Xem Nhiều 3/2023 #️ Rút Ngắn Thời Gian Đào Tạo Bác Sĩ Đa Khoa? # Top 6 Trend | Phusongyeuthuong.org

Xem Nhiều 3/2023 # Rút Ngắn Thời Gian Đào Tạo Bác Sĩ Đa Khoa? # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Rút Ngắn Thời Gian Đào Tạo Bác Sĩ Đa Khoa? mới nhất trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thời gian đào tạo đại học y khoa sẽ kéo dài 5 năm thay vì 6 năm như hiện tại. Người tốt nghiệp ĐH y dược phải trải qua một kỳ thi quốc gia để cấp chứng chỉ và sau đó phải có thời gian thực hành nghề nghiệp từ 1-3 năm trước khi được hành nghề khám chữa bệnh.

Đó là những điểm mới trong Khung giáo dục quốc dân trong lĩnh vực y tế do Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) đề xuất, được nêu ra tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường y dược Việt Nam chiều ngày 26/8.

Đào tạo đại học y dược từ 3-5 năm

Theo ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2016 đã quy định thời gian đào tạo ĐH là từ 3-5 năm.

Khung cơ giáo dục quốc dân trong lĩnh vực y tế

Trên cơ sở đó, ông Lợi đề xuất, thời gian đào tạo đại học y dược sẽ phân thành 2 loại: Loại 1 sẽ kéo dài 4 năm đối với các ngành điều dưỡng, y tế công cộng, kỹ thuật y học và các hệ cử nhân khác.

Loại 2 là ngành y khoa, răng hàm mặt và dược sẽ có thời gian đào tạo là 5 năm(tối thiểu là 150 tín chỉ) tương đương trình độ bậc 7 trong Khung trình độ quốc gia (tương đương thạc sĩ). 

Ngành y học cổ truyền và y học dự phòng sẽ không đào tạo thành mã ngành riêng như hiện nay nữa.

Theo đề xuất này, những người tốt nghiệp ĐH y dược sẽ phải trải qua kỳ thi cấp quốc gia để lấy chứng chỉ hành nghề sau đó phải trải qua thời gian thực hành nghề nghiệp từ 1-3 năm tùy theo từng ngành trước khi được hành nghề chính thức.

Cụ thể, với các ngành điều dưỡng, kỹ thuật y học,… sẽ có thời gian thực hành là 1 năm. Còn đối với ngành y khoa, răng hàm mặt và dược thì thời gian thực hành sẽ kéo dài tới 3 năm.

Một điểm mới trong đề xuất của đại diện Bộ Y tế là tiêu chuẩn đầu vào đối với tất cả các cấp đào tạo y dược (từ trung cấp trở lên) đều phải là tốt nghiệp THPT (hết lớp 12).

Tại hội nghị, hầu hết các ý kiến của thành viên hội đồng đều cho rằng, không nên rút thời gian đào tạo các trường y và thậm chí kể cả dược xuống 5 năm, mà nên giữ thời gian 6 năm.

Ông Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, trên thế giới hiện có 3 mô hình chủ yếu về đào tạo y khoa, gồm: mô hình 4+4 của Mỹ, 5 năm của Anh và một vài nước, còn lại 6 năm là mô hình phổ biến. 

“Tôi vẫn đề nghị đào tạo y khoa phải đào tạo 6 năm. Trong bối cảnh đào tạo ĐH ở nước ta vẫn còn một số nội dung bắt buộc không thể bỏ đi được mà lại cắt giảm thời gian đào tạo thì không ổn” – ông Hinh nói. 

“Trong lịch sử đào tạo y khoa của chúng ta, ngay cả trong những năm chiến tranh ác liệt nhất cũng chỉ có 1-2 khóa đào tạo y khoa 5 năm. Sau đó, các thầy yêu cầu làm lại đúng chương trình 6 năm cho đến tận ngày hôm nay”.

Còn ông Phạm Văn Thức, Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Hải Phòng nhận định, hiện nay các trường đang đào tạo y đa khoa 6 năm, các nước cũng đều đào tạo 6 năm. Do đó, nếu Việt Nam lại rút xuống 5 năm thì sẽ không hội nhập. 

Ông Nguyễn Minh Lợi giải thích, Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đã được ban hành. Hiện tại, Luật Giáo dục Đại học cũng đang được sửa đổi và nếu vào năm 2018, quy định này được luật hóa thì thời gian đào tạo các trường ĐH y dược đương nhiên phải là 5 năm.

