Xem Nhiều 3/2023 #️ Một Số Điều Cần Biết Khi Vào Quốc Tịch Đức # Top 8 Trend | Phusongyeuthuong.org

Xem Nhiều 3/2023 # Một Số Điều Cần Biết Khi Vào Quốc Tịch Đức # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Điều Cần Biết Khi Vào Quốc Tịch Đức mới nhất trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Về việc xin vào quốc tịch Đức thì trước đây tôi đã từng viết về đề tài này một lần và cũng có một số người đã vào quốc tịch Đức vài năm gần đây ,họ cũng chia sẻ về một số kinh nghiệm của họ khi làm giấy tờ xin vào quốc tịch.

Nếu bạn nào có đủ điều kiện theo luật định thì có thể làm đơn ngay từ bây giờ , vì trong quá trình từ lúc đặt đơn và thời gian chờ đợi để xét đơn cũng như xin từ bỏ quốc tịch Đức là cả một khoảng thời gian cũng khá dài.

1) Đáp ứng về thời gian cư trú ở Đức 

@ Phải sống ở Đức hợp pháp 8 năm liên tục trở lên và sở hữu thẻ định cư dài hạn (Niederlassungerlaunis) . Có nhiều người ở Đức hơn 10 năm nhưng sống ở nước ngoài nhiều hơn ở Đức hay sống bất hợp pháp một thời gian dài rồi mới đóng giấy tờ được vài năm, thì cũng coi như không đủ tiêu chuẩn đáp ứng về thời gian cư trú ở Đức .

@ Nếu ai đã học qua khóa hội nhập (Intergrationkurs) thì thời gian sẽ được rút ngắn còn 7 năm . 

Có nhiều người hỏi khóa hội nhập là gì ? Có bắt buộc phải học và đăng ký ở đâu ? 

Thật ra khóa hội nhập là khóa học dành cho người nhập cư , sở dĩ ai cũng phải học qua là chính phủ Đức muốn để cho họ hiểu thêm về đất nước, con người , cuộc sống và lịch sử nước Đức. Trừ những người là sinh viên , học sinh , đang học nghề hay đang học khóa tiếng Đức cao hơn thì không cần phải học qua khóa hội nhập này .Còn không thì bắt buộc phải qua khóa hội nhập nếu bạn muốn vào quốc tịch hay muốn được cấp thẻ định cư dài hạn .Còn học khóa hòa nhập ở đâu thì hãy đến VHS ( Volkshochschule) gần nơi bạn cư trú để đăng ký .

Nếu ai được BAMF( Bundesamt für Migration und Flüchtlinge) hỗ trợ về tiền học thì ngoài việc không phải đóng lệ phí thi mà còn được hoàn lại 50% học phí nếu thi đậu khóa hòa nhập .

@ Sẽ là 6 năm đối với những trường hợp sau đây :

++ Chứng minh đã hoàn thành khóa học tiếng Đức nâng cao từ B2 trở lên 

,++ Được chứng nhận đã có thời gian dài làm công tác xã hội 

++ Những người được phía Đức chấp nhận đơn tị nạn đều có thể làm đơn xin vào quốc tịch nếu muốn

Lưu ý : Trừ trường hợp đầu tiên về tiếng Đức nâng cao , còn hai trường hợp về việc làm công tác xã hội và người tị nạn xin vào quốc tịch, thì cũng còn tùy thuộc ở phía Đức sẽ xét duyệt và quyết định, nhất là về vấn đề tị nạn .

@ Những ai có chồng hoặc vợ có quốc tịch Đức thì thời gian là ba năm , nhưng với điều kiện là người chồng /vợ phải có B1 và có ít nhất hai năm sống chung hợp pháp

2) Chứng minh về thu nhập và tài chính 

@ Đủ diện tích nhà ở 

@ Không ăn xã hội quá lâu 

@ Thu nhập ít nhất 1800 cầm tay trở lên thì việc xét đơn vào quốc tịch Đức sẽ dễ dàng và suông sẻ hơn

@ Còn việc nộp đơn vào quốc tịch Đức mà trong lúc lãnh tiền thất nghiệp , tiền trợ cấp nhà cửa .v..v thì có thể trước đây không có gì trở ngại , nhưng bây giờ có lẽ không còn thuận lợi như trước vì đơn xin vào quốc tịch có thể bị xét duyệt lâu hơn hoặc bị từ chối tùy trường hợp

