Xem Nhiều 3/2023 #️ Học Bổng Ngành Luật Tại Mỹ # Top 6 Trend | Phusongyeuthuong.org

Xem Nhiều 3/2023 # Học Bổng Ngành Luật Tại Mỹ # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Học Bổng Ngành Luật Tại Mỹ mới nhất trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kì tiếp theo

Học bổng

Học ở Mỹ, cái gì cũng thích, chỉ có tiền là tốn nhiều. Mức học phí trường luật ở Mỹ thực sự quá đắt đỏ. Trung bình mỗi năm $47,000 tiền học và $15,000 sinh hoạt phí (con số thay đổi tùy trường và bang). Sinh viên bản xứ cũng phải vay nợ chính phủ để đi học chứ đừng nói đến sinh viên quốc tế chật vật mức nào. Rất nhiều bạn muốn xin học bổng nhưng thực sự các bạn đã hiểu câu chuyện đằng sau nó? Tại sao trường ở Mỹ cho học bổng? Làm thế nào để có học bổng?

Xuất sắc không phải là tất cả. Nhiều người nghe nói đến đi du học và có học bổng là nghĩ ngay đến chắc họ phải xuất sắc lắm. Cũng không chắc.

Chính phủ Mỹ bảo trợ công dân của họ rất tốt. Người bản xứ học JD có mức học phí riêng. Người nào học tại bang mà họ là resident thì chỉ cần đóng một nửa. Người đã từng phục vụ trong quân ngũ nhiều khi được miễn toàn bộ tiền học, kể cả là ở các trường tư. Mặc dù hầu hết sinh viên bản xứ phải vay nợ chính phủ để học luật nhưng rất nhiều trong số họ cũng được học bổng. Phổ biến là $1,000-$10,000/năm. Trường hợp nhiều hơn cũng có. Điểm LSAT và GPA đại học càng cao thì học bổng càng nhiều.

Nhưng cũng chính vì sự ưu đãi này mà budget dành cho chương trình JD của các trường bị ảnh hưởng. Họ phải tìm nhiều nguồn khác để duy trì hoạt động như tiền đóng góp từ cựu sinh viên (alumni gift), tiền dự án nghiên cứu, các khóa học mùa hè và đặc biệt là chương trình LLM, SJD. Có thể ví LLM và SJD như thỏi nam châm hút ngoại tệ về cho mỗi trường. Câu chuyện quay trở về bài toán kinh doanh dịch vụ giáo dục.

Thời điểm dễ có học bổng LLM nhất theo tôi là ngay sau khi tốt nghiệp cử nhân luật. Trường sẽ xét đến quá trình học tập trong 4 năm của bạn. Nhiều yếu tố như GPA cao, IELTS hoặc TOEFL cao, có các bài viết được đăng trên các báo uy tín (VD như Tạp chí luật học, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,…) hoặc bài nghiên cứu được giải (VD như cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học, sách hoặc đề tài nghiên cứu cùng thầy cô giáo), học 2 bằng,… Theo kinh nghiệm bản thân, trong khi trường châu Âu đề cao khả năng học thuật thì trường Mỹ lại rất thích sự năng động ở sinh viên. Ví dụ như đã đi thực tập trong quá trình học, tham gia các cuộc thi trong ngoài nước, tham gia các hoạt động giao lưu quốc tế,…

Điều thứ 2 trường luật ở Mỹ muốn khi tuyển sinh là tính đa dạng của khóa học, tức là họ tìm kiếm sự khác biệt. Bạn được chọn không phải vì bạn có “tính Mỹ” mà vì bạn đại diện cho một cái gì đó rất riêng của bạn, của nước bạn. Ví dụ như học 2 ngành song song (kinh tế và luật chẳng hạn), có tài lẻ, chơi thể thao, chơi nhạc cụ truyền thống, nói nhiều thứ tiếng, có giải về leadership,…

Tại sao nói là dễ nhất? Vì trong 4 năm học bạn có nhiều thời gian và cơ hội để làm giàu bản thân mình. Còn nếu ra đi làm 1-2 năm thì với các vị trí khởi điểm, bạn không có gì nhiều để ghi vào CV. Hơn nữa, đã đi làm tức là bạn coi như đã có khả năng độc lập kinh tế. Vậy thì trường sẽ nghĩ bạn sẽ không cần tiền nhiều bằng những người đang hoặc mới học xong.

Tiếp nữa là bạn có thể tranh thủ các chương trình hợp tác giữa trường luật bạn theo học và trường ở Mỹ. Cho học bổng cũng là một cách để họ PR. Bởi vậy đối tượng (có nguyện vọng làm) giảng viên và công chức nhà nước thường được ưu tiên. Thử tưởng tượng bạn nghe nói giảng viên mình thích hoặc thẩm phán tòa tối cao từng học ở trường đó thì bạn có thích chọn trường đó hơn không? Tiền học bổng họ cho đi chính là khoản đầu tư dài hạn để có lợi ích kinh tế về sau này.

