Top 14 # Cách Định Cư Tại Nhật Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Phusongyeuthuong.org

Các Cách Định Cư Tại Mỹ

Visa bảo lãnh định cư dành cho các thành viên trực hệ

IR1/CR1: Vợ/chồng của công dân Hoa Kỳ.

Đương đơn phải là người vợ hoặc chồng đã kết hôn hợp pháp với công dân Hoa Kỳ. Theo đó, hồ sơ bảo lãnh sẽ được mở xét duyệt sau khi có giấy xác nhận đăng ký kết hôn (hôn thú). Người bảo lãnh phải từ 18 tuổi trở lên và đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Thời gian chờ đợi hồ sơ bảo lãnh này phụ thuộc vào từng thời điểm và từng trường hợp, trung bình kéo dài từ 4 đến 8 tháng.

IR2/CR2: Con đẻ hay con riêng của vợ/chồng công dân Hoa Kỳ, con còn độc thân, dưới 21 tuổi.

Theo diện IR-2 hoặc CR-2 thì đương đơn có thể bảo lãnh con đẻ của vợ hoặc chồng công dân Hoa Kỳ nếu người con còn độc thân và dưới 21 tuổi, con riêng thì chỉ được xét duyệt, giải quyết nếu mối quan hệ vợ chồng của công dân Mỹ được thiết lập trước khi con riêng 18 tuổi. Thời gian chờ hồ sơ cũng tùy từng thời điểm và điều kiện có thể từ 1 – 10 năm.

IR3: Con nuôi của công dân Hoa Kỳ

IR4: Con nuôi của công dân Hoa Kỳ (được nhận nuôi ở Hoa Kỳ)

IR5: Cha/mẹ đẻ hay cha/mẹ kế của công dân Hoa Kỳ

Công dân Hoa Kỳ từ 21 tuổi trở lên có thể thực hiện hồ sơ bảo lãnh cho cha mẹ ruột hoặc cha mẹ kế theo diện IR – 5. Cha hoặc mẹ kế chỉ đủ điều kiện xin định cư khi cuộc hôn nhân của họ với cha hoặc mẹ ruột của người bảo lãnh được thiết lập trước khi người bảo lãnh được 18 tuổi. Trong trường hợp người bảo lãnh đã được xin làm con nuôi hợp pháp, người bảo lãnh có thể không bảo lãnh được cho cha mẹ đẻ. Mỗi đương đơn xin định cư phải có một hồ sơ bảo lãnh riêng. Thời gian chờ được duyệt hồ sơ và mời phỏng vấn từ 1 – 2 năm

K1: Hôn phu (thê) của công dân Hoa Kỳ.

Công dân Mỹ có thể bảo lãnh hôn phu (hôn thê) của mình theo diện K-1 khi cả hai đều có tình trạng hợp pháp để kết hôn, người bảo lãnh và hôn phu (hôn thê) phải gặp gỡ trực tiếp trong vòng 2 năm vừa qua. Đương đơn phải kết hôn với người bảo lãnh trong vòng 90 ngày kể từ ngày người hôn phu (hôn thê) đến Hoa kỳ với thị thực hôn phu (hôn thê).

Sau khi kết hôn với người bảo lãnh, người hôn phu (thê) sẽ chuyển sang tình trạng lưu trú lâu dài ở Hoa Kỳ. Thời gian chờ hồ sơ được duyệt khoảng từ 7 – 10 tháng.

Vợ/chồng và con riêng của vợ/chồng công dân Hoa Kỳ.

KH phải là vợ hoặc chồng hợp pháp của công dân Hoa Kỳ, trong thời gian chờ đợi xét duyệt hồ sơ bảo lãnh IR – 1 hoặc CR – 1, KH có thể xin Visa không định cư để đoàn tụ tạm thời với vợ hoặc chồng trong thời gian 2 năm. Đồng thời, đương đơn có thể xin thêm visa K-4 cho con của vợ hoặc chồng có K-3 với điều kiện con còn độc thân và dưới 21 tuổi.

Visa bảo lãnh định cư dành cho các thành viên gia đình

F1: Con độc thân của công dân Hoa Kỳ.