3) Chứng minh khả năng tiếng Đức

@ Có chứng chỉ B1 hoặc thi đậu trắc nghiệm tiếng Đức (Sprachtest)

@ Nếu là sinh viên, học sinh , học nghề ..v..v thì phải hoàn thành khóa học ở Đức và trường của Đức . Cho nên có một số người sang Đức du học nhưng chỉ muốn vào trường dạy bằng tiếng Anh ( vì không biết tiếng Đức) thì sau này muốn vào quốc tịch Đức sẽ gặp nhiều khó khăn hơn những người khác

@ Đã học qua 4 năm ở trường học được giảng dạy bằng tiếng Đức

4) Không phạm tội ở Đức và ở nước ngoài 

Nếu ai phạm những tội nghiêm trọng sau đây như : Giết người , lạm dụng tình dục trẻ em , tham gia băng đảng , buôn bán vũ khí và hàng cấm, giết người hàng loạt , đánh người bị thương nhiều lần, phá hoại kinh tế Đức , trộm cắp thường xuyên , tội phạm chiến tranh ..v. đều bị bác đơn xin vào quốc tịch

5)Thi đậu trắc nghiệm quốc tịch ( Einbürgerungstest)

Theo luật mới về quốc tịch được chính thức áp dụng từ ngày 1.09.2008 , những ai muốn trở thành công dân Đức đều phải thi đậu trắc nghiệm quốc tịch , trong 33 câu hỏi , nếu đúng 17 câu trở lên thì coi như thành công .

Còn nếu ai muốn được miễn thi trắc nghiệm thì phải rơi vào những trường hợp như sau :

++ Sinh viên , học sinh …đã tốt nghiệp hoặc đang học ở những trường công hoặc tư nhân mà được chính phủ Đức công nhận 

++ Những người già đã trên 60 , người bị mắc bệnh nan y hoặc tàn tật …..Tất cả đều phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và % thương tật của bác sỹ ….thì mới được miễn thi trắc nghiệm quốc tịch

6)Từ bỏ quốc tịch đang có (Verlust , Aufgabe der ausländischen Staatsangehörigkeit ) 

Luật về quốc tịch ở Đức vẫn không chấp nhận hai quốc tịch , nhưng vẫn có ngoại lệ đối với một số trường hợp sau:

@ Có một số quốc gia không cho phép công dân từ bỏ quốc tịch của mình ( một số nước ở Nam Mỹ )

@ Tiền chi trả cho việc từ bỏ quốc tịch quá cao

@ Đơn xin từ bỏ quốc tịch quá 2 năm không được giải quyết

@ Trẻ em sinh trên nước Đức từ năm 2000 trở lên

7) Thời gian xét đơn là bao lâu?

Thời gian xét duyệt đơn xin vào quốc tịch thì cũng tùy thuộc vào từng trường hợp , nếu không có vấn đề gì thì thời gian chờ chỉ từ 3 tới 6 tháng . Còn nếu hồ sơ đã từng có vết đen dù chỉ là nhỏ hoặc cần phải kiểm tra thêm thì có thể bị kéo dài đến 2 năm 

Năm ngoái , có một trường hợp được coi là được xét đơn nhanh nhất , đó là một thanh niên 29 tuổi đến từ Đông Âu , từ lúc nộp đơn đến khi được chấp nhận đơn chỉ hơn hai tháng rưỡi ( vì anh này là bác sỹ) , còn tất cả những trường hợp khác phải chờ đợi từ 3 tới 6 tháng .

Nếu trong thời gian chờ đợi vào quốc tịch, nếu có một số thay đổi như : Ly dị , ly thân, ăn xã hội, thất nghiệp, chồng hay vợ mất đột ngột , chuyển ra nước ngoài làm việc ..v..v đều phải báo cho phía Đức biết để họ giải quyết theo từng trường hợp

Đây là toàn bộ về một số điều kiện gia nhập quốc tịch Đức dành cho những người muốn vào quốc tịch có thể tham khảo. Nếu muốn biết thêm chi tiết về thủ tục và thời gian xét duyệt, thì bạn có thể lên phòng quốc tịch hay vào trang web Hỏi Đáp về Quốc Tịch để tìm hiểu thêm ( Fragen und Antworten zur Einbürgerung)

Nguồn: Facebook An Thanh Le

Một Số Điều Cần Lưu Ý Khi Di Trú Mỹ Diện F4

Một trong những giải pháp được lựa chọn nhập cư Mỹ chính là bảo lãnh theo diện người thân, hầu hết những người bảo lãnh sẽ là vợ chồng, cha mẹ hay con cái của người được bảo lãnh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết anh chị em trong gia đình cũng có thể đứng ra là người bảo lãnh theo diện anh em.