Bên cạnh đó, theo ông Lợi, không nên tiếp cận theo cách thời gian đào tạo ĐH y dược là bao lâu mà phải tiếp cận theo hướng, để trở thành bác sĩ thì phải học bao lâu. Theo đó, thời gian để một người trở thành bác sĩ theo đề xuất mới vẫn phải mất 8 năm trong khi hiện tại mất khoảng 7,5 năm.

Hội nghị Hội đồng hiệu trưởng các trường đại học y dược Việt Nam ngày 26-27/8

Trong khi đó, ông Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược chúng tôi đề xuất nên tách thời gian đào tạo ở các trường ĐH y dược thành 2 hệ: Hệ 4 năm dành cho cử nhân điều dưỡng, kỹ thuật y học và hệ 4+2 (4 năm cộng 2 năm) cho y khoa, răng hàm mặt và dược. 

Phải thi chứng chỉ hành nghề ngay sau tốt nghiệp

Theo ông Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay, sinh viên y khoa sau khi học 6 năm trong trường, thực hành 18 tháng trong bệnh viện sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề 1 lần và có giá trị vĩnh viễn.

Trong bối cảnh đào tạo y khoa hiện nay, việc tổ chức một kỳ thi cấp quốc gia để cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ, dược sĩ  là rất cần thiết để đảm nâng chất lượng đầu ra, đảm bảo an toàn cho người bệnh. 

Điều này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 75, quy định cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Y tế vừa ban hành hồi tháng 6 vừa qua.

“Hiện nay, Lào và Campuchia cũng đã có quy định rồi, chỉ có Việt Nam là vẫn chưa có” – ông Cường cho hay.

Một giờ học của sinh viên ngành y

Hiện, Bộ Y tế đã xây dựng đề án thành lập Hội đồng Y khoa quốc gia để chịu trách nhiệm tổ chức cuộc thi này. Kết quả của cuộc thi sẽ là căn cứ để Cục Quản lý khám chữa bệnh của Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, việc cấp chứng chỉ có thể chỉ có giá trị trong 5 năm chứ không phải là vĩnh viễn như trước đây.

Thời điểm thi sẽ được thực hiện ngay sau khi sinh viên y khoa vừa tốt nghiệp để đảm bảo sàng lọc đối tượng được tham gia giai đoạn thực hành nghề nghiệp sau đó. Bên cạnh đó, gọi là kỳ thi quốc gia nhưng không phải là tổ chức thi trong cùng 1 ngày mà mỗi năm sẽ tổ chức 3-4 lần, tại nhiều nơi khác nhau, chỉ sử dụng chung một quy chế.

Mặc dù hầu hết thành viên hội đồng đều tán thành về sự cần thiết phải có một kỳ thi cấp quốc gia, song cũng có nhiều câu hỏi về những chi tiết kỹ thuật của kỳ thi này.

Chẳng hạn, ông Nguyễn Đức Hinh đặt câu hỏi, kỳ thi này được gọi là kỳ thi cấp quốc gia cho cả các trường công lập và ngoài công lập, nhưng những trường đào tạo đặc thù như quân y thì có phải thi không? Ngoài ra, hiện nay chúng ta có rất nhiều hệ đào tạo từ liên thông, chuyên tu, cử tuyển thì sẽ áp dụng như thế nào?

Ông Hinh cũng đặt ra tình huống, nếu tới năm 2020 tổ chức kỳ thi cấp quốc gia mà có tới 50% bác sĩ tốt nghiệp của một trường nào đó không qua được kỳ sát hạch này thì sẽ giải quyết ra sao?

Còn ông Hoàng Năng Trọng, Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Thái Bình thì băn khoăn, kỳ thi này nên là “sau tốt nghiệp” hay “ngay sau tốt nghiệp” vì sẽ có những thí sinh chưa có nhu cầu hành nghề ngay. 

Bên cạnh đó, hiện nay, các trường đều chuyển sang đào tạo theo tín chỉ, tiến tới sẽ bỏ kỳ thi tốt nghiệp, nay lại có thêm một kỳ thi quốc gia ngay sau tốt nghiệp thì liệu có giống một kỳ thi tốt nghiệp khác và sẽ tạo ra thêm thủ tục cho sinh viên không?

Trả lời những vấn đề do các hiệu trưởng đặt ra, ông Lê Quang Cường cho rằng, hiện nay chúng ta có nhiều hình thức đào tạo khác nhau nhưng cuối cùng bằng vẫn là bằng bác sĩ. 

