Top 13 # Du Học Úc Rồi Định Cư Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Phusongyeuthuong.org

Du Học Rồi Kết Hôn Định Cư Tại Mỹ Và Các Vấn Đề Liên Quan

Quy trình cơ bản để từ một du học sinh trở thành công dân Mỹ Bước 1: Xin được visa diện du học

Khi muốn sang Mỹ theo diện du học sinh, bạn cần lấy được visa du học Hoa Kỳ. Tuy nhiên, để cuộc phỏng vấn xin visa diện du học (F-1) được thành công, bạn cần chuẩn bị chu đáo. Bởi Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ sẽ yêu cầu bạn chứng minh mục đích sử dụng visa là để du học chứ không phải để làm hôn thú và định cư vĩnh viễn tại Hoa Kỳ. Đồng thời, bạn phải đưa ra kế hoạch rõ ràng cho việc học tập cũng như kế hoạch sẽ quay về Việt Nam sau khi hoàn tất chương trình học.

Thời gian cư trú tại Hoa Kỳ còn hạn hợp pháp khi Bộ Công Dân và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) đóng dấu lúc nhập cảnh vào Mỹ (như giấy I-20, I-94…);

Cả đương đơn và người bảo lãnh đều đang trong tình trạng độc thân và có khả năng tiến đến hôn nhân một cách hợp pháp;

Không thuộc diện cấm kết hôn vì các bệnh truyền nhiễm, tội phạm…

Hội đủ các điều kiện đó, du học sinh làm giấy đăng ký kết hôn và có thể tiến hành thủ tục xin chuyển đổi visa, đăng ký tình trạng Thường trú nhân.

Bước 3: Chuyển đổi Visa, Thủ tục xin thẻ xanh bao gồm: Khâu chuẩn bị hồ sơ rất quan trọng: đăng ký tình trạng Thường trú nhân.

Nộp hồ sơ bảo lãnh vợ chồng cho USCIS để xin chuyển đổi visa

Lăn tay

Phỏng vấn (khoảng sau 30-45 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ và lâu hay mau còn tùy thuộc vào trường hợp của mỗi người) với nhân viên của USCIS trước khi bạn được cấp thẻ xanh.

Những điều mà bạn và người vợ tương lai cần chuẩn bị là thông tin về cá nhân của nhau; kiến thức về đời sống tại Mỹ cũng như tại Việt Nam và tình hình tài chính của nhau; và bằng chứng về mối quan hệ vợ chồng đã từng tồn tại trong quá khứ, đang xảy ra trong hiện tại, và sẽ tiếp diễn trong tương lai sau khi hai bạn đã trở thành vợ chồng.

Những sự chuẩn bị này rất cần thiết và nên được được tổ chức thật cụ thể từng chi tiết để sau này hồ sơ của 2 bạn không bị giới chức chính phủ từ chối vì họ nghi ngờ mối quan hệ và mục đích hôn nhân của 2 bạn là thật và là mong muốn được đoàn tụ có cuộc sống mới tại Mỹ mà không vì mục đích định cư.

Bước 4: Nhận thẻ xanh

Do đó, bạn cần chuẩn bị những đơn từ sau: Đơn I-130, đơn G-325A cho bạn và vợ (chồng), đơn G-1145, đơn I-485, một tờ check $420 để trả cho U.S. Department of Homeland Security. Đồng thời, bạn chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau: khai sinh của bạn và vợ (chồng) công chứng; bằng chứng về mối quan hệ vợ chồng; hình chân dung (5×5) của bạn và vợ (chồng); giấy khai sinh các con và bản dịch tiếng Anh (nếu có); hộ chiếu của bạn và vợ (chồng) và lá thư xác nhận mối quan hệ vợ chồng của bạn do người thứ ba viết.

Tại buổi phỏng vấn, bạn phải sẵn sàng để chứng minh rằng mối quan hệ vợ chồng của bạn là sự thật. Thời gian chờ đợi cho hồ sơ xin thẻ xanh tại thời điểm này khoảng từ 3 – 5 tháng. Tuy nhiên, thời gian nhận thẻ xanh lâu hay mau tùy trường hợp của mỗi người, cũng đã từng có những hồ sơ kể từ khi nộp cho đến ngày phỏng vấn xin thẻ xanh phải chờ mất 2 đến 3 năm.