Chương trình di trú Mỹ diện F4 là gì?

– Là công dân Mỹ từ 21 tuổi trở lên mới có đủ quyền nộp hồ sơ để bảo lãnh anh chị em qua Mỹ. Đối với các thường trú nhân thì không thể bảo lãnh người thân theo chương trình này.

– Chứng minh được mối quan hệ với người bảo lãnh, hoặc là có cùng cha cùng mẹ hoặc ít nhất có cùng một cha hoặc cùng một mẹ với người được bảo lãnh.

Một khi bạn đảm bảo được 2 điều kiện trên, bạn đã có khả năng tiến hành bảo lãnh người thân di trú Mỹ diện f4, bước tiếp theo là việc chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, cụ thể như sau:

– Đơn I-130 không cần nộp riêng cho từng cá nhân như vợ, chồng, con cái dưới 21 tuổi còn độc thân của người bảo lãnh)

– Bản sao hộ chiếu, khai sinh hoặc quốc tịch Hoa Kỳ

– Bản sao khai sinh của người bảo lãnh và người được bảo lãnh (chứng minh có ít nhất một cha hoặc mẹ chung)

– Bản sao xác nhận đổi tên của người bảo lãnh (nếu có)

– Nếu như bảo lãnh anh chị em có mối quan hệ hình thức là con nuôi thì phải nộp bản sao theo nghị định nhận con nuôi để chứng minh rằng việc nhận con nuôi diễn ra trước khi người bảo lãnh hoặc chị em được 16 tuổi.

– Trường hợp người được bảo lãnh có quan hệ thông qua hình thức cha mẹ kế với người bảo lãnh thì cần có bản sao ly hôn của cha mẹ ruột hoặc cha mẹ kế của cuộc hôn nhân trước đó và bản sao chứng nhận kết hôn của cha mẹ kế với cha mẹ ruột.

– Trường hợp người bảo lãnh và người được bảo lãnh là anh chị em cùng cha khác mẹ thì phải nộp bản sao giấy chứng nhận kết hôn của người cha với mỗi người mẹ và cả bản sao ly hôn với người vợ trước đó.

Quy trình và thủ tục làm sổ di trú Mỹ diện F4

Việc đầu tiên bạn cần làm chính là phải mở hồ sơ bảo lãnh, chuẩn bị các giấy tờ đầy đủ như đã kể trên. Sau đó nộp hồ sơ cho Sở di trú và nhập tịch Mỹ, nếu hồ sơ được chấp nhận thì bạn sẽ nhận được thông báo chấp thuận. Tiếp đó hồ sơ được chuyển tới Trung tâm thị thực quốc gia và bạn sẽ được xếp lịch phỏng vấn từ 1-3 tháng, thư hẹn phỏng vấn gửi đến cho bạn không chỉ có ngày giờ mà còn cả hướng dẫn cách tiến hành kiểm tra sức khỏe và các thông tin, giấy tờ cần thiết khác cho việc phỏng vấn.

Lưu ý dành cho bạn khi di trú Mỹ diện F4

Luật di trú chỉ cho phép người bảo lãnh là anh em ruột trong gia đình, những trường hợp anh em họ thì không được chấp nhận đối với diện anh em. Nếu muốn bạn có thể nhờ học hàng ở Mỹ đứng ra bảo trợ về tài chính sau khi đã hoàn tất hồ sơ đi du học hoặc du lịch. Ngoài ra khi làm hồ sơ bạn cần đảm bảo tính chính xác và đúng sự thật về những thông tin mình đã cung cấp cho cơ quan di trú. Bất cứ một thông tin nào không chính xác cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xem xét hồ sơ và phỏng vấn.

Bạn cần chuẩn bị tâm lý bình tĩnh và kỹ càng cho cuộc phỏng vấn khi nhận được thư chấp nhận phỏng vấn: tâm lý tự tin, đảm bảo tính chính xác của thông tin, bằng chứng thuyết phục sẽ nâng cao cơ hội nhận được thị thực định cư của bạn khi di trú Mỹ diện f4. Trường hợp hồ sơ của bạn gặp sự cố cản trở khiến Lãnh sự quán không chấp nhận và cần thêm thời gian xét duyệt thì bạn phải nhanh chóng gửi thư đến Lãnh sự quán hỏi về tình trạng hồ sơ, tốt nhất bạn nên đến trực tiếp để giải quyết.