Đây là diện dành cho con trên 21 tuổi và còn độc thân của công dân Hoa Kỳ, nếu trong thời gian xin visa và chờ xét duyệt hồ sơ mà đương kết hôn thì hồ sơ sẽ chuyển thành diện F-3 và USCIS sẽ mở lại từ đầu theo diện F-

F2A: Vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của Thường Trú Nhân.

Đây là diện bảo lãnh dành cho vợ hoặc chồng và con còn độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân (Người được định cư tại Mỹ nhưng chưa được nhập tịch thành công dân Hoa Kỳ) Hồ sơ bảo lãnh có thể bao gồm cả vợ hoặc chồng và con của thường trú nhân.

Định Cư Tại Mỹ Bằng Cách Nào?

Định cư Mỹ diện đoàn tụ gia đình:

Trường hợp này đó là vợ chồng có thể bảo lãnh cho nhau, bố mẹ có thể bảo lãnh cho con cái hoặc con cái bảo lãnh cho bố mẹ sang Mỹ định cư. Thông thường thì thủ tục bảo lãnh vợ chồng hay bố mẹ bảo lãnh cho con cái dưới 18 tuổi, còn độc thân sẽ làm khá nhanh, từ đó tạo điều kiện để cho người nhập cư có thể ổn định cuộc sống nhanh hơn (thông thường thì con dưới 18 tuổi khi được bảo lãnh thì sẽ được nhập quốc tịch ngay). Còn trường hợp con cái bảo lãnh cho bố mẹ hay bố mẹ bảo lãnh cho con trên 18 tuổi nhập cư Mỹ thì thời gian chờ duyệt hồ sơ sẽ tương đối lâu.

Định cư Mỹ diện kỹ năng:

Ở Mỹ, người ta cho phép những người nhập cư theo dạng kỹ năng trong những ngành nghề mà họ đang thiếu. Đây không phải dạng nhập cư tạm thời mà là nhập cư dài hạn và người nhập cư sẽ được phép nhập tịch Mỹ sau một thời gian nhất định. Hơn thế nữa, vợ chồng, con cái cũng sẽ được phép nhập cư cùng.

Danh sách những ngành nghề và tiêu chuẩn nhập cư cũng sẽ được Sở Di trú Hoa Kỳ công bố công khai trên website. Và không phải chỉ có những ngành VIP tại Việt Nam hay có bằng tiến sỹ mới được phép nhập cư vào Mỹ.

Đối với những cá nhân đã có kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, hay là một nhân viên có năng lực, có tài sản ở mức tối thiểu theo quy định và có mong muốn mở doanh nghiệp tại Mỹ và định cư ở đó. Với trường hợp này thì những tiêu chuẩn về kinh nghiệm quản lý như số năm kinh nghiệm, chức vụ quản lý hay quy mô quản lý cùng phải đạt tiêu chuẩn nhất định. Không chỉ có thế, khi đến định cư Mỹ, họ còn bị kiểm tra về hiệu quả của việc điều hành kinh doanh như việc tạo ra lợi nhận, đóng thuế. Và từ đó thì mới có cơ sở để cho phép định cư lâu dài hoặc nhập tịch sau này.

Định cư Mỹ diện đầu tư:

Đây là trường hợp định cư tại Mỹ dành cho những nhà đầu tư có nhiều tiền. Tối thiểu nhà đầu tư phải bỏ ra 500.000 $ để đầu tư vào một trung tâm vùng để đổi lấy chiếc thẻ xanh định cư không chỉ cho mình mà cho cả gia đình của mình nữa. Và trong khoảng thời gian sau 5 năm, nhà đầu tư sẽ được hoàn vốn cũng như tiền lãi của mình bất kể dự án có thành công hay không.

3 Cách Để Được Định Cư Tại Úc

Đối với du học sinh, việc được định cư tại đất nước mình du học là mong muốn của nhiều người. Tuy nhiên làm thế nào để được định cư là vấn đề không đơn giản. Bài viết sau sẽ phần nào làm cho bạn hình dung ra các con đường nhập cư và phấn đấu để đạt được mục tiêu theo con đường mình đã chọn.

Có 3 cách để định cư tại Úc theo con đường tự túc không có thân nhân bảo lãnh.

