Xem Nhiều 3/2023 #️ Đề Cương Ôn Tập Môn Lịch Sử Lớp 4 # Top 6 Trend | Phusongyeuthuong.org

Xem Nhiều 3/2023 # Đề Cương Ôn Tập Môn Lịch Sử Lớp 4 # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Cương Ôn Tập Môn Lịch Sử Lớp 4 mới nhất trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

5. Chiến thắng sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938

Các khoảng thời gian đáng nhớ

Nước Văn Lang ra đời trong khoảng 700 năm TCN

Nước Âu Lạc nối tiếp nước Văn Lang Vào cuối thế kỷ III TCN

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 40

Ngô quyền lãnh đạo quân dân lập nên chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước năm 968

Phát động cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Lần thứ nhất diễn ra vào năm 981

Nhà Lý di dời thủ đô ra Thăng Long năm 1010

Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai vào năm 1076

Năm 1226 nhà Trần được thành lập.

1. Nhà nước Văn Lang

Ra đời trong khoảng 700 năm TCN. Trong khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả nơi người Việt sinh sống.

Nhà nước Văn Lang được phần thành nhiều tầng lớp. Vua (Hùng Vương) – Lạc Hầu, Lạc Tướng – Lạc dân – Nô tỳ.

Về hình thức hoạt động sản xuất. Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa. Ngoài ra còn biết đúc đồng làm vũ khí và phát minh các công cụ sản xuất.

Về mặt cuộc sống ở các bản, các làng. Biết xây dựng nhà sàn để ở và tránh thú dữ. Có nhiều phong tục ở các bản, làng. Như nhuộm răng đen, ăn trầu, búi tóc và kể cả cạo trọc đầu,…

Phụ nữ thì biết và thích đeo hoa tai và đeo nhiều vòng tay bằng đá, đồng.

2. Nước Âu Lạc

Cuối thế kỷ III TCN, nước Âu Lạc nối tiếp nước Văn Lang ra đời.

Về hoàn cảnh ra đời, năm 218 TCN, quân Tần sang xâm lược nước ta. Tướng Thục Phán đã lãnh đạo người Âu – Lạc Việt cùng nhau đánh bại giặc ngoại xâm. Sau thành lập nước Âu Lạc và tự xưng là Anh Dương Vương.

Kinh đô của Âu Lạc là thành Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).

Có nhiều thành tựu điển hình về quốc phòng. Kĩ thuật chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và xây thành Cổ Loa.

3. Ách đô hộ của các triều đại phong kiến đối với nước ta

Khoảng thời gian : từ năm 179 TCN đến tận năm 40.

Để cai trị nhân và dân ta, các triều đại phong kiến phương Bắc. Đã chia nước ta thành nhiều quận, huyện để kiểm soát.

Bọn chúng bắt dân ta lên rừng săn bắt động vật như voi, tê giác . Bắt ta săn chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi. Đồng thời bắt dân khai thác san hô để nộp cho chúng.

 Đưa người Hán sang ở với dân ta. Bắt nhân dân ta phải học và làm theo phong tục của người Hán.

4. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng

Thời gian của cuộc khởi nghĩa: năm 40.

Lý do cuộc khởi nghĩa: lòng căm thù giặc sâu sắc. Nỗi oán hận quân thù và ách đô hộ tàn án của nhà Hán. Vì nợ nước, vì thù nhà mà cuộc khởi nghĩa diễn ra.

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa . Sau hơn 2 thế kỹ chịu áp bức dưới ách đô hộ nhà nước phong kiến. Đây là lần đầu tiên quân và dân ta đứng lên giành được độc lập.

5. Chiến thắng sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938

Nguyên nhân: quân Nam Hán bắt đầu tiến quân xâm lược nước ta. Do Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu. Và 1 phần do quân Nam Hán đã có âm mưu từ trước.

