Cập nhật thông tin chi tiết về Phần Lan Sự Lựa Chọn Hoàn Hảo Để Định Cư Châu Âu mới nhất trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Không chỉ có chế độ dân sinh chất lượng cao mà hệ thống giáo dục Phần Lan cũng cực kỳ phát triển. Do đó, nếu định cư Châu Âu tại Phần Lan, bạn sẽ không phải lo lắng về tương lai của con em mình. Nơi này luôn tạo điều kiện cho học sinh học tập tốt nhất và là một torng những quốc gia có thành tích học tập hàng đầu thế giới. Ở Phần Lan chẳng ai phải đóng học phí cả. Chính sách khuyến khích học tập ở quốc gia này rất mạnh. Học sinh, sinh viên đến trường đều được miễn phí 100% học phí từ cấp bậc tiểu học cho tới thạc sỹ. Chính vì vậy mà khi mình vượt qua được kì thi đầu vào cũng đồng nghĩa với việc học phí của mình đã được miễn 100%.
Điều mình thích nhất khi du học đó chính là con người tại Phần Lan. Họ sống rất chân thành. Ban đầu bạn sẽ thấy họ khá ít nói, họ chỉ nói khi cần thiết. Tuy nhiên sau khi đã nói chuyện và dần hiểu nhau, họ thực sự rất thân thiện, tốt bụng và từ tốn nữa. Hiện nay mình đang theo học ngành thiết kế. Mình học vì đam mê nên mình thấy điều đặc biệt nhất của ngành học này đó là mình không chỉ coi đó là học tập mà còn là sở thích . Việc theo học thiết kế không đòi hỏi nhiều, chỉ cần có lòng nhiệt huyết với nó rồi mọi kiến thức sẽ tự ngấm thành kĩ năng của bạn.
Chính sách du học và định cư Châu Âu tại Phần Lan rộng mở
Ông Similä llkka-Pekka, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam, cho biết Việt Nam hiện đang là quốc gia xếp thứ 3 về số lượng sinh viên quốc tế du học tại quốc gia Bắc Âu này. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam có trên 500 sinh viên đang du học tại Phần Lan, ngành sinh viên theo học chủ yếu là công nghệ thông tin và quản trị kinh doanh.
Sung sướng là tính từ dành cho sự thoải mái, ở nơi quen thuộc, làm những việc quen thuộc… Còn du học chính là get out of your comfort-zone. Mọi thứ đều mới mẻ, cần nhiều thời gian và nỗ lực để thích nghi, không còn được thoải mái như ở nhà có bố mẹ lo cho, làm những việc mình biết rõ. Đấy là khó khăn đầu tiên mà du học sinh nào cũng phải trải qua. Nhưng riêng đối với Phần Lan, khó khăn sẽ nhiều hơn vì thời tiết khá khắc nghiệt, mùa đông rất lạnh và dài, trái ngược hẳn với comfort-zone của chúng ta, những người quen sống trong khí hậu nhiệt đới. Khó khăn thứ 2 đó là bạn sẽ rất nhớ nhà và cảm thấy cô đơn. Khác với các nước khác, Phần Lan dù rất thân thiện, niềm nở nhưng dân ít rất ít, khiến chúng ta có thể sẽ thấy shock vì đã quen với cảnh đông đúc, nhộn nhịp ở Việt Nam. Tất nhiên, nếu bạn ưa có không gian riêng, Phần Lan là nơi lý tưởng nhất đó.
Về chính sách học bổng, ông Pasi Kaskinen, Phó giám đốc điều hành Liên minh ĐH Phần Lan, cho biết từ trước đến nay sinh viên quốc tế đến Phần Lan học tập đều được miễn học phí và hỗ trợ 50% chi phí sinh hoạt như: tiền thuê nhà, di chuyển, khám sức khỏe miễn phí… Tuy nhiên, Chính phủ Phần Lan hiện đang xây dựng chính sách mới dành cho đối tượng này, dự kiến sẽ thu học phí ở mức thấp với sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, Phần Lan vẫn sẽ cấp các suất học bổng toàn phần dành cho sinh viên ưu tú.