Cách 1: Skilled Migration: Diện này còn gọi là Skilled Independent Visa (subclass 189). Đây là cách phổ biến nhất dành cho các bạn có trình độ và bằng cấp đủ tiêu chuẩn. Úc có hệ thống tính điểm nhập cư gọi là Points Test, trong đó có nhiều tiêu chí để tính điểm như tuổi, trình độ tiếng Anh, số năm kinh nghiệm, số năm đã ở Úc, bằng cấp… Theo đó những ai đạt được tổng cộng từ 65 điểm trở lên sẽ đủ tiêu chuẩn được viết đơn Expression of Interest (EOI) để vào danh sách xét duyệt gọi là pool. Mỗi năm Chính phủ Úc sẽ có những chỉ tiêu về số lượng người được phép nhập cư cho từng ngành (quota), họ sẽ xét trong danh sách này theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp. Ngành nào có nhiều người nộp đơn và số lượng quota được cấp ít thì điểm sẽ càng cao. Ví dụ năm 2015 ngành kế toán quá nhiều người nộp đơn trong khi Chính phủ lại giảm quota nhập cư cho ngành này nên điểm nhập cư đã tăng lên 70, việc chênh lệnh 10 điểm cũng là vấn đề lớn.

Có 2 yếu tố quan trọng khi apply trong diện này: Bạn phải là “người có kỹ năng” (theo tiêu chuẩn của Úc) và kỹ năng của bạn phải thuộc nhóm Chính phủ Úc cần (những ngành mà họ đang thiếu người). Chính phủ Úc có 1 danh sách gọi là SOL (Skilled Occupations List). Trong danh sách này ghi cụ thể tên những ngành, vị trí và mô tả chi tiết công việc của từng chuyên ngành mà Úc đang cần. Bạn có thể xem qua danh sách này để kiểm tra xem chuyên môn của mình có thuộc ngành mà họ cần không. Danh sách SOL này không cố định, mỗi năm chính phủ Úc sẽ họp và quyết định thêm ngành nào bỏ ngành nào tùy theo tình hình kinh tế đất nước họ. Sau khi xác định kỹ năng của bạn đã thuộc danh sách SOL, họ sẽ xét xem bạn có đủ trình độ chuyên môn mà họ cần hay không.

Để xác minh được tiêu chí này thì phải qua một bước gọi là Migration Skills Assessment. Bộ Di Trú ủy quyền việc này cho một loạt tổ chức chuyên môn chứng nhận, ví dụ ngành IT thì do ACS (Australian Computer Society) chứng nhận, tương tự với các ngành khác thì sẽ có tổ chức khác chứng nhận. Để có được Skill Assessment thì ACS cơ bản dựa trên 2 yếu tố: Bằng cấp và kinh nghiệm làm việc.

Với những ai không có bằng cấp thì sẽ phải xét kinh nghiệm làm việc. Đối với một số ngành, họ cho phép quy đổi số năm kinh nghiệm làm việc ra tương đương bằng đại học. Với IT họ đòi trên 8 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương cộng thêm 2 bản giải trình kỹ thuật cho 2 dự án gần nhất (trong vòng 3 năm) mô tả rằng bạn đã thực sự đảm nhiệm những công việc tương ứng với các kỹ năng họ yêu cầu. Khi làm các bản giải trình này thì phải làm càng kỹ càng tốt. Kinh nghiệm làm việc phải có xác nhận của công ty. Khi xét duyệt người của ACS hoặc Bộ Di Trú sẽ tiến hành xác minh, nếu không đúng sự thật thì sẽ bị xem như gian dối và vào “danh sách đen”, tương đương với việc gần như không bao giờ được cấp Visa vào Úc nữa.

Sau khi đã được cấp Skill Accessement rồi thì quay lại tiếp tục với các thủ tục khác cho bên di trú. Bộ Di Trú sẽ yêu cầu các tiêu chí khác như trình độ tiếng Anh, sức khỏe, hồ sơ tư pháp/police check… Sau khi đủ hết tất cả các yêu cầu (đủ số điểm) thì bạn sẽ được nộp đơn và được vào danh sách hàng chờ. Họ sẽ kiểm tra xem tiêu chí nào của bạn được công nhận và tiêu chí nào không, từ đó ra tổng số điểm. Sau đó sẽ ưu tiên xét từ cao xuống thấp.