Ngô Quyền đã dùng kế gì sách để đánh và thắng quân giặc. Kế sách đó chính là cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở Sông Bạch Đằng. Lợi dụng thuỷ triều lên thời cơ thuận lợi rồi nhử giặc vào sâu trong bãi cọc và tấn công. Quét và hạ quân giặc trong nháy mắt.

Ý nghĩa của chiến thắng sông Bạch Đằng. Chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của thực dân phong kiến phương Bắc. Kết thúc 1000 năm đô hộ đối với quân và dân ta. Mở ra 1 thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc.       

6. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

Sau khi vua Ngô Quyến mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc. Những thế lực phong kiến ở các địa phương trỗi dậy. Chia cách đất nước thành 12 vùng phân biệt.

Khi ấy Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân lại. Liên kết với một số sứ quân rồi đem quân đi đánh các sứ quân khác.

Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước vào năm 968. Lên ngôi vua và đặt tên nước là Dại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình.

7. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 (1075 – 1077)

Vào thời Lý, bằng trí thông minh và lòng dũng cảm.

 Nhân dân ta dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt. Đã bảo vệ được nền độc lập chủ của đất nước trước sự xâm lược của quân Tống.

Đánh tan quân Tống xâm lược lần thứ 2.

8. Thời nhà Trần

a. Hoàn cảnh ra đời

Vào cuối thế kỷ XII, Nhà Lý suy yếu dần. Triều đình thì lục đục, nhân dân thì đói khổ.

Bên cạnh đó, Vua Lý Huệ Tông lại không có con trai. Nên phải nhường ngôi lại cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi.

Khi đó, quân xâm lược phương Bắc đang trong tư thế rình rập. Nên nhà Lý phải dựa vào họ Trần để giữ vững ngai vàng.

Đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Từ đó, nhà Trần chính thức được thành lập.

b. Những việc làm của nhà Trần để củng cố và xây dựng đất nước:

Vua Trần đặt lệ nhường ngôi sớm cho con .Và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng trông nom việc nước.

Nhà Trần chú ý xây dựng lực lượng quân đội. Trai tráng khỏe mạnh được nhà nước tuyển vào quân đội. Khi không có chiến tranh ở nhà sản xuất, lúc có chiến tranh tham gia chiếm đấu.

Đặt chuông lớn ở thềm cung điện. Để dân thỉnh khi có điều gì cầu xin hoặc bị oan ức.

Đặt thêm các chức quan: Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

c. Nhà Trần đã xây dựng hệ thống đê điều như thế nào?

Hệ thống đê hình thành dọc theo bờ sông Hồng . Và các con sông lớn ở đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ.

Kinh tế nông nghiệp phát triển tương đối ổn định. Đời sống nhân dân được no ấm bình an.

9. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên

a. Ý chí quyết tâm đánh giặc ngoại xâm

Các bô lão, đàn ông trai tráng và phụ nữ, trẻ em đồng thanh quyết tâm đánh giặc.

Người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến là Trần Hưng Đạo. Ông đã viết 1 bài  Hịch khích lệ mọi người chiến đấu.

Các chiến sĩ tự mình thích vào tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ).

b. Vua tôi nhà Trần đã dùng kế sách gì đánh giặc?

Chủ động rút khỏi thành Thăng Long. Chờ đến khi giặc mệt mỏi, đói khát. Khi đó mới tấn công quyết liệt nên giành được thắng lợi.

c. Ý nghĩa của ba lần chiến thắng quân Mông-Nguyên của quân dân ta thời Trần:

Quân Mông-Nguyên không dám xâm lược nước ta nữa.

Thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc. Tình yêu quê hương đất nước của người dân. Tinh thần Quyết tâm bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc.

Download (tải) đề cương ôn thi môn lịch sử lớp 4

TÀI LIỆU ÔN THI LỊCH SỬ LỚP 4 Đề Cương Ôn Tập Môn Tiếng Việt Lớp 4

Đề Cương Ôn Tập Hk1 Môn Lịch Sử Lớp 6 Năm 2022

Đề cương ôn tập môn Lịch Sử 6 học kì 1 năm học 2020-2021 gồm các câu hỏi có đáp án trả lời giúp học sinh lớp 6 ôn thi HK1.

1. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ? – Ra đời vào cuối thiên niên kỷ IV đầu TNK III TCN

– Được hình thành trên các lưu vực sông lớn: sông Nin (Ai Cập), sông Tigơrơ, Ơphơrát (Lưỡng Hà), sông Ấn, Hằng (Ấn Độ), sông Trường Giang, Hoàng Hà (Trung Quốc).

– Nghề nông trở thành nền kinh tế chính.

2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây: – Khoảng đầu thiên niên kỷ thứ I TCN, trên bán đảo Ban căng và Italia đã hình thành 2 quốc gia Hy Lạp và Rô Ma.

– Đất đai không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

– Thủ công nghiệp và thương nghiệp, nhất là ngoại thương rất phát triển.

3. Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá – Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời và các hành tinh, người phương Đông cổ đại đã có những kiến thức về thiên văn và sáng tạo ra lịch.

– Chữ viết và chữ số:

+ Chữ tượng hình, giấy pa pi rút.

+ Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, tính số pi= 3,16, Lưỡng Hà giỏi số học. Ấn Độ tìm ra số 0.

– Kiến trúc, điêu khắc: Kim tự tháp (Ai Cập), thành Babilon (Lưỡng Hà)…

4. Người Hy Lạp, Rô Ma đã có những đóng góp gì về văn hoá? – Người phương Tây đã dựa vào sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời để tính lịch.

– Tạo ra hệ chữ cái a, b, c.

– Toán học, vật lí, thiên văn, sử học, địa lý, triết học đều đạt trình độ cao.

– Văn học phát triển với nhiều bộ sử thi nổi tiếng.

– Nghệ thuật: đền Pactơnông (Hy Lạp) , đấu trường Côlidê (Rô Ma), tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần vệ nữ.

5. Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu? – Cách đây 40-30 vạn năm, người tối cổ đã xuất hiện trên đất nước ta.

– Dấu tích được tìm thấy ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai).

– Phát hiện răng người tối cổ, công cụ đá ghè đẽo thô sơ.

6. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?

– Với nghề nông vốn có và công cụ cải tiến, người nguyên thủy sống định cư ở đồng bằng ven sông, ven biển → thuần hóa lúa hoang dần trở thành cây lương thực chính.

– Nghề nông trồng lúa nước ra đời.

→ Cuộc sống của con người ổn định hơn.

7. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?

– Thuật luyện kim ra đời làm cho sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển.

– Sự phân công lao động hình thành.

+ Phụ nữ: làm việc nhà, làm đồ gốm, dệt vải, tham gia sản xuất nông nghiệp.

+ Nam giới: làm nông nghiệp, săn bắn, đánh cá, chế tác công cụ.

8. Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá nào? Nêu những nét chính về trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn? a. Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá

+ Văn hoá Oc Eo → cơ sở nước Phù Nam.

+ Văn hoá Sa Huỳnh → cơ sở nước Champa.

+ Văn hoá Đông Sơn → cơ sở nước Lạc Việt.

b. Những nét chính về trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn:

– Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước.

– Đồ đồng dần thay thế đồ đá.

– Tìm thấy nhiều công cụ, vũ khí bằng đồng: lưỡi cày, rìu, lưỡi giáo, mũi tên…có trang trí hoa văn

– Cuộc sống ổn định

→ Nền sản xuất phát triển

9. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?

– Sản xuất phát triển → xã hội phân hoá thành người giàu kẻ nghèo.

– Nhu cầu chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất ở lưu vực các sông lớn.

– Đấu tranh chống ngoại xâm và giải quyết xung đột giữa các bộ tộc.

→ Nhà nước Văn Lang ra đời.

– An cơm nếp tẻ, rau cà, thịt cá, có gia vị.Biết dùng mâm bát.

– Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.

– Đi lại bằng thuyền.

12. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?

– Xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp: quý tộc, dân tự do, nô tỳ.

– Biết tổ chức lễ hội vui chơi. Nhạc cụ chủ yếu là trống đồng, chiên, khèn.

– Biết thờ cúng các lực lực lượng tự nhiên. Người chết được chôn cất cẩn thận kèm theo công cụ lao động.

→ Đời sống vật chất và tinh thần hoà quyện với nhau tạo nên tình cảm cộng đồng.

13. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào?

– Năm 218 TCN, vua Tần đánh xuống phương nam.

– Năm 214 TCN, quân Tần kéo đến vùng bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt và Tây Âu sinh sống. Cuộc kháng chiến bùng nổ.

– Quân ta trốn vào rừng để kháng chiến. Họ bầu Thục Phán lên làm chủ tướng.

– 6 năm sau “người Việt đại phá quân Tần”.

Đề Cương Môn Lịch Sử Lớp 12 Ôn Thi Thpt Quốc Gia Năm 2022

5

/

5

(

1

vote

)

Đề cương môn Lịch sử lớp 12 sau đây tổng hợp kiến thức một cách tóm tắt, đầy đủ và có hệ thống, các thí sinh có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình ôn thi THPT quốc gia năm 2020.

Đề cương môn Lịch sử lớp 12 ôn thi THPT quốc gia năm 2020

Nhằm giúp thí sinh có thêm tài liệu ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020, Ban tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp đề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 12. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

Nguồn: chúng tôi tổng hợp.