Hỏi Đáp: Hồ Sơ Visa Định Cư Mỹ Giải Quyết Đến Đâu Rồi?

Lịch chiếu khán hồ sơ visa định cư Mỹ là gì?

Lịch xét visa định cư Mỹ hay Lịch chiếu khán di dân Mỹ là lịch xét duyệt visa được Bộ Ngoại giao Mỹ (Department of State) công bố hàng tháng. Nó cho biết thời điểm hồ sơ xin định cư Mỹ được xử lý. Dựa vào lịch này bạn có thể đánh giá được hồ sơ của bạn mất thời gian bao lâu mới đến lượt xử lý hoặc vẫn phải tiếp tục nằm trong danh sách xếp hàng chờ đến lượt.

Tại sao có Lịch Chiếu khán?

Số lượng visa do Quốc hội Mỹ giới hạn căn cứ trên nguồn gốc của di dân. Theo đó không có quốc gia nào được cấp số thẻ xanh vượt quá 7% cho từng loại.

Trường hợp nào phải chờ theo lịch chiếu khán? Công dân Mỹ bảo lãnh người thân trực tiếp như vợ/chồng, cha mẹ, con cái dưới 21 tuổi chưa kết hôn không thuộc trường hợp phải chờ theo lịch chiếu khán. Các trường hợp bảo lãnh người thân còn lại bắt buộc phải chờ theo lịch ai đến trước được ưu tiên phục vụ trước (first-come, first-serve).

Lượng thẻ xanh được cấp cho từng diện Visa Mỹ

Hiện tại có 366.000 thẻ xanh được cấp hàng năm nhưng chia thành nhiều diện khác nhau, trong đó diện đoàn tụ gia đình chiếm 226.000 và diện lao động – đầu tư làm chiếm 140.000 thẻ xanh.

Visa diện đoàn tụ gia đình

Diện F1: Công dân Mỹ bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi

23.400, cộng thêm số Visa F4 không sử dụng

Diện F2: Thường trú nhân bảo lãnh vợ và con

114.200 (Trong đó F2A: 87.934, F2B: 26.266), cộng thêm số visa F1 không sử dụng

Diện F3: Công đân Mỹ bảo lãnh con đã lập gia đình

34.400, cộng thêm số visa F1, F2 không sử dụng

Diện F4: Công dân Mỹ bảo lãnh anh chị em

65.000, cộng thêm số visa F1, F2, F3 không sử dụng

Visa diện lao động/đầu tư

Diện Eb1: Những người có tài năng đặc biệt, giáo sư, nhà nghiên cứu, giám đốc điều hành công ty đa quốc gia

Chiếm 28.6% toàn cầu, cộng thêm số visa không sử dụng EB-3 và EB-4

Diện Eb2: Những người có bằng cấp cao, có khả năng vượt trội.

Chiếm 28.6% toàn cầu cộng thêm số EB-1 không sử dụng

Diện Eb 3: lao động có bằng Cử nhân, lao động kỹ năng và người không bằng cấp

Chiếm 28.6% toàn cầu cộng thêm số lượng EB-1 và EB-2 không sử dụng nhưng không được vượt quá 10.000 visa cho khối Lao động khác

Diện Eb4: Di dân đặc biệt

Chiếm 7.1% mức toàn cầu

Diện Eb5: Các nhà đầu tư

Khối tạo việc làm chiếm 7,1% mức toàn cầu, không ít hơn 3.000 visa cho các nhà đầu tư ở khu vực nông thôn hoặc khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao và 3.000 nhà đầu tư thông qua trung tâm vùng.

Hướng dẫn xem Lịch Chiếu khán hồ sơ định cư Mỹ

Ý nghĩa các ngày theo thứ tự hồ sơ bảo lãnh

Ngày ưu tiên (Priority Date): Ngày Sở nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ USCIS nhận được hồ sơ xin bảo lãnh.

Ngày chấp thuận (Approval Date): Ngày USCIS chấp thuận cho người được phép bảo lãnh. Sau đó chuyển tiếp sang Trung tâm chiếu khán để giải quyết visa cho người được bảo lãnh. Hồ sơ sẽ được ký hiệu HCMxxxxxxxxxxx (10 số), để đánh dấu thứ tự trong diện những cá nhân được ưu tiên trong lịch visa công bố hàng tháng.

