Cập nhật thông tin chi tiết về Tôi Muốn Nhập Quốc Tịch Việt Nam, Phải Làm Gì? mới nhất trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
* Hỏi: Tôi đã định cư ở Canada hơn 30 năm nay. Tôi có quốc tịch Canada và chỉ có duy nhất một tờ giấy khai sinh của Việt Nam còn giữ lại được. Nay tôi muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì phải làm những thủ tục gì và ở đâu?
Do bạn không cung cấp rõ thông tin về việc bạn đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch Canada hay chưa nên việc bạn muốn nhập quốc tịch Việt Nam có thể xảy ra hai trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất: Khi nhập quốc tịch Canada, bạn đã xin thôi quốc tịch Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho thôi quốc tịch Việt Nam.
Để trở lại quốc tịch Việt Nam trong trường hợp này, bạn phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (gọi tắt là Luật Quốc tịch) sau đây:
– Xin hồi hương về Việt Nam;
– Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
– Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
– Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
– Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.
Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì bạn có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam thì khi trở lại quốc tịch Việt Nam, bạn phải thôi quốc tịch nước ngoài (Canada) trừ những trường hợp sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
– Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
– Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
– Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, nếu bạn thuộc trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam và đáp ứng đủ điều kiện nêu trên thì để thực hiện được nguyện vọng trở lại quốc tịch Việt Nam, bạn cần thực hiện các thủ tục sau:
Chuẩn bị hồ sơ: Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật Quốc tịch. Hồ sơ gồm:
– Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;
– Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
– Bản khai lý lịch;
– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
– Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam;
– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam (giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp trở lại quốc tịch Việt Nam).
Nộp hồ sơ: Thực hiện theo quy định tại Điều 25 Luật Quốc Tịch như sau:
Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người đó để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch. Sau khi thôi quốc tịch nước ngoài, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải nộp giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết.
Trường hợp thứ hai: Khi nhập quốc tịch Canada, bạn chưa xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật quốc tịch thì: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam”. Đồng thời, Điều 26 Luật quốc tịch quy định căn cứ mất quốc tịch gồm: Được thôi quốc tịch Việt Nam; Bị tước quốc tịch Việt Nam…
Như vậy, nếu bạn chưa mất quốc tịch Việt Nam thì bạn vẫn còn quốc tịch Việt Nam và giấy khai sinh của bạn có giá trị chứng minh bạn là người có quốc tịch Việt Nam (Điều 11 Luật quốc tịch). Trong trường hợp này bạn không cần phải tiến hành các thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam nữa vì bạn đương nhiên là người có quốc tịch Việt Nam.
Công ty Luật TNHH Bảo Chính Phòng 308, Tòa nhà số 8 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội
Người Nước Ngoài Muốn Cư Trú Tại Việt Nam Thì Phải Làm Gì?
Câu hỏi: Tôi là người Việt Nam. Chồng tôi là người Ba Lan. Chúng tôi vừa mới đăng ký kết hôn. Bây giờ chồng tôi muốn cư trú tại Việt Nam. Xin cho tôi biết tôi cần làm gì để chồng tôi có thể cư trú ở Việt Nam?
Trả lời:
Do vợ chồng bạn đã hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn nên chồng bạn có thể thực hiện thủ tục xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam, để được sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Nhưng bạn cần lưu ý, nếu bạn đăng ký kết hôn ở nước ngoài thì bạn phải thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn tại Việt Nam trước khi thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú (Điều 34, 35 và 36 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch).
Sau khi bạn thực hiện thủ tục tạm trú cho chồng và thực tế chồng bạn đã tạm trú được 03 năm tại Việt Nam thì chồng bạn có thể xin cấp thẻ thường trú tại Việt Nam.
Do bạn là công dân Việt Nam nên chồng của bạn thuộc trường hợp được cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam. Thời hạn của thẻ cư trú, tạm trú cấp cho người nước ngoài có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam: không quá 03 năm và thời hạn này phải ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày (Khoản 1 và 3 Điều 38 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014).
Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài có vợ hoặc chồng là người Việt Nam bao gồm:
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc Ghi chú kết hôn tại Việt Nam đối với trường hợp đăng ký kết hôn ở nước ngoài;
– Đơn xin bảo lãnh và cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam [Theo mẫu NA7 của Thông tư 31/2015/TT-BCA Hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam (“Thông tư 31/2015/TT-BCA”)];
– Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam có dán ảnh ( Mẫu NA8 Thông tư 31/2015/TT-BCA);
– Hộ chiếu bản gốc và thị thực gốc;
– Ảnh 2cmx3cm: Kèm theo 02 chiếc;
– Sổ hộ khẩu Việt Nam của vợ là công dân Việt Nam;
– CMND của vợ là công dân Việt Nam.
(Theo Khoản 1 Điều 38 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 và Điều 4 Thông tư 31/2015/TT-BCA)
Nơi nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú: Bạn sẽ bảo lãnh cho chồng để thực hiện các thủ tục tại Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn cư trú.
Thời gian theo quy định để cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài là 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Sau thời hạn 3 năm kể từ khi được cấp Thẻ tạm trú, chồng bạn có thể thực hiện tiếp thủ tục xin cấp thẻ thường trú tại Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì chồng bạn thuộc một trong các trường hợp được xét cho thường trú tại Việt Nam: “Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh”.
Điều kiện được xét thường trú tại Việt Nam (Điều 40 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014):
– Chứng minh được mình có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định nhằm đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam;
– Đã tạm trú tại Việt Nam 03 năm liên tục trở lên.
Hồ sơ đề nghị cho thường trú được quy định tại Điều 41 Luật này như sau:
– Đơn xin thường trú;
– Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
– Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
– Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật này;
– Giấy bảo lãnh của vợ đối với chồng là người nước ngoài.
Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.
Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo cho người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.
Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú. (Khoản 2,3,4,5 Điều 41 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014).
Nhập Quốc Tịch Mỹ Có Mất Quốc Tịch Việt Nam Không Và Quyền Lợi Của 2 Quốc Tịch
Thực chất khi bạn nhập quốc tịch Mỹ sẽ không mất quốc tịch Việt Nam, không những vậy bạn còn được song tịch Mỹ-Việt có được nhiều quyền lợi hơn cho mình. Tuy nhiên để có được cùng lúc 2 quốc tịch bạn cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây.
Trường hợp người Việt nhập quốc tịch Mỹ và mất đi quốc tịch Việt Nam
Theo quy định tại Điều 26 Luật Quốc tịch 2008, người Việt không còn quốc tịch Việt Nam nếu thuộc các trường hợp sau:
Không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam: Trước ngày 1/7/2009 những trường hợp người Việt Nam định cư ở Mỹ mà chưa mất quốc tịch Việt Nam thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Nhưng theo Điều 13 Luật quốc tịch 2008, trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày 1/7/2009) phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở Mỹ để giữ quốc tịch Việt Nam.
Trẻ em chưa đủ 15 tuổi được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà cha, mẹ là người có quốc tịch Mỹ và trường hợp con chưa thành niên khi cha mẹ thôi quốc tịch Việt Nam.
Được thôi quốc tịch Việt Nam
Bị tước quốc tịch Việt Nam
Điều 21 Nghị định 78/2009/NĐ-CP quy định: “Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, công dân Việt Nam vì lý do nào đó mà có quốc tịch nước ngoài (Mỹ) và chưa mất quốc tịch Việt Nam thì vẫn có quốc tịch Việt Nam”. Vậy nên nếu bạn được bảo lãnh sang Mỹ thuộc các diện gì đi chăng nữa khi bạn thi quốc tịch Mỹ sẽ không mất quốc tịch Việt Nam.
Hình ảnh tuyên thệ trước khi nhập quốc tịch MỹTrường hợp công dân Việt Nam được mang song tịch
Được quy định trong Luật Quốc tịch Việt Nam (sửa đổi) ngày 13/11/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2009 các cá thể được quyền có song tịch và được pháp luật Việt Nam thừa nhận, bao gồm:
Xin trở lại quốc tịch Việt Nam
Được chủ tịch nước cho phép
Người Việt định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước này nhưng vẫn giữ hoặc muốn nhập quốc tịch Việt Nam
Người có cha mẹ đẻ, vợ/chồng, con đẻ là công dân Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam và giữ lại quốc tịch hiện có của họ.
Trẻ em là con nuôi muốn nhập quốc tịch
Căn cứ vào những điều vừa nêu trên, công dân Việt Nam có quyền giữ lại quốc tịch gốc là Việt Nam khi đang sở hữu quốc tịch ở quốc gia khác mà họ đang sinh sống ví dụ là quốc tịch Mỹ.
