Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Cương Ôn Tập Môn Địa Lí Lớp 9 Học Kì I mới nhất trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
HỌC KÌ I PHẦN I: LÝ THUYẾT. Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM Câu 1: Cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc. Những nét riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào, dân tộc nào có số dân đông nhất, sống về nghề gì là chủ yếu, cho ví dụ? – Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Việt (kinh) chiếm 86,2%, dân tộc ít người chiếm 13,8% – Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán. Làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú giàu bản sắc. – Trong cộng đồng các dân tộc nước ta, dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông dân, chiếm tỉ lệ 86,2% dân số cả nước. Đây là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, trong các nghề thủ công tinh xảo và có truyền thống về nghề biển v.v người Việt sống chủ yếu trong các ngành nông nghiệp, dịch vụ, khoa học kỹ thuật. Ví dụ : Học sinh tự cho ví dụ đúng (về tiếng nói, trang phục, lễ hội) Câu 2: Em hãy trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta ? -Tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta: – Dân tộc kinh: phân bố rộng khắp nước, tập trung nhiều ở vùng đồng bằng – trung du và duyên hải. –Dân tộc ít người: – Trung du và miền núi Bắc Bộ: có trên 30 dân tộc cư trú đan xen nhau: Người Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, – Trường Sơn và Tây Nguyên: Có trên 20 dân tộc gồm người Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho, Bana, Mnông, – Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Có các dân tộc Hoa, Chăm, Khơ-me cư trú đan xen với người Việt. Câu 3: Trình bày đặc điểm sự phân bố dân cư ở nước ta ? Giải thích vì sao? Đặc điểm phân bố dân cư nước ta không đồng đều: – Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng và duyên hải. – Dân cư thưa thớt ở miền núi và cao nguyên. – Các đô thị lớn đông dân tập trung ở miền đồng bằng và ven biển. – Dân cư nông thôn chiếm 76%, dân cư thành thị 24%. * Giải thích: – Do ảnh hưởng địa hình đồi, núi, giao thông khó khăn. – Khí hậu khắc nghiệt. – Tập quán canh tác trồng lúa nước ở đồng bằng. Câu 4: Sự phân bố dân tộc nước ta hiện nay có gì thay đổi ? Hiện nay một số dân tộc ít người từ miền núi phía Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên. Nhờ cuộc vận động định cư, định canh gắn với xoá đói giảm nghèo mà tình trạng du canh du cư của một số dân tộc miền núi đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng cao, môi trường được cải thiện, một số dân tộc vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình, Y-a-ly, Sơn La, Tuyên Quang sống hoà nhập với các dân tộc khác tại các địa bàn tái định cư. ————————————————— Bài 2: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ Câu 1: Kết cấu dân số theo độ tuổi chia ra mấy nhóm? Kể ra? – Kết cấu dân số theo độ tuổi gồm 3 nhóm: + Độ tuổi dưới tuổi lao động ( từ 0 – 14 tuổi) + Độ tuổi lao động (từ 15 – 59 tuổi) + Độ tuổi trên lao động (60 tuổi trở lên) Câu 2: Dân số nước ta đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? *Hậu quả của dân số nước ta đông và tăng nhanh: – Về kinh tế: Thiếu lương thực thực phẩm, nhà ở, trường học, nghèo đói. – Về xã hội: khó khăn ổn định trật tự, tệ nạn xã hội phát triển, ùn tắc giao thông. – Về môi trường: đất – nước – không khí bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, động vật – thực vật suy giảm. Câu 3: Biện pháp giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta là gì? – Phân bổ lại dân cư, lao động. – Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn. – Tăng cường hoạt động công nghiệp – dịch vụ ở thành thị. – Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề. Câu 4: Hãy cho biết dân cư nước ta tập trung ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao? – Dân cư nước ta tập trung ở vùng đồng bằng châu thổ và vùng ven biển. – Thưa thớt ở miền núi – cao nguyên. – Nguyên nhân: + Vùng đồng bằng, ven biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn miền núi, cao nguyên. + Là khu vực khai thác lâu đời, có trình độ phát triển lực lượng sản xuất. ——————————————– Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ Câu 1: Nước ta có mấy loại hình quần cư? Nêu đặc điểm và các chức năng của loại hình