Top 9 # Diệu Liên Học Bổng Harvard Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Phusongyeuthuong.org

6 Điều Chưa Ai Biết Về Trần Thị Diệu Liên

Trần Thị Diệu Liên, nhận được hơn 300.000 USD học bổng ĐH Harvard (Mỹ) đang là cái tên từng được nhắc đến với cường độ chóng mặt hiện nay. Giới trẻ ngưỡng mộ và cảm phục cô, nhưng ngoài profile siêu đẹp hay những thành tích “khủng” thì liệu bạn đã biết những bí mật lạ đời của cô gái này chưa?

1. Phản ứng lạ thường

Liên kể: “Mọi thứ diễn ra hoàn toàn khác với những điều em đã tưởng tượng, kỳ vọng. Em bình tĩnh đến lạ lùng, dù trước đó đã nghĩ, nếu mình được nhận vào trường sẽ rất vui. Có lẽ là do quan niệm: chọn đại học là chọn sự phù hợp chứ không phải là một giải thưởng để mình đạt lấy”.

Đó là cách là cô gái tài năng này đón nhận hơn 7 tỉ đồng học bổng Harvard – bình tĩnh đến lạ thường như thể em đã nắm chắc kết quả trong lòng bàn tay.

2. Chiếm được “trái tim” Harvard bằng trải nghiệm với các nạn nhân chất độc da cam

Nhờ chuyến đi tuy ngắn ngủi nhưng đầy ấn tượng sâu sắc, Diệu Liên đã hướng đến mục đích của từ thiện và nêu lí do tại sao Liên muốn tiếp xúc, giúp đỡ những em bé có hoàn cảnh đáng thương làng Hòa Bình. Hơn nữa, các tác phẩm hội họa của Liên cũng được gửi kèm đến các thầy cô trong ban tuyển sinh, và có lẽ chính nhờ điều này mà 9X này đã có được những phản hồi tốt từ họ.

3. Cày ngày cày đêm? Quên khái niệm đó đi!

Ngoài ra Liên cũng tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, nên dĩ nhiên lịch học cũng không đến mức chật cứng.

4. Không vội vàng lao vào cuộc chiến săn học bổng

Tuyển thẳng ại học vào năm 2015, nhưng cô gái với học bổng Harvard vẫn can đảm chọn lối đi riêng, dành thời gian “gap year”.

“Em không có áp lực phải vào đại học cùng thời điểm với các bạn. Kể cả việc săn học bổng cũng vậy, nếu không du học lúc này, em vẫn có thể đi lúc khác,… Một khi bản thân mình đã muốn, ắt sẽ có con đường để tới được cái đích đó”, 9X đầy bản lĩnh này chia sẻ

Thế nhưng theo Liên, bản lĩnh mà mình có được hôm nay có công rất lớn từ mái trường THPT chuyện Lê Hồng Phong (TP.HCM), là nơi gửi gắm những kỉ niệm về năm tháng học trò tươi đẹp nhất của Diệu Liên: “Lòng tốt của các bạn là một trong những ‘bệ phóng’ giúp em đến được với Harvard như hôm nay”, Liên bộc bạch.

Liên có một thói quen khá lạ lùng, đó chìm vào thế giới của riêng mình mọi lúc mọi nơi. Vì thế không ngạc nhiên khi Liên thường mắc phải những tình huống dở khóc dở cười vì chuyên không nghe thấy người bên cạnh đang tám với mình.

“Có lúc, em nghĩ có khi nào trái đất chỉ là một tế bào tồn tại trong một thực thể sống. Nếu ai đó nghiên cứu về tế bào trái đất, sẽ thấy con người giống như một loại virus đang phá hoại tế bào đó, còn thiên tai là cách để cơ thể kháng lại những loại virus nguy hiểm này”, Diệu Liên chia sẻ về một trong những suy nghĩ gần đây của cô.

