Xem Nhiều 3/2023 #️ Những Khó Khăn Khi Người Việt Định Cư Mỹ # Top 6 Trend | Phusongyeuthuong.org

Xem Nhiều 3/2023 # Những Khó Khăn Khi Người Việt Định Cư Mỹ # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Khó Khăn Khi Người Việt Định Cư Mỹ mới nhất trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Người ta nói ào ào như nước chảy hoa trôi. Ai xem phim mà hiểu được, chỉ mang máng thôi, những lời đối đáp của các nhân vật là xem như khá rồi. Có hiểu người ta nói gì mình mới trả lời được. Trả lời được bằng một câu dài vài chục từ thì càng giỏi hơn.

Trước khi qua Mỹ, có người tưởng tượng thân nhân mình bên đó thật là sung sướng. Thế nên họ nghĩ rằng qua bên đó mình cũng sẽ được như thế. Chỉ thấy hào nhoáng qua hình có nhà lầu, xe hơi, vườn hoa, cây cảnh, trong nhà bài trí sang trọng… đã sướng rồi. Lại còn đi du lịch, nhà hàng, dự tiệc cưới, sinh nhật, khiêu vũ… Đúng là thiên đường!Chưa kể còn nghe mấy ông bà Việt kiều về thăm quê hương nói toàn chuyện giàu sang, kiếm tiền dễ như lượm lá rụng ngoài đường. Đến khi bước xuống máy bay, được thân nhân đón về nhà, chỉ hôm sau là “người mới” hiểu hết mọi sự.

Nhà to rộng nhiều phòng như thế nhưng không có chỗ cho người ngoài trú ngụ. Bởi khi mua hay thuê nhà, họ đều tính xem trong gia đình có bao nhiêu người, cần bao nhiêu phòng. Ít khi nào hai người ngủ chung một phòng (trừ vợ chồng).Mỗi đứa con, dù nhỏ cũng có phòng riêng. May ra, người thân sẽ được ở tạm phòng đứa nhỏ nào đó đi học xa, thỉnh thoảng mới về.

Thế nên dù cha mẹ, anh em ruột thịt bảo lãnh qua, ai cũng phải lo kiếm một chỗ ở riêng. Nhưng muốn vậy phải có tiền, phải tìm việc làm. Nếu không thạo tiếng Anh, phải kiếm việc nào có chủ là người Việt hoặc việc đơn giản mà người chủ chỉ cần ra dấu là hiểu.

Đó là các việc làm vệ sinh các building (hút bụi, lau bàn ghế, chùi phòng vệ sinh…), cắt cỏ, làm vệ sinh trường học, quét dọn nhà hàng, giữ trẻ (nếu là phụ nữ)… Trước đây, nghề làm móng tay có thể sống được, nhưng bây giờ cũng ế ẩm vì kinh tế suy thoái.Ở California còn có nghề lắp ráp máy móc điện tử, nhưng các hãng đã đưa việc này qua các nước có giá nhân công rẻ khiến cho số người thất nghiệp ở vùng thung lũng Hoa Vàng (Bắc California) đã tăng lên rất nhiều.

Hiện nay lương tối thiểu được Chính phủ quy định là gần 7 USD một giờ, nếu mỗi tuần làm 40 giờ, mỗi tháng sẽ kiếm được từ 1.000 – 1.200 USD, sau khi trừ thuế và an sinh xã hội. Mà muốn đi làm phải có xe và tự lái đi (sau khi thi lấy bằng). Vậy là phải có ít nhất vài nghìn USD để mua một chiếc xe cũ tạm dùng được.

Khi có việc làm, có thu nhập thì việc nghĩ đến là tìm nhà để mướn. Trung bình một căn hộ hai phòng có giá trên 1.500 USD. Rồi thì áo quần, ăn uống, các chi tiêu bắt buộc khác (tiền điện (gần 100 USD), gas (gần 200 USD), điện thoại, nước, rác, bảo hiểm xe, bảo hiểm nhà, thuế xe…).Thử lấy mức thu nhập trên trừ cho chi tiêu, rõ ràng là không đủ. Vậy nên hai vợ chồng đều phải có việc làm, các con lớn tuổi phải vừa đến trường vừa đi làm cuối tuần để phụ giúp cha mẹ.