quần cư ? – Nước ta có hai loại hình quần cư. * Quần cư nông thôn: Dân cư thường tham gia sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Đây là hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư nông thôn. Tư liệu sản xuất chính trong nông nghiệp là đất đai, nên các làng, bản ở nông thôn thường được phân bố trãi rộng theo không gian. * Quần cư thành thị: Dân cư thường tham gia sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật quan trọng. -Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất, sinh hoạt mà mỗi vùng, mỗi địa phương có các kiểu quần cư và chức năng khác nhau Câu 2: Quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay có những đặc điểm gì ? – Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao. – Thể hiện ở việc mở rộng qui mô các thành phố và sự lan tỏa lối sống thành thị về nông thôn. – Tuy nhiên trình độ đô thị hoá còn thấp. – Phần lớn các đô thị của nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. – Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tốc độ đô thị hoá. – Tiến hành không đồng đều giữa các vùng. Câu 3:Đô thị hoá là gì? Nước ta có bao nhiêu đô thị? Kể tên những đô thị đặc biệt và đô thị loại 1? – Đô thị hoá : là quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất, bố trí dân cư, những vùng không phài đô thị thành đô thị. – Cả nước ta có 689 đô thị từ loại đặc biệt đến loại 5 (năm 2004). – Có 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ chí Minh. – Có 3 độ thị loại 1 là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. ———————————————————— Bài 4: LAO ĐỘNG VIỆC LÀM VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Câu 1: Em hãy nhận xét về sự phân bố lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn ở nước ta. Giải thích? v Phân bố: Lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn nước ta rất chênh lệch. Thành thị chỉ chiếm có 24,2%, trong khi đó nông thôn có tới 75,8% (2003). v Giải thích: Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang phát triển, nhưng chưa cao so với quy mô diện tích và dân số, đồng thời việc phát triển các ngành nghề ở thành thị còn nhiều hạn chế nên không thu hút được nhiều lao động. Trong khi ở nông thôn việc sử dụng máy móc nông nghiệp còn ít nên cần nhiều lao động chân tay. Câu 2: Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? -Việc làm đang là vấn đề gay gắt lớn ở nước ta là do: Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, tạo nên sức ép rất lớn đối với việc làm. – Đặc điểm vụ mùa của nông nghiệp và sự phát triển nghề ở nông thôn còn hạn chế, nên tình trạng thiếu việc làm lớn (năm 2003 tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước là 22,3%). – Ở các khu vực thành thị của cả nước tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao. – Đặc biệt là số người trong độ tuổi lao động trong những năm gần đây đã tăng cao trong khi số việc làm không tăng kịp. ————————————————————— Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Câu 1: Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta thể hiện ở những mặt nào ? Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta thể hiện ở 3 mặt: – Chuyển dịch cơ cấu ngành : nông – lâm- ngư nghiệp giảm , công nghiệp – xây dựng tăng – Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ : có 7 vùng kinh tế , 3 khu vực kinh tế trọng điểm , nhiều khu công nghiệp , nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn . – Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế :các cơ sở kinh tế quốc doanh , tập thể , chuyển sang kinh tế nhiều thành phần . Câu 2: Em hãy nêu những thành tựu và thách thức trong việc phát triển nền kinh tế nước ta ? a) Thành tựu: – Tăng trưởng kinh tế khá vững chắc. – Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. – Nước ta đang hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu. b) Thách thức: – Sự phân hóa giàu – nghèo còn chênh lệch cao. – Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt. – Vấn đề việc làm, y tế, văn hóa giáo dục, quá trình hội nhập còn nhiều bất cập. —————————————— Bài 7: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP Câu 1: Trình bày đặc điểm tài nguyên đất trong nông nghiệp của nước ta ? – Đất là tài nguyên rất quí giá trong sản xuất nông nghiệp, không có gì thay thế được. Đất nông nghiệp nước ta gồm hai nhóm đất cơ bản: a) Đất phù sa: tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung. Đất