Like this:

Like

Loading…

Related

Những Điều Cần Biết Khi Du Học Đức « Du Học Đức

AstA

AstA là tên viết tắt của các tổ chức nằm trong các khuôn viên trường đại học dành cho các sinh viên Đức. Mỗi năm, thành viên của tổ chức này được bầu cử bởi hộ sinh viên, và thông thường những người được bầu sẽ tham gia những đảng phái chính trị. Mục đích của họ là tạo cơ hội tham gia tiến trình chính trị vì nó có sự ảnh hưởng của các trường đại học hoặc các trung tâm thông tin.

Audimax

Audimax là giảng đường lớn nhất của một trường đại học. Nó có thể được dùng cho những bài giảng về truyền thống, nơi tổ chức sự kiện hoặc hội thảo khác.

Block seminars

hông thường, các bài giảng hoặc hội thảo sẽ được diễn ra liên tục hàng tuần của một học kỳ. Blockverantstaltungen hay “block seminars” là một bài giảng được trình bày cùng một lúc trong thời gian ngắn vào ngày cuối tuần hoặc những ngày liên tiếp của một kỳ học.

Campus

Hầu hết các trường đại học trên thế giới đều được sắp xếp thành khu vực các trường nằm kề nhau. Khu vực này gọi là khu campus. Các trường đào tạo khác nhau của Đức thường được phân bố rải rác ở khắp thành phố, đặc biệt là những ngôi trường cũ.

Credit points

Credit points trong tiếng Đức gọi là Leistungspunkte. Điểm này được trao cho những sinh viên hoàn thành những yêu cầu nhất định của một chương trình học và nếu tích được nhiều điểm thì sinh viên được đánh giá cao hơn một bậc so với sinh viên khác. Một Credit points được thưởng tương ứng với 30 giờ làm việc.

c.t. (cum tempore) / s.t. (sine tempore)

Những từ viết tắt được in bên cạnh danh sách khóa học hoặc sự kiện của các trường đại học để chú thích thời gian bắt đầu. Viết tắt c.t. có nghĩa là sự kiện bắt đầu sau 15 phút so với thời gian niêm yết. Trong khi đó ký hiệu s.t. là sự kiện bắt đầu chính xác tại thời điểm công bố. Một bài giảng bắt đầu lúc 10:00 c.t. có nghĩa là bài giảng sẽ bắt đầu lúc 10:15 và nếu một bài giảng bắt đầu lúc 8:30s.t thì có nghĩa sẽ bắt đầu vào lúc 8:30.

Exmatrikulation

Vào mỗi đầu học kỳ, sinh viên phải chính thức đăng ký tại trường đại học. Những người không ghi danh vào thời hạn cuối cùng có nguy cơ bị loại bỏ khỏi danh sách sinh viên (Exmatrikulation) và phải ghi danh ở nơi khác. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, sinh viên cũng phải chính thức thông báo cho trường đại học và được gọi là exmatrikuliert.

Fachschaft

Fachschaft là một tổ chức sinh viên ở cấp nhỏ hơn so với hội sinh viên của trường. Họ tổ chức những sự kiện đại diện cho quyền lợi của sinh viên cùng khoa và cung cấp những thông tin, giúp đỡ những sinh viên năm đầu và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.

Fakultaet

Fakultaet gần giống với từ tiếng Anh “faculty” có nghĩa là giảng viên. Hầu hết các trường đại học đào tạo nhiều khoa khác nhau: triết học, y học, toán học,.. Mỗi khoa lại chia ra làm các bộ phận giảng dạy nhỏ hơn. Trong đó mỗi bộ phận sẽ có những giáo sư phụ trách gọi là Lehrstuehle.

Grundstudium / Hauptstudium

Đối với các chương trình đào tạo như pháp luật chưa được chia ra thành hệ Cử nhân và Thạc sĩ, chương trình học sẽ chia thành các Grundstudium và Hauptstudium. Chương trình sẽ tập trung vào những vấn đề cơ bản của ngành học và sau đó sẽ cho phép sinh viên đăng ký những vấn đề nghiên cứu chuyên sâu.

Dieu Pham

Theo: Duhocduc.de

Thi Quốc Tịch Mỹ Cần Điều Kiện Gì?

– Kiến thức Anh ngữ và hiểu biết về lịch sử, chính quyền Hoa Kỳ.

