Xem Nhiều 3/2023 #️ Giới Hạn Đề Thi Văn Thpt Quốc Gia 2022 # Top 9 Trend | Phusongyeuthuong.org

Xem Nhiều 3/2023 # Giới Hạn Đề Thi Văn Thpt Quốc Gia 2022 # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giới Hạn Đề Thi Văn Thpt Quốc Gia 2022 mới nhất trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giới hạn đề thi THPT quốc gia 2021

1. Những tác phẩm 100% không ra trong kì thi :

Không phải bỗng nhiều hay là tự ý mà mình lại dám chắc chắn là 100% là những tác phẩm này sẽ không ra trong kì thi THPT quốc gia năm 2021. Tất cả đều có cơ sở và nguyên do  của nó.

– Thuốc – Lỗ Tấn (các tác phẩm nước ngoài )

Đây hẳn là một tác phẩm khá hay của nhà văn Lỗ Tấn nhưng chỉ tiếc tác phẩm đó là văn học nước ngoài vậy nên xác xuất xuất hiện sẽ  là 0%. Các Bạn hãy  để ý mà xem từ trước tới giờ chưa bao giờ đề thi là một tác phẩm nước ngoài cả. Vậy nên điều đó đồng nghĩa với  tất cả các tác phẩm nước ngoài khác cũng sẽ loại bỏ hết như :

— Số phận con người – Sô Lô Khốp

— Ông già và biển cả – Hemingway

— Ai đã Đặt Tên cho dòng Sông

Thực ra nếu mà nói tác phẩm này không thể ra là cũng  không đúng vì đây là tác phẩm rất  hay và cũng cực kì  quan trọng của chương trình văn học  lớp 12. Thế nhưng lý do mà mình liệt kê  tác phẩm này vào đây là vì một lý do hết sức đơn giản đó là  tác phẩm này đã thi ở năm 2019. Vậy  nên  xác  xuất  truyện ngắn này xuất hiện  trong năm nay là rất thấp thế nên hãy mạnh dạn gạt bỏ tác phẩm này.

— Những đứa con trong gia đình và đàn ghi ta của lor-ca

Những ngày qua  thì mình có biết thêm  vài  thông tin khá là quan trọng đó là sẽ có một số tác phẩm mà Trường  Giáo Dục Thường Xuyên sẽ không học và đồng nghĩa với  điều đó thì tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình và đàn ghi ta của lor-ca”  sẽ không thể ra trong kì thi năm nay vì kì thi là chung của tất cả các bạn học sinh.

— Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng của văn nghệ của dân tộc

2. Khoanh vùng đề thi THPT quốc gia 2021

Thông điệp phòng chống covid-19

3. Những tác phẩm trọng tâm

Công  việc loại ra các tác phẩm không thể thi cơ bản  đã xong thì các tác phẩm còn lại sẽ là thứ mà các bạn phải học thật chắc chắn , thật  vững vàng để có thể tự tin tiến tới kì thi. Và trong những tác phẩm đó các bạn nên đặc biệt lưu ý đến một số tác phẩm sau đây sẽ có xác xuất ra cực kì.

Tây tiến

Nếu nhắc  đến ngữ văn lớp 12 mà không nói đến Tây Tiến thì đó là một thiếu xót rất  lớn. Hơn nữa đã lâu rồi tác phẩm này chưa xuất hiện trong các đề thi những năm gần đây  vậy nên hãy đặc biệt lưu ý đến bài thơ này.

Việt bắc

Cũng như Tây Tiến thì bài thơ  Việt Bắc cũng là cái tên khổng lồ  không thể bỏ qua trong kì thi năm nay. Đây là 2 tác phẩm thơ  tiêu biểu của văn học lớp 12 và cả 2 đều  khá là lâu chưa ra thế nên hãy thật sự để tâm  đến 2 bài thơ này đầu tiên

Sóng

Sóng là tác phẩm mà KhoaYDược Hà Nội lo lắng  nhất và xác xuất xuất hiện của bài thơ này chắn chắn rất cao. KhoaYDược Hà Nội  lo vì đây là tác phẩm tưởng chừng là dễ nhưng thực chất rất khó viết. Thế nên đề thi năm nay mà  ra phải tác phẩm này thì thực sự là rất khó đối với các bạn .

Vợ chồng A Phủ

Đây là một tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của văn học 12. Nếu như năm ngoái  tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa được chọn thì rất có thể năm nay Vợ Chồng A Phủ sẽ là truyện ngắn tiếp theo được xuất hiện trong kì thi THPT.

