Xem Nhiều 4/2023 #️ Định Cư New Zealand Có Dễ Dàng? Vì Sao Nên Đi Du Học New Zealand? # Top 13 Trend | Phusongyeuthuong.org

Xem Nhiều 4/2023 # Định Cư New Zealand Có Dễ Dàng? Vì Sao Nên Đi Du Học New Zealand? # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Định Cư New Zealand Có Dễ Dàng? Vì Sao Nên Đi Du Học New Zealand? mới nhất trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bài viết chia sẻ của chị Lena Lan, từ Group Học Bổng Du Học Định Cư New Zealand.

Định cư New Zealand sướng hay khổ? Làm thêm ở NZ có đủ chi tiêu không?

Câu trả lời phụ thuộc vào việc bạn quan niệm thế nào là sướng và như thế nào là khổ. Nếu bạn thấy sang đây phải động tay động chân làm việc nhà. Hay đang là “Vua” ở VN ra đường ai cũng phải khúm núm nhìn bạn. Về nhà thì chỉ việc ghếch chân lên bàn chờ cơm được dọn sẵn ra chỉ việc ăn. Thế rồi sang bạn phải tự nấu cơm, rửa bát, lau chùi nhà cửa. Rồi thậm chí đi bưng bê cho người ta. Và bạn cảm thấy sẽ phải xấu hổ thì có lẽ bạn không phù hợp để sang New Zealand hoặc các nước phát triển nói chung.

Mình không có ý nói sang đây, ai cũng đi bưng phở, rửa bát….Hoặc đây là công việc ai cũng phải làm mà chỉ là SUY NGHĨ của bạn có thực sự để sẵn sàng cho việc CÓ CHẤP NHẬN ĐỂ LÀM LẠI TỪ ĐẦU.

Vấn đề là ở chỗ 1 là bạn đã phải cố gắng trong 10 năm, 20 năm để có được 1 địa vị như thế trong xã hội. Hoặc 2 là nếu bạn còn trẻ thì chắc hẳn bố mẹ bạn đã phải rất vất vả mới gây dựng được cuộc sống cho bạn ngày hôm nay. Còn khi bạn đã sang New Zealand, bố mẹ bạn chỉ có thể từ VN cổ vũ cho bạn, động viên bạn từ xa. Và hàng năm/ hàng quý/ hàng tháng gửi tiền sang cho bạn tiêu hoặc hỗ trợ cho bạn chi phí sinh hoạt. Cho dù bạn không phải lo lắng về cơm áo gạo tiền thì việc nhà bạn vẫn phải tự làm.

Bạn không thể đỏi hỏi 1 thứ mà ngay từ đất nước cha sinh mẹ để cũng phải nỗ lực phấn đấu mới có được để sang 1 đất nước khác. Bạn chỉ là “dân ngoại tỉnh” mà muốn được ngay vị trí mà bạn đã có ở nhà. Trừ khi bạn thực sự rất xuất sắc. Bạn có tiếng anh tốt và làm ở các công ty đa quốc gia. Và sang đây bạn tìm được việc tương đương.

Còn bình thường các bạn trẻ khi sang, bạn nhìn thấy bạn bè ai cũng đi làm thêm, ngồi ở nhà chơi games mãi thì bạn cũng sẽ chán, thấy bạn bè đi làm thêm tự mua cho bản thân quần áo mới, điện thoại mới, máy tính mới thì bạn cũng tự sẽ có động lực để đi làm và rồi bạn sẽ thấy ai cũng đi làm những công việc đó thì mọi thứ cũng chỉ là chuyện thường ngày ở huyện thôi.

Sinh hoạt phí khi định cư hoặc du học New Zealand

Với các bạn sinh viên ít có điều kiện hơn thì việc đi làm là điều bắt buộc để có thể trang trải chi phí. Thông thường nếu đi làm 20 giờ/ tuần thì mỗi tuần bạn nhận được sau thuế khoảng $300/ tuần (lương trước thuế là $18.90/ giờ – 2020). Tiền thuê nhà trung bình khoảng $450 – $500/ tuần cho 4 người thì mỗi người $112.5 – $125/ người/ tuần. Tiền điện, nước, internet chia trung bình mỗi tuần khoảng $15 – $20/ người/ tuần. Như vậy bạn còn khoảng $150/ tuần để ăn tiêu.