“Bao nhiêu phần trăm bác sĩ ra trường sau 6 năm học đại học biết đặt ống thông dạ dày dù đây là công việc của một y tá? Bao nhiêu phần trăm sinh viên được 1 lần trong 6 năm học được một mình đỡ đẻ?” – ông Cường đặt câu hỏi. “Do đó, chứng chỉ hành nghề là cái tối thiểu phải đạt được trước khi một bác sĩ sau khi tốt nghiệp được sờ vào người bệnh”.

“Quan điểm của Bộ Y tế là đảm bảo an toàn cho người bệnh. Trước đây chúng ta chỉ tập trung để tạo ra số lượng, bây giờ chúng ta phải tập trung cho chất lượng dù điều này sẽ rất khó khăn” – ông Cường khẳng định.

Dự án 101 triệu USD cho đào tạo nhân lực y tế Theo thông tin từ Bộ Y tế, một dự án với tổng nguồn vốn 101 triệu USD vay từ WorldBank cho giáo dục đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế đang được triển khai từ 2014-2020. Theo đó, dự án sẽ triển khai trên 4 trụ cột chính gồm: Đổi mới chương trình dựa trên chuẩn năng lực để tạo ra sinh viên tốt nghiệp theo định hướng thực hành phù hợp với nhu cầu của Việt Nam; Phát triển giảng viên y khoa được đào tạo ở trường ĐH và bệnh viên để giảng dạy y khoa theo định hướng nghề nghiệp; Xây dựng một khung chất lượng quố gia cho giáo dục y tế; Các quy chế, chính sách về nhân lực y tế, ngân hàng câu hỏi tiến tới thi cấp chứng chỉ hành nghề.

Lê Văn (Theo Vietnamnet)

Bác Sĩ Đa Khoa: Môn Tiếng Anh

Môn Tiếng Anh – Tài liệu ôn thi Bác sĩ nội trú và cao học – Đại Học Y Hà Nội

Bộ môn này đang được cập nhật

Xin cảm ơn!

II. ĐIỀU KIỆN DỰ THI – Bác sĩ nội trú

1.Là Bác sĩ tốt nghiệp hệ chính quy năm 2013, có bằng tốt nghiệp phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi và đạt loại khá trở lên.

2.Tuổi đời không quá 27 và có đủ sức khoẻ phục vụ lâu dài trong ngành Y tế.

3.Trong các năm học đại học không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị dừng học tập (trừ lý do sức khoẻ).

4.Thí sinh đăng ký dự thi hệ nào thì điểm lần học cuối cùng kết thúc môn học được chọn là môn chuyên ngành hệ đó phải đạt từ 7 điểm trở lên ở lần thi thứ nhất (lấy điểm trung bình của lý thuyết và lâm sàng theo thang điểm 10):

*Dự thi hệ Nội, Cận lâm sàng: Xét điểm môn Nội và Nhi.

*Dự thi hệ Ngoại: Xét điểm môn Ngoại và Sản.

*Dự thi chuyên ngành Răng hàm mặt: Điểm trung bình các môn chuyên ngành Răng hàm mặt năm thứ 6 phải đạt từ 7 điểm trở lên; môn bệnh học Ngoại khoa đạt từ 5 điểm trở lên ở lần thi thứ nhất.

*Dự thi chuyên ngành Y học cổ truyền:

– Xét điểm trung bình của 4 môn học thuộc chuyên ngành Y học cổ truyền: Lý luận Y học cổ truyền, Phương tễ, Châm cứu, Bệnh học Nội – Lão – Nhi (bệnh học Nội hoặc bệnh học Nội – Nhi) phải đạt từ 7 điểm trở lên và các môn học này thi lần đầu đạt từ 5 điểm trở lên.

– Điểm thi môn Bệnh học Nội khoa (Y học hiện đại) đạt từ 5 điểm trở lên.

*Dự thi chuyên ngành Y học dự phòng hoặc Dinh dưỡng: Xét điểm trung bình 4 môn phải đạt từ 7 điểm trở lên: Dịch tễ học, Sức khoẻ môi trường, Sức khoẻ nghề nghiệp, Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (lấy kết quả điểm thi năm cuối cùng đối với các môn có nhiều học phần).