Tác phẩm Người lái đò sông đà

Văn học của Nguyên Tuân chưa bao giờ ngừng hấp dẫn các độc giả  không chỉ hấp dẫn học sinh mà còn rất hấp dẫn những người ra đề. Thế nên hãy liệt tác phẩm “Người lái đò sông đà”  vào danh sách này

Chiếc thuyền ngoài xa

Truyện ngắn chiếc thuyền ngoài  xa của tác giả Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm rất hay hơn nữa vô cùng  ấn tượng trong chương trình văn học  lớp 12.

Giáo Án Chiếc Thuyền Ngoài Xa theo phương pháp mới

Ngoài ra các em  cần  phải chú ý đến một số tác phẩm như là  Vợ Nhặt, Đất Nước. Đó đều là những tác phẩm trọng tâm vậy  nên các em không nên bỏ qua những tác phẩm đó. Hãy cố gắng phân bố thời gian học tập  khoa học và hợp  lý, tác phẩm nào quan trọng thì nên dành thời gian ôn luyện nhiều và kĩ càng hơn.

4. Kết luận

Giới Hạn Đề Thi Thpt Quốc Gia 2022

Những tác phẩm 100% không ra trong kì thi

Không phải tự nhiên mà mình lại dám chắc chắn là 100% là những tác phẩm này sẽ không ra trong kì thi THPT quốc gia năm 2019. Tất cả đều có cơ sở và lý do của nó.

Thuốc – Lỗ Tấn (các tác phẩm nước ngoài )

Đây là một tác phẩm khá hay của nhà văn Lỗ Tấn nhưng chỉ tiếc đó là văn học nước ngoài vậy nên xác xuất xuất hiện là 0%. Bạn cứ để ý mà xem từ trước tới giờ chưa bao giờ đề thi là một tác phẩm nước ngoài cả. Vậy nên điều đó đồng nghĩa với các tác phẩm nước ngoài khác cũng sẽ loại bỏ hết:

Số phận con người – Sô Lô Khốp

Ông già và biển cả – Hemingway

Ai đã Đặt Tên cho dòng Sông

Thực ra nếu nói tác phẩm này không thể ra là không đúng vì đây là tác phẩm hay và cũng rất quan trọng của chương trình lớp 12. Thế nhưng lý do mà mình liệt tác phẩm này vào đây là vì tác phẩm này đã thi ở năm 2019. Vậy nên xác xuất truyện ngắn này xuất hiện là rất thấp thế nên hãy mạnh dạn gạt bỏ tác phẩm này.

Những đứa con trong gia đình và đàn ghi ta của lor-ca

Tuần vừa rồi thì mình có biết thêm vài thông tin khá là quan trọng đó là sẽ có một số tác phẩm mà Giáo Dục Thường Xuyên sẽ không học và điều đó đồng nghĩa với nó sẽ không thể ra trong kì thi năm nay vì kì thi là chung của tất cả các bạn học sinh.

Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Thông điệp phòng chống Aids

Những tác phẩm trọng tâm

Việc loại ra các tác phẩm không thể thi đã xong thì các tác phẩm còn lại sẽ là thứ mà các bạn phải học thật chắc thật vững để có thể tự tin tiến tới kì thi. Và trong những tác phẩm đó mọi người đặc biệt lưu ý đến một số tác phẩm sau đây sẽ có xác xuất ra cao nhất.

Nếu nói đến ngữ văn lớp 12 mà không nói đến Tây Tiến thì đó là một thiếu xót vô cùng lớn. Hơn nữa đã lâu rồi tác phẩm này chưa xuất hiện trọng các đề thi vậy nên hãy đặc biệt lưu ý đến bài thơ này.

Cũng như Tây Tiến thì Việt Bắc cũng là cái tên không thể bỏ qua trong kì thi năm nay. Đây là 2 tác phẩm thơ tiêu biểu của ngữ văn lớp 12 và cả 2 đều khá lâu chưa ra thế nên hãy thật sự lưu ý đến 2 bài thơ này đầu tiên

Sóng là tác phẩm mà Hocvan12 lo nhất và xác xuất xuất hiện của bài thơ này cũng rất cao. Hocvan12 lo vì đây là tác phẩm tưởng chừng là dễ nhưng thực chất rất khó viết. Thế nên đề thi năm nay ra phải tác phẩm này thì thực sự là rất băn khoăn.

Vợ chồng A Phủ

Đây là một tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của ngữ văn lớp 12. Nếu như năm ngoái tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa được chọn thì rất có thể năm nay Vợ Chồng A Phủ sẽ là truyện ngắn tiếp theo.

