị trí khác nhau như:

Chuyên viên thống kê tại các cơ quan trong hệ thống thống kê của nhà nước, các Bộ ngành, tổ chức kinh tế – xã hội, doanh nghiệp với mọi loại hình kinh tế

Nghiên cứu sinh tại các viện, trung tâm nghiên cứu

Giảng viên đào tạo tại các trường đại học

Chuyên viên nghiên cứu và tư vấn kinh tế thị trường.

Hệ Thống Mã Ngành Kinh Tế Việt Nam Năm 2022

(Áp dụng từ ngày 20/08/2018)

Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;

Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;

Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;

Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;

Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng;

Điểm mới của hệ thống mã ngành kinh tế năm 2018 là ở chỗ Nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó bao gồm: những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế và những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác.

Theo đó, khi Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg có hiệu lực tức từ ngày 20/08/2018 các văn bản cũ là: Quyết định số 10/2007 của chính phủ (Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam) và Quyết định số 337/2007 của chính phủ (Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam) chính thức hết hiệu lực.

Doanh nghiệp và người khởi nghiệp cần cập nhật nội dung hệ thống mã ngành kinh tế mới để khi áp mã ngành trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và hồ sơ thống kê đúng theo quy định mới.

Vấn đề quan trọng khi thành lập doanh nghiệp đó là lựa chọn tên doanh nghiệp vừa thỏa mãn yêu cầu của chủ thể thành lập, vừa thỏa mãn quy định của

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, nơi hoạt động của doanh nghiệp, là thành trì vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó khi

Mã số thuế bị khóa không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn phát sinh các khoản phạt vi phạm hành chính do doanh

Hiện nay, nhu cầu văn phòng cho thuê rất lớn; đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Về phía cung, nhiều cá nhân, hộ gia đình có nhà ở có nhu

Việt Nam đang được đánh giá là môi trường tốt để tiến hành khởi nghiệp. Với các quy định ngày càng cởi mở và thủ tục pháp lý ngày càng đơn giản

Mã Ngành Nghề Dịch Vụ Tài Chính Được Mã Hóa Theo Hệ Thống Ngành Nghề Kinh Tế Việt Nam

Mã ngành nghề dịch vụ tài chính được mã hóa theo hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam

Ngành này gồm: Hoạt động ngân hàng và hoạt động dịch vụ tài chính khác. 