Thế nhưng Liên lại không khác người như đa số vẫn thường nghĩ, thật ra Liên là cô gái đam mê thể thao với hàng loạt huy chương với thành tích cao từ bóng chuyền, bóng đá đến đá cầu, bóng rổ. Đặc biệt hơn, Liên còn có năng khiến với môn võ karatedo khó nhằn. Liên kể: “Em học võ karatedo và thi đấu lấy giải từ hồi lớp 5. Ngày đó, bố là người khuyến khích em chơi thể thao, đặc biệt là học võ để vừa rèn luyện sức khỏe vừa nâng cao khả năng tự vệ

6. Gia sư 1 kèm 1 của em gái

Hai chị em cùng nhau học tập trên chiếc bàn nhỏ xíu chật hẹp, nhưng chính vì lẽ đó mà Như Quỳnh (học sinh lớp 8) – em của Liên mới có thể khẳng định chắc nịch: “Nếu không có chị kèm cặp tiếng Anh tại nhà, em sẽ không học được như bây giờ đâu”. Do đó mà đối với em, Liên còn hơn cả một thần tượng.

“Ngồi học chung với nhau đôi lúc cũng có nhiều bất tiện, nhưng em chịu được, em nhường chị vì chị học cao hơn. Ví dụ như khi chị đọc bài, em sẽ chuyển sang làm bài tập, hay khi chị làm bài tập thì em lò dò học bài và cũng cố gắng đọc nho nhỏ cho chị không bị phân tán tư tưởng”, Quỳnh tâm sự.

Noi gương chị gái, Như Quỳnh cũng đang ngày càng bộc lộ khả năng của mình khi nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp Tiểu học và Trung học cơ sở. Quỳnh hiện là học sinh lớp 8 và cũng có những thành tích đáng nể, dĩ nhiên một tương lai xán lạn khác cũng đang chờ em ở tương lai như người chị của mình vậy!

Học Bổng Môi Trường Tại Đh Harvard, Mỹ

Giới thiệu

Đại học Harvard, là một viện đại học nghiên cứu tư thục, thành viên của Liên đoàn Ivy, ở Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ. Với lịch sử, tầm ảnh hưởng, và tài sản của mình, Harvard là một trong những viện đại học danh tiếng nhất thế giới

Thông tin học bổng

Tổ chức cấp : ĐH Harvard

Quốc gia: Mỹ

Ngành: Nghiên cứu môi trường

Bậc học:Tiến sĩ

Đối tượng: Sinh viên quốc tế

Giá trị học bổng:

-Học bổng trị giá $62,000/năm

-Bảo hiểm y tế

-Hoàn lại số tiền lên đến $2,500 cho các phụ phí đi lại

Thời hạn học bổng: Yêu cầu lựa chọn :

Ý nghĩa dự án: Tác động, ảnh hưởng của dự án nghiên cứu về vấn đề môi trường

-Tính đa dạng: Hội đồng xét duyệt sẽ chọn ra một nhóm nghiên cứu sinh vào năm 2016 cùng với những người được chọn trước đó, tạo ra nhóm nghiên cứu khoảng 13 người cả nam lẫn nữ có nguồn gốc sắc tộc khác nhau, tập hợp những sở trường, kỹ năng đa dạng.

-Nhóm nghiên cứu đủ tiêu chuẩn sẽ làm việc với với các giảng viên tại ĐH Harvard và ban giám sát taị các trường đào tạo khoa học, nghệ thuật. Họ là những chuyên gia trong ngành khoa học, kinh tế, luật, chính sách công, y tế công, y học, thiết kế, nhân văn. Đề tài nghiên cứu cũng phong phú, và đa dạng

-Khuyến khích dự án nghiên cứu liên ngành, mặc dù đây không phải là yêu cầu trong điều kiện học bổng

-Ứng cử viên tiềm năng nên bắt đầu sớm để xác định và thiết lập một mối quan hệ với một giảng viên trong khoa ở ĐH Harvard để lưu trữ các nghiên cứu của mình.Các giảng viên sẽ là người cố vấn và sẽ cung cấp không gian văn phòng và hỗ trợ hành chính cơ bản

Yêu cầu

-Ứng viên tham gia học bổng nên hoàn tất văn bằng trước đó của mình trong khoảng từ tháng 5/2015 đến tháng 8/2016

-Ứng viên có bằng Tiến sĩ hoặc tương đương trong bất kỳ lĩnh vực nghiên cứu đủ điều kiện, có thể đề xuất dự án nghiên cứu.

-Những người đã nhận được văn bằng hoặc đang theo học chương trình sau Tiến sĩ tại Harvard có thể đăng ký nhưng họ không được đề xuất tiếp tục làm việc với giáo sư hoặc nhóm nghiên cứu trước đó đến nay.