Trường hợp Việt kiều Mỹ về định cư Việt Nam vẫn được giữ quốc tịch Mỹ
I. Trường hợp người Việt Nam định cư ở Mỹ mà chưa mất quốc tịch Việt Nam
Theo Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam quy định:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm những người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đồng thời có quốc tịch nước ngoài, nếu xuất trình được các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 Luật quốc tịch Việt Nam thì sẽ là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài. Các loại giấy tờ bao gồm Giấy khai sinh, Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân,…
Đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì có thể đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.
II. Trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam
Theo Luật Quốc tịch 2009 sửa đổi bổ sung 2014, Điều 23. Những trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam.
1. Theo quy định tại Điều 26 của Luật này nếu người có quốc tịch Mỹ đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch Mỹ, nhưng không được nhập quốc tịch Mỹ.
Xin hồi hương về Việt Nam
Thực hiện đầu tư tại Việt Nam
Có vợ, chồng, cha/mẹ đẻ hoặc con để là công dân Việt Nam
Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
2. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch Mỹ, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam
Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
3. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam
4. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam
5. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam
6. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
Lưu ý quan trọng: Căn cứ vào quy định trên, chỉ ngoại trừ những người trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép tại khoản 5 điều 23 Luật Quốc tịch thì những trường hợp khác bắt buộc người trở lại quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch Mỹ (quốc tịch nước ngoài).
1. Quyền bảo lãnh các thành viên gia đình sang định cư Mỹ
Bao gồm cả người phối ngẫu, con cái, cha mẹ và anh chị em người có quốc tịch Mỹ đều được quyền bảo lãnh người thân cho cả hai loại thị thực định cư gồm dành cho thành viên gia đình trực hiện và thị thực dành cho thành viên gia đình. Trong khi đó người có thẻ xanh Mỹ chỉ có thể bảo lãnh giới hạn như vợ/chồng và con cái, đặc biệt không được bảo lãnh cho cha mẹ và anh chị em.
2. Đảm bảo các quyền tự do dân chủ của cả 2 nước
Việc sở hữu song tịch Mỹ – Việt bạn sẽ được chính phủ, luật pháp của cả hai quốc gia bảo vệ nhiều hơn. Chứng minh cho điều đó chính là khi đi lại sẽ cảm thấy dễ dàng ở cả 2 nước giúp bạn luôn thấy yên tâm cũng như được chào đón như một người bản xứ.
Hoặc khi làm việc ở Mỹ thì bạn chắc chắn sẽ nhận được sự hỗ trợ của 2 quốc gia này tại các lãnh sự quán Mỹ hay lãnh sự quán Việt Nam. Chẳng may bạn gặp sự cố bạn có thể nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ của các đại sứ quán (1 trong 2 nước bạn có quốc tịch).
Có thể nói đây là niềm vui lớn khi bạn có thêm một 1 quê hương nữa để đi về cũng như được hưởng thụ thêm những tinh hoa văn hóa ở ngôi nhà mới của mình. Cũng là lý do tại sao nhu cầu định cư Mỹ sở hữu 2 quốc tịch ngày càng tăng cao và Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt buộc ký hàng loạt sắc lệnh để cắt giảm bớt tình trạng này.
3. Quyền tự do đi lại và thoải mái du lịch
Khi bạn có được 2 quốc tịch thì quyền lợi thực tế đầu tiên có thể nói đến chính là bạn không cần phải tốn công xin thủ tục làm visa cũng như phiền phức về các thủ tục gia hạn, phát sinh chi phí,…
Khi bạn có song tịch Mỹ và Việt Nam để ra vào Việt Nam bạn sẽ sử dụng hộ chiếu Việt Nam, khi ra vào nước Mỹ bạn sẽ cần sử dụng hộ chiếu Mỹ và chỉ đơn giản như thế. Lưu ý nhỏ là khi làm thủ tục check-in với các hãng hàng không khi xuất nhập cảnh, bạn cần xuất trình cả hai hộ chiếu để chứng minh không cần visa cho nước bạn sẽ bay đến như Việt Nam hoặc Mỹ. Vậy nên mới nói những người có 2 quốc tịch Mỹ – Việt thì việc xuất nhập cảnh có thể nói là vô cùng thuận tiện và dễ dàng.