Ngày đáo hạn (Cut-off Date): Là ngày trong lịch visa hàng tháng công bố. Thường rơi vào 1,8,15,22 của các tháng trong năm.

Ngày mở (Open date): Ngày Trung tâm chiếu khán bắt đầu giải quyết hồ sơ xin nhập cảnh.

Ngày hoàn tất (Complete Date): Là ngày Trung tâm Chiếu khán nhận đủ thủ tục trong bộ hồ sơ xin visa.

Ngày phỏng vấn (Interview Date): Là ngày người được bảo lãnh được Lãnh sự quán Hoa Kỳ gọi đến phỏng vấn visa và hoàn tất quá trình xin visa.

Đối với những người nộp đơn xin chiếu khán, thông tin quan trọng nhất là ngày mà cơ quan di trú USCIS nhận được đơn bảo lãnh (ghi trên biên nhận của Sở Di Trú I-797C, Notice of action) . Vì đây là ngày ưu tiên hồ sơ của họ, do đó cần phải theo dõi ngày đáo hạn hồ sơ của mình thông qua lịch chiếu khán được Bộ ngoại giao phổ biến hàng tháng. Việc theo dõi ngày đáo hạn visa Mỹ để biết khi nào hồ sơ đến ngày đáo hạn, nhằm chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho việc phỏng vấn.

Việc xác định ngày đáo hạn là do việc phỏng đoán, chứ không có lịch hay một công thức tính nào hết. Do đó việc đáo hạn có thể đến sớm hơn hoặc trễ hơn. Trung tâm Chiếu Khán Quốc Gia sẽ so sánh số đơn đủ tiêu chuẩn với số chiếu khán có sẵn trong tháng. Việc quyết định số lượng chiếu khán cần dựa trên một số thay đổi sau:

Số chiếu khán đã được cấp trong thời gian qua

Dự trù số lượng chiếu khán sẽ được cấp ra trong thời gian tới, bên cạnh đó là số lượng chiếu khán bị trả về.

Dựa vào nhu cầu của Sở Di trú và sự luân chuyển của ngày đáo hạn.

Hướng dẫn đọc Lịch Chiếu khán di dân Mỹ

Lịch Chiếu khán được công bố định kỳ từ ngày 09 – 15 hàng tháng tại mục trên website của (Department of State). Nếu bạn muốn cập nhật tiến độ xử lý visa, hãy chọn lịch chiếu khán mới nhất được công bố. Bạn cũng có thể xem Lịch Chiếu khán các tháng và năm trước ở phía dưới.

Lịch Chiếu khán diện đoàn tụ gia đình

Bảng A. Lịch phỏng vấn Visa (A. FINAL ACTION DATES FOR FAMILY-SPONSORED PREFERENCE CASES): Những hồ sơ có ngày ưu tiên trước ngày được nêu trong bảng sẽ được lên lịch phỏng vấn cấp visa ở Lãnh sự quán Mỹ. Muốn được lên lịch phỏng vấn bạn phải thực hiện công đoạn hoàn tất hồ sơ tại NVC theo lịch ở bảng B

Cột 1 ghi tên loại Visa, từ cột 2 trở đi ghi ngày ưu tiên đến lượt xử lý cho từng khu vực. Hồ sơ của công dân Việt Nam sẽ được xếp vào cột 2. Ví dụ hồ sơ bảo lãnh diện F4 trên Lịch chiếu khán tháng 12/2019 ghi 01FEB07 có nghĩa vào thời điểm tháng 12/2019, hồ sơ có ngày ưu tiên ghi trên biên nhận của Sở Di Trú (I-797C, Notice of action) trước ngày 01/02/2007 sẽ được phỏng vấn cấp visa. Tương tự với các diện còn lại:

F1: hồ sơ có ngày ưu tiên trước 15/05/2013 sẽ đến lượt phỏng vấn cấp visa

F2A: hồ sơ diện này không phải chờ

F2B: hồ sơ có ngày ưu tiên trước 08/08/2014 sẽ đến lượt phỏng vấn cấp visa

F3: hồ sơ có ngày ưu tiên trước 08/11/2007 sẽ đến lượt phỏng vấn cấp visa

Bảng B. Lịch mở hồ sơ: Những hồ sơ có ngày ưu tiên trước ngày được nêu trong bảng sẽ được bổ túc giấy tờ, điền đơn bảo trợ tài chính, lý lịch tư pháp, đóng phí visa theo yêu cầu của NVC. Sau khi NVC chấp thuận, lúc này bạn phải chuyển sang xem bảng A lịch đáo hạn visa để biết ngày được Lãnh sự quán Mỹ gọi phỏng vấn.