Đặc biệt, ông Pasi Kaskinen nhấn mạnh, sinh viên quốc tế đến Phần Lan du học được cấp visa đi làm tối đa 20 giờ/tuần khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau khi tốt nghiệp, nếu vượt qua được các ứng viên khác khi tuyển dụng, du học sinh có thể ở lại Phần Lan làm việc. Chính phủ Phần Lan không giới hạn việc du học sinh ở lại làm việc sau để định cư Châu Âu khi hoàn thành chương trình học.
Sự Lựa Chọn Hoàn Hảo: Du Học Nghề Tại Úc
Vậy thì tại sao lại nên lựa chọn du học nghề tại Úc?
VET (viết tắt của Vocational Education and Training) và TAFE (viết tắt của Australian Technical and Further Education) là những tên được gọi cho các trường đào tạo chương trình nghề tại Úc. Các trường nghề này cũng được chia làm hai loại giống như trường đại học hoặc cao đẳng là trường công lập và trường tư thục. Chính phủ Úc sẽ trực tiếp quản lý các trường công lập còn chính quyền địa phương (thường là chính quyền của các tiểu bang) sẽ quản lý các trường tư thục. Tuy nhiên các sinh viên quốc tế yên tâm rằng chất lượng giáo dục không hề có sự phân biệt giữa hai loại trường trên.
Chương trình dạy nghề tại xứ chuột túi thường yêu cầu đầu vào thấp hơn và sau khi học xong nếu có mong muốn sinh viên có thể chuyển tiếp lên bậc đại học. Trên thực tế sinh viên khi học nghề tại Úc thường có kỹ năng thực tế tốt hơn do thường xuyên được tham gia các khóa thực tập nâng cao tay nghề do nhà trường cung cấp. Từ đó có thể thấy khả năng việc làm sau khi ra trường là cực kỳ cao.
Một lớp học nghề tại Úc thông thường chỉ gồm dưới 15 sinh viên, vì vậy các giảng viên có thể quan sát và quan tâm đến sinh viên nhiều hơn. Đồng thời, các sinh viên cũng có cơ hội sử dụng các thiết bị học tập một cách thường xuyên hơn.
Học phí tại các trường nghề ở Úc có mức thấp hơn nhiều so với các khóa học đào tạo cao đẳng hay đại học nhưng kiến thức, chất lượng giảng dạy cũng như môi trường để thực hành không hề kém một chút nào, thậm chí kỹ năng thực tế có trường còn vượt trội hơn. Thông thường các khóa học nghề tại Úc được tổ chức bởi các trường cao đẳng hoặc các trường phổ thông . Sau khi học xong khóa học này, sinh viên có thể học lên cao hơn hoặc tìm kiếm việc làm tùy vào nhu cầu của từng cá nhân.
*Diploma: Khác với khóa học trên, khóa học Diploma thường kéo dài từ 1-2 năm và sinh viên phải học theo toàn thời gian. Các kỹ năng chuyên môn cũng như cơ hội sinh viên có thể được thử sức trong ngành công nghiệp là những gì mà sinh viên sẽ nhận được sau khóa học.
*Advanced Diploma: Ngoài kiến thức ra, khóa học này sẽ giúp cho sinh viên kỹ năng thực hành ở mức độ cao theo đúng ngành mà họ lựa chọn. Một số ngành thường gặp trong khó học này như: nhà hàng – khách sạn, kỹ thuật, ẩm thực,…Thời gian để hoàn thành chương trình học là từ 1.5 – 2 năm.
Ngoài các khóa học nghề trên tại Úc còn có chương trình học tiếng anh chuyên sâu, tùy vào trình độ cũng như nhu cầu của sinh viên thời gian sẽ kéo dài từ 4-48 tuần.
Học phí một khóa học nghề tại Úc sẽ dao động trong khoảng từ 4.000 -22.000AUD/năm. Số tiền này còn phụ thuộc rất nhiều vào ngành bạn lựa chọn cũng như ngôi trường mà bạn sẽ theo học. Điều kiện cơ bản để có thể du học nghề tại Úc là hoàn tất lớp 10,11 hoặc lớp 12. Có IELTS tối thiều 5.5. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào các khóa học nghề cụ thể mà có thể yêu cầu người học phải có kinh nghiệm làm việc hoặc các điều kiện tương đương.