Nếu bạn nấu ăn chung và chia ra thì mỗi tuần tiền ăn khoảng $40 – $80/ tuần. Nếu bạn đang học chuyên ngành thì các kỳ nghỉ giữa kỳ hoặc cuối năm (thường nghỉ 2 3 tháng) bạn được đi làm toàn thời gian. Bạn làm bao nhiêu giờ hoặc bao nhiêu nơi cũng được. Số tiền này đủ cho bạn mua sắm tương đối hoặc mua vé về VN chơi rồi quay lại trước khi vào học.

So với các bạn sinh viên ở VN, đi làm thêm, đi dạy thêm…thì không thể so sánh với mức lương đi làm thêm của sinh viên bên này. Vì thế các bạn ấy khi trở về VN thì câu chuyện đi làm full time 1 tháng là sắm được cái này cái kia… Vậy là lại bao nhiêu ánh mắt ngưỡng mộ giá mà cũng được sang NZ đi làm thêm như anh ấy, cô ấy.

Vì vậy sướng với những người sẵn sàng lao động chân chính. Họ enjoy cuộc sống hiện tại của họ. Và khổ – thực ra là khổ tâm chứ không phải vì làm vất vả quá mà khổ. Vì người khác họ làm được mà bạn thấy bạn không muốn làm mà phải làm thì bạn thấy khổ. Và có những cái “khổ” khác như việc sang thì nhớ nhà, nhớ chồng nhớ con, nhớ bạn bè, nhớ đồ ăn hoặc nhớ quá khứ huy hoàng mà mất cả đời mới tạo dựng được mà sang đây phải bắt đầu từ đầu.

Nhưng nếu bạn có hỏi thì ai khi mới sang cũng như vậy. Ai cũng phải lao động vất vả để có thể học nghề. Học những kiến thức để vận dụng cho công việc ở New Zealand. Cũng như ở VN, khi bạn đã quen việc thì bạn được trả lương cao hơn, được thăng tiến hoặc bạn tự mở công ty để kinh doanh.

Sang New Zealand có định cư được không?

Phần lớn những người gặp mình đều chỉ mong muốn cho họ/ con của họ/ gia đình của họ được định cư New Zealand. Thế nhưng nhiều người có suy nghĩ khá “mơ hồ” và dường như cũng chẳng có tí kiến thức nào. Trên FB mình gặp vô số những trường hợp chỉ inbox mình hỏi ngắn ngủi 1 câu: “em muốn định cư New Zealand, chị tư vấn cho em”. Chỉ có 1 câu như thế bạn có hình dung được khách hàng của bạn là ai? Background của họ thế nào?

Và cũng nhiều trường hợp khi mình hỏi về background thì được trả lời đại khái như sau: em 27 tuổi, mới học xong cấp 3, tiếng anh không biết, sau đó em xuất khẩu lao động/ hoặc đi làm gì đấy ở VN, bố làm lái xe, mẹ làm công nhân, nhà đi thuê, tài sản không có gì…

Với background như vậy có “thánh” nào mang được em ấy sang New Zealand đường đường chính chính. Và nhất là định cư được không? Ở VN còn chật vật, có lý nào dư giả để đi du học định cư? Khi được trả lời hồ sơ như vậy thì không thể làm được diện nào thì lại thắc mắc sao định cư New Zealand khó thế. Các bạn có thực sự đã tìm hiểu? Có thực sự nghiêm túc về 1 quá trình để định cư. Hay chỉ muốn hỏi bâng quơ tìm cơ hội để “thoát nghèo”?

Bạn đã chuẩn bị được những gì cho hành trang định cư New Zealand?

Có 4 yếu tố quan trọng nhất theo quan điểm của mình để bạn làm “vũ khí chiến đấu”. Đó là: tiếng anh, kiến thức/ kinh nghiệm, tài chính và sức khỏe.

Về tiếng Anh

Đã nhiều năm nay, yêu cầu bắt buộc phải có IELTS hoặc PTE chứng chỉ tiếng anh tương đương để đi du học chuyên ngành đã được áp dụng cho VN – quốc gia có tỷ lệ thành công student visa dưới 80%. Năm vừa qua VN vẫn nằm ở tỷ lệ 78%. Nên vẫn sẽ tiếp tục được áp dụng nên bạn nào không muốn học tiếng anh. Và vẫn muốn sang du học định cư thì thôi hãy cứ ở nhà đi .