Cột 1 ghi tên loại Visa, từ cột 2 trở đi ghi ngày ưu tiên đến lượt xử lý cho từng khu vực. Hồ sơ của công dân Việt Nam sẽ được xếp vào cột 2. Ví dụ hồ sơ bảo lãnh diện F4 trên Lịch chiếu khán tháng 12/2019 ghi 22JUL07 có nghĩa vào thời điểm tháng 12/2019, hồ sơ có ngày ưu tiên ghi trên biên nhận của Sở Di Trú (I-797C, Notice of action) trước ngày 22/07/2007 sẽ đến lượt xử lý. Tương tự với các diện còn lại:

F1: hồ sơ có ngày ưu tiên trước 15/11/2013 sẽ đến lượt xử lý

F2A: hồ sơ có ngày ưu tiên trước 01/10/2019 sẽ đến lượt xử lý

F2B: hồ sơ có ngày ưu tiên trước 08/02/2015 sẽ đến lượt xử lý

F3: hồ sơ có ngày ưu tiên trước 15/05/2008 sẽ đến lượt xử lý

Lịch Chiếu khán diện lao động – đầu tư Mỹ

Diện công ăn việc làm cũng có 2 bảng với ý nghĩa tương tự như diện đoàn tụ gia đình.

Bảng A. Lịch đáo hạn visa (A. FINAL ACTION DATES FOR EMPLOYMENT-BASED PREFERENCE CASES): Bảng này công bố thời gian xử lý visa cho các hồ sơ đã được NVC chấp thuận. Hồ sơ sau khi NVC chấp thuận sẽ được chuyển qua Lãnh sự Mỹ lên lịch phỏng vấn.

Bảng B. Lịch mở hồ sơ (B. DATES FOR FILING OF EMPLOYMENT-BASED VISA APPLICATIONS): Bảng này công bố thời gian mở hồ sơ của các diện công ăn việc làm.

Lưu ý: Nếu trên bảng ký hiệu là “C” viết tắt cho “Current”. Ký hiệu này cho biết hồ sơ định cư Mỹ đang được xét đến thời điểm hiện tại. “U” viết tắt của “Unauthorized” có nghĩa không có sẵn lượng visa cho người nộp đơn. Số lượng visa sẵn có chỉ dành cho những người nộp đơn sớm hơn ngày ưu tiên ghi trên biên lai nộp hồ sơ.

Hướng dẫn kiểm tra tình trạng hồ sơ Định cư Mỹ

Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) gửi toàn bộ hồ sơ bảo lãnh thị thực định cư Mỹ tới Trung tâm Chiếu khán Quốc gia (NVC) để lưu trữ. NVC sau đó gửi các hồ sơ bảo lãnh này đến đúng đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Hoa Kỳ ở quốc gia của đương đơn, cụ thể trong trường hợp này là Việt Nam.

Có 2 cách để kiểm tra tình trạng hồ sơ đó là kiểm tra Online và gọi điện trực tiếp đến Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS).

Kiểm tra tình trạng hồ sơ online

Để kiểm tra tình trạng hồ sơ định cư Mỹ trên website chính thức của Đại sứ quán Hoa Kỳ . Mọi thông tin về định cư Mỹ sẽ được cập nhật trực tiếp tại trang này. Nhấp vào đây để tới trang kiểm tra tình trạng hồ sơ visa định cư Mỹ.

Nếu bạn hoàn thành buổi phỏng vấn và đậu visa định cư Mỹ: Nhấp vào đây để xem những thông tin cần thiết

Nếu bạn muốn kiểm tra tình trạng hồ sơ: và làm theo hướng dân để biết hồ sơ của bạn đang xử lý đến đâu, tại cơ quan nào.

Nếu hồ sơ bảo lãnh đang ở NVC: bạn cần liên hệ trực tiếp với NVC .