Một số trường nổi tiếng về đào tạo nghề mà bạn có thể tham khảo như Griffith College, TAFE South Australia, Gordon Institute of TAFE,……
Cuối cùng sự khác biệt giữa chương trình nghề và đại học ở Úc là gì?
– Điều đầu tiên phải kể đến là tính thực tiễn của chương trình nghề cao hơn so với đại học. Chương trình học này chú trọng vào thực hành, ứng dụng thực tế và nâng cao tay nghề. Giúp cho sinh viên sau khóa học có thể đi làm ngay mà không chỉ biết lý thuyết. Ngoài ra nhiều trường dạy nghề tại Úc cho phép sinh viên có thể được đào tạo trong và ngoài lớp học. Ví dụ như bạn có thể tham gia vào các hoạt động thực tập, các khóa hội thảo để nâng cao kiến thức của bản thân về chuyên ngành đang theo học.
– Thứ hai, sau khi học xong chương trình nghề bạn có thể học tiếp lên đại học hoặc lấy chứng chỉ và đi làm luôn tùy vào nhu cầu của bạn thân. Thêm vào đó bạn sẽ có cơ hội xin visa tạm trú để ở lại Úc trong vòng 18 tháng. Nếu tốt hơn bạn sẽ xin được công việc tại Úc và cơ hội định cư tại đất nước chuột túi này sẽ rộng mở hơn nữa.
Lựa Chọn Nước Pháp Thơ Mộng Để Du Học Định Cư Châu Âu
Tại các trường đại học công lập ở Pháp, học phí cơ bản cho bậc Cử nhân là 185 euro (khoảng 4,5 triệu đồng) một năm, cho bậc Thạc sĩ là 250 euro (khoảng 6 triệu đồng) một năm và cho bậc Tiến sĩ là khoảng 390 euro (khoảng 9,5 triệu đồng) một năm. Bạn có thể sẽ được yêu cầu trả thêm một số chi phí nếu chương trình học có thêm các khóa nghiên cứu chuyên sâu cụ thể. Ví dụ như các khóa học thuộc ngành Kĩ Thuật thường sẽ có mức học phí cao hơn một chút so với các ngành khác. Ngoài học phí ra thì bạn sẽ cần phải tính đến việc chi trả tiền nhà ở và sinh hoạt phí nữa. Tiền nhà ở trung bình tại Pháp thường từ 250 – 700 euro (khoảng 6 – 17 triệu đồng) một tháng. Tùy thuộc vào cách sống của bạn, đồ ăn bạn mua, phương tiện đi lại bạn chọn,… mà sinh hoạt phí hàng tháng sẽ dao động từ 350 – 500 euro (tầm 8 – 12 triệu đồng).
Đậm bản sắc văn hóa
Sống ở Pháp định cư Châu Âu nghĩa là đắm mình trong văn hóa, nhấm nháp những chiếc bánh macaron ngọt bùi trên phố Lille, lần giở từng trang sách kinh điển trong một tiệm sách cũ hay tập tành nếm rượu nơi miền nam nước Pháp…
Vẻ đẹp của nước Pháp được trộn lẫn giữa sự giao thoa văn hóa truyền thống và tân thời. Bạn có rất nhiều lựa chọn giải trí mỗi ngày, mỗi giờ, chẳng hạn như đi thăm phòng triển lãm nghệ thuật, hay nhảy nhót tưng bừng ở một buổi hòa nhạc dịp cuối tuần. Dù mê nhạc Daft Punk, David Guetta hay Chopin, thì nước Pháp cũng là nơi bạn có thể chìm đắm trong thế giới âm nhạc của riêng mình. Và nếu bạn là người đam mê ẩm thực Pháp, thì hãy nhớ lấy thông tin này: Chỉ riêng Paris thôi đã có đến 70 nhà hàng được gắn sao Michelin
Trên thực tế, những người đã có kinh nghiệm sống ở nước ngoài đều công nhận rằng việc sống ở một đất nước bản xứ và va chạm với thứ ngôn ngữ này trong đời sống hàng ngày là cách hay nhất để rèn luyện một ngôn ngữ. Khi đó, bạn sẽ nghe radio bằng tiếng Pháp, xem chương trình truyền hình và các phim bằng tiếng Pháp, hay trò chuyện với bạn bè cũng bằng ngôn ngữ này.Hơn nữa, nếu muốn, bạn cũng có thể đầu tư theo học một số lớp tiếng Pháp bài bản để nắm rõ về ngữ pháp cũng như trau dồi các bí quyết sử dụng nó một cách thành thạo.