Tìm Hiểu Ngành Nghề: Ngành Y Khoa (Bác Sĩ Đa Khoa)

Y khoa là ngành học đứng đầu lĩnh vực sức khỏe, đào tạo nên những bác sĩ đa khoa và đây cũng là ước muốn của rất nhiều bạn trẻ theo đuổi trường y.

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe nhiều người nói rằng làm bác sĩ sướng lắm, làm bác sĩ giàu lắm. Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm mà thôi. Ít ai biết được sinh viên ngành Y khoa đã phải học những gì, học ra sao và áp lực đè nặng lên người theo ngành này như thế nào.

Sau khi đọc bài viết này bạn sẽ biết được Y khoa là gì, những trường nào đào tạo ngành Y khoa và học Y khoa ra trường làm công việc gì?

Giới thiệu chung về ngành

Y khoa là ngành gì?

Y khoa (trước đây được gọi là Y đa khoa) là ngành học đào tạo bác sĩ đa khoa với các kỹ năng khám, tổng hợp và diễn giải thông tin lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phổ biến của bệnh nhân.

Học Y đa khoa để làm gì?

Chương trình đào tạo bác sĩ y khoa cung cấp cho các bạn kiến thức từ cơ bản tới chuyên sâu về:

Kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, y học lâm sàng

Kiến thức tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật cho cá nhân và cộng đồng

Kiến thức cơ bản về chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân

Nắm rõ các quy định của pháp luật về chính sách chăm sóc, nâng cao sức khỏe cộng đồng

Các trường đào tạo ngành Y khoa

Các trường có ngành Y khoa như sau:

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Khu vực miền Nam

Điểm chuẩn ngành Y khoa năm 2020 cao nhất là 28.9 với trường Đại học Y Hà Nội. Các bạn cũng đừng quá lo lắng điểm cao bởi đề thi tốt nghiệp THPT được đánh giá là không quá khó, vì vậy phổ điểm cũng cao hơn mọi năm và vì vậy mà điểm chuẩn cao cũng là chuyện bình thường.

Ngành Y đa khoa ở Việt Nam có thời gian đào tạo lên tới 6 năm và là một trong những ngành học có thời gian đào tạo lâu nhất hiện nay.

Các khối thi ngành Y khoa

Hầu như toàn bộ các trường phía trên xét tuyển ngành Y khoa năm 2020 đều sử dụng khối B00.

Các khối xét tuyển ngành Y đa khoa bao gồm:

Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh học)

Khối D07, D08, D90

Khối A00, A02, A16

Khối B03, B08

Khối C02

Chương trình đào tạo ngành Y khoa

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

Các môn học chung

Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngoại ngữ + Ngoại ngữ chuyên ngành

Tin học đại cương + ứng dụng

Giáo dục thể chất

Giáo dục quốc phòng – an ninh

Các môn cơ sở khối ngành

Dân số học

Sinh học và di truyền

Lý sinh

Hóa học

Xác suất – Thống kê y học

Tâm lý y học – Đạo đức Y học

Truyền thông và Giáo dục sức khoẻ

II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

1. Kiến thức cơ sở của ngành

Giải phẫu

Mô phôi

Sinh lý

Hóa sinh

Vi sinh

Ký sinh trùng

Giải phẫu bệnh

Sinh lý bệnh – Miễn dịch

Dược lý

Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm

Sức khoẻ môi trường và Sức khỏe nghề nghiệp

Dịch tễ học CB + ứng dụng

Điều dưỡng cơ bản

Chẩn đoán hình ảnh

Thực tập cộng đồng 1

2. Kiến thức ngành

Nội cơ sở

Ngoại cơ sở

Nội bệnh lý

Ngoại bệnh lý

Phụ sản

Nhi khoa

Truyền nhiễm

Y học cổ truyền

Lao

Răng hàm mặt

Tai mũi họng

Mắt

Da liễu

Phục hồi chức năng

Thần kinh

Tâm thần

Ung thư

Chương trình y tế quốc gia

Tổ chức và quản lý y tế

Thực tập cộng đồng 2

3. Kiến thức bổ trợ

Phẫu thuật thực hành

Huyết học

Nội tiết

Niệu

Gây mê hồi sức

Pháp y

Ngoại thần kinh

Ngoại nhi

Kinh tế y tế – BHYT

Ngoại lồng ngực

4. Thi tốt nghiệp (hoặc khóa luận)

Tổng hợp hệ nội

Tổng hợp hệ ngoại

Lâm sàng

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Không cần phải nói, sinh viên học ngành Y đa khoa ra trường sẽ làm các bác sĩ đa khoa với công việc khám và chữa bệnh cho người dân.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Y đa khoa có thể đảm nhiệm công tác khám chữa bệnh, giảng giải và nghiên cứu khoa học, quản lý. Đáp ứng yêu cầu công việc bao gồm:

Bác sĩ điều trị tại các cơ sở y tế

Giảng viên, nhà nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo khoa học sức khỏe

Chuyên viên y tế, nhà nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, cơ quan quản lý, tổ chức chuyên môn

Tổ chức, quản lý và điều hành chuyên môn tại các đơn vị khám, chữa bệnh.

Ngoài ra, các bạn có thể lựa chọn tiếp tục học tập và nghiên cứu các bậc học cao hơn trong và ngoài nước.

Bác Sĩ Đa Khoa (Liên Thông Từ Trung Cấp Lên Đh Ngành Y Đa Khoa)

Trường Trung cấp y khoa Quản Hà Nội sẽ trả lời một số thắc mắc về liên thông từ y sỹ đa khoa lên bác sỹ của bạn.

Bên cạnh đó, những đối tượng đã tốt nghiệp có bằng trung cấp chuyên nghiệp hoặc cao đẳng thuộc khối ngành sức khoẻ nói chung đều được đăng kí dự tuyển liên thông đại học các ngành điều dưỡng, hộ sinh, y tế công cộng, kỹ thuật y học. Đối với đối tượng đăng kí liên thông đại học các ngành y đa khoa, răng hàm mặt, y học cổ truyền phải có thời gian làm việc liên tục đúng ngành tối thiểu 12 tháng, kể từ khi kí hợp đồng lao động đến thời điểm cơ sở đào tạo bắt đầu nhận hồ sơ dự thi liên thông.

Hồ sơ đăng kí dự thi liên thông bác sỹ

-01 phiếu dự thi có xác nhận của cơ quan làm việc

– 02 bản công chứng bằng và bảng điểm trung cấp y sỹ đa khoa

– 02 bản công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc BTVH tương đương

– 02 bản sao giấy khai sinh

– 04 ảnh 3×4 cm và 01 ảnh 2×3 cm

Hướng dẫn tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học, cao đẳng y, dược

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 27 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Bộ Y tế hướng dẫn tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học, cao đẳng y, dược như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh (Trung cấp y sĩ đa khoa có thể học liên thông Bác sĩ)

Thông tư này hướng dẫn về đối tượng và tiêu chuẩn tuyển sinh; chính sách ưu tiên; hồ sơ dự tuyển; tổ chức thi, tuyển; thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong công tác tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học y, dược từ trình độ cao đẳng, trung cấp và đào tạo liên thông trình độ cao đẳng y, dược từ trình độ trung cấp.

2. Đối tượng áp dụng (Ngành Y sĩ được mở rộng liên thông lên bác sỹ)

Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trình độ đại học, cao đẳng theo hình thức vừa làm vừa học, tập trung 4 năm và cán bộ y tế tham dự tuyển sinh các khoá đào tạo này.

3. Chương trình đào tạo (Rút ngắn thời gian đào tạo bác sĩ đa khoa?)

Sử dụng các chương trình đào tạo đại học, cao đẳng y, dược từ trình độ cao đẳng, trung cấp theo hình thức vừa làm vừa học, tập trung 4 năm phù hợp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế ban hành.

4. Các khái niệm dùng trong Thông tư

a) Cán bộ y tế là những người đã được đào tạo và có trình độ chuyên môn y, dược, đang làm việc trong lĩnh vực y tế.

b) Y tế huyện được hiểu là y tế huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Y tế xã được hiểu là y tế xã, phường, thị trấn.

c) Thâm niên chuyên môn là thời gian làm việc đúng chuyên ngành, trình độ đào tạo sau khi tốt nghiệp trung cấp y tế (đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp), cao đẳng y tế (đối với đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng), tính từ khi có quyết định tuyển dụng công chức, viên chức của cấp có thẩm quyền, hợp đồng lao động hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép hành nghề y, dược tư nhân.

d) Mốc thời gian để tính thâm niên chuyên môn, thời gian làm việc là đến ngày 31 tháng 10 năm dự thi.