Người lái đò sông đà

Văn học của Nguyên Tuân chưa bao giờ ngừng hấp dẫn không chỉ hấp dẫn học sinh mà còn rất hấp dẫn những người ra đề. Thế nên hãy liệt nó vào danh sách này

Chiếc thuyền ngoài xa

Truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm rất hay và ấn tượng trong chương trình ngữ văn lớp 12.

Giáo Án Chiếc Thuyền Ngoài Xa theo phương pháp mới

Ngoài ra các em vẫn phải chú ý đến một số tác phẩm như Vợ Nhặt, Đất Nước. Đó đều là những tác phẩm trọng tâm thế nên các em không nên bỏ qua. Cố gắng phân bố thời gian học tập hơn lý, tác phẩm nào quan trọng thì dành thời gian ôn luyện nhiều và kĩ càng hơn.

Đề Thi Thử Thpt Quốc Gia Môn Văn

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và Anh chết trong khi đang đứng bắn Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. Chợt thấy anh giặc hoảng hốt xin hàng Có thằng sụp dưới chân anh tránh đạn Bởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công. Anh tên gì hỡi Anh yêu quý Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng Như đôi dép dưới chân anh giẫm lên bao xác Mỹ Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại cái dáng đứng ViệtNamtạc vào thế kỷ Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.

(Dáng đứng Việt Nam, Lê Anh Xuân)

Câu 1. Chỉ ra những phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.

Câu 2. Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng”.

Câu 4.

Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại cái dáng đứng ViệtNamtạc vào thế kỷ Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.

Đoạn thơ trên đã gợi cho Anh/chị tình cảm gì của người chiến sĩ giải phóng quân?

II. LÀM VĂN

Câu 1. Từ văn bản, Anh/Chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về đức hi sinh trong xã hội ngày nay.

Câu 2:

Những đường Việt Bắc của ta … Vui lên Việt Bắc, đèo De núi Hồng.

Cảm nhận của Anh/Chị về âm vang hào hùng của chiến thắng Điện Biên Phủ qua đoạn thơ trên.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1. Phương thức biểu cảm, tự sự.

Câu 2. Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm: tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể.

Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là so sánh.

– Tác dụng: làm nổi bật tư thế hiên ngang của người chiến sĩ mặc dù đã hy sinh; thể hiện thái độ ngưỡng mộ, khâm phục đối với người chiến sĩ.

Câu 4.

* (Gợi ý):

Khổ cuối bài thơ, giọng thơ chùng xuống như khúc tưởng niệm những con người bất diệt đã hy sinh vì nghĩa lớn. Ý thơ là lời khẳng định về ý nghĩa của cái chết. Dáng đứng của Anh và cuộc đấu tranh sôi sục của nhân dân Miền Nam đã tạc vào lịch sử một dấu son chói lọi. Sự ra đi của người chiến sĩ trên đường băng Tân Sơn Nhất năm nào sẽ là bệ phóng đưa đất nước lên tầm cao mới. Bài thơ ra đời năm 1968 mãi đến 7 năm sau Miền Nam mới hoàn toàn giải phóng và Lê Anh Xuân cũng hy sinh từ dạo ấy nhưng thi sĩ đã dự báo trước một mùa xuân sẽ đến trong tương lai.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* (Đoạn văn tham khảo):

Hy sinh, là hành động đánh đổi một thứ quan trọng với bản thân cho một điều khác được coi là đáng quí hơn. Sự hi sinh vẫn thường diễn ra ở bất cứ ngóc ngách nào của cuộc sống.Hàng ngày, ta cũng có thể thấy những hành động hy sinh, cho dù rất nhỏ: hành khách nhường chỗ ngồi cho một bà cụ, cha mẹ hy sinh thời gian để đưa đón đứa con đi học xa đến vài chục cây số, hay những thợ đào đường ban đêm để không làm ảnh hưởng đến sinh họat của người dân. Nhờ những sự hy sinh nhỏ bé này, mà một tập thể, xã hội mới có thể phát triển lành mạnh và bền vững. Thế nhưng không phải hành động hy sinh nào cũng được biểu dương, ca ngợi hết lời. Lý do là vì sự hy sinh cũng có nhiều nguồn gốc, nguyên nhân. Một người làm việc thu gom rác rưởi, bị người khác coi thường có phải vì anh ta nghĩ nghề đó sẽ giúp ích cho xã hội không? Những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường có đáng được coi là anh hùng không khi họ bị đẩy ra ngoài chiến trận, ngầm mắng chửi thứ chiến tranh phi lý đã hủy hoại cuộc đời họ? Tồi tệ hơn, lại có những thứ hy sinh giả tạo, tưởng như là hy sinh nhưng thực chất lại để mua tiếng tốt về mình. Nguy hiểm nhất có lẽ là việc chúng ta tự cho rằng mình đang hi sinh vì người khác. Vậy nên, sự hự sinh thực sự có ý nghĩa khi nó thấm đẫm chất nhân văn cao cả.