Và một khi đã thông thạo thứ tiếng này, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để gây ấn tượng với gia đình, bạn bè và tất nhiên là cả những nhà tuyển dụng khi trở về nước.
Giáo dục chi phí phải chăng nhất khi định cư Châu Âu
Bạn có thể rất ngạc nhiên khi biết rằng học phí ở Pháp vô cùng “phải chăng” so với các điểm đến du học phổ biến khác như Vương quốc Anh hay Hoa Kỳ. Đây là một trong những quốc gia hiếm hoi nơi sinh viên quốc tế không phải đóng mức học phí cao hơn so với sinh viên bản địa. Ngoài ra, bạn cũng có cơ hội xin các học bổng của Bộ Ngoại giao hay các học bổng khác của các doanh nghiệp, tổ chức cấp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một điều rằng chi phí cuộc sống ở Pháp, đặc biệt là chi phí thực phẩm và thuê nhà ở những thành phố như Paris, có thể đắt đỏ hơn với các nơi khác.
Vì đơn giản là ở đó có Paris
Tuy đắt đỏ, nhưng Paris cũng là nơi diệu kỳ và là một trong những thành phố tuyệt vời nhất thế giới. Thử tưởng tượng về một bữa ăn sáng với những chiếc bánh ngọt kiểu Pháp, những buổi chiều thơ mùi bánh crêpe hay buổi tối lang thang hàng quán với đặc sản phô-mai trứ danh. Ở Paris, bạn cũng có thể tìm tới các chợ, nơi bạn có thể mua thực phẩm, đồ cũ, các món lưu niệm hay ho cho gia đình, bè bạn ở nhà.
Và tại sao không đi đâu đó loanh quanh bằng xe đạp trong thành phố?Trên khắp các nẻo đường, rất dễ để tìm đến các bảo tàng, phòng tranh vốn cũng là những “hạt ngọc” chỉ riêng Paris mới có. Trong số đó, nhất định bạn không nên bỏ qua bảo tàng Louvre, Musée d’Orsay hay nếu muốn một nơi yên tĩnh hơn thì Musée Rodin cũng là một bảo tàng hay.Và cuối cùng, bên cạnh những dấu ấn của sự lãng mạn thì Paris còn là trung tâm giáo dục và là nơi đặt trụ sở của nhiều tập đoàn đa quốc gia. Chính vì thế, cơ hội việc làm định cư Châu Âu ở Paris không hề ít cho những sinh viên quốc tế dám kiếm tìm, như bạn vậy!
Chọn Hà Lan Là “Nơi Đặt Chân” Để Định Cư Châu Âu Dễ Dàng
Định cư Châu Âu tại Hà Lan hiện nay là mục tiêu của nhiều người bởi đây là một quốc gia phát triển hầu hết mọi mặt và chất lượng cuộc sống tương đối ổn định.
Về thủ tục xin visa định cư châu Âu tại Hà Lan bao gồm:
Hộ chiếu (hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu): Còn hạn trên 6 tháng.
Bản khai xin cấp visa Định cư và một ảnh phông nền trắng.
Giấy mời nhập cảnh vào Hà Lan (Bản chính) hoặc (phụ thuộc vào mục đích chuyến đi) giấy tờ đi ,vé đi lại, công hàm không ký tên của Bộ Ngoại giao nước sở tại (Đại sứ quán hoặc cơ quan lãnh sự nước thứ ba) là cơ sở để xét cấp thị thực.
