Xem Nhiều 5/2023 #️ Thi Đậu Nghề Làm Nail: Kinh Nghiệm Kể Lại # Top 14 Trend | Phusongyeuthuong.org

Xem Nhiều 5/2023 # Thi Đậu Nghề Làm Nail: Kinh Nghiệm Kể Lại # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thi Đậu Nghề Làm Nail: Kinh Nghiệm Kể Lại mới nhất trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đây là kinh nghiệm đi thi của một thí sinh thi đậu về kể lại. Xin chia xẻ với quí bạn.

Trong lúc thi để lấy bằng làm nghề Manicuring, bạn cần nhớ:

1/ Đọc đề thi cho kỷ, nếu thi bằng tiếng Việt Nam thì có đề bằng tiếng Việt.

2/ Đề thi tiếng Việt, trên cùng một trang có sẽ hai phần: một bên là tiếng Anh, một bên là tiếng Việt, rất dễ dàng cho thí sinh đối chiếu.

3/ Phải làm tuần tự từ bài đầu đến bài cuối.

4/ Nếu lỡ nhảy một bài, làm đảo lộn trật tự của đề thi thì cũng đừng rối trí, cứ làm xong bài mình đang làm rồi đi ngược trở lại, làm bài mình vừa mới nhảy đó, cũng như trường hợp lúc thi lý thuyết, nếu mình chưa hiểu rõ một câu hỏi, mình cứ nhảy câu đó, chừng làm xong bài rồi trở lại những câu chưa trả lời, như vậy đở mất thì giờ.

5/ Nếu lở làm rớt đồ nghề, thí dụ như cây kềm cắt da hay cây giũa móng tay trong chậu nước làm chân thì cứ lấy lên tiếp tục làm. Nếu làm rớt đồ nghề xuống đất thì phải đem món đó, thí dụ cây đẩy da bằng sắt, thì phải cầm bằng miếng giấy lượm cây đẩy da bằng sắt lên bỏ vô hộp đựng đồ nghề dơ, đậy nắp lại rồi lấy cây đẩy da bằng sắt sạch (nếu có) rồi tiếp tục làm việc. Nếu không có cây đẩy da sạch thì có thể xài cây Cam (orangewood stick) hoặc phải làm việc khử trùng cây đẩy da vừa mới lượm từ dưới đất lên, xong rồi mới lấy ra tiếp tục xử dụng.

6/ Nếu thiếu đồ nghề, thí dụ thiếu cây cọ đắp bột, là một món đồ nghề có thể làm cho mình choáng váng, hết hồn, không sao hết, cứ lấy cây đẩy da bằng gổ (cây “cam”, orangewood stick) hoặc bất cứ món gì khác và ráng mà xử dụng như cây cọ, đắp bột lên móng rồi ráng giũa cho mịn.

7/ Khi đắp bột, đừng lấy chất liquid quá nhiều, chỉ lấy một phần liquid, hai phần bột, cục bột phải thiệt khô và ít, đắp lên một lớp mỏng, đở phải giũa nhiều, vì chất liquid không có mùi là chất có dầu, không bốc hơi nên rất lâu khô.

8/ Nếu lở đem theo người mẫu có móng tay hay móng chân bị nấm và bị giám khảo bắt phải nhảy bài làm móng tay hay móng chân, cứ bình tỉnh, cố gắng làm những bài khác cho hoàn hão.

9/ Tất cả những việc làm trong bài thi thực hành, thí dụ như giũa móng tay móng chân, đẩy da, cắt da, phải làm đúng cách và làm thiệt tình, đừng làm giả bộ.

10/ Khi làm bài sát trùng đồ nghề, phải đợi lấy ra xong, xả sạch, cất vô rồi mới bắt đầu làm bài kế.

Chúc quí bạn thí sinh tương lai thi một lần là đậu cả hai phần lý thuyết và thực hành, đem cái bằng Manicurist về và đi làm thành công lớn.