Tiếng anh không chỉ cho bạn đi học, hiểu và làm bài mà còn để cho bạn giao tiếp, vận dụng trong cuộc sống. Và để cho bạn có nhiều cơ hội để tìm việc hơn. Những học sinh có khả năng tiếng anh tốt thì mình đều thấy các bạn ấy tìm được việc nhanh hơn. Các bạn ấy có nhiều cơ hội việc làm hơn. Cũng có thể vì tiếng anh tốt giúp các bạn ấy tự tin. Đó là chìa khóa để có thêm nhiều cơ hội.

Bạn nghĩ sao khi mong muốn việc nhàn hạ lương cao khi tiếng anh thì không giỏi. Kiến thức thì không phù hợp với New Zealand? Bằng cấp ở VN, chính VN còn “không công nhận”. Và nhất là vẫn phải “đào tạo” lại khi đi làm thì vì sao New Zealand phải công nhận bằng cấp của bạn để cho bạn lên vị trí bạn muốn? Sẽ có những kiến thức bạn vẫn có thể dùng như ngành IT. Ngành này vận dụng ở đâu cũng được. Chỉ là môi trường khác thì có thể bạn phải mất công làm quen. Ngoài ra những ngành mang tính ứng dụng, thực tế. Hoặc các ngành kỹ sư nói chung vẫn có thể sử dụng nên tiếng anh của bạn tốt.

Về vấn đề tài chính

Điều hiển nhiên và cần thiết khi bắt đầu 1 cuộc sống, mình rất không khuyến khích các bạn “cố sức” để định cư New Zealand. Nhiều bạn bảo em đi thì em bán nhà. Vậy nếu khi bạn sang bạn không thấy hợp thì bạn tính sao? Hoặc phải vay toàn bộ tiền đi học rồi sang phải “cày” để trả nợ. Liệu gánh nặng nợ nần còn có thể cho bạn hơi sức để học hành nữa không? Hãy cân nhắc thật kỹ, cuộc sống của bạn do chính bạn tự lựa chọn…

Và cuối cùng là sức khỏe, bạn có đủ điều kiện, kiến thức, tài năng, tiếng anh tốt nhưng lại mang bệnh truyền nhiễm/ có khả năng truyền nhiễm/ phải điều trị tốn kém. Mình khuyên bạn hãy điều trị cho tốt rồi hãy sang định cư New Zealand. Tất cả các nước phát triển đều yêu cầu gắt gao về sức khỏe. Đặc biệt khi để định cư. Nếu họ thấy sẽ phải tiêu tốn cho việc điều trị cho bạn vượt quá mức cho phép. Nhất là bệnh của bạn có khả năng lây lan/ ảnh hưởng tới cộng đồng thì rất khó để có thể cấp visa cho bạn.

Về cơ hội việc làm khi định cư hay du học New Zealand

Đó là yếu tố cần, còn chưa đủ. Vì sang rồi người giỏi apply vào “mùa” họ không tuyển thì cũng chưa tìm được việc làm ngay. Người không giỏi bằng lại apply đúng lúc công ty vừa có nhân viên nghỉ việc. Và họ cần gấp thì họ vẫn nhận vào làm. Những việc may mắn như vậy thì khó xác định. Cũng có những bạn học cùng lớp, ra cùng thời điểm, cùng tìm được việc làm. Nhưng mỗi người phụ trách mảng khác nhau, lương khác nhau, cơ hội khác nhau hoặc gặp chủ khác nhau.

May mắn gặp được chủ tốt, họ sẵn sàng giúp đỡ. Có bạn gặp chủ tốt nhưng họ muốn nghỉ hưu muốn bán công ty đi. Họ cũng chẳng bảo lãnh được cho bạn. Có chủ tốt nhưng làm ăn không có lãi. Và cũng có những chủ thuê nhân viên không đúng quy định và không có khả năng bảo lãnh…

Trước khi luật đổi, ước tính khoảng 20% sinh viên có khả năng định cư trong vòng khoảng 5 năm sau khi du học New Zealand. Còn sau khi đổi luật, có thể phần trăm này giảm đi. Nhưng nếu so với nước láng giềng – như Úc thì New Zealand vẫn còn “dễ thở” hơn rất nhiều.