Nếu đã phỏng vấn nhưng hồ sơ chưa được chấp nhận: Nếu có thông báo từ chối (OF-194) ghi rõ các yêu cầu và lý do từ chối. Hãy làm theo của Đại Sứ Quán được đề cập ở mực dưới.

Gọi điện kiểm tra tình trạng hồ sơ trực tiếp

Tên và mã số của người tiếp nhận cuộc gọi.

Ngày giờ thực hiện cuộc gọi.

Số tham chiếu do nhân viên tiếp nhận cuộc gọi cung cấp nếu hồ sơ vẫn chưa được giải quyết.

Số điện thoại của Sở Di trú Mỹ: 1-800-375-5283 (đối với người khiếm thính, khiếm thính hoặc khiếm khuyết về ngôn ngữ: TTY 1-800-767-1833).

Diện F4 mở đến đâu rồi? Thời gian chờ bao lâu?

Theo thông tin chính thức từ Bộ ngoại giao Hoa Kỳ tại Washington vào ngày 15/04/2020 đã có dành cho diện F4 bảo lãnh anh chị em.

Định Cư Tại Úc Sau Du Học

Úc là quốc gia đáng để học tập và sinh sống

Không phải tự nhiên mà Úc trở thành quốc gia được nhiều người đến du học và định cư, đặc biệt là những năm gần đây số lượng ngày một gia tăng. Tôi đã từng đọc qua rất nhiều bài viết, tham khảo nhiều ý kiến trước khi chọn Úc là điểm đến du học. Và hôm nay, bằng những trải nghiệm của mình, tôi đã nhận ra lý do tại sao Úc được xem là một quốc gia đáng để học tập và sinh sống. Những lý do đó bao gồm:

Quốc gia sở hữu nhiều triển vọng phát triển

Tỷ lệ thất nghiệp rất thấp (trong khoảng 5%). Úc là nơi lý tưởng để tìm việc và nắm bắt những cơ hội mới mẻ. Người dân sống tại Úc được làm việc tại một nền kinh tế đầy tiềm năng để phát triển kinh doanh. Dù bạn có là người lao động hay đầu tư thì việc tìm kiếm một công việc ổn định với mức thu nhập khá cũng rất dễ dàng

Quốc gia thân thiện và an toàn

Úc được xem là một nước rất thân thiện, vui vẻ và dễ gần. Tôi đã được nghe nhiều lần sau đó mới có thể chiêm nghiệm được. Khi đến đây bạn sẽ cảm nhận được chấc người rất Úc, họ luôn hòa nhã và cố gắng hết sức để giúp đỡ người khác. Theo nhiều thống kê, nhiều thành phố của Úc nằm trong danh sách quốc gia an toàn nhất thế giới. Yếu tố này chính là điều giữ chân nhiều người khi đến đây

Môi trường sống trên cả tuyệt vời

Úc cung cấp cho người dân tất cả các phương tiện hiện đại và cần thiết cho cuộc sống của mình. Chất lượng cuộc sống ở đây được chính phủ quan tâm toàn diện nhờ mật độ dân số thấp, trên cơ sở đó hạ tầng, vật chất và hệ sinh thái luôn là bậc nhất. Ngoài ra, nguồn không khí, nước và đất đai ở đây luôn trong lành, an toàn và tốt cho sức khỏe.

1. Lộ trình kế hoạch định cư Úc sau du học

Tôi đã xác định con đường du học sau định cư tại Úc từ những ngày đầu quyết định du học ở đây. Sau thời gian tìm hiểu về các lĩnh vực như giáo dục, đời sống, sinh hoạt, triển vọng nghề nghiệp, tôi đã nhận ra không điểm nào phù hợp với tôi hơn đất nước xinh đẹp này. Vì đã hoạch định từ trước và sơ lược có sự chuẩn bị cơ bản, tôi đã có được lộ trình cụ thể và 6 năm qua đều thực hiện theo lộ trình này. Cụ thể như sau:

Đây là bước đầu tiên khá cần thiết cho người chọn du học trước định cư. Dựa vào sự đánh giá này sẽ chọn ra được ngành nghề phù hợp. Các yếu tố được sét sẽ là về trình độ, kinh nghiệm và khả năng tiếng anh

Bạn cần phải nắm được các nghề nghiệp mà quốc gia này đang tạo điều kiện phát triển và đầu tư về nhân lực. Một số ngành cụ thể như: y tế, điều dưỡng, khoa học, công nghệ, kỹ thuật và máy tính. Về cá nhân tôi, tôi đã chọn ngành Công nghệ thông tin