Ngọc Anh

Chuyện Chưa Kể: Du Học Sinh Việt Làm Nail Ở Mỹ

Với tình hình kinh tế như ở Việt Nam hiện nay, việc chi vài chục nghìn USD để đi du học thật không dễ dàng chút nào. Thậm chí, đó là cả gia sản với những gia đình có thu nhập bình thường.

Vì vậy, ngoài việc lên lớp hàng ngày, Trần Thảo Linh đang học tại ĐH Troy (bang Alabama, Mỹ) cũng như rất nhiều du học sinh khác thường tìm kiếm cho mình một công việc làm thêm để giúp đỡ cha mẹ một phần nào đó trong việc chi trả các khoản phí sinh hoạt nơi xứ người.

“Ngoài việc học, mình có đi làm thêm tại một tiệm nail. Công việc chính là vẽ móng cho khách Việt và khách Tây. Mỗi giờ mình được trả 8 USD, thêm cả tiền “boa” của khách nữa, cộng lại cũng đủ trang trải sinh hoạt”.

Công việc này tuy không hỗ trợ nhiều trong quá trình học, nhưng dù sao cũng giúp Linh bớt được một chút gánh nặng tài chính cho gia đình. Đồng thời có thể rèn luyện được khả năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng sống cần thiết để hòa hợp, sống tốt với người Mỹ. Trong thời gian làm việc ở đây, trình độ tiếng Anh của Linh cũng khá lên.

Tuy nhiên, Linh cho biết cũng quen rất nhiều du học sinh Việt Nam khác từng làm nail, mỗi lần tâm sự hay nói chuyện với họ, cô lại bắt gặp rất nhiều ý kiến trái chiều. Thậm chí tỏ ra bất mãn và nhục nhã với nghề nail tại Mỹ.

“Chị Hòa, học trên mình một khóa kể rằng, chủ tiệm lấy cớ ‘chị chưa có quyền làm việc’ để trả lương thấp và chèn ép. Hơn nữa, chủ đó cũng thuê rất nhiều người nhập cư bất hợp pháp để làm những công việc tay chân như dọn dẹp, cắt cỏ…”. Linh nói và cho biết, đôi khi cũng cảm thấy rất bất an vì chưa có quyền được đi làm.

Theo Linh, đôi khi cũng cảm thấy nhục nhã nhưng rồi lại nghĩ lao động bằng sức của mình thì không có điều gì là xấu hết. Ở Mỹ không có nghề gì là xấu, chỉ có tự bản thân mình cho là xấu thôi. Dù đôi khi lao động bằng chính công sức của mình mà đồng lương được hưởng không xứng đáng.

“Nhiều khi gặp khách khó tính, chỉ trả mấy đồng thôi mà hành hạ mình, cũng đau lòng lắm. Nhưng biết sao được, mình vẫn cố gắng đi học và đi làm”, sinh viên này chia sẻ.

Công ty Du học Hồng Phước là công ty tư vấn DU HỌC, DU LỊCHuy tín, chuyên nghiệp, hiệu quả, minh bạch với chi phí tiết kiệm nhất.

Chi tiết vui lòng liên hệ Công ty Du học Hồng Phước!

Hotline: 0903 216 703 (Ms Thuỷ) tư vấn 24/24

Nghề Làm Nail Của Người Việt Trên Đất Mỹ Và Những Câu Chuyện Của Du Học Sinh

Nghề nail cũng lắm công phu, có một số kỹ năng phải học từ Việt Nam

Mie (tên thật là L.N.B.T) là bạn của tôi từ thời cấp ba. Lúc tôi còn học đại học, cô đã định cư ở Mỹ cùng gia đình. Mie chọn học ngành điều dưỡng bốn năm và “giũa nail” suốt khoảng thời gian đó để theo đuổi ước mơ.

Tại xứ sở cờ hoa, sẽ không có điều gì dễ dãi như câu chuyện do những người đi du lịch Mỹ vài tuần vài tháng và đem những điều mục sở thị ít ỏi về quê kể lại. Ba mẹ của Mie cũng phải làm công cho hãng, em trai Mie làm thợ, còn Mie làm nail.