Vì sao cứ phải du học New Zealand khi đã có bằng cấp ở VN, nước ngoài?

Ai cũng muốn có 1 con đường tiết kiệm nhất để sang New Zealand định cư. Nhưng con đường tiết kiệm nhất có phải là con đường nhanh nhất và dễ nhất để sang? Chỉ có 1 số rất ít những người có tay nghề cao ở VN/ đang sống ở nước ngoài có thể tìm được việc làm ở New Zealand. Và được chủ bảo lãnh sang. Công việc đơn giản và phổ biến nhất như làm đầu bếp cho nhà hàng VN 1 năm cũng chỉ có khoảng vài chục người sang. Vậy thì những công việc “cao cấp” khác. Công ty kiwi nào bảo lãnh thì được bao nhiêu người?

Để bảo lãnh cho người nước ngoài làm việc, chủ cần chứng minh không có dân bản địa nào phù hợp để làm công việc đó. Chứng minh tất cả những người apply vị trí đó không phù hợp mà chỉ có bạn phù hợp. Như vậy bạn đã đạt tới “cảnh giới” này chưa? Sẽ có 2 khả năng xảy ra. Một là yêu cầu vị trí đó “quá cao” mà dân họ không đáp ứng được. Hai là “quá thấp” hay vất vả chẳng ai muốn làm. Nhưng chúng ta lại vẫn làm và làm nhiều. Ví dụ như làm Nails, Chef, hay làm sơn/ painter ở NZ thì vẫn apply nhan nhản khi kinh nghiệm/ bằng cấp đáp ứng yêu cầu…

Những công ty thực sự biết được quá trình apply tuyển dụng người nước ngoài thì thường “né” các ứng viên không có visa đi làm hợp pháp.

Vì thế để có cơ hội bước chân sang New Zealand thì thường mọi người đi theo đường du học. Vì ít nhất học để lấy kiến thức và lấy bằng khi du học New Zealand. Tất nhiên là bằng của New Zealand thì được cả thế giới công nhận. Và quan trọng là có thể vừa học vừa làm và được cấp visa tìm việc sau khi ra trường.

NZQA cũng sớm biết những “ý đồ” của những bạn sang muốn học trường chi phí thấp để lấy cơ hội sang tìm việc định cư. Vậy nên trong mấy năm gần đây những trường có học phí thấp (chi phí thấp sẽ không đảm bảo có cơ sở vật chất tốt, thuê những giáo viên tốt và đào tạo, truyền tải được những kiến thức theo quy định của bộ Giáo Dục NZ) đều bị rà soát nghiêm ngặt và đóng cửa vô số những trường học tại New Zealand. Họ muốn đảm bảo rằng bạn sang New Zealand với mục đích học thật, kiến thức thật. Cho dù bạn có định cư bằng con đường đó thì cũng phải là người thực sự có tay nghề.

Chỉ thấy lạ rằng ai cũng quan tâm đến định cư, nhưng chẳng ai quan tâm định cư New Zealand rồi thì sao? Định cư xong là chỉ ngồi nhà nhìn ngắm trời đất, hít thở không khí trong lành không cần đi làm nữa sao. Hay bạn muốn mãi làm công việc đó? Nếu bạn có điều kiện học được đúng ngành bạn thích. Sau đó tìm được đúng việc muốn là thì cuộc đời bạn đã thành công, chẳng còn gì để nói. Nhưng có những bạn phải đi “đường vòng”. Tức là học 1 nghề gì đó để định cư, sau khi có Resident Visa rồi thì sẽ lại phải trăn trở giờ phải học gì, làm gì? Cuộc sống vẫn tiếp diễn. Bạn vẫn cần phải đi làm.

Cơ bản mình nhìn thấy có 3 nghề VN làm nhiều nhất là mở Shop Nails, làm thầu xây dựng và mở quán ăn/ nhà hàng. Bởi vì những kiến thức mà các bạn ấy làm thêm khi đi học và đi làm chỉ có thể làm ở những lĩnh vực đó. Còn muốn đổi nghề, có lẽ bạn sẽ phải quay lại con đường du học New Zealand.