(Bài viết của Hoàng Thùy Trang, Lớp 12, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, người biên soạn có biên tập lại)

Câu 2:

* Mở bài:

Giới thiệu tác giả tác phẩm

Giới thiệu đoạn thơ và vấn đề nghị luận :Âm vang hào hùng của chiến thắng Điện Biên Phủ qua đoạn thơ trên.

* Thân bài:

– Đoạn thơ đã miêu tả cảnh quân và dân ta trong giai đoạn tổng phản công giành thắng lợi. Những câu thơ lồng lộng, ngợp say tạo nên bản hùng ca về cuộc chiến đấu chống Pháp gian khổ mà bất khuất của dân tộc:

“Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung”.

+ Khung cảnh sôi động của cuộc kháng chiến được miêu tả qua hình ảnh con đường; “những đường Việt Bắc của ta”. Cụm từ “của ta” thể hiện sự sở hữu cùng niềm tự hào dân tộc khi mỗi con đường, ngọn núi, dòng sông… đã thực sự trở về với với người dân Việt Nam. Đây cũng là cảm hứng chung từng xuất hiện trong bài “Đất Nước” của Nguyễn Đình Thi:

“Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta”.

+ Đối với Tố Hữu con đường là biểu tượng cho sự hợp sức chung lòng, sự mở rộng, lớn mạnh không ngừng. Lực lượng cách mạng từ trong những khó khăn trứng nước đã dần dần phát triển cả về chất và lượng, để rồi ngày hôm nay hợp lại tạo thành một khối đông đảo. Hình ảnh so sánh “Đêm đêm rầm rập như là đất nung” cùng với từ láy tượng thanh “rầm rập” miêu tả tiếng bước chân nhanh, mạnh, dứt khoát của một tập thể đông người, mỗi bước chân càng khiến trời đất dung chuyển và cuộc hành quân ra trận đã biến thành cuộc diễu binh mà mỗi con người trong đó như được nâng lên với tầm vóc vũ trụ. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được thể hiện rõ nét.

– Ở 4 dòng thơ tiếp theo, Tố Hữu đã tập trung miêu tả sức mạnh của hai đối tượng cụ thể nhưng có đóng góp lớn làm lên chiến thắng Việt Bắc hôm nay, đó là những anh bộ đội cụ Hồ và những người dân công:

“Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay”

+ Từ láy “điệp điệp, trùng trùng” có tác dụng miêu tả những đoàn quân như nối tiếp nhau trải dài không dứt, hết lớp này đến lớp khác. Họ không chỉ được miêu tả như tập thể đầy sức mạnh mà còn hiện lên chân thực, lãng mạn qua hình ảnh “ánh sao đầu súng” quen thuộc trong thơ ca thời kì chống Pháp. Nó khiến người đọc nhớ đến câu thơ “đầu súng trăng treo” trong bài thơ của Chính Hữu. Hình ảnh thơ của Tố Hữu có thể hiểu là ánh sao trời lấp lánh nơi đầu mũi súng, cũng có thể hiểu là ánh sao gắn trên mũ của những người lính trên đường hành quân ra mặt trận. Nếu hình ảnh thơ trong bài “Đồng chí” của Chính Hữu nêu cao mục đích đấu tranh là để bảo vệ hòa bình thì hình ảnh “ánh sao đầu súng” tượng trưng cho lí tưởng của những người lính. Từ “cùng” đã nối cảm hứng lãng mạn với chất hiện thực của cuộc chiến khi con người vượt lên khó khăn để sống và chiến đấu theo lý tưởng của mình. Trên con đường ra trận không chỉ có những người lính mà còn có những đoàn dân công trực tiếp vận chuyển lương thực vũ khí ra chiến trường:

“Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”.

+ Biện pháp đảo ngữ đã nhấn mạnh lực lượng đông đảo thứ hai và cũng là những người quan trọng làm nên bản hùng ca cách mạng, đó là những đoàn dân công. Họ đi trong đêm, dưới những bó đuốc đỏ rực, dưới những tàn lửa bập bùng bay theo chiều gió như trải dài không ngớt tạo thành một không gian lung linh huyền ảo, mang âm hưởng huyền thoại. Cách nói thậm xưng “bước chân nát đá” khiến người đọc liên tưởng đến thành ngữ “chân cứng đá mềm”, đã nhấn mạnh sức mạnh thể chất và tinh thần của những con người hàng ngày tải lương ra chiến trường, chiến thắng mọi khó khăn gian khổ để góp phần làm nên chiến thắng. Dường như cả thiên nhiên đất trời và con người cùng hòa chung một ý chí quyết tâm “Rùng cây núi đá ta cùng đánh Tây”. Từ đó, Tố Hữu đã khái quát về thời khắc thiêng liêng của dân tộc:

“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”.