Cách 2: Diện công ty bảo lãnh

Bạn đi du học Úc và sau khi tốt nghiệp bạn được nhận vào làm tại một công ty ở Úc. Hoặc bạn đang ở Việt Nam và apply vào 1 công ty nào đó ở Úc rồi trúng tuyển, lúc này nếu công ty muốn đưa bạn vào làm việc thì phải làm thủ tục bảo lãnh cho bạn. Nếu đi theo diện này thì bạn sẽ không phải làm gì nhiều, bạn không phải quan tâm đến thang điểm như diện 189 cũng như không lệ thuộc vào danh sách SOL (nhưng vẫn phải thỏa mãn danh sách CSOL – là danh sách có nhiều ngành hơn SOL). Tuy nhiên, công ty bảo lãnh bạn sẽ cực hơn rất nhiều. Cụ thể công ty phải trải qua 3 bước:

Bước 1: Công ty nộp đơn xin bảo lãnh:

Ở bước này công ty phải giải trình với Bộ Di Trú Úc đại loại rằng công ty đang cần tuyển dụng lao động nhưng tuyển mãi ở Úc không được, vì thế công ty mong Bộ Di Trú đồng ý để công ty bảo lãnh bạn được làm việc tại Úc. Để giải trình thì công ty phải đáp ứng 2 điều kiện sau:

Điều kiện 1: Tránh trường hợp lập công ty ma để bảo lãnh, Bộ Di Trú yêu cầu công ty phải đáp ứng đủ các điều kiện tiêu chuẩn như: Số năm hoạt động của công ty đã đủ lâu chưa, doanh thu hàng năm của công ty có đủ lớn không, số lượng người trong công ty có đủ đông không…

Điều kiện 2: Công ty phải chứng minh được rằng đã làm mọi cách để tuyển người bản địa (người Úc) nhưng không tìm ra: Đã cố gắng đầu tư cho hoạt động đào tạo (tối thiểu 1% tổng doanh thu của công ty và phải làm liên tục trong 3 năm). Rất nhiều công ty rớt ở điểm này vì 1% tổng doanh thu thường rất nhiều, đặc biệt là với những công ty có doanh thu lớn. Đã cố đăng tuyển dụng trong thời gian dài mà không được. Và còn rất nhiều thủ tục khác mà công ty phải chứng minh. Những thủ tục này thường khá rườm rà và hầu hết các công ty thường phải nhờ đến các luật sư di trú để giúp chuẩn bị hồ sơ. Sau khi chuẩn bị đủ hết các yêu cầu thì công ty được quyền nộp hồ sơ và chờ Bộ Di Trú xét duyệt. Nếu công ty được đồng ý thì sẽ chuyển sang bước 2.

Bước 2: Công ty tiến cử bạn:

Sau khi vượt qua bước 1, công ty sẽ tiến cử bạn với Bộ Di Trú Úc bảo lãnh cho bạn được làm việc tại Úc. Bước này sẽ thêm khá nhiều thủ tục cần chứng minh. Trong đó có yêu cầu mức lương trả cho bạn đó phải bằng hoặc cao hơn mức lương thị trường ở Úc (để tránh trường hợp thuê lao động nước ngoài vì giá rẻ). Sau khi Bộ Di Trú đồng ý cho phép công ty tiến cử bạn thì chuyển đến bước 3.

Ở bước này bạn sẽ chứng minh với Bộ Di Trú Úc rằng bạn là người đủ khả năng cho vị trí công việc sẽ đảm nhận tại Úc. Việc chứng minh bao gồm:

Chứng minh kỹ năng: Việc chứng minh này cũng tương tự như bước Migration Skills Assessment bên trên, và cũng do ACS xét nếu là ngành IT. Nếu mức lương mà công ty dự định trả cho bạn cao hơn 180.000 AUD/năm thì không phải qua bước chứng minh này.

Chứng minh trình độ tiếng Anh đủ để làm việc.

Chứng minh hồ sơ tư pháp/police check đủ tiêu chuẩn, trong quá khứ không vi phạm chính sách nhập cư (của bất kỳ nước nào chứ không phải chỉ riêng Úc), không bị các bệnh truyền nhiễm, có hồ sơ bảo hiểm…

Sau khi nộp hồ sơ thì lại chờ Bộ Di Trú xét duyệt và cấp Visa. Sẽ có 2 hướng: Một là bảo lãnh thẳng vô PR (gọi là Direct Entry Stream – subclass 186). Hai là Temporary Skilled Worker (subclass 457). Visa 457 có hiệu lực trong 4 năm, tuy nhiên chỉ cần cầm Visa 457 trong 2 năm thì sẽ được quyền apply vào PR.