Với những anh chị đã có gia đình/ không còn trẻ thì em khuyên hãy sang học 1 trường tốt. Thứ nhất để dễ xin visa vì họ tin mục đích sang học thật. Thứ 2 “tiền nào của nấy”. Anh chị đầu tư cho mình cũng là đầu tư cho tương lai của mình, của gia đình mình. Các trường học phí “cao” chẳng phải tự nhiên mà cao. Vì họ phải đầu tư cho bạn môi trường học xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra.

Nhiều bạn so sánh học kỹ sư, kế toán, giáo dục, IT…đắt thế. Sao ngành Business trường A trường B trường C gì rẻ thế? Khi bạn so sánh giữa 2 ngành đã là khập khiễng. Chỉ đơn giản như pha 1 cốc trà đá với 1 cốc sinh tố. Cái gì đơn giản thì nhà nhà làm được, người người làm được. Và nó phù hợp với nhiều người thì nó rẻ.

Sinh tố ngon, nhưng đắt thì ít người gọi hơn. Yêu cầu để pha 1 cốc trà đá chỉ có trà, cốc và đá. Nhưng để pha sinh tố thì phải đủ thứ nguyên liệu mới pha ra được. Có những nơi họ chọn nguyên liệu tốt thì giá thành cao. Chọn nguyên liệu rẻ tiền thì cũng sẽ tạo ra 1 cốc sinh tố với chi phí thấp. Giá thành đi đôi với chất lượng. Điều này miễn bàn.

Và cũng bởi vì các anh chị đã “có tuổi” nên việc học đại khái cái gì cho xong. Định cư xong rồi sau này học lại nghề thì dường như khó thực hiện được. Các bạn trẻ chẳng có gì để mất cả. Tuổi trẻ các bạn ấy còn dài, vài năm chẳng là gì, vừa học và làm thêm part time thì vẫn sống bình thường. Nhưng anh chị có gia đình sẽ còn phải gánh vác nhiều thứ. Không thể không gánh vác hoặc nhờ bố mẹ già gánh vác thay mình được.

Có nên bắt đầu lại từ đầu?

Nếu các bạn thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại thì cứ ở. Việt Nam là “thiên đường” mà. Để kiếm tiền nói chung thì để có mức thu nhập trung bình – khá, tiêu pha thoải mái, an nhàn ở New Zealand không khó. Nhưng để giàu, kiếm tiền như nước thì không giàu như VN đâu. Còn nếu bạn so sánh về chất lượng cuộc sống thì chẳng có gì phải bàn. Vì New Zealand luôn thuộc Top những nước đáng sống nhất thế giới.

Mình có cơ hội gặp nhiều người giàu, thậm chí rất giàu (nhưng chưa đủ giàu để có 165 tỷ tiền hợp pháp định cư diện đầu tư). Họ vẫn tìm đường sang định cư New Zealand. Họ muốn sang định cư New Zealand hoặc cho con cái họ được sống ở môi trường thực sự an toàn và yên bình chứ không phải vì để kiếm tiền.

Mình sẽ không thể trả lời bạn bạn nên đi hay ở. Bạn sướng hay khổ khi sang định cư hay du học New Zealand. Tương lai do bạn chọn và chỉ có bạn mới có thể biết bạn có thể làm được những gì.

Những bài viết không thể bỏ qua:

Theo Học Ngành Gì Có Thể Dễ Dàng Định Cư New Zealand

Giới thiệu chung

Hiện New Zealand có:

8 trường đại học công lập;

Hơn 40 trường cao đẳng công lập và tư thục;

2.500 trường phổ thông công lập

Các trường Đại học công lập tại New Zealand đều nằm trong Top 500 trường hàng đầu thế giới và có mức học phí trung bình từ NZ$22,000- 32,000/ năm học.

Chương trình cử nhân: kéo dài 3 – 4 năm

Thạc sĩ: 1 – 2 năm

Tiến sĩ: 3 – 5 năm

Có 2 kỳ nhập học chính trong năm là tháng 2 và tháng 7.