Thực ra, nếu nói là thời điểm TỐT nhất để đi học thạc sĩ, có lẽ luôn là vài năm sau khi bạn đã đi làm. Bởi khi đã đi làm bạn biết bạn muốn học gì hơn. Nhưng chưa chắc lúc đó bạn đã DỄ xin được học bổng.

JD quả thực có chương trình đào tạo cực kì hay, rất khác biệt so với LLM.

Nếu bạn có LSAT thật cao, khoảng 160 trở lên thì khả năng có học bổng càng lớn.

Nếu bạn có bằng cử nhân về kĩ thuật, y dược, vật lý, toán, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin,… thì khả năng trường luật nhận bạn vào học và cho học bổng càng cao. Vì những bằng này thể hiện trình độ của bạn, nói nôm na là không làm giả được. Và background trong các ngành này cũng khiến bạn dễ xin việc vào các văn phòng luật hơn sau khi tốt nghiệp.

Nếu bạn có bằng cử nhân luật và đặc biệt đã hành nghề được một thời gian thì hầu như bạn sẽ không được cho học bổng. Vì khi đặt bạn lên bàn cân so sánh cùng các ứng viên khác, bạn có hiểu biết về luật quá nổi trội. Như vậy là không công bằng. Chưa nói đến câu chuyện xin visa sang Mỹ sẽ khó khăn hơn khi bạn quá giỏi, độc lập kinh tế và không có vướng bận gì ở nước sở tại. Chẳng có gì chứng minh nổi bạn sẽ trở về sau khi học xong.

Nói tóm lại, ngoài những thứ hiển nhiên như khả năng học thuật và ngôn ngữ, nếu bạn biết được lí do kinh tế như trên thì bạn có thể định hướng tốt hơn khi xin học bổng học luật tại Mỹ.

Một lí do khiến việc học JD ở Mỹ rất hay là vì có rất nhiều cơ hội thực hành trong quá trình học. Nghe có vẻ hoa mỹ nhưng thực chất là để thử lửa xem bạn thích làm gì về sau (in-house counsel, public interest, prosecution, transactional, litigation,…); networking với giới luật sư; tìm việc sau khi tốt nghiệp (nếu thể hiện tốt, có những nơi sẽ đảm bảo tuyển bạn luôn); đi du lịch; và tất nhiên, làm đẹp CV.

Phòng thực hành luật của trường (legal clinic) và văn phòng Career Development Office luôn có rất nhiều thông tin về internship, externship, clerkship, clinical practice cho bạn apply. Ở Mỹ đang có tranh cãi về việc trong tương lai mọi công việc thực tập đều phải có thù lao và phải ít nhất phải bằng mức lương tối thiểu. Còn hiện tại, quan điểm phổ biến là các vị trí này hoặc sẽ có thù lao hoặc sẽ được tính vào số tín chỉ học.

Internship là công việc thực tập, có hoặc không lương. Là vị trí ngắn hạn. Có nhiều công ty luật cứ mỗi mùa hè lại tổ chức internship program trong 8 – 12 tuần dành cho sinh viên luật. Thực tập sinh sẽ được đào tạo, được tham gia vào các vụ việc, được giao những công việc cụ thể như viết memo, brief,…

Externship khá giống internship, nhưng được coi là “shadow position”. Tức là hầu như chỉ được đi theo luật sư để quan sát học hỏi, không có vị trí cũng không được tham gia hoặc giao công việc.

Clerkship là vị trí thực tập hỗ trợ các thẩm phán hoặc văn phòng công tố. Khi thẩm phán nhận một vụ việc, họ sẽ cho bạn đọc tất cả các tài liệu, đơn khởi kiện, chứng cứ của cả nguyên đơn và bị đơn. Nhiệm vụ của clerk là legal research vấn đề và viết memo phân tích một cách khách quan vụ việc để giúp thẩm phán đưa ra phán quyết.

Clinical practice là vị trí thực hành luật trong phòng thực hành pháp luật tại trường (legal clinic). Thường chỉ có sinh viên năm cuối được làm. Cơ bản là họ sẽ tiếp nhận vụ việc, legal research, viết memo, brief, thu thập chứng cứ, nói chuyện với khách hàng, ra tòa bảo vệ thân chủ,… như một luật sư thực thụ. Nhưng họ luôn phải được giám sát bởi một giáo sư phụ trách trong clinic. Đặc biệt khi ra tòa trình bày họ luôn phải có giáo sư ngồi bên.

Research assistant là người phụ giúp giáo sư nghiên cứu cho dự án hoặc bài viết nào đó. Đây là công việc có trả lương.