-ĐH Harvard khẳng định cơ hội tuyển dụng bình đẳng, khuyến khích phụ nữ và các dân tộc thiểu số ứng tuyển.

-Ứng viên có thể đã nhận được bằng cấp tại bất kỳ trường ĐH nào trên thế giới. Công dân nước ngoài đủ điều kiện có thể tham gia ứng tuyển, các nghiên cứu tại ĐH Harvard thường đòi hỏi trình độ Anh ngữ.

-Ứng viên được chọn cam kết làm việc đầy đủ ở ĐH Harvard trong vòng 2 năm

-Khu vực cư trú của chương trình học bổng là ở Cambridge. Bất cư chuyến đi nghiên cứu thực địa nào cũng phải lên lịch vào mùa hè hoặc kỳ nghỉ tháng 1.

Thời hạn nhận hồ sơ: Hạn chót là 13/01/2016

-Sơ yếu lý lịch (bao gồm danh sách các ấn phẩm )

-Đề xuất nghiên cứu chi tiết (tối đa 5 trang). Trong đó giải thích rõ lý do của việc tham gia ứng tuyển học bổng.

-3 ấn phẩm/bài viết mẫu

-3 thư giới thiệu trong đó 1 của cố vấn luận án.

-Thư hỗ trợ từ giảng viên

-Ứng viên gửi thư giới thiệu ở dạng file PDF nếu cần thiết có thể làm thành bản Word gắn liền với các email. Các cố vấn, giảng viên nên gửi thư của họ trực tiếp tới environmental_fellows-at-harvard.edu

Mẫu đơn: https://environment.harvard.edu/applicatio Xem thông tin chi tiết tại website: https://scholarship-positions.com/environmental-fellowship-program-at-harvard-university-in-usa-2016/2015/08/14/

● Học bổng toàn phần bậc sau đại học của Nhật Bản và World Bank, 2019 ● Học bổng Diploma hỗ trợ 100% chi phí, Singapore Institute of Management (SIM GE), Singapore, 2019 ● Học bổng Macquarie Vince-Chancellor, Đại học Macquarie North Ryde Campus, Úc, 2019 ● Học bổng cho sinh viên quốc tế, Đại học bang Lewis-Clark, Hoa Kỳ, 2019 ● Học Bổng Toàn Phần Bậc Đại Học Dành Cho HS/SV Việt Nam Từ Trường Đại Học Phụ Nữ Á Châu – Asian University For Women – AUW 2019 ● 50 Suất Học Bổng Quốc tế Từ Trường Đại Học Melbourne, Úc năm 2019 ● Học bổng nhập học của Đại học Otago tại New Zealand, 2019 ● Học bổng Lidcombe Catholic Club bậc Đại học và sau đại học tại Úc, 2019 ● Học bổng Quản lý tại Cao đẳng Quốc tế tại Úc, 2019 ● Học bổng quốc tế của Đại học Monash tại Úc, năm 2019

Chịu trách nhiệm nội dung bởi SanHocBong.net

Đang xử lý… Vui lòng chờ trong giây lát.

Đại Học Harvard Cung Cấp Học Bổng Năm 2022

Chương trình học bổng của Đại học Harvard xác định và hỗ trợ các học giả xuất sắc khi bắt đầu sự nghiệp của họ, kết hợp với sự xuất sắc của ngành khoa học xã hội (kể cả lịch sử và luật pháp) bằng ngôn ngữ và lịch sử hoặc văn hoá của các quốc gia hoặc khu vực không thuộc Tây Âu. Học bổng Đại học Harvard có thể giải thích các vấn đề trong nước, so sánh, hoặc xuyên quốc gia, quá khứ hoặc hiện tại.

1. Giới thiệu học bổng

Các học giả của Đại học Harvard là một cộng đồng được lựa chọn của các cá nhân có tính sáng tạo, tò mò và độc đáo, những người làm việc trong các nền văn hoá hoặc khu vực không phải là phương Tây tỏ ra là một nền tảng cho sự nghiệp đặc biệt trong các trường đại học lớn hoặc các tổ chức quốc tế.