Mức học phí trung bình của các trường cao đẳng New Zealand từ NZ$16,000- 20,000/ năm học. Chương trình kép dài 1,5- 2 năm, được cấp bằng cao đẳng hoặc cao đẳng nâng cao, sau đó sinh viên có thế đi làm hoặc học tiếp 1,5- 2 năm để lấy bằng cử nhân.

Một số ngành tại New Zealand còn có chương trình thực tập hưởng lương cao và có cơ hội việc làm lớn sau khi tốt nghiệp.

Sinh viên được thực tập hưởng lương từ 3- 6 tháng (tùy từng trường) và mức lương tối thiểu tại NZ là 14,5 NZD/giờ, 35 giờ một tuần. Sinh viên có thể làm thêm giờ và được trả thêm lương, hầu hết sinh viên đều làm thêm giờ.

Các ngành nghề thiếu hụt nhân sự tại New Zealand

Trong danh sách các ngành nghề thiếu hụt nhân sự tại New Zealand, ngành Du lịch – Khách sạn đang ở mức khẩn cấp, và lâu dài. Vì thế sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Du lịch – Khách sạn sẽ có rất nhiều cơ hội được làm việc lương cao và được tạo điều kiện định cư tại New Zealand.

Ngoài ra, còn một số ngành cũng đang thiếu hụt tay nghề tại new Zealand:

Xây dựng và Cơ sở hạ tầng: Kiến trúc sư, Kỹ sư xây dựng, Kỹ sư điện, Kỹ sư cơ khí …;

Kinh doanh/ Tài chính: Kế toán, kiểm toán;

Nông nghiệp, lâm nghiệp;

Dầu khí;

Công nghệ: Kỹ sư phần mềm, Phát triển web, Thiết kế, ICT…;

Y/ Dược: Bác sỹ phẫu thuật, Nha sỹ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên xét nghiệm y khoa, Kỹ thuật viên gây mê, Tâm lý học lâm sàng, Công nghệ sinh học,…

Công tác xã hội.

Định Cư Dễ Dàng Tại New Zealand Với Những Ngành Này

Bạn nên học ngành gì? 

1. Theo kinh nghiệm của những người đi trước:

Những người đã được cấp thẻ xanh tại New Zealand hầu hết đều có nghề nghiệp ổn định, do đó lời khuyên của họ dành cho bạn sẽ rất khác nhau, việc của bạn là chọn một nghề nghiệp phù hợp với mình. Tuy nhiên, các bạn nên lưu ý một số đặc điểm cơ bản, đó là việc để làm khác với việc để định cư . Ví dụ: làm nail (làm thợ) thì không định cư được, nhưng nếu bạn làm quản lý cửa hàng nail thì có thể đăng lý Resident Visa.

2. Theo cơ hội định cư:

Trên thực tế, bất kỳ ngành nghề nào hợp pháp đều đưa lại cho bạn cơ hội định cư tại New Zealand. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi đăng ký ngành nghề làm việc ở đây, bởi đôi khi bạn không đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu đó.

Ví du như trường hợp ngành Registered Nurse, tỷ lệ thành công apply ngành này (age care) – thuộc Top 4 những ngành được định cư nhiều nhât – có tỷ lệ thành công gần như tuyệt đối: trên 99%. Tuy nhiên, yêu cầu IELTS 6.5 each band và học khó + thực hành khó + đi làm vất vả. Chỉ phù hợp với những bạn thực sự yêu nghề. Do đó, nếu bạn không thực sự đủ kiên nhẫn và mong muốn học theo ngành này, bạn có thể phí hoài các năm học của bạn mà vẫn không thành công.

3. Học theo xu hướng

Những ngành nghề hay gọi là “dân văn phòng” như: Business, Management, Accounting, IT, Marketing…cũng có khả năng cao để bạn định cư tại New Zealand. Ngoài ra, những ngành học phổ biến này với bằng cấp chất lượng của New Zealand sẽ giúp các bạn rất nhiều tại Việt Nam ngay cả khi bạn không được cấp phép định cư tại New Zealand.