Journal editor. Mỗi trường luật đều có một hoặc nhiều tạp chí pháp luật của mình về nhiều mảng như international law, IP law,… Điểm đặc biệt là giáo sư chỉ là người chịu trách nhiệm cao nhất, còn lại tất cả các vị trí như editor, editor-in-chief đều do sinh viên trong trường đảm nhiệm. Họ tiếp nhận các bài viết, kiểm tra trích dẫn, chất lượng bài viết và lựa chọn để in vào journal của trường. Nhiều người không biết rằng quyển Bluebook – A Uniform Syste of Citation nổi tiếng cũng được tổng hợp bởi toàn sinh viên. Chỉ có những sinh viên xuất sắc sau năm nhất mới được nhận vào làm trong journal. Dù vậy, nhiều người gọi công việc này là “cheap labour” vì đầu tư chất xám rất nhiều mà không có lương.

Paralegal vs. trainee lawyer

Đây cũng là sự khác biệt rất đáng lưu ý giữa việc bắt đầu thực hành luật ở Việt Nam và ở Mỹ.

Ở Việt Nam, ngay sau khi tốt nghiệp, cử nhân luật có thể xin vào làm việc tại các văn phòng. Vị trí bắt đầu thường là intern, sau đó là paralegal, rồi trainee lawyer, associate, senior associate, junior partner, partner, managing partner,… Paralegal được coi là một vị trí bắt đầu của người muốn trở thành luật sư. Nó nằm trong chuỗi thăng tiến công việc của một lawyer-to-be. Thường sau khi đã lấy được bằng luật sư, bạn mới được thăng tiến thành trainee lawyer.

Có một số nhà tuyển dụng ở Mỹ dị ứng với JD từng làm paralegal trước đó. Nếu có đủ khả năng tại sao không học luật sư ngay từ đầu mà lại làm paralegal. Họ cho rằng như vậy là thiếu tham vọng hoặc khả năng có hạn.

Các hình thức kiểm tra trong trường luật ở Mỹ

Vậy một ngày điển hình của sinh viên luật ở Mỹ là gì? Đơn giản là đọc, đọc, đọc, lên lớp, đọc, đọc, đọc, ăn, ngủ, và lại đọc. Học luật tức là phải đọc rất nhiều và đọc rất khó. Ngay đến những sinh viên bản xứ cũng cảm thấy khó khăn khi phải làm quen với cuộc sống trong trường luật. Họ thậm chí chỉ ngủ 3 – 5 tiếng/ngày.

Trường luật ở Mỹ cũng áp dụng đa dạng hình thức kiểm tra, phụ thuộc vào ý muốn của từng giáo sư cho lớp của họ.

– Phổ biến nhất là kiểm tra viết cuối kì (in-school exam). Mặc dù mỗi buổi thi thông thường 2 – 4 tiếng liên tục nhưng sinh viên vẫn không đủ thời gian để phân tích hết tất cả các vấn đề. Đề bài thường có 2 vụ việc giả định. Sinh viên được yêu cầu nêu tất cả các arguments có thể để bảo vệ cho nguyên đơn hoặc bị đơn. Một số giáo sư cũng cho thêm phần trắc nghiệm. Tuy nhiên câu hỏi sẽ không hiển nhiên như luật quy định thế nào, mà luôn là vụ việc giả định với câu hỏi “đâu là argument mạnh nhất”, “đâu là argument yếu nhất”, “đâu là kết quả có khả năng nhất mà tòa sẽ đưa ra”,…

– Tiếp theo là take-home exam. Thời gian có khi thoải mái từ đầu kì, nhưng chủ yếu là 24 hoặc 36 tiếng. Sinh viên được yêu cầu viết paper, memo hoặc brief dựa trên đề bài.

– Midterm exam. Kiểm tra giữa kì, thường là paper về nhà.

– Quiz. Cứ mỗi đầu tuần giáo sư lại cho làm quiz 5 phút đầu giờ về nội dung học của tuần trước và phần đọc của tuần này.

– Group assignment. Báo cáo theo nhóm.

– Presentation. Thuyết trình trên lớp.

– Các môn kĩ năng như legal writing thì điểm sẽ rải đều với các assignment trong kì học như viết memo, brief, note (directed research paper).

Thông thường mỗi lớp học chỉ áp dụng in-school hoặc take-home exam là bài kiểm tra duy nhất để lấy điểm cả kì. Tuy nhiên cũng có giáo sư áp dụng nhiều loại vào chung một lớp. Mọi thứ phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến chủ quan của giáo sư muốn dùng cách nào để đánh giá sinh viên chính xác nhất.

Điểm khác biệt của nền giáo dục luật ở Mỹ là solution-based. Tức là coi trọng giải pháp. Khi viết một paper, sinh viên được yêu cầu sau khi xác định được vấn đề (problem/issue) thì chỉ đề xuất 1 giải pháp duy nhất (solution). Giải pháp đó được đặt trang trọng làm đề tài (thesis). Toàn bộ paper không dành để miêu tả background, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề tồn tại mà để nêu ra các lí do chứng minh giải pháp mình nêu ra là có giá trị. Đây là điểm rất khác biệt đối với việc viết nghiên cứu ở Việt Nam. Phổ biến vẫn là vấn đề (problem/issue) được đặt làm đề tài (thesis). Toàn bộ thời lượng bài viết được chia đều để nói về background, nguyên nhân, mô tả và hậu quả của vấn đề. Phần giải pháp (solution) được đặt ở cuối cùng, thường có rất nhiều và không cần chứng minh tính ứng dụng.