Do đó để đi được theo cách 2 này chúng ta cần phải chứng minh rằng mình phải thật sự xứng đáng để công ty làm đủ thứ thủ tục kể trên. Bạn lưu ý rằng có một số nơi người ta lập các “công ty ma” để bảo lãnh người nhập cư theo dạng này. Bạn không nên chọn các dịch vụ này vì đây là phạm luật và bạn sẽ đặt mình vào vị trí rủi ro bị lừa đảo, mất thời gian, mất tiền bạc và trường hợp xấu nhất là sẽ bị đưa vào danh sách đen, dẫn đến việc bị cấm cửa nhập cảnh Úc mãi mãi.

Cách 3: Du học Úc và xin định cư

Đây thực ra chỉ là một sự chuẩn bị cho 1 trong 2 cách trên. Cụ thể chọn học ngành phù hợp với nhu cầu nhập cư của Úc và sau đó đi theo dạng Skilled Migration hoặc sau khi học xong thì tìm công ty làm việc để đi theo dạng công ty bảo lãnh.

Cách Tính Thang Điểm Định Cư Úc Cập Nhật Mới Nhất

Ví dụ: Nếu người nộp sinh ngày 1/10/1994 và nộp hồ sơ vào ngày 1/7/2019, thì người nộp vẫn chỉ được tính là 24 tuổi và chỉ được 25 điểm.

Tính điểm định cư Úc theo độ tuổi

Điểm tiếng Anh

Cộng điểm định cư Úc – Có bằng cấp tại Úc

Điểm bằng cấp

Bảng điểm nhập cư Úc – Bằng cấp chuyên môn

Học ở vùng sâu vùng xa tại Úc (Regional)

Cách tăng điểm định cư Úc – Hoàn thành khoá học hướng nghiệp

Thang điểm định cư Úc – Điểm kinh nghiệm làm việc ở ngoài nước Úc

Điểm kinh nghiệm làm việc trong nước Úc

Điểm nhập cư Úc – Điểm kinh nghiệm của vợ/chồng

Cách tính điểm nhập cư Úc – Điểm chứng chỉ ngôn ngữ cộng đồng

Thang điểm định cư úc là gì?

Thang điểm định cư Úc (Point Test) là mức thang đánh giá trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng tiếng Anh của những người muốn nộp hồ sơ định cư Úc theo diện tay nghề (Skilled Immigrant).

Theo quy định mới nhất của Bộ di trú Úc, người nộp đơn phải đạt được ít nhất tổng 65 điểm để có thể nộp Thư bày tỏ nguyện vọng (EOI) và đăng ký xin cấp visa định cư diện tay nghề.

Cách tính điểm định cư Úc như thế nào?

Bảng điểm định cư Úc diện tay nghề (Skilled Immigrant) được chia làm những phần nhỏ như sau:

1. Tính điểm định cư Úc theo độ tuổi

Theo chương trình định cư Úc mới nhất, điểm dành cho độ tuổi sẽ được quyết định dựa trên tuổi của người nộp đơn tính đến ngày đăng kí.

Để chứng minh khả năng tiếng Anh khi nộp hồ sơ định cư Úc, người nộp có thể chọn thi một trong hai kì thi tiếng Anh chuẩn hoá IELTS hoặc PTE.

Nhưng nếu chỉ đạt trình độ này thì sẽ KHÔNG được cộng thêm điểm nào trên thang điểm định cư Úc.

Competent English (IELTS tất cả kĩ năng trên 6 hoặc PTE tất cả kỹ năng trên 51)

0 điểm

Proficient English (IELTS tất cả kỹ năng trên 7 hoặc PTE tất cả kĩ năng trên 65)

10 điểm

Superior English ( IELTS tất cả kỹ năng 8 hoặc PTE tất cả kỹ năng trên 79)

20 điểm

3. Cộng điểm định cư Úc – Có bằng cấp tại Úc

Người nộp cần học tập ít nhất 2 năm toàn thời gian (full-time) tại một trường học của Úc, trên đất nước Úc và tấm bằng nhận được sau hai năm học phải là một trong những bằng sau đây:

Đại học hoặc Cao học (Degree)

Cao đẳng (Diploma)

Cao đẳng nâng cao (Advanced diploma)

Bằng nghề (Trade qualification)

Bắng Đại học hoặc Cao đẳng

15 điểm

Bằng nghề được chứng nhận, bao gồm:– Cao đẳng hoặc Chứng chỉ nghề tại một cở sở giáo dục Úc– Chứng nhận hoặc bằng cấp khác được công nhận bởi Ban Thẩm định tay nghề Úc

10 điểm

Kinh nghiệm khám sức khoẻ định cư Úc cần thiết!