Theo tôi thấy, bạn có thể tìm kiếm nội dung này trên các phương tiện thông tin đại chúng rất dễ dàng. Về kinh nghiệm cá nhân, tôi nghĩ bạn nên tập trung vào khả năng ngôn ngữ, trình độ năng lực của mình về kiến thức cũng như hoạt động ngoại khóa và chứng minh tài chính của mình. Bạn nên liên lạc và hỏi những người đi trước về kinh nghiệm từng thành phố cụ thể.

Cố gắng học tập thật tốt, tiếp thu kiến thức vững vàng, bên cạnh đó, bạn có thể làm thêm một số công việc để dư dả hơn về tài chính. Tuy nhiên, tôi nhắc nhở bạn đặc biệt phải có sự xin phép từ nhà trường và chính quyền. Quá trình du học bạn nên tuân thủ 100% theo pháp luật của Úc, vướng mắc pháp luật rất khó khăn cho bạn định cư.

Nếu bạn đã theo ngành đang được ưu tiên thì việc này dễ dàng hơn nhiều. Bạn chỉ cần tìm một nơi làm việc uy tín với mức lương phù hợp đủ trả cho sinh hoạt phí của mình thì cơ hội thành công nhận được thẻ thường trú nhân đã rất cao rồi.

2. Cơ hội việc làm sau du học tại Úc

Nhu cầu nhân lực có trình độ chuyên môn là một điểm mà các quốc gia trên toàn thế giới đều tập trung phát triển, trong đó có Úc. Hiện nay Úc đang dần mở rộng giới hạn lao động với các chính sách, chương trình thu hút nhân tài quốc tế, đặc biệt là các du học sinh theo du học.

Để ở lại làm việc và tiến tới định cư bạn phải có ngành nghề ổn định với mức lương phù hợp để nuôi sống bản thân mình. Như đã nói ở trên việc tìm kiếm việc làm ở đây không quá khó khăn với nền tảng kinh tế phát triển tốt. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ nằm trong tầm 5% dân số trong độ tuổi lao động, hơn nữa mức lương ở đây khá cao nằm trong tầm 30.000-50.000 EUR mỗi năm đối với sinh viên vừa ra trường thuộc các ngành nghề.

Du Học Rồi Ở Lại Bất Hợp Pháp

Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) mới đây đề xuất hạn chế thời gian lưu trú của sinh viên quốc tế du học tại Mỹ đặc biệt là sinh viên đến từ các quốc gia như Việt Nam. Thông tin được công bố trên trang Công báo Chính phủ để lấy ý kiến công chúng. Theo đề xuất của Bộ An ninh nội địa Mỹ, hầu hết sinh viên quốc tế du học tại Mỹ theo visa F sẽ chỉ được cấp visa tối đa 4 năm dù thời gian của chương trình học, trao đổi dài hơn. Nếu muốn tiếp tục ở lại, các sinh viên phải xin gia hạn visa.

Từ trước tới nay, sinh viên quốc tế có thể ở lại Mỹ hợp pháp đến khi nào kết thúc chương trình học, thời gian có thể là 5 năm hoặc lâu hơn.

Điểm đáng lưu ý là Bộ An ninh nội địa Mỹ đề xuất chỉ cấp visa tối đa 2 năm cho những sinh viên có quốc tịch hoặc được sinh ra ở 59 quốc gia, trong đó phần lớn là các nước châu Phi cùng một số nước Trung Đông và châu Á – bao gồm Việt Nam.

Theo những thay đổi mới được DHS đề xuất, bất cứ ai thuộc diện trên muốn ở lại lâu hơn phải xin gia hạn hoặc xin cấp thị thực mới.

Cựu Luật sư Di trú Aeron Reichlin-Melnick nhận định trên trang Twitter cá nhân rằng việc xin gia hạn hoặc xin cấp thị thực mới sẽ không đảm bảo rằng yêu cầu gia hạn hoặc cấp thị thực mới của họ sẽ được chấp thuận.