đ) Các khu vực tuyển sinh: Bao gồm Khu vực 1 (KV1), Khu vực 2 (KV2), Khu vực 2 – nông thôn (KV2-NT) và Khu vực 3 (KV3), được phân chia theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.(Thông tư số 41/2015/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh)

Khu vực dự thi của mỗi thí sinh được xác định dựa vào địa chỉ cơ quan nơi thí sinh đang làm việc trong biên chế, theo hợp đồng lao động hoặc địa chỉ nơi thí sinh hành nghề y, dược tư nhân. Khu vực dự thi của quân nhân, công an nhân dân được xác định dựa theo địa chỉ nơi đóng quân hoặc theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn đối với trường hợp đóng quân tại cùng một khu vực từ 18 tháng trở lên; nếu dưới 18 tháng thì xác định khu vực dự thi theo hộ khẩu thường trú trước khinhập ngũ.

1. Đối tượng tuyển sinh đào tạo Bác sỹ, Dược sỹ đại học

a) Đối với thí sinh thuộc KV1, KV2-NT, KV2: Là cán bộ y tế đang làm việc đúng chuyên ngành và trình độ đào tạo.

b) Đối với thí sinh thuộc KV3: Phải đáp ứng yêu cầu như đối với thí sinh thuộc KV1, KV2-NT, KV2 nêu tại khoản a và thuộc một trong các diện sau:

– Đang trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, tâm thần, phong, lao;

– Đang công tác trong lĩnh vực pháp y, y tế dự phòng;

– Đang trực tiếp sản xuất, pha chế dược phẩm, vắc- xin, sinh phẩm y tế và đã làm công việc này liên tục từ 24 tháng trở lên;

– Đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự hoặc đã công tác liên tục tại KV1 trong ngành y tế từ 24 tháng trở lên.

2. Đối tượng tuyển sinh đào tạo cử nhân, cao đẳng y tế

Cán bộ y tế đang làm việc đúng chuyên ngành và trình độ đào tạo.

3. Đối tượng tuyển sinhđào tạo hợp đồng theo địa chỉ sử dụng

Cán bộ y tế đang làm việc đúng chuyên ngành, trình độ đào tạo tại KV1, KV2-NT hoặc đang làm việc tại y tế xã, y tế huyện KV2 và đã làm việc liên tục tại các khu vực, đơn vị này từ 24 tháng trở lên, cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ trở lại công tác tại địa phương, cơ quan nơi cử đi học, được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ, ngành chủ quản quyết định cho phép dự tuyển sinh, học tập theo chế độ này.

III. TIÊU CHUẨN TUYỂN SINH

1. Về phẩm chất chính trị

Lý lịch bản thân và gia đình rõ ràng, hoàn thành các nhiệm vụ được giao, phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành đầy đủ chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Những người đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên không được dự tuyển.

2.Về trình độ văn hoá

Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc văn hoá tương đương.

3. Về trình độ chuyên môn:TUYỂN SINH LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC chúng tôi

a) Đào tạo cử nhân và cao đẳng Điều dưỡng, Kỹ thuật Y học từ trình độ trung cấp: Phải có bằng tốt nghiệp Điều dưỡng trung cấp, Hộ sinh trung cấp hoặc Kỹ thuật viên trung cấp chuyên ngành phù hợp, đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế; nếu tốt nghiệp Y sỹ trung cấp phải có thêm chứng chỉ đào tạo chuyển đổi thành Điều dưỡng trung cấp theo chương trình của Bộ Y tế do các cơ sở đào tạo được Bộ Y tế cho phép cấp.

b) Đào tạo cử nhân Điều dưỡng, Kỹ thuật y học từ trình độ cao đẳng: Phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh hoặc cao đẳng Kỹ thuật y học chuyên ngành phù hợp, đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế.

c) Đào tạo cử nhân Y tế công cộng: Phải có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng y tế đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế.

d) Đào tạo Bác sỹ đa khoa: Phải có bằng tốt nghiệp Y sỹ đa khoa đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế.

đ) Đào tạo Bác sỹ Y học cổ truyền (YHCT): Phải có bằng tốt nghiệp Y sỹ YHCT hoặc Y sỹ định hướng YHCT đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế.

e) Đào tạo Dược sỹ đại học: Phải có bằng tốt nghiệp Dược sỹ trung cấp đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế.Liên thông từ Dược sĩ Cao Đẳng lên ĐH Dược TPHCM ở đâu?

g) Các thí sinh đã được đào tạo trong quân đội: Phải có bằng tốt nghiệp trung cấp Y, Dược do Trường Trung cấp Quân y 1 (nay là Học viện Quân y), Trường Trung cấp Quân y 2 cấp; hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp Y, Dược do các Trường Trung cấp Quân y thuộc Quân khu, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục và tương đương cấp từ năm 1994 trở về trước và có thời gian đào tạo ít nhất là 2 năm học.