Học Bổng Ngành Luật Tại Úc

Tin tức du học Úc

Thông tin về học bổng của trường ĐH Queensland

Ứng viên du học Úc ngành Luật sẽ được cân nhắc dựa trên các tiêu chí sau: Thành tích học tập, nhu cầu hỗ trợ tài chính đặc biệt, đam mê với ngành Luật và định hướng công việc sau khi kết thúc khóa học.

Phương thức nộp đơn: Sinh viên phải hoàn thành mẫu đơn dự tuyển và tờ khai, nộp cùng với bản sao CV qua bưu điện theo địa chỉ: The TC Beirne School of Law Scholarship Endowment Fund Selection Committee, TC Beirne School of Law Forgan Smith Building, The University of Queensland 4072 Australia.

Các ứng viên du hoc Uc nộp đơn trước ngày 26.2. Mẫu đơn tải tại địa chỉ: http://www.law.uq.edu.au

Vài nét về trường ĐH Queensland

Đại học Queensland (QU) được thành lập theo luật của Quốc hội Australia ngày 10/12/1909 để kỷ niệm 50 năm ngày thành phố Queensland được tách khỏi thuộc địa New South Wale. Đến năm 1911, UQ đón 83 sinh viên đầu tiên. Hiện UQ là đại học hàng đầu của Úc, là thành viên của Group of Eight (Go8) và Universitas 21.

Đại học Queensland được xếp trong 40 đại học hàng đầu thế giới bởi “Times Higher Education Supplement”. Với quy mô hơn 40.512 SV (khoảng 8.800 SV nước ngoài) hơn 5.000 giảng viên, nhân viên và là một đại học công lập đa ngành, đa lãnh vực, đa cơ sở của Úc.

Những sinh viên tốt nghiệp tại UQ luôn có những cơ hội lớn tại các công ty của Úc cũng như các công ty trên thế giới. Những hiểu biết và kỹ năng sinh viên của trường có được luôn giúp họ thành công tại các kỳ tuyển dụng của các công ty trong và ngoài nước.

Hiện nay, trường giảng dạy hơn 350 chương trình với 4.000 khóa học toàn thời gian. Các ngành nổi tiếng gồm: Quản lý Nguồn nước, Phát triển Cộng đồng, Nông nghiệp, Khoa học Thú y, Nghệ thuật (Nhân văn), Kinh doanh, Kinh tế và Du lịch, Kỹ thuật và Công nghệ Thông tin, Sức khoẻ, Luật, Ngôn ngữ và Khoa học Hành vi. Nhằm phát triển sinh viên tốt nhất, trường có tới 14 thư viện với hơn 2,5 triệu đầu sách và hơn 18.000 máy tính. Trường cũng cung cấp đầy đủ dịch vụ hỗ trợ sinh viên du học Úc.

1. Các chương trình học bổng du học Anh quốc 2016

Trường thông báo cấp học bổng bậc học tiến sĩ các ngành: Kế toán tài chính, Kinh doanh và quản lý, Khoa học, Công nghệ và chính sách đổi mới.

Học bổng tiến sĩ được trao tặng trong 3 năm, bao gồm học phí chương trình tiến sĩ và tiền trợ cấp khoảng 14.000 bảng Anh/năm, đặc biệc học bổng dành cho ứng viên xuất sắc lên đến 20.000 bảng Anh/năm. Ngoài ra, sinh viên cũng nhận được tiền trợ cấp cho việc nghiên cứu và trao đổi.

Điều kiện: Ứng viên phải đạt được bằng cử nhân danh dự hạng First hoặc hạng 2:1 (hoặc trình độ tương đương) và đã đạt được hay trông đợi nhận bằng thạc sĩ loại giỏi; trình độ tiếng Anh: IELTS 7.0 hoặc TOEFL 623; các ứng viên được yêu cầu nộp đơn càng sớm càng tốt.

Thời hạn nộp đơn: từ ngày 1.2 đến 30.6.2016. Xem thông tin chi tiết tại: http://www.mbs.ac.uk/

Trường cấp học bổng toàn phần nghiên cứu bậc tiến sĩ về các ngành: Khoa học xã hội và truyền thông, Báo chí, Chính trị, Giáo dục học, Nhân học, Thư viện, Xã hội học.

Chương trình cấp học bổng toàn phần chương trình MBA 1+1 dành cho sinh viên quốc tế học bậc thạc sĩ cho tất cả các ngành có đào tạo tại Trường ĐH Oxford (Anh), đồng thời kết hợp với chương trình thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh, bắt đầu vào tháng 9.2016.