+ “Nghìn đêm” là số từ chỉ ước lệ, miêu tả một quảng thời gian dài cả đất nước chìm trong màn đêm tăm tối của xiềng xích và áp bức nhưng đó cũng chính là khoảng thời gian mà chúng ta âm thầm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến hào hùng. Và từ trong gian khổ, ánh bình minh đã hé rạng, báo hiệu một ngày mới đang lên với niềm vui và sự hy vọng, lạc quan về một tương lai tươi sáng. Cả đoạn thơ ngập tràn ánh sáng: khi thì ánh sáng lấp lánh rực rỡ của ánh sao trời, cũng là ẩn dụ cho lý tưởng cách mạng của người chiến sĩ, khi thì hàng ngàn vạn ánh đuốc đỏ rực trong đêm… tất cả đã tạo nên một thứ ánh sáng khổng lồ soi tỏ màn đêm đen đang bao trùm. Biện pháp so sánh tạo nên cảm hứng lạc quan tràn đầy hy vọng cho con người. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được thể hiện ở niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng cho đất nước.

– Bốn câu thơ cuối là những chiến thắng dồn dập trong giai đoạn tổng phản công:

“Tin vui thắng trận trăm miền Hòa bình Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Viết Bắc, đèo De, núi Hồng”

+ Cả đoạn thơ thứ tám bài “Việt Bắc” mang âm hưởng dồn dập với điệp từ “vui” được nhắc tới bốn lần ở cả bốn dòng thơ: vui từ, vui về, vui lên… mở ra niềm hạnh phúc vỡ òa trước những chiến thắng vang dội và liên tiếp vọng về. Biện pháp liệt kê đã chỉ ra những chiến thắng nối tiếp nhau không dứt của quân và dân ta, chiến thắng này chưa qua thì chiến thắng khác đã dồn dập… Người đọc có thể cảm nhận được trái tim náo nức say mê của quân và dân “Việt Bắc” trong những ngày tháng oanh liệt hào hùng đó, niềm vui đó hòa chung với niềm vui toàn dân tộc và góp phần khẳng định chắc chắn về một ngày mai hòa bình trên khắp mọi nẻo đường cách mạng.

* Kết bài:

– Mười hai câu thơ ngắn gọn với giọng thơ dồn dập gấp gáp, mạnh mẽ Tố Hữu đã dựng lên bức tranh Việt Bắc ra trận thật đẹp làm sống dậy những ngày tháng hào hùng của nhân dân ta trên căn cứ địa thần thành.

– Đoạn thơ này chính là khúc hùng ca về một thời oanh liệt của dân tộc Việt Nam ta. Tất cả là kỷ niệm sâu sắc trong lòng tác giả và người về xuôi.

Bài Giải Đề Thi Thpt Quốc Gia Môn Văn

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC HIỂU Câu 1:

– Đoạn trích viết theo thể thơ: Tự do

Câu 2:

Nội dung của hai dòng thơ:

– Câu thơ nói lên những khó khăn, cực nhọc, vất vả của biết bao kiếp người.

– Ca ngợi những phẩm chất cần cù, chịu khó, hy sinh của con người.

– Thể hiện tấm lòng thương cảm, xót xa, yêu mến, trân trọng của tác giả đối với những con người gắn bó cuộc đời với biển cả.

Câu 3:

Hiệu quả của phép điệp:

– Phép điệp giúp nhấn mạnh, tô đậm vẻ đẹp của biển cả: hào hiệp, kiên nhẫn, nghiêm trang…

– Từ đó, tác giả thể hiện tình yêu của mình với biển cả; khẳng định, ca ngợi phẩm chất của con người lao động;

– Tạo nhịp điệu cho câu thơ: nhanh, gấp gáp như lời kể về câu chuyện của biển cả muôn đời.

Câu 4:

Học sinh đưa ra những suy nghĩ của bản thân về hành trình theo đuổi khát vọng của con người.

– Khát vọng là những ước mơ, mong muốn của con người trong cuộc sống.

– Hành trình theo đuổi khát vọng không bao giờ là đơn giản, thuận lợi, có những hi sinh, những mất mát.

– Nhưng trên tất cả là sự hiên ngang, ý chí nghị lực phi thường luôn sẵn sàng tiến về phía trước.