4.Về thâm niên chuyên môn

a) Đối với đào tạo cử nhân y tế từ trình độ cao đẳng và đào tạo cao đẳng y tế từ trình độ trung cấp: Người tốt nghiệp cao đẳng (đối với đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng), trung cấp (đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp) y tế chuyên ngành phù hợp loại giỏi phải có thâm niên chuyên môn từ 12 tháng trở lên; các đối tượng còn lại phải có thâm niên chuyên môn từ 24 tháng trở lên.

b) Đối với đào tạo đại học y, dược từ trình độ trung cấp: Phải có thâm niên chuyên môn từ 36 tháng trở lên.

5. Về sức khoẻ

Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành.

Việc xét trúng tuyển được ưu tiên theo khu vực và trong mỗi khu vực có các đối tượng ưu tiên về chính sách.

1. Ưu tiên về khu vực

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Ưu tiên về chính sách

a) Nhóm ưu tiên 1:(Thông tư số 41/2011/TT-BYT của Bộ Y tế : Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh)

– Các đối tượng thuộc nhóm ưu tiên 1 theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Người đang làm việc đúng chuyên ngành đào tạo tại KV1 và đã làm việc liên tục tại khu vực này từ 24 tháng trở lên.

b) Nhóm ưu tiên 2:(Học ngành y sĩ đa khoa ra trường làm công việc gì?)

– Các đối tượng thuộc nhóm ưu tiên 2 theo qui định của quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Người đang trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, tâm thần, phong, lao, khám nghiệm tử thi và đã làm công việc này liên tục từ 24 tháng trở lên.

– Người đang làm việc đúng chuyên ngành đào tạo tại KV1 và đã làm việc liên tục tại khu vực này từ 12 tháng trở lên.

– Người đang làm việc đúng chuyên ngành đào tạo tại y tế xã, y tế huyện và đã làm việc liên tục tại đó từ 24 tháng trở lên.

Mỗi đối tượng dự tuyển chỉ được hưởng 01 tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất về chính sách.

V. HỒ SƠ DỰ TUYỂN

1. Hồ sơ dự tuyển chung

a) Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận đồng ý cho dự thi và theo học của cơ quan nơi thí sinh đang làm việc hay cơ quan quản lý y tế từ cấp Sở Y tế hoặc tương đương trở lên.

– Bằng tốt nghiệp và bảng điểm các môn học trong chương trình đào tạo trung cấp (đối với đào tạo liên thông từ trung cấp), cao đẳng (đối với đào tạo liên thông từ cao đẳng) y, dược chuyên ngành phù hợp.

– Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc văn hoá tương đương.

c) Bản sao hợp pháp giấy khai sinh.

d) Giấy xác nhận thâm niên chuyên môn do cơ quan nơi thí sinh đang làm việc hay cơ quan quản lý y tế từ cấp Sở Y tế hoặc tương đương trở lên cấp.

đ) Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên tuyển sinh của cơ quan có thẩm quyền.

e) Giấy xác nhận đủ sức khỏe để học tập do cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền cấp.

g) Bốn ảnh mới chụp không quá 6 tháng cỡ 4 x 6 (một ảnh dán vào phiếu đăng ký dự thi, đóng dấu giáp lai).

2. Với các đối tượng đặc biệt

a) Thí sinh thuộc KV3 dự thi tuyển sinh đào tạo Bác sỹ, Dược sỹ phải có thêm một trong các giấy tờ sau:

– Bản sao hợp pháp quyết định phân công công tác, giấy xác nhận thời gian làm việc tại KV1;

– Giấy xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

– Bản sao hợp pháp quyết định phân công công tác, giấy xác nhận thời gian trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, tâm thần, phong, lao, công tác trong lĩnh vực pháp y, y tế dự phòng, trực tiếp sản xuất, pha chế dược phẩm, vắc- xin, sinh phẩm y tế.

b) Thí sinh diện hợp đồng theo địa chỉ sử dụng phải có thêm:

– Bản sao hợp pháp quyết định phân công công tác, giấy xác nhận thời gian làm việc tại KV1, KV2-NT hay y tế xã, y tế huyện thuộc KV2.