4. Từ những người đã định cư

Theo thống kê, số liệu cụ thể của những ngành nghề định cư như sau:

Top 1 danh sách về số visa định cư là ngành Manager (20,6%) bao gồm các ngành nhỏ là Cafe and Restaurant Manager, Retail Manager, Hair or Beauty Salon Manager, Office Manager…

Vị trí thứ 2 danh sách thuộc về Cookery và Bakery chiếm 19,5% bao gồm Chef, Baker…

Thứ 3 là ngành ICT and Computing chiếm khoảng 14,2% bao gồm ICT Systems Test Engineer, ICT Project Manager, Software Engineer, Systems Software Engineer, Website Developer, ICT Support Technicians nec, ICT Customer Support Officer, Information Systems Technician…

Finance and Accounting, đứng thứ 4, chiếm 9,3%, gồm các ngạch nhỏ là Accountant (General), Management Accountant, Finance Broker, Taxation Accountant, Financial Investment Adviser…

Vị trí thứ năm là nhóm ngành Engineering chiếm khoảng 6,4% (Structural Engineer, Civil Engineer, Telecommunications Engineer, Mechanical Engineer…)

Lưu ý quan trọng: các bạn làm trong các công ty thuộc franchise sẽ gần như không có cơ hội apply (Mc Donal, KFC, The coffee club…)

6. Học theo sở thích cá nhân

Du Học New Zealand Được Visa Định Cư New Zealand

Du học New Zealand được Visa định cư New Zealand cho cả gia đình mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho tương lai gia đình bạn. Du học KHÁNH NGUYỄN  – Đại diện tuyển sinh chính thức của New Zealand hiện là đối tác tuyển sinh uy tín của các cơ sở giáo dục uy tín nhằm mang đến cho các bạn cơ hội trải nghiệm chương trình du học – định cư New Zealand dành cho cả gia đình như sau.

Du học New Zealand được Visa định cư New Zealand cho cả gia đình với đặc điểm

Khóa học ngắn chỉ 01 hoặc 1.5 năm (tùy chương trình).

Người học đủ điều kiện bảo lãnh gia đình (Vợ/chồng và các con) đi cùng theo chính sách Visa của chính phủ.

Các con dưới 18 tuổi được học tập miễn phí tại New Zealand.

Người đi cùng (Chồng hoặc Vợ) sẽ được cấp Visa đi cùng theo suốt thời gian với người học.

Bạn được giới thiệu việc làm tại New Zealand. Vừa học vừa làm với mức lương trên 20 triệu/tháng.

Học tập và làm việc ngay tại Auckland – thành phố sôi động nhất của New Zealand.

Được tư vấn hướng nghiệp để giúp ổn định cuộc sống tại New Zealand.

Chi tiết chương trình du học New Zealand được Visa định cư New Zealand cho cả gia đình

CHƯƠNG TRÌNH 1:  DU HỌC – ĐỊNH CƯ NEW ZEALAND TẠI AUCKLAND

Chương trình học: Sau đại học – Pgd.A.M Thời gian học: 01 năm. Địa điểm: Thành phố Auckland.

Thành phố Auckland được công nhận là 1 trong 3 thành phố đáng sống nhất thể giới và là trung tâm kinh tế của cả nước.

Chương trình học chúng tôi kéo dài 09 tháng sẽ mang đến cho Anh/Chị kiến thức chuyên môn về Marketing, Nhân sự, kế toán, tài chính,…theo khung đào tạo chuẩn quốc tế nhằm giúp Anh/Chị có cơ hội nâng cao kiến thức chuyên môn, tạo dựng mối quan hệ, nhằm chuẩn bị cho mình mọi thông tin cho công việc hoặc cơ sở kinh doanh sau này.

Anh/Chị được bảo lãnh Vợ/ chồng và con đi cùng một thời điểm. Vợ/chồng đi cùng sẽ được Work Visa làm việc Fulltime.

Con dưới 18 tuổi được học trường công lập miễn phí như người dân bản xứ New Zealand.

Trong suốt 01 năm học chương trình này, Anh/Chị sẽ được đi làm part-time 20h/tuần để tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tại thành phố Auckland như: Thiết lập Nail salon; Cửa hàng Bánh Mỳ; Nhà hàng Vietnamese Food; Siêu Thị; Công ty xuất nhập khẩu; Công ty Bất Động Sản,… Sau khi kết thúc 01 năm học, chúng tôi cam kết có 01 – 03 năm Job Search Visa tại New Zealand.