– Khi đủ đam mê để theo đuổi tận cùng khát vọng, bạn sẽ gặt hái những thành công, những kinh nghiệm hay bài học quý giá.

II. LÀM VĂN Câu 1:

1. Giới thiệu vấn đề: Sức mạnh của ý chí

2. Giải thích

– Ý chí: là ý thức, tinh thần tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt cho bằng được mục đích.

– Ý chí chính là con đường về đích sớm nhất, khiến con người đạt được ước mơ và hoàn thành được mục tiêu.

3. Bàn luận

* Vai trò của sức mạnh ý chí:

– Ý chí giúp con người có đủ niềm tin, nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt được những thành công.

– Đối với học sinh, ý chí là điều vô cùng quan trọng giúp các em có đủ tự tin và thành công trong học tập. Gặp những bài toán khó, những bài văn với ý nghĩa sâu xa, thay vì việc “bó tay” hoặc bỏ cuộc, ý chí sẽ giúp các em có thêm niềm tin để tiếp tục tìm hiểu, khám phá và đi đến những kết quả cuối cùng.

* Biểu hiện:

– Từ xưa tới nay, dân tộc ta với truyền thống đánh giặc giữ nước kiên cường, dân tộc ta được xem là dân tộc có ý chí. Từ Bà Trưng Bà Triệu – những nữ vương đánh giặc đến người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, đến những nghĩa sĩ Cần Giuộc,… họ đều tay không bắt giặc mà vẫn làm nên những kì tích. Ngày nay, thời bình, thế hệ con cháu lại càng cần có ý chí hơn nữa để đưa đất nước phát triển vững mạnh….

– Con người trên hành trình cuộc đời cũng vậy, như bơi giữa biển lớn, nếu không có ý chí khát vọng, làm sao có thể cập bến hạnh phúc. Khổ thơ của Vũ Quần Phương bên cạnh việc ngợi ca khát vọng còn đề cao sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

* Bàn luận mở rộng vấn đề

– Ý chí không tự sinh ra, cũng không phải là thiên hướng bẩm sinh nên đừng tự nhủ là bản thân không có ý chí, đó chỉ là sự bao biện.

– Hãy rèn luyện cho bản thân có ý chí thép từ những hành động nhỏ nhất.

– Thật đáng buồn cho những người không có ý chí, thấy khó khăn là nản lòng, thấy thử thách là chùn bước. Những người đó sẽ chỉ trông vào sự thương hại và giúp đỡ của người khác mà thôi.

*Liên hệ bản thân và rút ra bài học: Ý chí có vai trò quan trọng trong công việc, học tập, Mỗi người cần phải rèn luyện ý chí cho bản thân để khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa hơn.

Câu 2:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn vừa cầm bút vừa cầm súng, có phong cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể văn bút kí, tùy bút. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,…

– Ai đã đặt tên cho dòng sông? được viết ở Huế ngày 4 – 1 – 1981, in trong tập sách cùng tên. Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi chất trữ tình rất đậm, lối hành văn phóng túng và “cái tôi” của tác giả – một cái tôi tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp của cảnh và người xứ Huế.

Phân tích đoạn trích

1. Vẻ đẹp sông Hương qua đoạn trích được cảm nhận từ góc nhìn địa lí – cảnh sắc thiên nhiên đa dạng và quyến rũ:

a) Sông Hương trong không gian núi rừng Trường Sơn:

Khái quát: Nói tới sông Hương người ta thường có ấn tượng về sự bằng phẳng, êm đềm trong khung cảnh yên ả thanh bình của Huế. Riêng Hoàng Phủ Ngọc Tường thì có cái nhìn khác, nhà văn không chỉ ngắm nhìn “khuôn mặt kinh thành” với vẻ đẹp sang trọng, cổ kính của sông Hương mà còn ngược dòng không gian, tìm về những cảnh rừng đại ngàn, khám phá vẻ đẹp bí ẩn, sức mạnh tiềm tàng được đóng kín trong tâm hồn sâu thẩm. Không chỉ phát hiện “sông Hương dòng sông thuộc về một thành phố duy nhất” Hoàng Phủ Ngọc Tường còn đi sâu khám phá sông Hương ở cội nguồn. Nhà văn đặt sông Hương trong mối quan hệ với dãy Trường Sơn:

– Là bản trường ca của rừng già:

+ Ở nơi khởi nguồn của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, con sông toát lên vẻ đẹp vừa hùng vừa trữ tình, mang một sức sống mãnh liệt. Qua đó nhà văn thể hiện cảm hứng cùng cái nhìn sâu sắc về cội nguồn.