Cũng có những triệu phú người Việt, nhưng số này ít. Những người lớn tuổi qua Mỹ với gia đình, con cái, phải làm “tối tăm mặt mũi”, không biết ngày lễ tết, cuối tuần là gì. Mà làm những việc chân tay, lương thấp.Có người làm đến 60, 70 giờ một tuần (làm hai, ba chỗ, từ sáng sớm đến khuya).Ở Âu – Mỹ, không riêng người Việt mà người bản xứ cũng vậy, bị cho nghỉ việc là xanh mặt.

Cũng may là đa số người Việt biết lo xa, không giống người Mỹ da màu, có nhiêu xài nhiêu, đến khi kẹt thì kêu réo Sở Xã hội.Kinh tế suy thoái, thất nghiệp nhiều nhưng rất ít người Việt ở Mỹ bị tịch thu nhà, phải ra ngủ đường hoặc nhờ đến cứu trợ của chính phủ vì họ biết tiết kiệm và tự trọng.Chuyện thực tế ở hải ngoại, người nào hiểu được thì không ham đi, trừ những người có con còn nhỏ (qua Mỹ để tiện việc học hành) hoặc các gia đình khá giả đem tiền qua Mỹ kinh doanh như mở tiệm buôn, nhà hàng.

Thế hệ người Việt sinh trên đất Mỹ: sống tốt nếu cố gắng

Những đứa trẻ theo gia đình qua Mỹ hoặc sinh trưởng định cư Mỹ, được đến trường từ khi còn nhỏ, nói tiếng Mỹ như người bản xứ. Nếu cha mẹ không dạy con nói tiếng Việt trong gia đình hoặc cho đến trường học tiếng Việt thì thế hệ này đúng là dân Mỹ da vàng mũi tẹt.

Đa số họ học giỏi nên có bằng cấp, nghề nghiệp vững vàng, lương tối thiểu 50 nghìn USD/năm. Họ thường lập gia đình với người Việt hoặc người gốc châu Á. Nghề thông dụng họ chọn là công nghệ thông tin, nha sĩ, bác sĩ – những nghề tự do, nhiều tiền.

Nếu hai vợ chồng đều tốt nghiệp đại học, sau khi cưới nhau, họ thường mua nhà mới, giá từ nửa triệu USD trở lên, với năm bảy phòng ngủ, nhưng lại không muốn ai ở chung, kể cả cha mẹ, anh em.

Mục đích của việc mua nhà mắc tiền là để được chính phủ trừ thuế (ví dụ một năm, lương thu nhập hai vợ chồng là 100.000 USD, thuế nhà 5.000 USD, tiền lãi vay mua nhà (trả góp) 5.000 USD; năm đó sở thuế chỉ đánh thuế thu nhập 90.000 USD).

Thuế thu nhập tính theo lũy tiến, lương càng cao, thuế càng cao, thế nên nếu không biết tiết kiệm, cũng chẳng dư dả bao nhiêu. Vì thế hệ này lớn lên và định cư Mỹ, có tâm lý và lối sống như người bản xứ, nên cha mẹ đừng hy vọng nhờ vả hay được để ý thăm viếng, săn sóc.

Lớp người trẻ này được lớn lên ở xứ người, học hành thành tài, có công ăn việc làm, hội nhập vững vàng vào xã hội bản xứ, nhưng muốn tiến lên tầng lớp đó, họ phải học hành rất vất vả.

Ở Việt Nam, học sinh, sinh viên còn có thời gian giải trí sau giờ học chứ ở Mỹ thì không. Cô cậu nào ham chơi, không chịu học là coi như tương lai không còn.Từ tiểu học, trung học cho đến đại học, lúc nào cũng tối tăm mặt mũi vì bài vở. Lên đại học phải đọc rất nhiều sách do giáo sư chỉ định, không đọc không thể làm bài. Có thể nói, để kiếm được đồng tiền để gửi về cho người thân trong nước không đơn giản. Ở California, Texas, vẫn có những người già đến các thùng rác bươi móc vỏ chai, lon nhôm… bán lấy tiền, dành dụm gửi về thân nhân nghèo chút quà tết.