2. Điều kiện

Cuộc thi cho các giải thưởng này chỉ dành cho những người nhận bằng tiến sĩ gần đây (tương đương với bằng cấp độ trường) và ứng viên tiến sĩ trong các ngành khoa học xã hội (kể cả lịch sử và luật pháp).

Những người vẫn theo đuổi một tiến sĩ nên đã hoàn thành đào tạo thường xuyên của họ và được tốt trong các văn bản của luận án của họ trước khi nộp đơn để trở thành học giả học bổng. Nếu bạn đã hoàn thành một chương trình tiến sĩ, ngày hoàn tất tiến sĩ phải trong vòng ba năm kể từ thời hạn nộp đơn vào ngày 1 tháng 10. Đối với người nộp đơn đăng ký vào ngày 1 tháng 10 năm 2017, bạn phải hoàn thành bằng tiến sĩ hoặc tương đương sau ngày 30 tháng 9 năm 2014.

Ủy ban Tuyển chọn xem xét tất cả các đương đơn trong một hồ sơ đăng ký.

Học giả Học viện sẽ sống ở vùng Cambridge / Boston trong suốt thời gian bổ nhiệm của họ trừ khi đi du lịch cho các mục đích nghiên cứu được chấp thuận trước.

Các học giả tiến sĩ, thạc sĩ sẽ nhận được khoản trợ cấp hàng năm là 67.000 đô la. Nếu được chọn trước khi nhận bằng tiến sĩ, các học giả sẽ nhận được khoản tiền hàng năm là 31.000 đô la cho đến khi được trao bằng tiến sĩ. Tiền lương này được bổ sung bằng kinh phí cho hội nghị và nghiên cứu du lịch, trợ lý nghiên cứu, và bảo hiểm y tế. Một số giảng dạy được cho phép nhưng không bắt buộc.

– Đơn đăng ký sẽ bao gồm:

Thư xin học bổng.

Sơ yếu lý lịch (CV) hoặc tiếp tục.

Đề xuất nghiên cứu (tối đa 2500 từ).

Bản ghi chương trình tiến sĩ chính thức.

3 thư giới thiệu (được tải lên thông qua ứng dụng trực tuyến).

Thư nên được gửi tới “Ủy ban Tuyển chọn”. Các thư giới thiệu cần được tải lên vào thời hạn 01/10/2017

Tất cả các phần của đơn được nộp trực tuyến. Các ứng dụng trực tuyến được truy cập thông qua trang chủ của trang web của Học viện Harvard. Để truy cập vào ứng dụng, bấm vào nút ÁP DỤNG.

Chia Sẻ Của Bạn Bùi Diệu Khánh Thy

“1 năm trước, tôi vẫn là một cô nhóc bướng bỉnh, dựa dẫm rất nhiều vào bố mẹ, không phải động tay đến bất kì việc gì trong nhà. Nhiệm vụ duy nhất mà tôi phải làm đó chính là tập trung học hành thật giỏi. 16 tuổi – đáng lẽ phải lớn mà tôi cứ mãi không chịu lớn.

Mùa hè năm đó, tôi đọc được thông tin về Chương trình Giao lưu văn hóa Mỹ từ Trung tâm Du học ILA. Lúc đầu, tôi không có ý định tham gia vì tôi tin rằng xa gia đình không phải là một ý tưởng hay ho cho lắm và với một cô nhóc không hề năng nổ trong các hoạt động xã hội như tôi, thì chỉ nghĩ đến việc phải bay một chuyến bay dài thật dài một mình đến một đất nước xa xôi nào đó đã là thử thách lớn, chưa kể đến việc làm sao để sống ở một nơi xa lạ không ai thân thích, làm sao để hòa nhập được với một môi trường mới, một nền văn hóa mới. Những điều đó luôn là dấu chấm hỏi to đùng trong đầu tôi.

Tuy nhiên, mẹ tôi bảo: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Phải đi xa mới trưởng thành lên được”. Nếu cứ ở Việt Nam với mẹ, có lẽ tôi sẽ mãi mãi chỉ là một cô nhóc ham ăn ham ngủ. Trung tâm Du học ILA cũng đã đưa ra rất nhiều lời động viên, khuyến khích tôi rằng chương trình giao lưu văn hóa này sẽ là một trải nghiệm cực kì thú vị; rằng một năm trên đất mỹ sẽ giúp tôi nâng cao khả năng tiếng anh của mình và còn có cơ hội gặp nhiều bạn mới, chia sẻ các nền văn hóa khác nhau. Hơn nữa, nền giáo dục ở Mỹ hẳn là tốt hơn ở Việt Nam rất nhiều.