+ Hình ảnh so sánh ấy được đặt trong một câu văn dài, được chia làm nhiều vế, có sử dụng thủ pháp điệp cấu trúc (rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn/ mãnh liệt qua những ghềnh thác/ cuộn xoáy như những cơn lốc…) vừa để gợi dậy cái dư vang của trường ca, vừa tạo nên âm hưởng hùng tráng, mạnh mẽ của con sông giữa rừng già.

– Như cô gái Di- gan phóng khoáng và man dại:

Biện pháp nhân hóa đã gợi ra vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của dòng sông. Tính cách mạnh mẽ, phóng túng của những cô gái Digan ưa thích cuộc sống tự do, nay đây mai đó, xinh đẹp và bí ẩn, yêu thích nhảy múa, ca hát được gắn cho dòng sống hoang dã, khiến sông Hương khúc thượng nguồn càng trở nên quyến rũ say đắm.

– Chính rừng già đã hun đúc cho sông Hương bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng ấy. Rừng già là hình ảnh của những cánh rừng đại ngàn hoang sơ, bí ẩn, mênh mông. Hình ảnh đem đến sắc thái hoang dại cho dòng sông nơi thượng nguồn. Dòng sông khi trôi chảy trong lòng dãy Trường Sơn đã nhận vào nó tất cả những sắc thái phong phú đa dạng.

– Nhưng cũng chính rừng già đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của sông Hương – một sức mạnh hoang sơ, man dại, vừa sáng ngời rực rỡ, vừa khơi gợi quyến rũ, bí ẩn của người con gái trẻ còn năng động, hoạt bát. Nhà văn sử dụng những hình ảnh phong phú, ấn tượng làm hiện lên dòng sông Hương ở giữa lòng Trường Sơn với vẻ đẹp đầy nữa tính, đáng yêu, vừa hoang dại vừa tự do và tràn trề sức sống.

b) Sông Hương trên thủy trình trở về với vùng châu thổ êm đềm

+ Khi ra đi khỏi rừng già, sông Hương cũng nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ của một vùng xử sở. Khi về với Huế – sự dịu dàng như cái bến bình yên sau những gian truân, vất vả của vùng thượng nguồn. Đến đây, sông Hương như người mẹ hiền từ, nhân hậu của những con người và vùng đất nơi đây. Nó mang vẻ đẹp bình lặng nhưng không nhạt nhẽo hời hợt; thâm trầm và sâu sắc

+ Với biện pháp nhân hóa này, người con xứ Huế đã xem sông Hương như một đấng sáng tạo góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên, xứ sở. Đây là một phát hiện độc đáo về sông Hương chỉ có thể có ở một người gắn bó và am tường về mảnh đất cố đô.

+ Bằng tình yêu và niềm tự hào với dòng sông quê hương, với trí tưởng tượng phong phú và khả năng khám phá tài tình, độc đáo, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả dòng sông Hương trong vẻ đẹp nguyên sơ và đầy cá tính.

Với một lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng và giàu hình ảnh, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã diễn tả một cách sinh động và hấp dẫn từng bước đi của sông Hương. Mỗi đường đi nước bước của nó gắn với những địa danh khác nhau của xứ Huế đã được nhà văn giành cho một cách diễn đạt riêng. Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ tái hiện lại một cách chân thực dòng chảy tự nhiên trên bản đồ địa lí của dòng sông Hương mà quan trọng hơn là đã biến thủy trình ấy thành một hành trình của người con gái đẹp. Nhờ đó mà cùng với hành trình về xuôi của sông Hương, người đọc được đi từ hết phát hiện này sang ngạc nhiên khác.

c) Nhận xét của tác giả

– Nhà văn nhận xét dòng chảy của sông Hương ở thượng nguồn là “cuộc hành trình gian truân” không kém phần kì lạ và bí mật, vì nó đã đọng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khó trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”.

Hành trình khám phá sông Hương là hành trình kì bí, thú vị. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thật tài hoa khi ông đã sang tạo nên những liên tưởng, những so ánh, ẩn dụ và nhân hóa miêu tả vẻ đẹp mang tính lưỡng thể đầy tính nhân văn của dòng sông Hương giữa đại ngàn Trường Sơn. Tác giả đã nhắc khẽ mọi người “nếu chỉ mãi mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành cùa nó… sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua. .”. Suy tưởng ấy đã làm cho liên tưởng mà tác giả nêu lên thêm phần rung động thấm thía.

2. Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện của nhà văn về dòng sông

+ Nhà văn phát hiện dòng sông giống như một người con gái mang trong mình nhiều phẩm chất và vẻ đẹp tâm hồn: vừa mạnh mẽ sôi nổi, vừa đằm thắm, dịu dàng. Nhà văn phát hiện dòng sông giống như một cô gái Di – gan, một bà mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.