Đề Cương Ôn Tập Học Kì I Môn Sinh Lớp 10

— ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH LỚP 10 – Câu 1: Trình bày đặc điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Trả lời: ¶ Giống nhau: Gồm 3 thành phần cơ bản: Màng sinh chất, chất tế bào và nhân hoặc vùng nhân. ¶ Khác nhau: Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Sống ở tế bào vi khuẩn Chưa có nhân hoàn chỉnh, không có màng nhân. Không có hệ thống nội màng và các bào quan bao bọc. Kích thước nhỏ hơn tế bào nhân thực. Không có khung xương định hình tế bào. Có ở tế bào động vật, nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật. Nhân được bao bọc bởi lớp màng chứa NST và nhân con. Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt. Kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ. Có khung xương định hình tế bào. Câu 2: Phân biệt con đường vận chuyển qua các màng. Trả lời: ¶ Các con đường vận chuyển qua màng sinh chất: Vận chuyển thụ động (bị động). Vận chuyển chủ động (sự vận chuyển tích cực). Xuất bào, nhập bào. ¶ Phân biệt vận chuyển thụ động và chủ động: Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động 1. Nguyên nhân Do sự chênh lệch về nồng độ. Do nhu cầu của tế bào. 2. Nguyên lí Vận chuyển các phần tử từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cùng chiều với gradien nồng độ. Vận chuyển các chất qua màng ngược với gradien nồng độ. 3. Năng lượng Không tiêu tốn năng lượng. Tiêu tốn năng lượng và cần Prôtêin đặc hiệu. 4. Prôtêin màng Không cần. Cần có. 5. Kết quả Làm cân bằng nồng độ. Không làm cần bằng nồng độ. 6. Tính chất phổ biển Thứ yếu. Là phương thức vận chuyển chủ yếu. ¶ Phân biệt xuất bào và nhập bào: - Giống nhau: + Là phương thức vận chuyển chủ động. + Đều là hình thức vận chuyển chất lớn ra vào tế bào bằng cách biến đổi hình dạng của màng sinh chất và tiêu thụ năng lượng. - Khác nhau: + Nhập bào: là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào. + Xuất bào: Là phương thức tế bào vậ chuyển các chất ra khỏi tế bào. Câu 3: Khái niệm về chuyển hóa vật chất - chuyển hóa năng lượng qua tế bào. ATP - đồng tiền năng lượng. Trả lời: ¶ Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác cho các hoạt động sống. ¶ ATP - đồng tiền năng lượng: * Cấu trúc: Gồm 3 thành phần: Bazơ nitơ Ađênin, Đường Ribôzơ và 3 nhóm Photphat. Có 2 liên kết cao năng photphat ngoài cùng. * Chức năng: Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào (75%). Vận chuyển các chất qua màng. Sinh công cơ học. Câu 4:Enzim và vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất. Trả lời: Chuyển hóa vật chất là phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong cơ thể gồm quá trình đồng hóa và dị hóa. 1. Enzim và cơ chế tác động của enzim: ¶ Khái niệm: Chất xúc tác sinh học được sinh ra trong cơ thể sống, tăng tốc độ phản ứng và không bị biến đổi sau phản ứng. ¶ Cấu trúc: Bản chất: Prôtêin. Mỗi enzim có một trung tâm hoạt động: Khe lõm vào trên mặt của enzim. + Cấu trúc tương thích với cơ chất. + Mối liên kết với cơ chất (là chất xúc tác bởi enzim). ¶ Cơ chế tác động: Enzim + cơ chất → phức hợp enzim - cơ chất → sản phẩm trung gian → sản phẩn + enzim. Enzim làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách làm giảm năng lượng hoạt hóa (năng lượng khởi động phản ứng xảy ra) → Tạo các sản phẩm trung gian. ¶ Đặc tính enzim: Hoạt hóa mạnh. Tính chuyên hóa cao: Mỗi enzim chỉ xúc tác cho một chất nhất định. Ví dụ: Urêaza chỉ phân hủy urê mà không phân hủy chất khác. Có sự phối hợp hoạt động của các enzim.0 ¶ Các nhân tố ảnh hưởng: Nhiệt độ. Độ pH. Nồng độ cơ chất. Nồng độ enzim. Chất ức chế và chất hoạt hóa. 2. Vai trò: Xúc tác cho quá trình chuyển hóa. Điều hòa các quá trình chuyển hóa vật chất bằng cơ chế: + Chất ức chế đặc biệt. + Chất