Những dịp quyên góp cứu trợ thiên tai, đóng góp nhiều nhất là những người lao động chân tay. Đồng bạc nào cũng ướt đẫm mồ hôi. Tuy tiền đóng góp không bao nhiêu nhưng gói ghém trong đó là cả một tấm lòng yêu thương đồng bào, quê hương.

Cơ Hội Việc Làm Và Định Cư Tại Mỹ: Những Khó Khăn Khi Định Cư Tại Mỹ

Vậy người định cư tại Mỹ, ngoài những tiện nghi và dịch vụ hiện đại mà họ nhận được, có những khó khăn nào mà họ mắc phải?

Rào cản ngôn ngữ khi định cư tại Mỹ

Khó khăn đầu tiên mà những người nhập cư sang Mỹ hay gặp phải đó là ngôn ngữ. Với một số người biết chút tiếng Anh lúc đầu vẫn gặp khó khăn, bởi vì họ được sống trong một môi trường hoàn toàn nói bằng tiếng Anh. Một phần do không quen, và một phần do ngữ điệu khi nói của người bản xứ khác nhau với mỗi người.

Đối với những người đangchập chững nói tiếng Anh thì càng khó khăn hơn rất nhiều.

Bảo hiểm và chi phí khám chữa bệnh khá cao

Mỹ là quốc gia rất coi trọng sức khỏe, vì vậy nhu cầu khám chữa bệnh tại nước nàu rất cao. Chính vì thế Chính phủ Mỹ cũng rất nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Đi đôi với chất lượng được nâng cao chi phí đắt đỏ lên. Mỹ trở thành một trong những quốc gia có chi phí y tế đắt đỏ nhất thế giới.

Việc đóng bảo hiểm là một việc nên làm để giảm chi phí phòng trừ trường hợp bạn phải vào viện. Tuy mua bảo hiểm cũng khá đắt nhưng so với việc phải tự trả viện phí khi ốm đau thì đã giảm được một nửa.

Cái giá phải trả cho việc được sống trong tiện nghi đầy đủ, mức sống nâng cao đó là chi phí sinh hoạt sẽ cao hơn. So với Việt Nam, sinh hoạt hằng ngày cần số tiền lớn hơn rất nhiều. Để có thể chi trả cho cuộc sống hằng ngày, mọi người đều phải làm việc chăm chỉ hết sức, vì công việc bên Mỹ tính lương theo năng lực làm việc. Và đây là cách duy nhất để có thể cải thiện tình hình kinh tế của gia đình.

Lối sống sinh hoạt thay đổi

Cách sống bên Mỹ hoàn toàn khác với Việt Nam. Rất khó cho nhiều người để có thể thay đổi từ ăn đữa sang dao nĩa, từ ăn cơm sang bánh mỳ và sữa,…đặc biệt là khi nếp văn hóa không còn như Việt Nam. Rất nhiều người phải mất thời gian dài mới có thể làm quen được với lối sống bên Mỹ.

Đang còn rất nhiều khó khăn bạn sẽ phải đương đầu khi quyết định định cư tại Mỹ. Tuy nhiên, bù lại, bạn sẽ nhận được rất nhiều ưu tiên khi sinh sống bên Mỹ. Vì vậy, trước khi quyết định định cư Mỹ, bạn nên xem mình sẽ được và mất gì.

Cuộc Sống Người Việt Ở Canada Những Thuận Lợi Và Khó Khăn

Những thuận lợi của người Việt sinh sống ở Canada

Canada là một trong những nước được nhiều người Việt lựa chọn sinh sống, học tập và làm việc. Sống tại đất nước này có những thuận lợi gì cho người Việt?

Chi phí sinh sống phù hợp

Con người thân thiện, dễ hòa nhập

Nhiều người lo ngại, sinh sống tại một đất nước xa lạ sẽ khó hòa nhập và không có nhiều sự giúp đỡ. Tuy vậy, người Canada được đánh giá là thân thiện, hòa đồng. Đặc biệt môi trường làm việc và học tập đều được đánh giá cao. Kể cả khi đi khám tại các cơ sở y tế lớn nhỏ người dân đều được tiếp đón vui vẻ.