2. Học bổng du học Singapore cho HS-SV Việt Nam

Ngày 19.1, Trường ĐH Curtin Singapore thông báo cấp học bổng dành cho học sinh, sinh viên có học lực khá, giỏi của Việt Nam.

Theo đó, các chương trình đào tạo, điều kiện xét tuyển và giá trị học bổng như sau:

Từ nay đến 30.1, trường ĐH nói trên sẽ cung cấp trực tiếp các thông tin và hướng dẫn cách thức làm hồ sơ dự tuyển tại các địa chỉ:

TP.HCM: 192 Lý Thái Tổ, quận 3 và 26 Lê Quý Đôn, quận 3.

Hà Nội: 98 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm (tầng 4, toà nhà Ngân hàng Đông Á).

Trong dịp này, các ứng viên tham gia sẽ có cơ hội thử sức với bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào của nhà trường và nhận thêm học bổng tiếng Anh, ưu đãi vé máy bay, phí hành chính, 100% phí thủ tục xin thư mời và visa…

3. Chương trình học bổng toàn phần tại Hà Lan

Trường ĐH Utrecht (Hà Lan) dành 55 suất học bổng du học toàn phần cho ứng viên quốc tế (trừ khu vực châu Âu) theo học chương trình cử nhân hoặc thạc sĩ năm học 2016 các ngành: Kinh tế, quản trị, luật, môi trường, nhân văn.

Trường ĐH Radboud (Hà Lan) cũng cấp học bổng chương trình đào tạo thạc sĩ cho sinh viên quốc tế đến học các ngành: Khoa học ứng dụng và khoa học cơ bản, khoa học xã hội và truyền thông, Khoa học máy tính, Luật, Nghệ thuật sáng tạo và thiết kế, Nhân văn, Y tế và sức khỏe, đến học tại trường từ năm 2016.

Ứng viên sẽ được lựa chọn dựa vào các yếu tố sau: phải tốt nghiệp bậc cử nhân tại một trường đại học của nước sở tại; có thành tích học tập ấn tượng đối với chuyên ngành mình đã chọn; chứng tỏ mình sẽ là một sinh viên tiềm năng khi được chọn học tại quốc gia Hà Lan.

Ngoài ra, nhà trường còn xét dựa trên đánh giá về bài luận cá nhân của ứng viên về lí do vì sao mong muốn tham gia khóa học thạc sĩ tại trường ĐH Radboud. Đăng kí nhập học trực tuyến hạn chót là ngày 1.4.2016, tại: http://www.ru.nl/english/education/master’s-programmes/admission-enrolment/start-application/.

Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về hệ thống giáo dục, các ngành học, việc làm thêm khi chọn du học Úc có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín – là đối tác của chúng tôi để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.

Những Lưu Ý Khi Học Ngành Luật Tại Mỹ

Thứ nhất, về phần tiếng Anh bạn nên đặc biệt quan tâm vì các trường Luật đòi hỏi kĩ năng tiếng khá cao. Thông thường có hai kì thi tiếng Anh bạn có thể lựa chọn đó là TOEFL iBT và IELTS, tuy nhiên theo Lợi thì TOEFL iBT thông dụng hơn vì bằng này được chấp nhận cả ở Úc và Châu Âu. Tất nhiên còn tùy thuộc vào quốc gia và trường học mà bạn nên quyết định chọn thi bằng nào, tuy nhiên phạm vi chấp nhận của IELTS hơi hạn hẹp tại Mỹ. Thông thường các trường yêu cầu điểm TOEFL iBT từ 90 trở lên, một số trường đòi hỏi 87 điểm trong khi một số cá biệt lại yêu cầu trên 100. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng nếu bạn thiếu một vài điểm.

Thực tế có những trường hợp, học sinh thiếu một vài điểm TOEFL iBT vẫn được “châm chước” khi xin nhập học tại một số trường. Điều kiện để được chấp nhận đó là bạn phải chứng minh được rằng bạn thường xuyên sử dụng tiếng Anh trong quá trình làm việc và bạn hoàn toàn có khả năng cải thiện trình độ tiếng Anh nhanh chóng để theo học được các chương trình đào tạo tại trường.

Học luật ở Mỹ khác với những quốc gia khác trên thế giới. Tại nhiều nước khác, sinh viên có thể học luật ngay sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng ở Mỹ, luật là một ngành chuyên nghiệp với yêu cầu cao, tương đương với bằng cấp sau đại học ở những nước khác. Đối với sinh viên Việt Nam chưa có bằng đại học luật, thường bạn sẽ học khá pre-law 4 năm rồi mới được vào trường luật tại Mỹ. Đối với sinh viên đã có bằng đại học luật 4 năm tại Việt Nam, muốn du học luật tại Mỹ, bạn cần qua kỳ thi sát hạch về luật của nước này, điểm TOEFL cao và cần Xin thư giới thiệu – thứ mà nhiều người hóm hỉnh gọi là “một tờ A4 nhỏ nhưng có võ và sức nặng” mà bất kì hồ sơ xin nhập học nào ở bất kì quốc gia nào cũng cần phải có.