+ Hoàng Phủ Ngọc Tường: khám phá ra “phần đời” mà dòng sông không muốn bộc lộ: vẻ đẹp ở thượng nguồn với cảnh sắc thiên nhiên phong phú và đa dạng.

+ Dòng sông được miêu tả với nhiều góc nhìn từ góc nhìn địa lí đến góc nhìn văn hóa. Gắn thủy trình của dòng sông với lịch sử hình thành của nền văn hóa xứ sở. Phải là một con người có vốn tri thức sâu rộng về địa lý, lịch sử, văn hóa, đặc biệt là phải có một tình yêu thiết tha, mãnh liệt với dòng sông Hương, với thành phố Huế, với quê hương xứ sở, nhà văn mới có được góc nhìn mới mẻ, độc đáo đến vậy.

Về cơ bản, cấu trúc đề thi bám sát cấu trúc đề minh họa của Bộ GD-ĐT công bố ngày 6-12-2018. Đề gồm 2 phần: Đọc hiểu (chiếm 30% tổng số điểm) và làm văn (chiếm 70% tổng số điểm).

Cũng tương tự như đề thi các năm trước, phần đọc hiểu có ngữ liệu là văn bản thơ (tác phẩm “Trước biển” của tác giả Vũ Quần Phương). Theo đó là 4 câu hỏi ở các mức độ từ nhận biết (nhận diện thể thơ), thông hiểu (cách hiểu nội dung của hai câu thơ) đến vận dụng thấp (nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp nghệ thuật) và vận dụng cao (suy nghĩ về hành trình theo đuổi khát vọng của con người).

Ngữ liệu với các câu hỏi vừa sức với học sinh, đề cập đến các vấn đề ý nghĩa, có hiệu quả trong việc đánh giá năng lực của học sinh.

Phần làm văn bao gồm có 2 câu hỏi:

Câu hỏi thứ nhất yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận xã hội với dung lượng 200 chữ (không quá một mặt giấy thi). Câu hỏi này chiếm 20% tổng số điểm của phần Làm văn.

Vấn đề nghị luận được rút ra từ ngữ liệu của phần đọc hiểu là sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

Để hoàn thành đoạn văn nghị luận xã hội, học sinh cần bắt đầu từ việc trình bày cách hiểu về sức mạnh ý chí của con người, nêu được những ý nghĩa lớn lao của sức mạnh ý chí, biết phê phán những biểu hiện thiếu ý chí và cuối cùng, học sinh phải biết liên hệ bản thân để nhận ra những bài học nhận thức và bài học hành động ý nghĩa, thiết thực.

Học sinh cũng cần biết kết hợp các thao tác lập luận để tạo lập văn bản. Cần chú ý đảm bảo chuẩn dung lượng bài viết mà đề bài yêu cầu.

Câu hỏi còn lại của phần làm văn là câu hỏi yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận văn học, chiếm 50% trên tổng số điểm bài thi.

Vấn đề nghị luận thuộc kiến thức lớp 12, yêu cầu học sinh nêu cảm nhận về hình tượng sông Hương qua một đoạn trích trong văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (Hoàng Phủ Ngọc Tường).

Đề bài đòi hỏi học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức về tác giả, tác phẩm; thành thạo kĩ năng phân tích, cảm thụ văn bản; mà còn phải thực sự hiểu đặc điểm phong cách nghệ thuật của tác giả.

Học sinh cần tập trung làm nổi bật những liên tưởng độc đáo, thú vị của tác giả khi tái hiện hình tượng sông Hương trong đoạn chảy ở thượng nguồn: bản trường ca của rừng già, cô gái Di gan phóng khoáng và man dại, người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.

Từ đó, học sinh cần biết tổng hợp khái quát lại cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường: khám phá ra “phần đời” mà dòng sông không muốn bộc lộ, tái hiện được vẻ đẹp riêng của sông Hương ở thượng nguồn, thể hiện sự am tường về địa lí và văn hóa xứ Huế sau cả một cuộc đời gắn bó với mảnh đất cố đô. Cái nhìn mang tính phát hiện đó cũng chính là biểu hiện của tình yêu say đắm với dòng sông quê hương, với mảnh đất mộng và thơ của tác giả.

Cô Phạm Thị Thu Phương (tuyensinh247.com)

Theo tuyensinh247.com

Các tin đã đưa

Bạn đang xem bài viết Giới Hạn Đề Thi Văn Thpt Quốc Gia 2022 trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!