– 18 tuổi trở lên, trừ khi được miễn vì đang ở trong quân đội Hoa Kỳ.

– Trung thành với Hiến Pháp và sẵn sàng gia nhập quân đội Hoa Kỳ.

– Là thường trú nhân Mỹ có thẻ xanh Mỹ và định cư Mỹ ít nhất 5 năm (cần ở Mỹ 2,5 năm), hoặc 3 năm (cần ở Mỹ 18 tháng) nếu kết hôn với 1 công dân Mỹ.

Đối với nhiều người nhập cư Mỹ xin được nhập quốc tịch, sẽ gặp khá nhiều khó khăn cũng như mắc nhiều sai lầm trong quá trình học thi quốc tịch Mỹ. Đòi hỏi khó khăn nhất là tiếng Anh. Vậy có bao nhiêu “vốn” tiếng Anh là đủ? Hãy luôn nhớ rằng, bạn sẽ được trắc nghiệm tiếng Anh khi vào phỏng vấn thi quốc tịch. Khi ấy, một nhân viên sở di trú sẽ hỏi bạn những câu hỏi căn cứ vào đơn của bạn, để chắc chắn rằng bạn hiểu tiếng Anh và để xem bạn có muốn thay đổi điều gì so với đơn xin nhập tịch của bạn. Nhân viên di trú cũng sẽ yêu cầu bạn đọc và viết một câu bằng tiếng Anh.

Nếu bạn không thể làm được điều này, bạn sẽ không được chấp thuận cho nhập quốc tịch, tuy nhiên bạn sẽ được sắp xếp đi phỏng vấn lần thứ hai vào một ngày nào sau đó, vì vậy hãy học tiếng anh thật kỹ trước khi bạn đi phỏng vấn thi quốc tịch. Một số trường hợp được miễn thi bằng tiếng Anh, tuy nhiên đương đơn vẫn phải thi bằng tiếng Việt.

– Trên 50 tuổi và bạn là thường trú nhân đã sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất 20 năm.

– Trên 55 tuổi và bạn là thường trú nhân đã sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất 15 năm.

– Trên 65 tuổi và bạn là thường trú nhân đã sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất 20 năm. Ngoài ra, diện này sẽ còn được xem xét đặc biệt khi thi về lịch sử và chính quyền Hoa Kỳ.

-Luyện tập các câu hỏi trắc nghiệm

Tâm lý trước khi thi quốc tịch Mỹ cũng ảnh hưởng rất nhiều, cho nên trước hết bạn phải chuẩn bị tâm lý thật thoải mái.

Tiếp theo, bạn nên thực hành thông qua việc làm thử các đề thi theo dạng 100 câu hỏi về công dân (Lịch Sử và Tổ Chức Công Quyền). Trắc nghiệm công dân được hỏi miệng và giám khảo của Cơ Quan Quốc Tịch Và Di Trú (USCIS) sẽ hỏi ứng viên nhập tịch tới 10 trong số 100 câu. Ứng viên phải trả lời đúng 6 trên 10 câu hỏi để được đậu phần nhập tịch này.

-Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết

Trước khi vào phỏng vấn bạn nên chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ theo những yêu cầu do Sở di Trú đề ra như thư mời phỏng vấn, hình ảnh, CMND, hộ khẩu, giấy khai sinh của đương đơn và người bảo lãnh, giấy đăng ký kết hôn nếu theo diện hôn nhân…và hãy sắp xếp chúng một cách hợp lý.

-Đến sớm 15 – 30 phút

Đương đơn nên đến sớm khoảng 15-30 phút để có đủ thời gian kiểm tra an ninh và có tâm lý thoải mái khi phỏng vấn.

-Trả lời rõ ràng và trung thực

Hãy thể hiện mình là người có kiến thức về Anh ngữ và hiểu biết về lịch sử, chính quyền Hoa Kỳ. Khi phỏng vấn phải thể hiện khả năng nghe, nói, đọc và hiểu tiếng Anh cơ bản, đối với những người trên 50 tuổi hoặc có thẻ xanh trên 20 năm thì sẽ được miễn thi tiếng Anh này. Phải trả lời đúng các câu hỏi về lịch sử và chính quyền Hoa Kỳ, nếu bạn trên 65 tuổi hoặc có thẻ xanh trên 20 năm sẽ được miễn bài thi lịch sử này.

Bạn đang xem bài viết Một Số Điều Cần Biết Khi Vào Quốc Tịch Đức trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!