Luật sư Khanh Phạm, hiện đang hành nghề ở Houston, Texas, giải thích thêm rằng Sở Di trú sẽ xem xét liệu trong thời gian học sinh viên ” có tiến triển trong ngành học của họ hay không hay họ đang kéo dài thời gian” và nếu Sở Di trú ” thấy họ kéo dài thời gian” thì có thể ” bác đơn xin gia hạn đó “.

Thông báo của DHS cho biết rằng bộ này cũng đề xuất yêu cầu ấn định thời gian thị thực cho cả những người đến Mỹ theo chương trình khách trao đổi và đại diện truyền thông thông tin nước ngoài để ” khuyến khích việc tuân thủ chương trình” bên cạnh việc ” giảm thiểu gian lận và tăng cường an ninh quốc gia “.

DHS cho biết họ đã tiếp nhận hơn 2 triệu người nước ngoài vào Mỹ bằng thị thực sinh viên (F visa), khách trao đổi (J visa) và đại diện truyền thông thông tin nước ngoài (I visa) theo diện không định cư trong năm tài khoá 2018.

Bộ An ninh nội địa Mỹ cho biết, đề xuất mới được đưa ra nhằm ngăn chặn những vi phạm về nhập cư; khuyến khích sinh viên quốc tế về nước đúng thời hạn.

DHS lý giải chính sách này là ” cần thiết” vì theo quy định hiện hành, sinh viên có thể lưu trú ở Mỹ chừng nào họ có giấy tờ cho thấy họ đang tiếp tục học để lấy được bằng, mà bộ này cho là thời gian lưu trú không không xác định đó có thể ” gây ra những rủi ro cho an ninh quốc gia.”

Đề xuất mới của DHS đưa ra một ví dụ về một sinh viên, không được xác định từ nước nào, đã lưu trú ở Mỹ bằng thị thực sinh viên từ năm 1991 để tham gia học ở trường dạy nhảy/múa. Tuy nhiên Bộ này không cho biết cụ thể có bao nhiêu sinh viên đã sử dụng thị thực dành cho sinh viên cách tương tự như vậy.

Giáo sư Charles Cường Nguyễn, Hiệu trưởng Trường Kỹ sư thuộc Đại học Catholic University of America, nói với VOA rằng ông không ngạc nhiên khi Việt Nam nằm trong danh sách các nước có số lượng người ở quá hạn thị thực trên 10% vì ông đã thấy nhiều sinh viên qua Mỹ học và muốn ở lại mặc dù ở trường CUA của ông chưa có trường hợp sinh viên Việt Nam nào vi phạm quy định này.

Giáo sư Cường cho biết: ” F1 visa (cho sinh viên du học) rất là lỏng lẻo – cho theo điều kiện khi (sinh viên) còn ở Mỹ hợp pháp theo đơn I-20 (khi chứng minh là vẫn đang học trong trường) thì visa vẫn có giá trị. Nhiều sinh viên lợi dụng ở rất là lâu, có lúc bằng cử nhân 4 năm mà họ có thể gia hạn đến 6-7 năm nên (DHS) đặt câu hỏi tại sao như vậy thôi… Những đề xuất này (DHS) muốn đưa ra để tăng cường an ninh của nước Mỹ. Từ trước đến giờ chính phủ Mỹ không đặt ra những câu hỏi tại sao (sinh viên) trễ trong ngày ra trường và bây giờ theo chúng tôi biết những đề nghị này (DHS) đưa ra là muốn để củng cố thêm vấn đề an ninh quốc gia của Mỹ mà thôi.”

Theo Giáo sư Cường đề xuất này có thể làm một số sinh viên Việt Nam thấy khó khăn và không muốn đi du học ở Mỹ nữa vì Việt Nam trong danh sách bị hạn chế visa 2 năm ở Mỹ. Nhưng theo ông, điều này không đáng lo ngại nếu sinh viên “đi học đàng hoàng và có lý do hợp lý.”

Giáo sư Cường giải thích: ” Tôi nghĩ chính phủ Mỹ luôn dang tay để đón nhận các bạn từ Việt Nam qua. (DHS) làm cái này để an ninh quốc gia chặt chẽ hơn trước và có sự kiểm tra chặt chẽ hơn mà thôi chứ không phải là cố ý làm như vậy để không khuyến khích sinh viên qua (Mỹ) để học.”