Câu chuyện làm nail của Mie rất dài, giống như khoảng thời gian tôi đưa tiễn cô tại phi trường Tân Sơn Nhất…

Theo lời Mie nói, ở Mỹ, thế giới làm nail chính thống có “ba siêu cường” là Hàn Quốc, Mỹ và Việt Nam. Người Trung Quốc, Lào, Campuchia vẫn gia nhập thị phần nhưng không đáng kể.

So sánh về giá, dịch vụ Mỹ đứng đầu bảng xếp hạng. Nói về độ phủ sóng, dịch vụ của người Việt mới là “anh cả”. “Ghé thăm các trung tâm mua sắm, sẽ gặp không dưới một tiệm nail thuộc về người Việt”, câu nói được Mie nhắc đi nhắc lại đến bốn lần trong cuộc hội thoại.

Tiệm nail người Việt có hai loại thợ là thợ bột và thợ tay-chân-nước. Thợ bột mất thời gian học nghề dài hơn nên tay nghề được đánh giá cao hơn. Thợ tay-chân-nước chỉ cần đáp ứng khâu thủ công làm sạch và sơn móng. Theo kinh nghiệm làm nail ở nhiều tiểu bang, Mie cho rằng thợ bột thường được bao lương, còn thợ tay-chân-nước “tùy lòng hảo tâm của chủ”.

Muốn làm nail hợp pháp tại Mỹ, bạn phải mất nhiều tháng đi học đủ số giờ tại trường dạy nghề và thi lấy chứng chỉ tùy quy định mỗi bang. Đối với một đất nước mà tính rạch ròi của lý trí đã được pháp điển vào hệ thống thì nail cũng có chuẩn mực hành nghề tương tự công việc tiêm thuốc.

Mie thường khuyên những người đến sau rằng, nếu muốn làm nail tại Mỹ thì nên học trước một số kỹ năng trong nước, do trường nghề của Mỹ dạy kém hơn. Điển hình là các kỹ năng trang trí bằng cọ bản, đắp hoa nổi, đính hạt. Những dịch vụ này rất được khách hàng ưa chuộng.

“Nghề làm dâu trăm họ”: Lấy cảm tình của khách hàng và trông chờ tiền tip

Nhiều năm nay, Mie kiên trì “giũa nail” 5-8 giờ mỗi ngày với các công đoạn làm sạch, mat-xa, đắp mask mất khoảng 1 tiếng và lãnh về từ 20 USD – 50 USD. Ban đầu, cô còn ăn chia theo tỷ lệ 5-5 hoặc 6-4 với chủ tiệm. Nhưng về sau, xu hướng bao lương tuần và thưởng doanh số đã thịnh hành.

Thông lệ chi tiền tip trở thành văn hóa trên thị trường cung cấp và tiêu dùng dịch vụ của Hoa Kỳ cũng giúp cho Mie gia tăng thu nhập có khi lên đến 100 USD/tuần, bên cạnh mức lương dao động mạnh trong khoảng 2.000 USD/tháng vì ngày làm, ngày nghỉ.

Theo lời của Mie, khách hàng người Việt đến các tiệm nail của cô làm khá ít, thường là khách người Mỹ và gốc Ấn. Đi về phía Nam nước Mỹ, nhân viên nam làm nail khá đông và còn xuất sắc hơn cả nữ. Phía Bắc thì hiếm có hiện tượng này.

Bên lề sự nghiệp làm nail, Mie từng chứng kiến câu chuyện dở khóc dở cười khi bà mẹ Ấn Độ muốn giới thiệu con trai của bà cho Mie làm quen. Về phía khách hàng người Mỹ, không ít người đến làm nail và “soi” rất kỹ. Họ có thể từ chối trả tiền nếu dịch vụ không đạt sở nguyện.

Tuy nhiên, Mie cũng gặp những khách hàng tốt bụng biết cô còn đang đi học. Họ đã ý tứ gửi cho cô số tiền tip nhiều hơn.

