Cập nhật thông tin chi tiết về Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài Có Được Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Việt Nam mới nhất trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
25/08/2020
Ls Nguyễn Mỵ
Người gốc Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Việt Nam không? Làm thế nào để được chuyển quyền sử dụng hợp pháp đối với phần đất đó? Luật Minh Gia tư vấn trường hợp này như sau:
1. Luật sư tư vấn Luật Đất đai
Theo quy định của Luật Đất đai Việt Nam, đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Quy định này góp phần bảo vệ quyền sở hữu đất đai của công dân Việt Nam; vì vậy những cá nhân không phải công dân Việt Nam không được Nhà nước ta công nhận quyền sử dụng đất của họ trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Tư vấn về quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Câu hỏi: Xin chào luật sư. Cháu muốn hỏi hiện tại bác ruột cháu muốn chuyển nhượng mảnh đất 150m2 cho cháu. Nhưng cháu lại được nhận con nuôi cho một người cha đài loan rồi( bố mẹ cháu ly hôn và cháu ở với mẹ, năm nay cháu 18t). Vậy cháu vẫn có thể đứng trên trên giấy tờ đất được không, làm thủ tục giấy tờ như nào để cháu về Việt Nam sinh sống vẫn còn đất. Cháu cảm ơn.
Trả lời tư vấn. Trường hợp này công ty Luật Minh Gia tư vấn cho bạn như sau:
Trường hợp bạn được nhận con nuôi bên Đài Loan nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam, theo quy định tại Điều 169 Luật đất đai năm 2013, trường hợp người gốc Việt Nam nhưng đang định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau:
1) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
2) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;
3) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất.
Theo các quy định trên thì trường hợp của bạn được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tuy nhiên việc nhận quyền sử dụng đất chỉ được thông qua hình thức mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất.
Nếu bạn chỉ nhận quyền sử dụng đất mà không gắn liền với việc sở hữu nhà ở thì không được phép nhận quyền sử dụng đất, trường hợp này bạn chỉ được nhận giá trị của quyền sử dụng mảnh đất đó mà không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Câu hỏi thứ 2 – Xin ở nhờ có được công nhận quyền sử dụng đất?
Xin trình bày thắc mắc của gia đình tôi: ” Sau giải phóng khoảng năm 1980, Mẹ tôi có cho gia đình bà Đ ở nhờ trên phần đất của gia đình tôi khoảng năm 1980 đến nay. Sau khi ở nhờ trên phần đất của gia đình tôi khoảng vài năm, thì Chính quyền địa phương có cấp cho gia đình bà Đ một miếng trong khu đất giãn dân. Nhưng gia đình bà Đ không di dời đi để trả lại đất cho gia đình tôi, mà đồng thời bán đi đất Chính quyền địa phương cấp cho và tiếp tục ở trên phần đất gia đình tôi. Những năm trước gia đình bà Đông mỗi năm chỉ trả tiền thuê đất từ vài chục ngàn đến hai trăm ngàn/năm cho gia đình tôi. Sau đó, gia đình bà Đ có 2 lần thoả thuận để xin mua đất nhưng trịch thượng không mua. Và xin 5 năm để di dời đi, nhưng đến nay đã qua 5 năm bà Đ cũng đã mất, người con gái của bà Đông sống gần đó lại dọn về “nhà” trên phần đất của gia đình tôi để ở mà không trả lại theo thoả thuận. Trong khi con bà Đ có người làm giáo viên, gia đình cũng không phải thuộc diện nghèo khó. Con bà Đ có xin sửa chữa lại nhưng gia đình tôi không chấp nhận”. Xin giải đáp thắc mắc giúp chú em ạ. Em xin cảm ơn.
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư trường hợp tương tự sau đây:
Trường hợp này gia đình cần có chứng cứ chứng minh chỉ cho bà Đ ở nhờ trong vòng 5 năm, hết thời hạn bà Đ không được phép tiếp tục sinh sống tại đó nữa; nếu con gái bà Đ cố tình tới sửa chữa để ở gia đình có thể làm đơn gửi đến xã hoặc Tòa án nhân dân để yêu cầu con gái bà Đ chấm dứt hành vi vi phạm tới quyền sử dụng đất của gia đình anh/chị.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài Có Được Nhận Chuyển Quyền Sử Dụng Đất Tại Việt Nam?
Theo những thông tin bạn trao đổi, Luật Việt An xin tư vấn sơ bộ cho bạn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Luật Quốc tịch 2008 sửa đổi 2014;
Luật Đất đai 2013.
Thứ nhất, Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:
” Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài “.
Theo đó, bạn của bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Thứ hai, theo quy định tại Điều 169 Luật Đất đai năm 2013, trường hợp người gốc Việt Nam nhưng đang định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau:
(1) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
(2) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;
(3) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất.
Theo đó bạn của bạn được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tuy nhiên việc nhận quyền sử dụng đất chỉ được thông qua hình thức mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất.
Do đó, trong trường hợp này, bạn của bạn không thể nhận quyền sử dụng đất.