5. Bảng điểm nhập cư Úc – Bằng cấp chuyên môn

Trong cách tính điểm nhập cư Úc, bằng cấp chuyên môn là bằng bậc Thạc sĩ (Nghiên cứu) hoặc Tiến sĩ trong các ngành cụ thể.

6. Học ở vùng sâu vùng xa tại Úc (Regional)

Người nộp được công nhận là học tập ở vùng sâu vùng xa hoặc vùng thiểu số tại Úc nếu đáp ứng được tất cả các điều kiện sau:

Đạt đủ điều kiện để được nhận bằng Đại học hoặc Cao học (Degree), Cao đẳng (Diploma), Cao đẳng nâng cao (Advanced diploma) hoặc Bằng nghề (Trade qualifcation);

Bằng cấp học không phải là chuyên ngành tiếng Anh mà phải là một ngành học khác;

Bằng kéo dài ít nhất HAI năm học toàn thời gian (full-time) trong lãnh thổ nước Úc;

Chương trình học được giảng dạy bằng tiếng Anh;

Cơ sở học nơi bạn theo học phải ở vùng sâu vùng xa/ thiểu sổ (theo quy định của Úc);

Bạn đã SINH SỐNG ít nhất HAI năm ở vùng sâu vùng xa/thiểu số đó.

Bạn KHÔNG học từ một thành phố/ đất nước khác (distance education).

7. Cách tăng điểm định cư Úc – Hoàn thành khoá học hướng nghiệp

Nếu bạn học các ngành sau đây: Kế toán, Kỹ sư, IT, bạn có thể chọn học và hoàn thành khoá hướng nghiệp (Professional Year) kéo dài một năm tại Úc.

Nếu bạn học các ngành sau đây: Kế toán, Kỹ sư, IT, bạn có thể chọn học và hoàn thành khoá hướng nghiệp (Professional Year) kéo dài một năm tại Úc.

Định cư úc cần bao nhiêu tiền ? Tìm hiểu ngay!

8. Thang điểm định cư Úc – Điểm kinh nghiệm làm việc ở ngoài nước Úc

Nếu trong vòng 10 năm trở lại đây, bạn đã có kinh nghiệm làm việc ít nhất 1 năm trong ngành mà bạn định nộp hồ sơ định cư Úc

Lưu ý: Bộ Di Trú Úc sẽ thẩm định kinh nghiệm làm việc của bạn theo những tiêu chí của họ để đánh giá bạn thực sự có bao nhiêu năm kinh nghiệm.

10. Điểm nhập cư Úc – Điểm kinh nghiệm của vợ/chồng

Nếu:

Vợ/chồng của bạn dưới 45 tuổi;

Vợ/chồng của bạn có ít nhất Competent English (IELTS tất cả kĩ năng trên 6 hoặc PTE tất cả kĩ năng trên 51);

Vợ/chồng của bạn vượt qua bài kiểm tra tay nghề cho ngành nghề nào đó nằm trên Danh sách Ngành nghề định cư diện tay nghề cho loại visa mà bạn nộp .

Thì bạn sẽ được cộng 5 điểmtrên thang điểm định cư Úc khi nộp hồ sơ.

11. Cách tính điểm nhập cư Úc – Điểm chứng chỉ ngôn ngữ cộng đồng

Nếu bạn nộp visa diện tay nghề 190, bạn phải nộp hồ sơ để được tiểu bang xét duyệt trước.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về Thang điểm định cư Úc.

Nếu bạn có thắc mắc về thang điểm định cư Úc hay các thủ tục định cư Úc hãy liên hệ ngay với Verity Law qua số điện thoại (+84) 789 188 132 hoặc để lại đơn đăng ký tại https://veritylaw.com.au/vi/