“Có lần, tôi trò chuyện với một nữ khách hàng người Mỹ và nói mình hay ra Starbucks ngồi học bài. Sau khi làm nail xong, cô này đi ngang qua Starbucks đối diện mua về một ly tặng tôi. Có nhiều khách hàng còn tặng dép, tặng chocolate nữa”, cô Mie kể.

Nước Mỹ hiện đại đã xa lạ với văn hóa dùng tiền mặt. Chính vì vậy, các vấn đề tiền bẩn và qua mặt sở thuế được kiểm soát rất chặt chẽ tại khâu thanh toán quy đổi bằng giấy tờ có giá. Cuối hạn, chủ tiệm sẽ trả tờ check (tấm séc) cho nhân viên. Tờ check này đã được bên thứ ba (bắt buộc) xử lý theo chuẩn mực kế toán và thuế vụ. Sau đó, nhân viên đem check ra ngân hàng để làm thủ tục chuyển tiền vào tài khoản.

Du học sinh làm bất hợp pháp có thể bị trục xuất, bị phạt nặng nếu vi phạm chuẩn mực

Thông thường, từ 9 giờ đến 10 giờ sáng, nhân viên tiệm nail sẽ đến mở cửa, có nơi còn đốt nhang cúng thần tài và làm thủ tục treo bằng tại quầy lễ tân. Lực lượng chuyên ngành (state-board) sẽ kiểm tra không thường xuyên và không báo trước, về nhân thân và lao động hợp pháp dựa theo thông tin treo tại quầy với số người đang làm việc tại tiệm.

Con đường phi chính thống của nghề làm nail cũng lắm chông gai. Mặc dù sang Mỹ theo diện định cư nhưng Mie đã làm nail nhiều năm và không hề có một chứng chỉ lận lưng. Để tránh lãnh hai giấy phạt cho cả nhân viên và chủ, những người giống Mie thường phải vừa làm vừa “cảnh giác”. Nếu “có biến”, họ lẳng lặng tẩu thoát theo hướng cửa sau.

Mie nói rằng rất nhiều du học sinh qua Mỹ chọn nghề nail nhưng luật pháp Mỹ chỉ cho phép họ làm công việc trong trường học (trừ thực tập). Nếu bị phát hiện làm việc “chui”, họ sẽ đối mặt với nguy cơ bị trục xuất.

Trong một tiệm nail, ngoài câu chuyện tị hiềm vì giành khách, vấn đề pháp lý cũng rất “tai bay vạ gió”. Mie kể cho tôi nghe những việc có thật mà tưởng như đùa về việc khách hàng quỵt tiền, chủ tiệm đuổi theo chặn đầu xe thì bị người này… lỡ ga tông mất mạng.

Hoặc có một trường hợp khá đình đám được báo chí nước ngoài đăng là chết do dị ứng khi làm nail ở tiệm. Sau khi điều tra, mặc dù nhà chức trách xác định nguyên nhân tử vong bởi di chứng của bệnh tiểu đường nhưng vẫn tiến hành phạt chủ tiệm.

Luật pháp Mỹ quy định rất rõ, rằng nơi cung cấp dịch vụ nail nếu biết khách hàng có tổn thương ở vị trí thực hiện thì phải từ chối và tuyệt đối không được tiếp xúc vết thương hở khi làm nail. Hai vi phạm hành chính trên buộc chủ tiệm phải đóng phạt 4.000 USD.

Chuyện người Việt làm nail trên đất Mỹ vốn có nhiều “thâm cung bí sử” hơn những điều tôi tường thuật lại. Tuy nhiên, Mie đã từ chối kể thêm và cô tin rằng công việc hiện tại sẽ sớm kết thúc để mở ra một thiên đường mới. Đó là những phòng ốc tinh tươm trong bệnh viện và mức lương kỳ vọng trên 70.000 USD/năm.

Video: Ảnh hưởng covid 19 Gần một triệu người Úc bị mất việc làm

Kinh Nghiệm Tự Làm Hồ Sơ Du Học Nghề Tại Đức Từ A Đến Z

Tự làm hồ sơ du học nghề tại Đức không phức tạp như bạn nghĩ. Nhiều người tìm đến sự giúp đỡ của các công ty tư vấn. Dĩ nhiên bạn phải trả phí cho dịch vụ này. Bạn có thể tự làm hồ sơ du học nghề Đức, không tốn kém và khó khăn chút nào.