Nền giáo dục hàng đầu

Nền kinh tế phát triển, cơ hội việc làm cao

Phúc lợi xã hội tốt

Cuộc sống người Việt ở Canada gặp nhiều thuận lợi một phần nhờ vào các phúc lợi xã hội. Chính phủ có nhiều chính sách trợ cấp nhà ở, trợ cấp y tế cho người dân. Đặc biệt với những ai có thẻ xanh tại Canada còn nhận được nhiều ưu đãi hơn. 

Sinh sống, học tập, làm việc tại Canada không hẳn xa lạ khi mà tại đất nước này có một cộng đồng người Việt đông đúc. Theo thống kê tại đất nước này có khoảng 250.000 người Việt hiện đang sống ở đây. Họ hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ làm việc tại các nhà máy cho đến kinh doanh quản lý riêng doanh nghiệp của mình. 

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài, cụ thể là Canada đang ngày một lớn mạnh hơn. Việc gia tăng số lượng người Việt đến đây sinh sống cũng bởi vì những ưu điểm như trên.

Xem Thêm: 10 Tỉnh Bang và Các Thành Phố Của Canada Có Đặc Điểm Gì?

Những khó khăn của cộng đồng người Việt ở Canada

Bên cạnh những thuận lợi như trên, cuộc sống người Việt ở Canada vẫn có không ít những khó khăn, bất tiện. Có thể kể đến một số điểm nổi bật như sau:

– Điều kiện thời tiết ở Canada khá là khắc nghiệt, đặc biệt là vào mùa đông nhiệt độ thường giảm rất thấp.

– Canada là một quốc gia phát triển mạnh nền công nghiệp hiện đại, nếu người Việt không theo kịp trình độ sẽ khó kiếm được việc làm thích hợp.

– Đối với những người mới sẽ cần thời gian nhất định ban đầu để hòa nhập được với cộng đồng người bản xứ.

Chính sách định cư Canada cho người Việt

Đối với những ai có nhu cầu định cư tại Canada có thể tham khảo qua những chính sách được áp dụng hiện tại.

Chính sách định cư cho sinh viên Việt tại Canada

Nếu bạn không tìm ra được câu trả lời hay chương trình di trú phù hợp với bạn, hãy liên hệ ngay với IGC Immigration để được nhận lời khuyên từ Chuyên Viên Luật Di Trú Canada.

Hotline+1 306-994-8686

Hỏi Chuyên GiaGởi Câu Hỏi

Tư Vấn Trực TuyếnĐăng Ký

Tài Liệu Miễn PhíTải Về

0/5

(0 Reviews)

Share

Tweet

LinkedIn

22 Khó Khăn Khi Du Học Mỹ

Du học sinh khi mới sang Mỹ chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn vì sự khác lạ trong văn hóa. Đây là bài viết của một du học sinh Việt Nam, người đã từng trải qua 80% những điều này trong suốt thời gian ở Mỹ. Những điều tưởng chừng nhỏ nhặt lại chính là rắc rối mà đa phần du học sinh đều gặp phải. Đôi khi bạn cảm thấy phải đối đầu với hàng tá những khó khăn khi du học mà không có điểm dừng và không biết cách nào để xóa bỏ chúng. Nhưng những điều này sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn dần quen với cuộc sống và văn hóa Mỹ. Nào, nếu bạn chuẩn bị lên đường sang Mỹ, cùng The Tree Academy xem qua bài viết này, để chuẩn bị tinh thần trước nhe!

1. Tập quen với cách ghi ngày tháng của người Mỹ

Ở nơi tôi sống ngày tháng được viết theo kiểu ngày/tháng/năm, nhưng ở Mỹ người ta lại ghi theo thứ tự tháng/ngày/năm. Bạn thử tưởng tượng xem tôi đã bị nhẫm lẫn nhiều như thế nào trong năm đầu tiên đến Mỹ học tập. Sẽ dễ hiểu hơn và không bị nhầm lẫn trong những trường hợp người ta ghi là 06/25/2011 vì chúng ta thừa biết tháng 25 không hề tồn tại! Trong trường hợp ngày 12 hoặc nhỏ hơn tôi luôn bị nhầm. Ví dụ, 10/08/2012, tôi luôn cho đó là ngày 10 tháng 8 năm 2012 một cách vô thức, rồi mất vài phút sau tôi mới nhận ra sự nhầm lẫn đó.