– Công văn cử tham dự tuyển sinh và học theo chế độ này của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ, ngành chủ quản.

– Bản cam kết trở lại địa phương, cơ quan (nơi đã cử đi học) công tác sau khi tốt nghiệp.

Thí sinh phải nộp hồ sơ đăng ký dự thi về trường đúng thời hạn quy định.

VI. TỔ CHỨC THI, TUYỂN

1. Các môn thi ( Trung cấp Quản lý điều dưỡng hướng đi Đức (Viện Goethe) cơ sở Hà Nội )

a) Đối với đào tạo đại học, cao đẳng y, dược từ trình độ trung cấp:

Thí sinh phải dự thi 3 môn: Toán học, Hoá học hoặc Sinh học và môn chuyên môn.

b) Đối với đào tạo đại học y từ trình độ cao đẳng:

Thí sinh phải dự thi 2 môn: Môn y học cơ sở và môn chuyên môn.

Đề thi môn y học cơ sở được xây dựng từ nội dung các môn cơ sở thuộc phần giáo dục chuyên nghiệp trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng hiện hành của Bộ Y tế, phù hợp với ngành dự thi.

Đề thi môn chuyên môn được xây dựng từ nội dung các môn chuyên môn trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng (đối với đào tạo liên thông từ cao đẳng), trung cấp (đối với đào tạo liên thông từ trung cấp) hiện hành của Bộ Y tế, phù hợp với ngành dự thi.

a) Hằng năm, mỗi trường chỉ tổ chức tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học, cao đẳng y, dược từ trình độ cao đẳng, trung cấp một lần theo chỉ tiêu kế hoạch đã được chấp thuận của năm đó.

b) Ngày thi, môn thi do các trường quy định cụ thể và đăng ký với Bộ Y tế (Vụ Khoa học và Đào tạo), Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời thông báo công khai bằng phương tiện thông tin đại chúng cho thí sinh trong vùng tuyển.

c) Các trường có thể tổ chức ôn thi cho thí sinh. Thời gian ôn thi và học phí ôn thi do nhà trường xác định theo đúng quy định hiện hành.

3. Triệu tập thí sinh và chế độ báo cáo

a) Sau khi xác định điểm trúng tuyển và tiêu chuẩn xét chọn, các trường cần kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ của các thí sinh đã trúng tuyển; trong những trường hợp cần thiết có thể làm việc với cơ sở cử người đi học và các cơ quan chức năng để xác định tính hợp pháp của giấy tờ trong hồ sơ.

b) Các trường phải báo cáo kết quả tuyển sinh, danh sách trúng tuyển về Bộ Y tế (Vụ Khoa học và Đào tạo) và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Đối với thí sinh diện đào tạo hợp đồng theo địa chỉ sử dụng

Các thí sinh diện đào tạo hợp đồng theo địa chỉ sử dụng phải tham dự kỳ thi tuyển sinh chung cùng với các thí sinh diện thi tuyển và được xét trúng tuyển theo điểm chuẩn riêng cho đối tượng này.

VII. THANH TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Việc thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong quá trình tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học, cao đẳng y, dược từ trình độ cao đẳng, trung cấp được thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

VIII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bãi bỏ Thông tư số 04/2006/TT-BYT ngày 10/3/2006 của Bộ Y tế hướng dẫn tuyển sinh đại học y, dược hệ tập trung 4 năm và Thông tư số 05/2006/TT-BYT ngày 29/3/2006 của Bộ Y tế hướng dẫn tuyển sinh đào tạo đại học và cao đẳng Điều dưỡng, Kỹ thuật y học, đại học Y tế công cộng hệ vừa học vừa làm.

Các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện, xét cử cán bộ tham dự tuyển sinh và đi học theo đúng quy định tại Thông tư này.

Các trường thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cho thí sinh biết và thực hiện công tác tuyển sinh theo đúng các quy định hiện hành để đảm bảo chất lượng đào tạo và công bằng xã hội.

Trong quá trình thực hiện, nếu đơn vị, địa phương có khó khăn, vướng mắc phải báo cáo Bộ Y tế (Vụ Khoa học và Đào tạo) để xem xét, giải quyết kịp thời.

Bạn đang xem bài viết Rút Ngắn Thời Gian Đào Tạo Bác Sĩ Đa Khoa? trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!