Bạn có thể xin thư giới thiệu của các thầy cô hay những người lãnh đạo của bạn nếu đã đi làm. Đối với những ai có mối quan hệ thân thiết với thầy cô hay sếp, việc xin thư tiến cử không phải là điều khó. Nên lưu ý về số lượng giấy giới thiệu. Nếu bạn phải nộp nhiều hồ sơ cùng một lúc, tốt nhất là hãy “phiền” người giới thiệu ký một lúc nhiều bản để khỏi phải chạy tới chạy lui.

Tài chính mạnh là một trong những điều kiện quan trong để có thể du học Mỹ ngành Luật. Mức học phí trung bình 1 sinh viên luật cần chi trả khoảng 47.000 USD/năm tiền học và 15.000 USD/năm chi phí sinh hoạt tùy từng trường và từng bang. Nếu bạn chưa tốt nghiệp đại học ở Việt Nam nhưng vẫn muốn theo học ngành Luật tại Mỹ, bạn sẽ mất thêm 4 năm học pre-law tại Mỹ. Điều này phần nào làm cho học phí du học Luật tại Mỹ trở thành con số lớn hơn. Do đó, việc chuẩn bị nền tảng tài chính vững chắc trước dự định du học là một việc quan trọng bạn cần hết sức lưu ý.

Cuối cùng, cũng như kinh nghiệm về điểm TOEFL iBT đã kể trên, bạn nên chủ động liên hệ với nhà trường nếu có bất kì thắc mắc, trăn trở cần giải đáp. Một lưu ý nhỏ là vì học phí của sinh viên nước ngoài đắt hơn nhiều so với sinh viên trong nước nên các trường rất nhiệt tình trao đổi, nhằm “dụ” được bạn. Một số trường lớn có thể hơi chậm trễ trong việc hồi đáp.

các trường luật càng cao thì bằng cấp mà sinh viên có được càng giá trị. Những trường luật ở Top 100 là nơi tốt nhất để bạn tìm cầu cho mình một bằng luật. Nhiều công ty luật lớn tuyển nhân sự từ chính các trường này. Điều kiện đầu vào cũng tùy từng trường, trường càng danh tiếng thì mức độ cạnh tranh càng khốc liệt, và bằng cấp càng danh giá.

chọn trường ở bang nào khá quan trọng vì thường bạn sẽ tìm nơi thực tập, sau đó là nơi làm việc ngay tại bang mà bạn học. Tại Mỹ, luật pháp và điều kiện để hành nghề luật ở từng bang cũng không giống nhau. Muốn hành nghề, bạn cũng phải là thành viên của luật sư đoàn của bang đó, và phải cập nhật thông tin thường xuyên trong nghề.

sinh viên nên chọn trường mạnh ở chuyên ngành luật nào thích hợp với mình. Ví dụ như có trường sẽ rất có tiếng ở lĩnh vực pháp lý thể thao, trường lại nổi tiếng về các luật sư trong lĩnh vực kinh tế, trường lại mạnh nhất ở luật nhân quyền hoặc luật môi trường. Quan trọng hơn nữa là những nhà tuyển dụng chuyên ở lĩnh vực nào sẽ tìm đến trường thế mạnh ở lĩnh vực đó để hợp tác và tuyển dụng. Vậy nên bạn hãy tìm hiểu những ngành luật nào là thích hợp nhất với mình, và trường nào mạnh về ngành đó.

Đại học Luật Washington

University of Pennsylvania

Đại học Luật Yale

Đại học Luật Havard

Đại học bang Georgia

Đại học Stanford

Đại học Humphreys

Đại học New Mexico

Đại học Cornell

Hãy LIÊN HỆ MEGASTUDY và nhanh tay đăng ký TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi.

CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY

Học Luật Tại Mỹ (Phần I)

Bài viết này hi vọng cung cấp cho các bạn cái nhìn cơ bản về việc học luật ở Mỹ để đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. Tác giả tuy mới học luật ở Mỹ được nửa năm, chưa gọi là lâu, nhưng ngẫm lại biết đến đâu là lâu là đủ, quan trọng là biết đến đâu chia sẻ đến đấy, cùng nhau trao đổi cũng tốt hơn là giữ cho riêng mình. “Knowledge shared is knowledge gained”. Rất mong chờ những trao đổi và thắc mắc từ các bạn xung quanh bài viết.

Thực ra, viết về cuộc sống và học tập ở Mỹ không phải vì sính Mỹ hay khoe khoang. Mà cũng chẳng có gì để khoe. Tác giả rất tâm đắc với quan điểm “In the end, things that make us different, make us all the same” (Ngô Phương Lan – TedTalk). Tất cả chúng ta chỉ có một điểm chung duy nhất là chúng ta đều khác biệt. Muốn thâm nhập vào một môi trường mới, một hệ thống giáo dục khác với thứ chúng ta có, đơn giản là cần hiểu về nó. Bước đầu tiên là cần có thông tin đa chiều để đánh giá, lựa chọn. Và đây là một chiều. Chỉ vậy thôi.