Bạn: Bạn cao bao nhiêu?

Tôi: ummm…4 feet, 5 feet? Thôi bạn muốn tôi cao bao nhiêu cũng được

Bạn: Hôm nay ở bên mình đang là 37 độ F đó! ()

Tôi: Oh trời ở chỗ ấy chắc nắng đẹp lắm ha!

Ôi câu chuyện đời tôi!

3. Chuyển đổi từ đô la Mỹ sang Việt Nam Đồng và ngược lại

Trong suốt năm đầu ở Mỹ, mỗi khi muốn mua gì và cân nhắc xem nó có quá đắt hay không, tôi luôn phải đổi sang tiền Việt Nam xem cho dễ hiểu. Ôi đôi lúc cũng khá đau đầu vì lạm phát nữa! Cũng may sau đó tôi bắt đầu quen sử dụng đô la Mỹ khá nhanh mà không cần phải tính toán, đổi chác nữa!

4. Những người nghĩ rằng bạn không nói được tí tiếng anh nào cả!

Đừng ngạc nhiên vì có những người bản địa luôn cho rằng sinh viên quốc tế hầu như không nói được chút tiếng Anh nào. Hãy cố cư xử với họ thật tốt, tỏ ra là một người ân cần, tử tế. Họ sẽ nói tiếng Anh thật chậm, nhất là những từ phức tạp họ sẽ đánh vần ra luôn để cho bạn dễ hiểu.

5. Những người cho rằng bạn hiểu tất tần tật thành ngữ và tiếng lóng!

Trái ngược hẳn với cái điều ở trên, thay vì nghĩ rằng bạn không biết tiếng Anh, cũng có những người cho rằng chúng ta giỏi Anh ngữ “ghê gớm”! Vì thế, họ luôn nói thật nhanh, câu cú thì phức tạp, thành ngữ, tiếng lóng loạn xà ngầu và còn muốn bạn phải hiểu và trả lời theo cách thật “chuyên nghiệp” như họ nữa chứ!

6. Nghĩ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ trước khi “dịch”chúng sang tiếng Anh

Khi mới học tiếng anh, mỗi khi nghe ai đó nói, tôi nhẩm dịch điều đó sang tiếng Việt trong đầu rồi suy nghĩ một câu trả lời bằng tiếng Việt, cuối cùng mới dịch sang tiếng Anh để trả lời. Hầu hết mọi người khi mới học tiếng đều mắc phải tình trạng này. Vì vậy sinh viên quốc tế rất khó khăn khi phải đối đáp, trả lời bằng ngoại ngữ ngay lập tức. Chúng ta cần thời gian để hiểu những gì người ta nói bằng ngôn ngữ của mình trước khi trả lời lại bằng tiếng Anh. Hãy cố gắng thực hành nhiều hơn để mau tiếng bộ và mất ít thời gian hơn khi phản ứng trước một tình huống. Dần dần, bạn sẽ tư duy và phản xạ bằng tiếng Anh hoàn toàn luôn.

7. Hướng dẫn mọi người phát âm đúng tên của bạn

Đây quả thật là một khó khăn khi du học đối với những người bản xứ vì tên chúng ta thường dài và khó phát âm (nhất là khi chúng ta sử dụng luôn tên tiếng Việt). Tôi tên Huế, người nước ngoài thường phát âm là “hu-ay” thay vì nói luôn là Huế theo cách của chúng ta. Mặc dù so với những tên tiếng việt khác, tên tôi cũng khá là đơn giản, chỉ có 3 từ và một âm tiết nhưng không phải ai cũng có thể lặp lại một cách chính xác khi tôi lần đầu giới thiệu về bản thân mình. Sau đó tôi phát hiện ra trong tên tôi có dấu sắc nữa (dấu này phát âm trong tiếng anh thế nào bây giờ?). Cuối cùng tôi chỉ còn cách lặp lại tên mình liên tục nhiều lần để hy vọng mọi người sẽ phát âm đúng tên của tôi.