CHƯƠNG TRÌNH 2: DU HỌC – ĐỊNH CƯ NEW ZEALAND CHO CẢ GIA ĐÌNH TẠI ĐẢO NAM

Chương trình học: Pgd.B.E Thời gian học: 18 tháng Địa điểm: Đảo Nam New Zealand.

Lộ trình thực hiện như sau

Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị tại Việt Nam

Tìm hiểu chính sách thiết lập doanh nghiệp tại New Zealand.

Nếu bạn lo lắng về tiếng Anh, chúng tôi có hỗ trợ chương trình luyện IELTS cấp tốc (1 – 3 tháng) tại Việt Nam trước khi Anh/Chị sang New Zealand.

Bước 2: Ổn định cuộc sống tại New Zealand và Bắt đầu khóa học P.gdm.B.E

– Khóa học kéo dài: 18 tháng với 17 tuần (4 tháng) học trực tiếp tại trường những kiến thức thiết lập doanh nghiệp tại New Zealand.

– Chương trình phù hợp với những bạn muốn bắt đầu kinh doanh riêng.

– Sau đó bảo lãnh Vợ/chồng và các con sang ổn định công việc và việc học hành tại trường Công lập New Zealand. Vợ/ chồng sẽ được đi làm toàn thời gian tại New Zealand với mức lương $15,75$ NZ/h.

Bước 3: Thiết lập doanh nghiệp tại New Zealand

Hoàn thành 04 tháng học Fulltime. Sau đó Anh/Chị có 01 năm nghiên cứu hoàn thành đề tài.

Đi làm toàn thời gian tại New Zealand.

Sau đó, được cam kết 01 năm làm việc full-time thực hiện kế hoạch thiết lập doanh nghiệp tại New Zealand. Và nộp hồ sơ xin PR cho cả gia đình.

Cơ hội chuyển tiếp an toàn lên các trường Đại học Anh, Úc, Mỹ.

Bạn có thể chuyển tiếp dễ dàng lên các trường Đại học tại Anh, Úc, Mỹ. Khi tham gia các khóa học tại Singapore chỉ từ 8 tháng – 1 năm. Đây là giải pháp du học an toàn nhất, phù hợp cho mọi đối tượng.  Với tỉ lệ đậu Visa 99.99% khi không yêu cầu chứng chỉ Ielts hay chứng minh tài chính.

+ Khóa học cao đẳng dao động 12 triệu – 14 triệu/ tháng

+ Thời gian học rút gọn với giá trị bằng cấp quốc tế: • Cao đẳng: 6 tháng + 6 tháng thực tập • Đại học: 8 tháng/ 1 năm/ 2 năm( tùy ngành) • Dự bị Thạc sĩ: 6 tháng + 6 tháng thực tập • Thạc sĩ: 12 tháng.

+ Đặc biệt, các khóa học đều được thực tập hưởng lương không dưới 16 triệu/ tháng. Giúp sinh viên được trải nghiệm, đúc kết kinh nghiệm tại các Nhà hàng Khách sạn 5 sao và Công ty, Tập đoàn lớn.

Để được tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ với chúng tôi:

DU HỌC KHÁNH NGUYỄN

ĐƠN VỊ TƯ VẤN DU HỌC VÀ DỊCH VỤ VISA CHUYÊN NGHIỆP CANADA, ÚC, NEW ZEALAND

Địa chỉ: 285/36/5F Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Tp.HCM.

Điện Thoại: 028 3526 4196

Kết nối với chúng tôi qua:

Zalo, Viber, Whatsapp: 0936 44 44 23 – 0908 14 24 78

Email: info@duhockhanhnguyen.edu.vn

Tư vấn Skype: duhockhanhnguyen

Website:                           

https://www.duhockhanhnguyen.edu.vn

https://duhocnewzealand.org

Blog: https://duhockhanhnguyen.wordpress.com

Kênh Youtube: https://www.youtube.com/

Facebook:

https://www.facebook.com/duhockhanhnguyen.edu

https://www.facebook.com/duhocnewzealand.org

https://www.facebook.com/duhoccanada.kne

https://www.facebook.com/duhockhanhnguyen.edu.vn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TẠI ĐÂY

Đang tải…

Bạn đang xem bài viết Định Cư New Zealand Có Dễ Dàng? Vì Sao Nên Đi Du Học New Zealand? trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!