64: HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH (TRỪ BẢO HIỂM VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI) Ngành này gồm: Hoạt động ngân hàng và hoạt động dịch vụ tài chính khác. Loại trừ: – Hoạt động bảo hiểm xã hội được phân vào nhóm 65300 (Bảo hiểm xã hội); – Bảo đảm xã hội bắt buộc được phân vào nhóm 84300 (Hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc). 641: Hoạt động trung gian tiền tệ Nhóm này gồm: – Hoạt động của ngân hàng trung ương về xây dựng các chính sách tiền tệ, phát hành tiền, quản lý hoạt động ngoại hối, kiểm soát dự trữ quóc tế, thanh tra hoạt động của các tổ chức ngân hàng …; – Hoạt động của các đơn vị pháp nhân thường trú về lĩnh vực ngân hàng; trong đó chịu nợ trong tài khoản của mình để có được tài sản tiền tệ nhằm tham gia vào các hoạt động tiền tệ của thị trường. Bản chất hoạt động của các đơn vị này là chuyển vốn của người cho vay sang người đi vay bằng cách thu nhận các nguồn vốn từ người cho vay để chuyển đổi hoặc sắp xếp lại theo cách phù hợp với yêu cầu của người vay. 6411 – 64110: Hoạt động ngân hàng trung ương Nhóm này gồm: Hoạt động của ngân hàng trung ương như: – Phát hành tiền; – Ngân hàng của các tổ chức tín dụng (nhận tiền gửi để thực hiện thanh toán bù trừ giữa các tổ chức tín dụng; tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế); – Quản lý hoạt động ngoại hối và kiểm soát dự trữ quốc tế; – Thanh tra hoạt động ngân hàng; – Ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. 6419 – 64190: Hoạt động trung gian tiền tệ khác Nhóm này gồm: Hoạt động của các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật, các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán (trừ hoạt động cho thuê tài chính). Hoạt động của nhóm này bao gồm hoạt động của ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, các hiệp hội tín dụng,… Nhóm này cũng gồm: – Hoạt động của ngân hàng tiết kiệm bưu điện và chuyển tiền bưu điện; – Các tổ chức chuyên cấp tín dụng cho mua nhà nhưng cũng nhận tiền gửi. Loại trừ: – Các tổ chức chuyên cấp tín dụng cho mua nhà nhưng không nhận tiền gửi được phân vào nhóm 64920 (Hoạt động cấp tín dụng khác); – Các hoạt động thanh toán và giao dịch bằng thẻ tín dụng được phân vào nhóm 66190 (Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu). 642 – 6420 – 64200: Hoạt động công ty nắm giữ tài sản Nhóm này gồm: Hoạt động của các tổ chức nắm giữ tài sản có của nhóm các công ty phụ thuộc và hoạt động chính của các tổ chức này là quản lý nhóm đó. Các tổ chức này không cung cấp bất kỳ dịch vụ nào khác cho các đơn vị mà nó góp cổ phần, không điều hành và quản lý các tổ chức khác. Loại trừ: Hoạt động quản lý, kế hoạch chiến lược và ra quyết định của công ty, xí nghiệp được phân vào nhóm 70100 (Hoạt động của trụ sở văn phòng). 643 – 6430 – 64300: Hoạt động quỹ tín thác, các quỹ và các tổ chức tài chính khác Nhóm này gồm: Hoạt động của các đơn vị pháp nhân được thành lập để góp chung chứng khoán và các tài sản tài chính khác, là đại diện cho các cổ đông hay những người hưởng lợi nhưng không tham gia quản lý. Các đơn vị này thu lãi, cổ tức và các thu nhập từ tài sản khác, nhưng có ít hoặc không có nhân viên và cũng không có thu nhập từ việc bán dịch vụ. Loại trừ: – Hoạt động quỹ và quỹ tín thác có doanh thu từ bán hàng hóa hoặc dịch vụ được phân vào các nhóm tương ứng trong Hệ thống ngành kinh tế; – Hoạt động của công ty nắm giữ tài sản được phân vào nhóm 64200 (Hoạt động công ty nắm giữ tài sản); – Bảo hiểm xã hội được phân vào nhóm 65300 (Bảo hiểm xã hội); – Quản lý các quỹ được phân vào nhóm 66300 (Hoạt động quản lý quỹ). 649: Hoạt động dịch vụ tài chính khác (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội) Nhóm này gồm: Hoạt động dịch vụ tài chính trừ những tổ chức được quản lý bởi các thể chế tiền tệ. Loại trừ: Bảo hiểm và trợ cấp hưu trí được phân vào ngành 65 (Bảo hiểm, tái bảo hiểm và bảo hiểm xã hội trừ bảo đảm xã hội bắt buộc). 6491 – 64910: Hoạt động cho thuê tài chính Nhóm này gồm: Hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận. Loại trừ: Hoạt động cho thuê vận hành được phân vào ngành 77 (Cho thuê máy móc, thiết bị (không kèm người điều khiển); cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình; cho thuê tài sản vô hình phi tài chính), tương ứng với loại hàng hoá cho thuê. 6492 – 64920: Hoạt động cấp tín dụng khác – Cấp tín dụng tiêu dùng; – Cấp tài chính dài hạn bởi các ngân hàng chuyên doanh; – Cho vay tiền ngoài hệ thống ngân hàng; – Cấp tín dụng cho mua nhà do các tổ chức không nhận tiền gửi thực hiện; – Dịch vụ cầm đồ. Loại trừ: – Hoạt động cấp tín dụng cho mua nhà của các tổ chức chuyên doanh nhưng cũng nhận tiền gửi được phân vào nhóm 64190 ( Hoạt động trung gian tiền tệ khác); – Hoạt động cho thuê vận hành được phân vào ngành 77 (Cho thuê máy móc, thiết bị (không kèm người điều khiển); cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình; cho thuê tài sản vô hình phi tài chính) tuỳ vào loại hàng hoá được thuê. 6499 – 64990: Hoạt động dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu( trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội ) Nhóm này gồm: Các trung gian tài chính chủ yếu khác phân phối ngân quỹ trừ cho vay, bao gồm các hoạt động sau đây: – Hoạt động bao thanh toán; – Viết các thỏa thuận trao đổi, lựa chọn và ràng buộc khác; – Hoạt động của các công ty thanh toán… Loại trừ: – Cho thuê tài chính được phân vào nhóm 64910 (Hoạt động cho thuê tài chính); – Buôn bán chứng khoán thay mặt người khác được phân vào nhóm 66120 (Môi giới hợp đồng hàng hoá và chứng khoán); – Buôn bán, thuê mua và vay mượn tài sản cố định hữu hình được phân vào ngành 68 (Hoạt động kinh doanh bất động sản); – Thu thập hối phiếu mà không mua toàn bộ nợ được phân vào nhóm 82910 (Dịch vụ hỗ trợ thanh toán, tín dụng); – Hoạt động trợ cấp bởi các tổ chức thành viên được phân vào nhóm 94990 (Họat động của các tổ chức khác chưa được phân vào đâu).