2. JD, LLM, SJD

3. Tại sao sinh viên Mỹ học luật?

4. Tại sao sinh viên quốc tế học luật ở Mỹ?

5. Học bổng

6. Internship, externship, clerkship, clinical practice, research assistant, journal editor,…

7. Paralegal vs. trainee lawyer

8. Các hình thức kiểm tra trong trường luật ở Mỹ

1. Trường luật trong hệ thống giáo dục ở Mỹ

Tại Việt Nam, đại học luật được coi là trường đào tạo cử nhân bình thường như hầu hết các ngành khác. Sinh viên tham dự kì thi đại học để nhập học. Thời gian học tập là 4 năm. Tốt nghiệp các bạn được gọi là cử nhân luật.

Tại các nước thông luật (common law), bao gồm Mỹ, trường luật được xếp vào nôm na là trường dạy nghề (professional school). Sinh viên luật được dạy rất nhiều môn kĩ năng mang tính thực tiễn (ví dụ như legal research, legal writing, negotiation, contract drafting, trial tactic,..). Thậm chí có khả năng ứng dụng để làm việc ngay khi đang học. Để được chấp nhận vào chương trình JD, ứng viên bắt buộc đã hoàn thành một bằng cử nhân đại học và có điểm thi LSAT (Law School Admission Test). Thời gian học là 3 năm. Tốt nghiệp các bạn được gọi là Juris Doctor (J.D.).

Có nhiều ý kiến xung quanh việc hệ thống giáo dục nào tốt hơn. Ở Việt Nam không yêu cầu luật là chuyên ngành 2 thì sinh viên tiết kiệm được 4 năm học. Ở Mỹ thì những người hành nghề luật lại có background về những ngành khác. Ngoài ra, tuổi đời và kinh nghiệm làm việc khiến họ trưởng thành và thực tế hơn khi học luật. Mỗi hệ thống có điều hay dở riêng, quan trọng là bản thân tự biết mình hay dở thế nào để cố gắng hoàn thiện. Và ít ra với yêu cầu ở Mỹ, có thể chắc chắn rằng tất cả những người ngồi trong giảng đường trường luật hàng ngày đều thực sự muốn đi học. Họ học vì đam mê. Học vì động lực đồng tiền. Học vì khoản nợ học phí cả trăm nghìn đôla với chính phủ sẽ phải trả sau khi ra làm việc. Và khi giáo dục khiến người đi học thực sực muốn thu nhận kiến thức, thì đó đã là một thành công.

2. JD, LLM, SJD

Tại Việt Nam, có 3 bằng cấp về đào tạo luật là cử nhân luật (Bachelor of Laws – LL.B.), thạc sĩ luật (Master of Laws – LL.M.) và tiến sĩ luật (Doctor of Philosophy in Laws – PhD).

Tại Mỹ, các trường cũng cung cấp 3 bằng cấp về đào tạo luật gồm Juris Doctor (J.D.), Master of Laws (LL.M.), và Doctor of Juris Science (S.J.D). Thoạt nhìn có vẻ giống nhau nhưng thực chất lại khác biệt. JD có vẻ tương tự với LLB nhưng chương trình đào tạo cô đọng và có tập trung vào thực hành rất nhiều. Người muốn hành nghề luật tại Mỹ chỉ học JD là đủ, kể cả các giáo sư đại học phần lớn cũng chỉ có bằng JD. Trong khi đó, LLM và SJD là chương trình chỉ dành cho người nước ngoài đến Mỹ học tập. Điều này các bạn có thể thấy rõ trong phần giới thiệu về chương trình học trên website các trường. Ví dụ LLM là dành cho những người muốn tìm hiểu về pháp luật Mỹ. Hay SJD trong 3 năm là dành cho những người (scholars) muốn quay về đất nước của họ để nghiên cứu hoặc/và giảng dạy.

3. Tại sao sinh viên Mỹ học luật?

Khi nói chuyện với sinh viên luật người Mỹ, bạn sẽ ngạc nhiên vì có rất nhiều lí do:

– Ngành học cử nhân của họ ra không biết làm gì, quá khó để kiếm việc nên họ buộc học tiếp trường luật. Ví dụ phổ biến là các ngành political science, foreign relations, history, religion, women study, American literature,…

– Công việc hiện tại của họ không kiếm được nhiều tiền nên họ muốn làm luật sư. Một luật sư ở Mỹ có thể kiếm trung bình từ $60,000 đến $200,000 một năm. Tất nhiên có những trường hợp kiếm được hơn thế rất nhiều. Trong khi nhiều nghề chỉ kiếm được khoảng $30,000/năm. Tính sơ qua trong 1 tháng họ phải chi trả khá nhiều khoản tiền (thuê apartment $1,200 và các phụ phí gas, heat, water,… + phí ô tô đi lại $500 + tiền ăn + tiền bảo hiểm +…), chưa kể khi có con (mặc dù giáo dục công lập ở Mỹ đến cấp 3 là miễn phí nhưng học phí trường tư và đại học rất đắt đỏ). Như vậy, với một công việc nhàng nhàng, họ không thể có cuộc sống thoải mái.