8. Những định kiến dành cho du học sinh

Cho dù đến từ đâu chăng nữa, bạn không thể tránh khỏi những định kiến mà người ta đã dành cho du học sinh. Từ kỹ năng tiếng anh, ngành học, những món bạn ăn hay thậm chí là tính cách của bạn. (Họ thường cho rằng cơm là món không thể thiếu trong bữa ăn của người châu Á; rằng tại sao bạn trông giống người Trung Quốc thế; rằng vì sao họ của bạn không phải là Nguyễn, Trần, Wang, Li, Kim, Satos, Suzuki; rằng ba mẹ bạn có phải là những người nghiêm khắc và bảo thủ?!) Bạn cảm thấy khó chịu và muốn phớt lờ mọi thứ, nhưng hãy nhớ rằng mình có quyền lên tiếng và cho họ biết rằng đấy là những định kiến sai lầm và gây khó chịu cho sinh viên quốc tế chúng ta.

9. Cảm giác cô đơn khi không ở bên cạnh gia đình và bạn bè

Với tôi, có lẽ đây là chuyện khó khăn nhất trong năm đầu tiên, mặc dù họ hàng ở Mỹ vẫn luôn giúp đỡ mỗi khi tôi cần. Tôi thấy lạc lõng khi không có ba mẹ bên cạnh, những người bạn thân ở Việt Nam cũng không dễ dàng gặp gỡ, tôi chỉ có thể liên lạc qua điện thoại hoặc chat Skype. Đây cũng là thách thức lớn nhất khi lần đầu tiên sống trong môi trường mới, nền văn hóa mới, cách sống mới mà không có ai gần gũi giúp đỡ. Vì quá cô đơn và nhớ nhà nên tôi đã cố gắng tìm cách làm quen với những điều khác lạ xung quanh mình. Thông qua những trải nghiệm đó, tôi học được cách sống độc lập hơn và biết trân trọng những khỏang thời gian ngắn được về thăm gia đình và bạn bè.

10. Thuê một căn hộ và lắp đặt các tiện nghi

Nếu bạn ở ký túc xá hoặc nơi có sẵn tiện nghi rồi khì khỏi phải bàn. Còn nếu không, việc thuê căn hộ có thể không dễ dàng chút nào nhất là khi bạn chưa có Số An Sinh Xã Hội (Social Security Number – SSN) và điểm số tín dụng tốt. Bạn có thể phải đóng trước một đến hai tháng tiền cọc trước khi chuyển đến và lắp đặt các tiện nghi trong nhà như điện, nước, gas. Trường hợp đã có SSN và điểm tín dụng tốt thì chỉ cần gọi điện cho các công ty lắp đặt, mọi thứ sẽ được hoàn tất một cách nhanh chóng. Nếu không, bạn phải trả tiền cọc trước, và còn phải thường xuyên ghé qua những công ty này để xác minh nữa.

11. Cảm giác mệt mỏi sau những chuyến bay dài

Khi phải di chuyển trên máy bay quá lâu, dĩ nhiên chúng ta không tránh khỏi bị “jet lag”. Thời gian nghỉ hè hay nghỉ đông về Việt Nam, tôi thường xuyên đối mặt với hiện tượng “jet lag” trong suốt tuần đầu đi học lại. Trong những ngày đó, 6-7 giờ chiều là tôi đã đi ngủ, có khi còn sớm hơn, bỏ ăn tối, thức dậy vào 3-4 giờ sáng. Có những người rất nhanh chóng và dễ dàng vượt qua jet lag , đặt biệt là những ai thường xuyên di chuyển bằng máy bay, nhưng đối với tôi, mất đến 5-6 ngày để làm quen lại với cuộc sống thường nhật.