Vậy nên, tôi đã đồng ý đi du học. Có lẽ sẽ buồn, vì xa nhà, xa bạn bè, và nhiều vấn đề khác…

Một năm trước, tôi đã thật sự nghĩ đó là những vấn đề lớn. Tuy nhiên, giờ đây, khi đang ngồi viết những lòng này và hồi tưởng về những kỉ niệm đã qua, tôi nhận ra rằng mình thật sự đã có một năm rất đẹp với hàng ngàn mảnh kí ức tuyệt vời về một nước Mỹ rộng lớn. Và tôi chưa bao giờ hối hận về quyết định của mình.

Và còn tự hào hơn khi bây giờ tôi lại có 2 gia đình. Gia đình thứ 2 ấy ở nước Mỹ xa xôi. Dù chỉ ở một năm nhưng họ luôn xem tôi như con gái ruột của họ. Tuy không nói ra nhưng tôi biết họ luôn yêu thương bằng cả tấm lòng, qua cách họ quan tâm, chăm sóc từ những thứ nhỏ nhất. Họ không có con, có lẽ vì thế nên họ luôn cố gắng đem lại những điều tốt nhất cho chúng tôi. Gia đình bản xứ của tôi còn nhận thêm một cô bạn Thái Lan. Bạn ấy cũng tham gia Chương trình trao đổi Giao lưu văn hóa giống tôi, vì cùng là Châu Á với nhau nên chúng tôi có khá nhiều điểm tương đồng và dễ dàng trở thành những người chị em thân thiết để có thể chia sẻ với nhau nhiều thứ. Tôi cảm thấy rất may mắn khi gặp được họ – những người đã luôn sẵn sàng mở rộng trái tim và sát cánh cùng tôi trong suốt những năm tháng xa gia đình. Vì thế, tôi không còn cảm thấy cô đơn hay buồn nhiều, và nỗi nhớ nhà cứ thế mà phai dần đi.

Mỗi sáng, mẹ nuôi chở tôi đến trường và đón về sau mỗi giờ tan học. Bà luôn đảm bảo chúng tôi ăn đủ bữa, không bao giờ được để bụng đói. Bà sợ tôi nhớ món Việt, nhớ cơm nhà nên thời gian đầu rất tích cực trong việc học làm các món Việt và nấu cơm. Dù sản phẩm làm ra thường không giống món Việt cho lắm (từ hình thức cho đến mùi vị) nhưng tôi luôn cảm thấy rất biết ơn vì những gì bà đã làm, vì tấm lòng thành mà bà đã bỏ ra để động viên chúng tôi, giúp tôi đỡ nhớ nhà hơn.

Bà quan tâm đến việc học của chúng tôi rất kĩ lưỡng, đảm bảo tôi học tốt, hoàn thành bài đầy đủ – giống như mẹ thật sự. Vì mẹ nuôi tôi là giáo viên nên mỗi khi tôi không hiểu điều gì đó hoặc có vấn đề gì thắc mắc ở trường, tôi đều có thể hỏi mẹ. Điều đó khiến tôi vô cùng an tâm vì bà là một chỗ dựa vững chắc, giúp tôi giải đáp mọi câu hỏi về việc học hành hay các công việc khác ở trường.

Không chỉ vậy, bố mẹ nuôi còn sửa sai cho tôi rất nhiều mỗi khi tôi dùng từ hoặc phát âm chưa chuẩn; họ cho tôi nhiều lời khuyên về những bộ phim thú vị, những cuốn sách hay mà tôi nên đọc để nâng cao vốn tiếng anh của mình. Họ dẫn chúng tôi đến rất nhiều nhà hàng sang trọng và thử rất nhiều món ngon khác nhau. Tôi còn được đưa đi tham quan rất nhiều nơi như sở thú, viện bảo tàng, phòng triển lãm tranh, các địa điểm đẹp, nổi tiếng trong khu vực hay các buổi hòa nhạc, các trận đấu thể thao hay trong vùng. Tất cả những kỉ niệm đó đều rất đáng trân trọng và có lẽ nó sẽ nằm ở nơi trang trọng nhất trong kí ức mà tôi sẽ không bao giờ quên.