Cũng như các nước khác, Visa định cư của Hà Lan cũng chia thành nhiều dạng: Visa định cư theo diện tay nghề, Visa định cư theo diện đầu tư, Visa định cư theo diện doanh nhân,…. Đồng thời mỗi diện Visa định cư lại yêu cầu các giấy tờ chứng minh khác nhau
Về chi phí và thời gian làm thủ tục khi định cư châu Âu tại Hà Lan
Mức phí xin Visa: 4,000,000VND
Thời hạn Visa: Tối đa 90 ngày
Một số điều kiện để bạn có thể định cư châu Âu và ổn định cuộc sống, công việc ở Hà Lan
Trên 18 tuổi.
Trong khoảng thời gian hỏi xin định cư châu Âu tại Hà Lan, giấy phép cư trú vẫn phải còn có hiệu lực.
Trước khi yêu cầu được nhập tịch và cho tới lúc nhập tịch phải có sẵn giấy phép cư trú vô thời hạn hoặc có thời hạn.
Phải hoàn thành và vượt qua kì thi hội nhập với trình độ A2.
Không có án giam giữ, án treo hay án phạt cũng như bị phạt tiền nặng trong 4 năm gần nhất.
Phải từ bỏ quốc tịch hiện tại trừ khi kết hôn với công dân HL và được phép có song tịch.
Sống liên tục ít nhất 5 năm có giấy cư trú hợp pháp ở Hà Lan, Aruba, Bonaire, Curaçao, Saba, Sint Maarten of Sint Eustatius. Bên cạnh đó luôn gia hạn giấy phép cư trú đúng thời hạn.
Trên 18 tuổi sinh ra ở Hà Lan và sống từ nhỏ liên tục ở Hà Lan, Aruba, Bonaire, Curaçao, Saba, Sint Maarten of Sint Eustatius. Có giấy phép cư trú hợp pháp.
Sinh ra ở Hà Lan, Aruba, Bonaire, Curaçao, Saba, Sint Maarten of Sint Eustatius. Sống ít nhất liên tục 3 năm và có giấy phép cư trú hợp pháp đồng thời từ khi sinh ra cho tới nay không có quốc tịch nào.
Là trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi) được công dân Hà Lan nhận làm con và được công dân Hà lan nuôi dưỡng liên tục 3 năm và chưa tự động có quốc tịch Hà Lan.
Trên 18 tuổi và từ lúc 4 tuổi đã có giấy phép cư trú ở Hà Lan, hoặc Aruba, Bonaire, Curaçao, Saba, Sint Maarten of Sint Eustatius.
Trên 8 tuổi, đã từng có quốc tịch Hà Lan và sống ít nhất 1 năm ở Hà Lan, Aruba, Bonaire, Curaçao, Saba, Sint Maarten of Sint Eustatius có giấy phép cư trú hợp lệ.
Ít nhất kết hôn 3 năm với một công dân Hà Lan và sống liên tục 15 năm giấy phép cư trú ở Hà Lan, Aruba, Bonaire, Curaçao, Saba, Sint Maarten of Sint Eustatius.
Từ 65 tuổi trở lên, sống 15 năm liên tục có giấy phép cư trú ở Hà Lan, Aruba, Bonaire, Curaçao, Saba, Sint Maarten of Sint Eustatius.
Dưới 18 tuổi có cha hoặc mẹ là công dân Hà Lan và do công dân Hà Lan này nuôi dưỡng liên tục 3 năm. Không cư trú tại quốc gia mang quốc tịch.
Kết hôn trước 01/01/1985 với một công dân nước ngoài và bị mất quốc tịch Hà Lan.
Có mẹ đẻ là công dân Hà Lan hay được mẹ người Hà Lan nhận làm con nuôi trước 01/01/1985 và cha không phải là người Hà Lan.
Bạn đang xem bài viết Phần Lan Sự Lựa Chọn Hoàn Hảo Để Định Cư Châu Âu trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!