12. Sự khác biệt múi giờ

Gần giống với hiện tượng “jet lag”, do múi giờ ở Việt Nam và Mỹ cách nhau đến nửa vòng trái đất, du học sinh thường phải thức thật khuya hoặc dậy thật sớm để chọn thời gian thích hợp nhất cho việc gọi điện thoại về nhà.

Việc này cũng không quá tồi tệ vì đôi khi thức sớm một chút để gọi về cho ba mẹ và những người yêu thương thì cũng không thành vấn đề, bạn nhỉ?

13. Độ tuổi uống rượu hợp pháp tại Mỹ

Tùy từng quốc gia khác nhau, quy định về độ tuổi sử dụng đồ uống có cồn cũng khác nhau. Phần lớn các nước đều quy định độ tuổi uống rượu hợp pháp từ 18 tuổi trở lên hoặc không có giới hạn nào về tuổi như Việt Nam, Armenia, Campuchia, Nga, Na Uy, Hà Lan, Pháp, Đan Mạch, Cộng hòa Séc và Bulgaria. Thế nhưng ở Mỹ, người 21 tuổi trở lên mới được sử dụng rượu. Vì vậy cho dù bạn đã trên 18 tuổi và có thể sử dụng rượu hợp pháp ở quê nhà, bạn vẫn chưa được phép mua và uống rượu ở Mỹ đâu!

14. Luôn mang theo hộ chiếu bất kể bạn đi đâu

…và sẽ làm mất nó vào một ngày “đẹp trời” nào đó! Trước khi có bằng lái xe, vì nhiều nơi không chấp nhận thẻ sinh viên nên tôi luôn phải mang theo hộ chiếu vì đó là giấy tờ tùy thân duy nhất. Tôi luôn lo sợ mình sẽ làm mất hộ chiếu và không bao giờ có thể quay trở về nhà được nữa! Thế nên khi đã có bằng lái, tôi an tâm hơn rất nhiều, vì bây giờ chỉ cần mang nó theo bên mình là đủ.

15. Khẩu phần ăn cỡ “bự”

Một phần ăn của người Mỹ thông thường “bự” hơn vài lần so với khẩu phần ở Việt Nam. Tôi nhớ khi đến một nhà hàng Việt tại quận Cam cùng vài người thân, tôi đã thật sự kinh ngạc khi người phục vụ mang ra một bát phở to đùng, ước chừng phải bằng 10-12 bát phở chúng ta thường ăn ở Việt Nam! Cho đến khi trở về Việt Nam, tôi ăn cùng lúc đến 7-8 bát phở (!) Thế nên ở Mỹ chúng ta thường thấy mọi người chia sẻ phần ăn cho nhau và đem về thức ăn thừa. Theo tôi thì một khẩu phần ăn lớn cũng… không có gì là xấu cả. Nhưng nhớ điều chỉnh tốc độ ăn của mình, và có thể yêu cầu bỏ hộp mang về nếu không còn có thể ăn được nữa.

17. Học phí bạn phải đóng cao hơn so với những người bạn Mỹ

Hầu hết sinh viên quốc tế đều phải đóng mức học phí cao hơn sinh viên bản xứ, đôi lúc có thể là gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba học phí của sinh viên bản xứ, trừ phi bạn nhận học bổng. Cơ hội để nhận gòi hỗ trợ tài chính của trường cũng không phải dễ dàng chi. Thế nên đừng ngạc nhiên khi học phí của bạn có khi gần 60.000$ mỗi năm trong khi những người bạn Mỹ chỉ phải đóng khoảng 20.000$.

18. Hiểu rõ CPT, OPT và visa H-1B

Nếu bạn muốn tìm việc thực tập hoặc một công việc có trả lương tại Mỹ, bạn cần phải hiểu rõ thế nào là chương trình CPT, OPT và visa H-1B. Những chương trình kể trên đều yêu cầu bạn phải nộp đơn xin để được phép làm việc hợp pháp. CPT là loại hình dễ xin nhất vì là thực tập nằm trong chương trình học của trường. OPT dành cho du học sinh đã tốt nghiệp có 1 năm làm việc ở Mỹ (sinh viên ngành STEM thì được phép ở tối đa 3 năm). Còn nếu bạn muốn ở lại làm việc một cách chính thức và lâu dài hơn, thì hãy nộp đơn xin visa H-1B – tất nhiên để xin visa này không phải là điều dễ dàng, trước hết bạn phải tìm được một công ty sẵn sàng bảo lãnh cho bạn ở lại làm việc, sau đó trải qua nhiều vòng xét hồ sơ, phải chờ đợi mà còn tùy vào hên xui may rủi!