4. Quyền lợi nhận được gấp hai lần
Vì mang hai quốc tịch Mỹ – Việt nên bạn sẽ được hưởng quyền lợi từ cả hai quốc gia gồm:
Ứng cử, bầu cử;
Chi phí học tập được giảm hoặc miễn phí (tùy thuộc vào khu vực), miễn phí giáo dục công từ lớp 1-12 dành cho người định cư Mỹ hợp pháp ( có thẻ Xanh/ quốc tịch)
Phúc lợi xã hội (được chăm sóc sức khỏe);
Công dân Mỹ có phạm vi tiếp cận rộng hơn với các công việc liên bang vì hầu hết các cơ quan chính phủ Mỹ yêu cầu phải là công dân mới đủ điều kiện nộp đơn xin việc;
Tự do lựa chọn nơi cư trú, làm việc, học tập;
Sở hữu tài sản, đứng tên và sở hữu công ty, mua bán bất động sản;
Bảo lãnh người thân;
Các nước chấp nhận và không chấp nhận 2 quốc tịch
Những nước tiêu biểu chấp nhận 2 hoặc nhiều quốc tịch
Bạn có thể xin nhập tịch và giữ 2, 3 hoặc nhiều quốc tịch tùy ý muốn tại các nước như Australia, Pháp, Anh, Mỹ, Canada. Ví dụ nếu trẻ em sinh ra ở Mỹ có bố là Australia, mẹ là người Canada thì có thể có cả quốc tịch Mỹ, Canada và Australia.
Những nước không chấp nhận 2 hoặc nhiều quốc tịch
Tất cả mọi người xin nhập quốc tịch các nước như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore phải chứng nhận là đã từ bỏ quốc tịch hiện tại của mình. Riêng Hàn và Nhật Bản, trẻ em và thanh niên dưới 21 tuổi có thể có đa quốc tịch. Nhưng họ sẽ mất quốc tịch Hàn hay Nhật Bản nếu không từ bỏ quốc tịch khác khi đến tuổi 21.
Nhập Quốc Tịch Đức Cần Những Thủ Tục Gì?
Mình viết dựa trên kinh nghiệm cá nhân, nên có thể sẽ có chút khác biệt so với vùng các bạn đang ở.
Điều kiện nhập quốc tịch:
từ 16 tuổi trở lên, các bạn có thể tự đặt đơn xin thôi quốc tịch. Trẻ em dưới 16 tuổi có thể đặt kèm theo bố mẹ hoặc bố mẹ đứng ra đặt đơn cho con.
unbefristetes Aufenthalt (cũng có bạn nói ở Berlin ko cần Un, nhưng chỗ mình là bắt buộc)
phải cứ trú ở Đức từ 8 năm trở lên, nếu là học sinh/sinh viên và những người đã tham gia Intergrationkurs thì đc rút ngắn còn 7 năm. Những người có chồng/vợ là người Đức thì phải ở Đức đc 4 năm và kết hôn ít nhất 2 năm.
Bằng tiếng Đức B1 hoặc Schulabschluss, bằng Abitur…
Einbürgerungstest, bài thi 33 câu hỏi. Ở khoản này học sinh/sinh viên được miễn thi
Ko phạm tội
Có thu nhập, đảm bảo được cuộc sống (Sicherung des Lebensunterhalts)
Có bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hưu trí
Có những ngoại lệ khác nữa mà mình ko rõ lắm, nhưng điều kiện cơ bản nhìn chung là như vậy. Để chắc chắn các bạn nên ra sở ngoại kiều (SNK) hỏi xem mình đủ điều kiện chưa nhé!
Cần những thủ tục:
Đầu tiên các bạn đến Staatsangehörigkeitsamt (SA) nơi các bạn sống để xin Antrag auf Einbürgerung. Người ta sẽ hướng dẫn cụ thể cho các bạn những giấy tờ cần nộp kèm cũng như thông báo về chi phí (Gebühr). Người lớn là 255€, trẻ em là 51€
Sau khi nộp lại Antrag các bạn chờ vài tháng đến 1 năm (tùy nơi mà nhanh hay chậm), người ta sẽ gửi giấy Einbürgerungszusicherung (EZ) về (có nơi phải tự đến tận nơi để lấy). Từ lúc nhận đc EZ các bạn có thời gian là 2 năm để từ bỏ quốc tịch Vn của mình. Để làm thủ tục thôi quốc tịch Vn các bạn có thể qua dịch vụ cho khỏe, đỡ công đi lại và hơn hết đỡ lằng nhằng chuyện chuyển tiền vì ĐSQ VN ko có Konto :v nên phải chuyển tiền qua đường bưu điện. Lệ phí thôi Quốc tịch là khoảng 400€ (nếu qua dịch vụ thì tầm 500€ trọn gói).