Việt Nam nằm trong số các nước có số lượng lớn sinh viên học tập ở Mỹ, với mức tăng trong 17 năm liên tiếp và theo Báo cáo Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ IIE, có 24.392 sinh viên Việt Nam học tập ở Mỹ trong niên học 2018-2019. Theo sứ quán Mỹ tại Hà Nội, sinh viên quốc tế chiếm 5,5% tổng số sinh viên tại Hoa Kỳ và sinh viên Việt Nam đóng góp 881 triệu USD cho nền kinh tế Mỹ.

Đề xuất mới của Bộ An ninh nội địa Mỹ đang được lấy ý kiến trong vòng 1 tháng, đến hết ngày 25/10.

Rất khó để biết được đề xuất này có trở thành luật hay không và nếu trở thành luật thì khi nào sẽ có hiệu lực nhất là trong bối cảnh nước Mỹ sắp bước vào cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.

Luật sư Khanh nhận định rằng nếu những điều luật mới này qua thời điểm đóng góp ý kiến và trở thành luật thì chắc chắc sẽ ” bị kiện và có lệnh tạm ngừng” vì hiện tại đã có nhiều luật sư và trường học lo ngại về những thay đổi đối với thời gian thị thực cho sinh viên do du học sinh là một ” nguồn lợi tức cao ” do đó sẽ dẫn đến việc Bộ Giáo dục Mỹ có thể hành động để can thiệp.

Nếu được phê duyệt, quy định này sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống và việc học tập của khoảng 30.000 sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ.

Ngay sau phát biểu của ngài thủ tướng, cộng đồng mạng đã đưa hình ảnh con trai chính thức duy nhất của ông Phúc là Nguyễn Xuân Hiếu đang định cư và có thẻ xanh ở Hoa Kỳ lên mạng và kêu gọi ông Phúc nên đưa con mình về Việt Nam sinh sống.

Không chỉ đương kim thủ tướng có con trai định cư ở Mỹ mà trong chính quyền cộng sản có rất nhiều lãnh đạo cấp cao có con cháu đang sống ở siêu cường thế giới đại diện cho hình thái kinh tế xã hội thù địch tư bản chủ nghĩa. Có thể kể ra đây là con gái của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; con trai và con gái của Tổng biên tập Báo Thanh niên Nguyễn Công Khế; con trai của Trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến; cháu nội của cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh; con trai của nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung…

Facebooker Thạch Thảo từ năm 2019 gọi đây là hiện tượng ” Cha ông đánh Mỹ nhưng con cháu lại có quốc tịch Mỹ “.

Bà viết: ” Làm quan Việt Nam, so sánh giữa lương bổng và tài sản là một khoảng cách khủng khiếp. Tìm hiểu sẽ giật mình vì ai cũng giàu có, biệt phủ, hotel, bất động sản trong và ngoài nước. Nhiều nhân vật cao cấp có phần đằng sau những dự án kinh tế, tập đoàn lớn, con số đếm không xuể nếu kê khai ra. Cứ làm quan một người là kéo theo dòng họ 3 đời vào vị trí nắm chức quyền. Người ta ưu tiên lý lịch nhất thân – nhì thế hơn là năng lực.

Đây là một trong những yếu tố tạo nên dị biệt, đưa đất nước thụt lùi không như các quốc gia tiến bộ. Đúng là thiên đường, vậy mà người ta không biết hưởng, lo xa tìm đường an phận và lui cuối đời quá sớm. Đại bản doanh sân sau lại là đế quốc Mỹ mới oái ăm. Theo thông tin Wall Street Journal công bố tư liệu từ U.S Immigration Fund thì dòng thác tiền dưới danh nghĩa đầu tư theo chương trình EB- 5 của quan chức và người giàu Việt Nam chiếm chỉ số cao. Số tiền đầu tư bất động sản chỉ sau Trung Quốc. Nếu có biến xã hội chính trị thì trong tay họ đã có tấm thẻ xanh hay bằng quốc tịch Hoa Kỳ. Thời đại quang vinh sống hai mặt giả dối, quan chức cấp thấp chạy, quan chức cấp cao cũng chạy. Hiện tại phải gọi là vô số kể con cháu, gia đình quan chức đang sống an toàn mọi nơi trên nước Mỹ.

Các quan Việt Nam nói một đường làm một nẻo, không biết đâu mà mò. Lẽ nào qua Mỹ tìm đường cứu nước ?!”