19. Bạn nghĩ sao về việt kết hôn với một công dân Mỹ?

Đôi khi, bạn thực sự cân nhắc việc kết hôn với một công dân Mỹ để được ở lại hợp pháp, đặc biệt là những ai thích sống và làm việc ở đây hơn là sẽ trở lại quê nhà.

20. Không biết nơi nào mới là “nhà”

Sau 6 năm sinh sống và học tập ở Mỹ, tôi không chắc chắn lắm việc mình muốn ở lại Mỹ hay trở về Việt Nam, vì mỗi nơi đều có ưu và nhược điểm riêng. Nếu bạn chỉ mới du học Mỹ trong vòng 2 năm trở lại, “nhà” thường sẽ là đất nước của bạn, bởi vì mọi thứ ở Mỹ vẫn còn mới mẻ. Tuy nhiên, khi đã dần quen thuộc với cuộc sống mới ở Mỹ thì mọi thứ lại hoàn toàn khác. Lúc này có thể bạn cũng không biết là mình muốn về hay ở lại nữa.

21. Chen vào từ tiếng Anh vào khi đang nói tiếng mẹ đẻ

Khi đã quen dùng ngoại ngữ thường xuyên, bạn có xu hướng sẽ chen vài từ tiếng anh vào trong khi đang đối thoại bằng tiếng mẹ đẻ, đặc biệt là lúc bạn bỗng dưng quên từ hay muốn nói điều gì đó nhanh hơn. Nói chuyện với bạn bè mà như thế thì cũng không sao. Nhưng nếu bạn quá lạm dụng, ngôn ngữ loạn xạ ngay khi đối thoại với ông bà cha mẹ, thì có thể bạn sẽ phải chịu một trận la mắng và nghe giảng đạo về việc làm sao để nói đúng ngôn ngữ mẹ đẻ đó!

22. Quay về Việt Nam sau khi khóa học kết thúc.

Không cần biết đã vui vẻ thế nào, trải nghiệm những điều tuyệt vời gì, cuối cùng bạn có thể phải rời Mỹ để trở về nhà ngay khi khóa học kết thúc dù muốn hoặc không ( trừ trường hợp bạn có được visa H-1B hoặc thẻ xanh để ở lại Mỹ một cách hợp pháp). Bạn sẽ phải nói lời tạm biệt với bạn học, người quen, những điều dường như trở nên quá thân thuộc với mình. Mọi thứ đều có một sự khởi đầu và một sự kết thúc đúng không nào!

Đôi khi bạn sẽ cảm thấy mình trải qua quá nhiều khó khăn mỗi ngày, và thực sự không biết làm sao để vượt qua chúng. Bạn ơi hãy nhớ rằng, bạn không một mình đâu! Tôi cũng thế, và tôi biết tất cả các du học sinh khác, dù đến từ bất kì nơi đâu trên thế giới, cũng đều cảm thấy như vậy mỗi ngày! Vì vậy hãy can đảm lên và đối mặt với chúng. Hãy tìm sự hỗ trợ từ những người thân quen nhất, tâm sự cùng gia đình, bè bạn, giáo sư, tư vấn viên ở trường. Dù mọi thứ có khó khăn đến đâu chăng nữa, tôi tin bạn sẽ vượt qua được!

Mọi câu hỏi, thắc mắc về du học Mỹ, các bạn vui lòng liên hệ qua: The Tree Academy Địa chỉ: G7 Victoria Court, 29 Huỳnh Văn Bánh, Phường 17, Quận Phú Nhuận Điện thoại: 083 995 8025 – 0903 36 12 87 Email: Facebook: chúng tôi

Bạn đang xem bài viết Những Khó Khăn Khi Người Việt Định Cư Mỹ trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!