Dù qua dịch vụ hay ko thì các bạn vẫn phải gửi đến ĐSQ/dịch vụ: 1) Copy hộ chiếu + Aufenthalt 2) Quyển hộ chiếu cũ có Visum lần đầu tiên đc xuất cảnh sang Đức. Nếu quyển này ko còn thì các bạn phải ra Meldeamt xin Meldebescheinigung từ lúc các bạn sang Đức đến giờ 3) Giấy khai sinh 4) GIẤY GỐC Einbürgerungszusicherung 5) 2 ảnh thẻ 6) 3 bộ hồ sơ bao gồm: (là 3 bộ lận ý nhá)
– Đơn xin thôi qt VN (download ở links dưới) http://www.vietnambotschaft.org/…/2012/10/Thoi-quoc-tich.pdf – Tờ khai lý lịch http://www.vietnambotschaft.org/…/uploa…/2014/06/Ly-lich.pdf – Danh sách đề nghị giải quyết hồ sơ http://www.vietnambotschaft.org/…/Danh-sach-giai-quyet-ho-s… – 3 phong bì dán tem 0,70 cent, ghi sẵn tên, địa chỉ (:3 rất là buồn cười) nếu không qua dịch vụ thì phải gửi kèm theo 200€ trong phong bì, nếu không các bạn sẽ “được” ĐSQ gọi điện về tận nhà đòi 😀
Sau khi nộp đủ các giấy tờ trên các bạn sẽ nhận đc giấy chứng nhận đã nhận hồ sơ của ĐSQ, trên đó sẽ có mã số Aktenzeichen. Sau này nếu muốn hỏi thăm thì các bạn phải đọc được mã số này. Việc tiếp theo là phải tiếp tục chờ, chờ và chờ hơi lâu cho đến khi nhận đc giấy đồng ý cho thôi quốc tịch (Entlassung aus der vietnamesischen Staatsangehörigkeit). Để nhận được Entlassung các bạn phải nộp lại hộ chiếu VN và chứng minh nhân dân…
Các bạn mang tờ giấy Entlassung quay trở lại SA để nộp cho họ và đồng thời lấy Termin để chính thức einbürgern và nhận Einbürgerungsurkunde.
Hôm einbürgern các bạn sẽ phải ký vài mẫu đơn trước mặt người ta. 1 là Loyalitätserklärung, còn lại tự dưng mình quên mất rồi: nhưng mà các bạn chỉ/phải ký tên thôi.
Sau đó phải đọc tuyên thệ (Einbürgerungseid), người ta đọc trước, các bạn nghe và lặp lại y hệt, ko đc bỏ sót (dĩ nhiên là ko đc nhìn giấy đọc đâu nhé, nên các bạn luyện trước ở nhà đi để nói cho trôi chảy). Mình còn nhớ đoạn ấy là như thế này: “Ich schwöre, dass ich das Grundgesetz und die Gesetze der Bundesrepublik Deutschland achten und alles unterlassen werde, was ihr schaden könnte.”
Sau khi tuyên thệ xong, bạn phải kí tên dưới giấy tuyên thệ. Sau đấy người ta sẽ trao cho bạn tờ Urkunde. Lúc này bạn đã chính thức trở thành người Đức!
Nhận được Urkunde rồi những vẫn chưa được mang về đâu ạ, phải đi trả tiền Gebühr trước đã.
Sau khi xong xuôi, bạn mang Urkunde + thư người ta đưa kèm ra Meldeamt (hoặc nơi tương tự của vùng bạn ở) để làm Ausweis và Passport. Gebühr cho 2 em này cũng ngót nghét 70€ 😀
Đầy đủ giấy tờ, bạn đã chính thức chuẩn người Đức với hộ chiếu màu đỏ thần thánh.
Tác giả bài viết: Trương Hoàng Hải Yến – Nguồn: Yenchen’s Blog
Bạn đang xem bài viết Tôi Muốn Nhập Quốc Tịch Việt Nam, Phải Làm Gì? trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!