Căn cứ pháp lý: Luật nhà ở 2014; Luật đất đai 2013; Luật quốc tịch Việt Nam 2008. Bộ luật dân sự 2015. Lời đầu tiên, Luật Việt An trân trọng cảm ơn sự
Về vấn đề bạn yêu cầu, luật Việt An xin đưa ra tư vấn sơ bộ cho bạn như sau: Căn cứ pháp lý: Luật Đất đai 2013; Thông tư 23/2014/TT-BTNMT; Thông tư
Về vấn pháp lý trên, luật Việt An xin đưa ra tư vấn sơ bộ cho khách hàng như sau: Căn cứ pháp lý: – Luật đất đai 2013. Đầu tiên, do gia đình nhà mình
Với nội dung yêu cầu tư vấn của bạn, Luật Việt An xin tư vấn như sau: Căn cứ pháp lý: Luật Đất đai 2013; Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài Có Quyền Sở Hữu Nhà Ở, Quyền Sử Dụng Đất Tại Việt Nam
16/07/2020
Trương Quỳnh Trang
1. Luật sư tư vấn người Việt Nam định cư nước ngoài mua nhà và đất tại Việt Nam
Theo quy định Luật Quốc tịch, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú , sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Để được công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện gì? Thực hiện những thủ tục gì để được công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này, bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:
+ Điều kiện người Việt Nam định cư nước ngoài được sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại Việt Nam;
+ Thời hạn sở hữu nhà ở theo quy định pháp luật;
+ Trình tự, thủ tục công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất;
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại Việt Nam?
Câu hỏi: Tôi là người Việt Nam quốc tịch Mỹ, hiện tại tôi đang sinh sống tại Mỹ. Năm nay tôi đã 67 tuổi. Hiện nay đã về hưu nên có kế hoạch thường xuyên về thăm quê hương, vì vậy tôi muốn về VN mua nhà đất thì có mua được không? – Nếu được thì cần những điều kiện và thủ tục pháp lý gì? – Và thời gian sử dụng đất là bao lâu? Mong được giải đáp. Xin cảm ơn !
Trả lời: Cảm ơn bác đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn cho bác như sau:
Căn cứ theo Điều 7 luật nhà ở năm 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.”
Theo Điều 8 luật nhà ở năm 2014 quy định về điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở:
“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này.
Theo khoản 1 Điều 186 luật đất đai năm 2013 quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”
Điểm b, Khoản 2, Điều 119 Luật Nhà ở quy định điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở như sau: “Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Bác là người gốc Việt Nam có quốc tịch Mỹ nên nếu bác được phép nhập cảnh vào Việt Nam, có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam thì bác sẽ có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Bác sẽ được sở hữu nhà ở thông qua hình thức:
– Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản);
– Mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân;
– Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật
Theo Điều 10 và Điều 11 luật nhà ở năm 2014 quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền và nghĩa vụ như tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước. Và pháp luật cũng không quy định về thời hạn sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đối với cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Căn cứ theo Điều 9 luật nhà ở năm 2014 quy định về công nhận quyền sở hữu nhà ở:
” 1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.Trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này thì bên mua nhà ở được cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn sở hữu nhà ở; khi hết hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì quyền sở hữu nhà ở được chuyển lại cho chủ sở hữu lần đầu; việc cấp Giấy chứng nhận cho bên mua nhà ở và xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của Chính phủ.3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải ghi rõ trong Giấy chứng nhận loại và cấp nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; trường hợp là căn hộ chung cư thì phải ghi cả diện tích sàn xây dựng và diện tích sử dụng căn hộ; nếu là nhà ở được xây dựng theo dự án thì phải ghi đúng tên dự án xây dựng nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.4. Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án để cho thuê mua, để bán thì không cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư mà cấp Giấy chứng nhận cho người thuê mua, người mua nhà ở, trừ trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở chưa cho thuê mua, chưa bán; trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.5. Trường hợp nhà ở của hộ gia đình, cá nhân có từ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng có từ hai căn hộ trở lên đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.”
Việc mua bán, nhận chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định trên. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài Có Được Mua Nhà Đất Tại Việt Nam?
Người Việt Nam định cư tại nước ngoài có được mua nhà ở và mua đất tại Việt Nam không? Quy định về việc Việt Kiều mua đất tại Việt Nam.
Theo căn cứ tại Điều 8 Luật nhà ở 2014 quy định về Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở có quy định:
“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định của Luật này. 2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây: a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật; c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định của Luật này.”
Và theo quy định tại Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 có nêu:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Như vậy, để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải được được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép nhập cảnh vào Việt Nam, cho phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên và có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 5 Luật đất đai 2013 về Người sử dụng đất thì:
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
“1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức); 2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân); 3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ; 4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo; 5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ; 6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch; 7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.”
Như vậy, theo quy định trên, thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài để được phép nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật về quốc tịch. Do đó, trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà đã thôi quốc tịch Việt Nam thì không được phép nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam.
Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì được nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam theo quy đinh tại Điều 169 Luật đất đai 2013.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có chức năng ngoại giao được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất;
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung;
Bạn đang xem bài viết Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài Có Được Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Việt Nam trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!