Không biết từ lúc nào, tôi đã xem đó như một gia đình thật sự của mình – nơi tôi có thể cười, vui đùa, chia sẻ mọi thứ một cách tự nhiên và dễ chịu. Không biết từ lúc nào, họ lại trở thành những mảnh ghép quan trọng trong cuộc sống của tôi đến vậy, để khi đến lúc chia tay, lời chào tạm biệt lại trở nên quá khó để nói ra…

Không chỉ riêng gia đình, việc học hành và bạn bè ở trường cũng góp một phần quan trọng không kém vào cuộc hành trình xa nhà của tôi. Ở một nơi xa lạ, thật may mắn khi tôi đã gặp được những người bạn, những người thầy vô cùng thân thiện và tích cực giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc làm quen, hòa nhập với môi trường mới. Tôi tham gia một số câu lạc bộ ở trường như câu lạc bộ mỹ thuật, hội học sinh tham gia tình nguyện… ,nơi tôi đã gặp và kết giao được với rất nhiều bạn mới, dù khác màu da nhưng chung một sở thích. Họ cùng tôi chia sẻ rất nhiều thứ, từ những nỗi buồn vụn vặt đến những niềm vui nho nhỏ. Nhờ những người bạn ấy mà năm đầu tiên du học của tôi đã trở nên hoàn thiện và ý nghĩa hơn cả. Và giờ đây, dù cách xa gần nửa vòng trái đất, chúng tôi vẫn giữ liên lạc và nắm rất rõ giờ sinh hoạt của nhau để có thể cùng trò chuyện, tâm sự như cách mà chúng tôi đã làm một năm về trước. Có lẽ khi sợi dây tình bạn trở nên bền chặt thì cách về không gian và thời gian không còn là vấn đề nữa.

Một năm xa nhà – một năm không có bố mẹ ở bên – thật sự đã giúp tôi lớn lên rất nhiều. Tôi đã biết sống có trách nhiệm hơn với bản thân, tự lập hơn, mạnh mẽ hơn và học được rất nhiều điều mới. Tôi đã học được cách quản lí tiền bạc, chi tiêu sao cho đúng đắn. Đi học xa, mọi thứ đều đắt đỏ, từng đồng bạc lẻ cũng là mồ hôi nước mắt của ba mẹ, vì vậy ta phải biết trân trọng, không được tiêu xài hoang phí. Đi học xa còn dạy tôi cách để trở nên mạnh mẽ hơn. Dù có rất nhiều trải nghiệm đẹp nhưng cuộc sống du học không phải lúc nào cũng đơn giản và dễ dàng. Những lúc gặp khó khăn, tôi học được cách tự đứng lên, nỗ lực hơn, mang theo nhiều hoài bão về tương lai phía trước nên không thể dễ dàng bỏ cuộc. Du học xa khiến tôi trân trọng khoảng thời gian ở Việt Nam cùng gia đình và thương ba mẹ nhiều hơn, vì họ đã sẵn sàng hy sinh tất cả để tôi có một hành trang vững chắc trên con đường học tập của mình. Và tất nhiên, không nơi đâu có thể sánh được với quê hương, gia đình. Du học xa đã giúp tôi nhận thức rõ hơn về chân lí ấy.

Chương trình giao lưu văn hóa đã giúp tôi hoàn thiện bản thân theo nhiều phương diện khác nhau, và tôi đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp về một nước Mỹ xa xôi đầy hoa lệ như những gì được nhắc đến trong phim ảnh. Và lúc này đây, khi hồi tưởng về những ngày tháng đã qua, tôi luôn thầm cảm ơn về sự lựa chọn của mình một năm về trước – lựa chọn mang tính quyết định đã hướng tôi tới một chặng đường mới – tự lập và trưởng thành. “

– Bùi Diệu Khánh Thy-

Thông tin chi tiết chương trình: http://ila-duhoc.edu.vn/scholarship/details/alias/co-hoi-du-hoc-my-mien-hoc-phi-trong-1-nam