hoạt hóa. + Ức chế ngược: là kiểu điều hòa trong đó sản phẩn của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế, làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hóa. Câu 5: Hô hấp tế bào là gì? Phân biệt các giai đoạn hô hấp tế bào. Trả lời: ¶ Hô hấp tế bào là quá trình ôxi hóa các nguyên liệu hữu cơ tạo thành CO2 và H2O đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. ¶ Các giai đoạn của hô hấp tế bào: 2 hình thức. Hô hấp hiếu khí (có oxi). Hô hấp kỵ khí (không có oxi). *Hô hấp hiếu khí: Đường phân Chu trình Crep Chuỗi chuyển electron hô hấp Vị trí Xảy ra ở tế bào chất. Chất nền ti thể. Màng trong ti thể. Nguyên liệu Glucôzơ 2 phân tử axit piruvic. 2 axêty CoA. Điện tử được chuyển từ NADH và FADH2. Sản phẩm 2 phân tử axit piruvic (C3H4O3). 2 ATP. 2 NADH. 2 axêty CoA. 4 CO2. 6 NADH. 2 ATP. 2 FADH2. 10 NADH 2 FADH2. £ ATP = 2ATP + 2 ATP + 34 ATP = 38 ATP. * Hô hấp kỵ khí (lên men rượu, lên men lactic). Câu 6: Quang tổng hợp là gì? Cơ chế 2 pha của quang tổng hợp. Trả lời: ¶ Quang tổng hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ, lấy năng lượng từ ánh sáng mặt trời đã được sặc tố quang hợp hấp thụ. ¶ Cơ chế 2 pha: Pha sáng Pha tối ü Bản chất. ü Điều kiện. ü Sản phẩm. - Ôxi hóa nước. - Ánh sáng. - O2, ATP, NADP. F Là pha oxi hóa nước nhờ năng lượng ánh sáng → tạo O2, giải phóng vào khí quyển và ATP, NADP cho pha tối. - Khử CO2. - Không cần ánh sáng, nhiệt độ. - Chất hữu cơ. F Là quá trình khử CO2 nhờ năng lượng ATP và lực khử NADPH do pha sáng cung cấp để tổng hợp chất hữu cơ. * Pha sáng: Vị trí: Hạt grana. 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Quang lí. + Giai đoạn 2: Quang hóa. ž Quang phân ly nước: ž Tạo chất khử: ž Tổng hợp ATP: * Pha tối: Vị trí: Chất nền stroma. Xảy ra theo chu trình Cavin của thực vật C3. 3 giai đoạn. + Giai đoạn 1: Cố định CO2. + Giai đoạn 2: Khử. + Giai đoạn 3: Tái sinh chất nhận, tạo sản phẩm. Câu 7: Hãy nêu mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp. Trả lời: Quang hợp và hô hấp có chung nhiều sản phẩm trung gian (ATP, NADH, CO2) và nhiều hệ enzim. Sản phẩm của quá trình quang hợp là Oxi và chất hữu cơ cũng cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp Sản phẩm của quá trình hô hấp là CO2 và H2O cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp. ð Quang hợp là tiền đề của quá trình hô hấp và ngược lại. Câu 8: So sánh hai quá trình nguyên phân và giảm phân. Trả lời: ¶ Giống nhau: Đều nhân đôi ADN trước khi vào phân bào. Đều phân thành 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. NST đều trải qua sự biến đổi: tự nhân đôi, đóng xoắn, Đều có thoi phân bào. Hình thành thoi vô sắc. Đều tạo ra NST con. Màng nhân và nhân con đều biến mất cho đến gần cuối. ¶ Khác nhau: Nguyên phân Giảm phân Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. Một lần phân bào tạo thành 2 tế bào con. Số NST giữ nguyên: 1 tế bào 2n cho ra 2 tế bào 2n. Một lần sao chép ADN, một lần chia. Các nhiễm sắc thể tương đồng không bắt cặp. Không trao đổi chéo. Tâm động chia ở kì giữa. Duy trì sự giống nhau: tế bào con có kiểu gen giống kiểu gen của tế bào mẹ. Xảy ra ở tế bào sinh dục chín. 2 lần phân bào tạo thành 4 tế bào con. Số NST giảm một nữa: 1 tế bào 2n cho ra 4 TB n. Một lần sao chép ADN, hai lần chia. Các NST tương đồng bắt cặp ở kì trước I. Ít nhất 1 lần trao đổi chéo cho 1 cặp tương đồng. Tâm động chia ở kì giữa II. Tạo ra sự đa dạng trong các sản phẩm của giảm phân. { VẬN DỤNG KIẾN THỨC GIẢI THÍCH MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG { Câu 1: Tại sao khi rửa rau sống, cho nhiều muối thì rau thường bị ê? Trả lời: Nếu khi rửa rau sống ta cho một lượng vừa phải thì rau sẽ diệt được vi khuẩn (vì nồng độ muối cao hơn nồng độ rau, theo cơ chế thẩm thấu