– Muốn làm chính trị.

– Có ước mơ hành nghề luật. Có nhiều người đã có kế hoạch học luật ngay từ trước khi học cử nhân. Đây cũng là điều bình thường.

– v..v..

4. Tại sao sinh viên quốc tế học luật ở Mỹ?

Câu trả lời cũng rất đa dạng:

– Muốn tiếp tục học lên cao hơn và cần 1 nơi để đến, vậy thôi. Học xong đại học, tâm lý rất nhiều người là “cố nốt” lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ để tạo lợi thế xin việc về sau này. Chỉ cần tìm một nước để học. Và Mỹ, với diện tích một nửa Bắc Mỹ, đa dạng văn hóa, lối sống phóng khoáng tự do và ngành công nghiệp PR giáo dục khổng lồ luôn có vẻ hấp dẫn. Tất nhiên, Mỹ cũng là nơi tập trung nhiều trường đại học rất tốt. Vậy là xách vali lên và đi thế thôi! Nếu bạn học SJD thì yên tâm là học xong sẽ xách vali đi về vì ở Mỹ 99,99% không ai thuê SJD làm công việc thực hành luật cả.

– Muốn tìm hiểu về hệ thống pháp luật Mỹ và có bằng luật của Mỹ để sau này thăng tiến trong công việc. Một luật sư người Trung Quốc mà có bằng thạc sĩ ở Mỹ thì cơ hội làm việc ở các công ty luật Mỹ có chi nhánh ở Trung Quốc của họ cao hơn. Thậm chí như vài người bạn cùng khóa tôi kể, khi làm việc ở Hong Kong, bằng luật ở Anh hoặc Mỹ đều rất có giá trị.

Người không học JD tại Mỹ mà có bằng cử nhân luật ở nước ngoài chỉ có thể thi bar ở bang New York và California. Lưu ý là bạn nên kiểm tra xem mình có đủ điều kiện (eligible) hay không. Bar New York yêu cầu thí sinh học luật ở nước ngoài phải đã hoàn thành những yêu cầu đào tạo để có thể hành nghề luật ở nước đó (Rule 520.6 [b] [1]: “The foreign-educated applicant must have fulfilled the educational requirements for admission to the practice of law in a foreign country other than the United States.”). Điều này phụ thuộc vào hệ thống đào tạo luật từng nước. Ví dụ ở Trung Quốc, sinh viên hoàn thành 4 năm cử nhân luật là có thể thi bằng luật sư luôn. Nhưng ở Việt Nam, cử nhân luật còn phải hoàn thành chương trình đào tạo tại Học viện tư pháp rồi mới được thi. Như vậy có nhiều rủi ro New York Bar Association sẽ từ chối cử nhân luật Việt Nam mới tốt nghiệp tham gia thi. Và khi bị từ chối, bạn sẽ không được trả lại khoản phí $750 đã nộp.

– Muốn lấy bằng SJD để trở về nghiên cứu, giảng dạy tại nước họ.

– Muốn tranh thủ xây dựng networking với các giáo sư, luật sư tại Mỹ và trong khóa học cùng họ. Networking là một công việc tối quan trọng của người hành nghề luật. Bởi vậy, nhiều người tham gia khóa học hè hoặc thạc sĩ ở nước ngoài chỉ vì mục đích này.

– Các lí do đặc biệt:

Ở Thái Lan, 1 trong 3 con đường để tham dự kì thi tuyển thẩm phán là có 2 bằng thạc sĩ luật tại nước ngoài. Bởi vậy có rất nhiều người Thái tới Mỹ lấy 2 bằng thạc sĩ. Và cũng không có quy định nào hạn chế mỗi người chỉ được có 1 bằng thạc sĩ luật cả.

Nhiều người bạn Trung Quốc của tôi nói rằng họ học JD chỉ vì cho rằng JD là bằng cấp quan trọng nhất trong đào tạo luật, hoặc họ muốn trải nghiệm luật sư ở Mỹ được đào tạo thế nào. Điều oái oăm là mặc dù học JD, 99% trong số họ xác định sẽ quay trở về Trung Quốc làm việc. Phải công nhận chính sách một con đã thể hiện được mặt tích cực của nó khi con một không phải lo lắng nhiều đến vấn đề kinh tế nữa.

– Hết phần I –

– March Le –

Bạn đang xem bài viết Học Bổng Ngành Luật Tại Mỹ trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!