Nhiều người cho rằng: tự làm hồ sơ du học nghề Đức quá phức tạp. Việc này tiêu tốn nhiều thời gian và công sức. Đôi khi đấy chỉ là yếu tố tâm lý. Bạn đừng vội kết luận làm hồ sơ du học nghề Đức khó khăn. Hãy tìm hiểu từng chi tiết một, bạn sẽ thấy nó đơn giản hơn rất nhiều. Trabi Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn cách tự làm hồ sơ du học nghề Đức. Đảm bảo nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Quy trình tự làm hồ sơ du học nghề Đức

Trước khi làm hồ sơ du học nghề Đức, bạn cần thực hiện những việc sau đây:

Thứ nhất, thi chứng chỉ tiếng Đức. Trong hồ sơ du học nghề Đức, bạn buộc phải có chứng chỉ tiếng Đức.

Về bản chất, chứng chỉ Tiếng Đức dành cho người du học nghề không khó như du học văn học. Bạn chỉ cần biết Tiếng Đức cơ bản là có thể du học nghề Đức. Bạn nên luyện thi chứng chỉ tiếng Đức tại các trung tâm uy tín.

Ở Việt Nam có nhiều trung tâm như vậy. Họ sẽ hướng dẫn bạn cách học Tiếng Đức nhanh chóng, dễ hiểu. Đặc biệt là bí quyết vượt qua kỳ thi chứng chỉ Tiếng Đức.

Dịch vụ này mang đến nhiều lợi ích: độ chính xác cao; thời gian nhanh chóng; đảm bảo độ tin cậy của dấu công chứng.

Thứ ba, mở tài khoản du học nghề Đức. Tùy vào yêu cầu của trường dạy nghề tại Đức, mà bạn có hoặc không phải chứng minh tài chính. Nếu trường dạy nghề của bạn yêu cầu chứng minh tài chính, thì bạn phải mở một tài khoản tại ngân hàng. Trong tài khoản đó có đủ số tiền theo quy định (mỗi trường có quy định riêng về việc này).

Thứ tư, tiến hành xin visa du học nghề Đức. Dù bạn sang Đức dưới hình thức nào đi nữa (du học văn hóa, du học nghề, xuất khẩu lao động, du lịch,…) thì vẫn phải xin visa. Đại sứ quán Đức quy định rõ ràng về thủ tục xin cấp visa (có mẫu chuẩn tại đó). Việc bạn cần làm là chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ theo yêu cầu của Đại sứ quán Đức.

Hồ sơ du học nghề Đức gồm những gì?

Hồ sơ du học nghề Đức bao gồm những giấy tờ sau:

Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (hệ 12 năm).

Bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học (nếu có).

Bảng điểm cao đẳng, đại học (nếu có).

Chứng chỉ tiếng Đức B1.

Đơn xin nhập học bằng tiếng Đức.

Thẩm tra APS.

Thẩm tra APS gồm 2 công việc chính: Thứ nhất là xác minh khả năng nhập học của sinh viên. Liệu sinh viên đó có đáp ứng yêu cầu học nghề tại Đức không. Thứ hai, kiểm tra các loại chứng chỉ, bằng cấp của sinh viên.

Bạn có thể tự làm hồ sơ du học nghề ở Đức. Việc này không quá phức tạp. Nếu bạn chưa rõ về quy trình làm hồ sơ du học nghề ở Đức, hãy liên hệ với Công ty Trabi Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ bạn!

Trabi Việt Nam có trách nhiệm: tư vấn, hỗ trợ, đồng hành cùng học viên du học Đức. Giúp bạn du học Đức thuận lợi là sứ mệnh của Trabi Việt Nam.

Bạn đang xem bài viết Thi Đậu Nghề Làm Nail: Kinh Nghiệm Kể Lại trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!