và thẩm tách thì muối từ bên ngoài đi vào bên trong làm cho vi khuẩn từ trong rau đi ra, vi khuẩn đi ra gặp môi trường muối, VK chưa tiếp thu kịp thời ® VK chết). Còn nếu ta cho quá nhiều muối vào thì nồng độ chất tan môi trường ngoài cao hơn bên trong tế bào rau , gọi là môi trường ưu trương, chất tan sẽ nhanh chóng khuyếch tán từ nơi có nồng độ cao (bên ngoài) vào bên trong tế bào rau, đồng thời nước trong tế bào rau cũng khuyếch tán từ trong tế bào rau ra ngoài để đảm bảo đủ thể tích khi lượng chất tan bên ngoài vào chiếm trong tế bào. Do đó, rau bị mất nước nên héo đi nhanh chóng. Câu 2: Vì sao bón phân cho cây quá nhiều, cây sẽ bị héo và chết? Trả lời: Nếu ta bón phân cho cây với mực độ phù hợp thì cây sẽ sống nhưng nếu ta bón quá nhiều phân cho cây thì nồng độ chất tan ở đất sẽ cao hơn ở rễ và thế nước ở rễ cao hơn thế nước trong đất, theo cơ chế thẩm thấu và thẩm tách nước trong rễ sẽ đi ra và chất tan trong đất sẽ đi vào do đó cây không hút nước được ® cây héo và chết. Câu 3: Vì sao ngâm mơ, mận trong đường sau một thời gian mơ nhỏ lại có vị ngọt còn nước có vị chua thanh? Trả lời: Khi ngâm mơ, mận vào đường, theo cơ chế khuếch tán thì sau một thời gian nước vận chuyển từ trong mơ, mận đi ra; đường từ ngoài đi vào trong; các axit trong mơ, mận có nồng độ cao hơn ngoài nên vận chuyển từ trong ra ngoài. Câu 4: Loại tế bào nào không có nhân?Vì sao? Trả lời: ¶ Tế bào hồng cầu không có nhân vì: Hồng cầu vận động nhiều, vận chuyển O2 và CO2. Cung cấp năng lượng. Lõm hai mặt ® tăng diện tích tiếp xúc. Liên tục được thay thế các hồng cầu mới hoạt động mạnh hơn. Câu 5: So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật. Trả lời: ¶ Giống nhau: Đều là tế bào nhân thực. Gồm 3 thành phần cơ bản: Màng sinh chất, chất tế bào và nhân hoặc vùng nhân. ¶ Khác nhau: Tế bào động vật Tế bào thực vật Không có thành xenlulôzơ, dị dưỡng. Không có lục lạp. Có trung thể. Không có không bào. - Có thành xenlulôzơ, tự dưỡng. Có lục lạp. Không có trung thể. Không bào lớn giữ vai trò quan trọng. Câu 6: Tại sao tinh bột và xenlulôzơ đều có cấu tạo từ các đơn phân là glucôzơ những chúng lại khác nhau về tính chất? Hãy giải thích sự khác nhau đó. Trả lời: Vì tinh bột chưa được chuyển hóa thành đường đa nên có cấu trúc phức tạp còn xenlulôzơ là đường đa và có dạng mạch thẳng. Câu 7: Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào? Trả lời: ATP có liên kết cao năng giữa nhóm photphat ngoài cùng → Dễ dàng phá vở và giải phóng một lượng lớn năng lượng. ATP cung cấp năng lượng cho tất cả mọi hoạt động sống của tế bào. Câu 8: Điều gì sẽ xảy ra nếu tế bào không được cung cấp oxi? Trả lời: Nếu tế bào không được cung cấp oxi → phản ứng cuối cùng tạo thành nước không thực hiện được → tế bào bị ức chế → cơ thể thực hiện được quá trình đường phân → lên men tạo axit lactic gây đau cơ. Câu 9: Tại sao NST co xoắn cực đại ở kì giữa và tháo xoắn tối đa ở kì sau ở nguyên phân? Trả lời: Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại để dễ dàng di chuyển. Tháo xoắn tối đa ở kì sau để dễ tiếp xúc với enzim → nhân đôi ADN. Câu 10: Tại sao bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu trong nguyên phân? Trả lời: Vì nhiễm sắc thể nhân đôi ở kì trung gian và phân chia đồng đều ở kì sau. Câu 11: Điểm khác nhau cơ bản trong sự phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật được thể hiện như thế nào trong nguyên phân? Trả lời: Tế bào động vật hình thành rãnh phân cắt tại mặt phẳng xích đạo của tế bào chất thắt sâu dần từ ngoài vào trong cho đến khi đứt làm đôi. Tế bào thực vật do có thành xenlulôzơ cứng, chắc nên xuất hiện vách ngăn từ trong ra ngoài.

Bạn đang xem bài viết Đề Cương Ôn Tập Môn Lịch Sử Lớp 4 trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!