phù sa có diện tích 3 triệu ha, thích hợp trồng lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày khác. b) Đất Feralit: tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi. Các loại đất Feralit chiếm diện tích trên 16 triệu ha thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm (cafe, chè, cao su), cây ăn quả và 1 số loại cây ngắn ngày (sắn, ngô, đậu tương). Câu 2: Em hãy nêu những thuận lợi của các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta ? -Tài nguyên đất: Vô cùng quý giá, không thể thay thế được. Đất của nước ta đa dạng, quan trọng nhất là đất phù sa và đất Feralit. – Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm, thâm canh, tăng vụ, năng suất cao. – Tài nguyên nước: sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào, là nguồn nước tưới phục vụ tốt cho nông nghiệp. – Tài nguyên sinh vật: phong phú, đa dạng, nhiều giống cây trồng, vật nuôi chất lượng tốt, thích nghi với môi trường. Câu 3: Khí hậu nước ta có thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp? * Thuận lợi: – Nước ta có khí nhiệt đới gió mùa ẩm, nguồn nhiệt và độ ẩm phong phú giúp cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 đến 3 vụ trong năm. – Khí hậu nước ta phân hoá nhiều theo chiều Bắc-Nam; theo mùa và theo độ cao nên có thể trồng được các loại cây nhiệt đới, một số cây cận nhiệt và ôn đới. * Khó khăn: – Khí hậu nước ta nhiều bão lũ, gió Tây nóng khô. Trong điều kiện nóng ẩm dễ phát sinh sâu bệnh, bệng dịch. – Khí hậu còn nhiều thiên tai khác như sương muối, mưa đá, rét hại.. – Tất cả những hiện tượng trên gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp nước ta. Câu 4: Cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp nước ta hiện đã có những tiến bộ gì ? – Cả nước ta có hàng chục ngàn công trình thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp.Số lượng công trình và năng lực tưới tiêu đang tăng lên đáng kể. – Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ trồng trọt, chăn nuôi ngày càng phát triển và phân bố rộng khắp góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp. —————————————— Bài 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP Câu 1: Nông nghiệp nước ta gồm những ngành nào ? Đặc điểm chính của mổi ngành hiện nay? – Nôn … Tiêu chí Đồng bằng sông Cửu Long Cả nước Diện tích lúa (nghìn ha) 3834,8 7504,3 Sản lượng lúa (triệu tấn) 17,7 34,4 Hãy tính tỉ lệ % diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long ? Vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng s. Cửu Long so với cả nước ? Nhận xét biểu đồ. v Trả lời: a) Hướng dẫn học sinh: Tính tỉ lệ %: -Tỉ lệ diện tích lúa của đồng bằng sông Cửu Long = 51,1% -Tỉ lệ sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long = 51,5% b) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ diện tích lúa 2002 Biểu đồ sản lượng lúa 20002 b) Nhận xét: – Diện tích và sản lượng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long cao nhất nước. – Là vùng trọng điểm sản xuất cây lương thực lớn nhất nước. Bài tập 11: Dựa vào bảng thống kê: Tình hình sản xuất thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và cả nước, năm 2002 (nghìn tấn) Sản lượng Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng Cả nước Cá biển khai thác 493,8 54,8 1189,6 Cá nuôi 283,9 110,9 486,4 Tôm nuôi 142,9 7,3 186,2 Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước (cả nước = 100 %). Nhận xét? v Hướng dẫn học sinh: Tính tỉ lệ %, lập bảng thống kê mới. Sản lượng Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng Cả nước Cá biển khai thác 41,5 4,6 100 Cá nuôi 58,4 22,8 100 Tôm nuôi 76,7 3,9 100 0 20 40 60 80 % Cá nuôi Tôm nuôi 100 KT cá biển Tiêu chí ĐBSH ĐBSCL Cả nước Biểu đồ thể hiện tỉ trọng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng (năm 2002) 41,5 58,4 76,7 4,6 22,8 3,9 *Vẽ biểu đồ: Bài tập 12: Dựa vào bảng thống kê sau: Tiêu chí ĐBSCL (%) ĐBSH (%) Cả nước (%) Diên tích lúa (nghìn ha) 51,1 15,9 100 Dân số (triệu người) 21,0 22,0 100 Sản lượng lúa (triệu tấn) 51,5 19,5 100 Vẽ biểu đồ cột chồng giới thiệu diện tích lúa, dân số và sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước? v Hướng dẫn học sinh: 0 40 60 80 100 % Diện tích Dân số SL lúa Tiêu chí 51,1 22,0 21,0 ĐBSH 15,9 33,0 57,0 51,5 19,5 29,0 ĐBSCL Biểu đồ thể hiện diện tích lúa, dân số và sản lượng lúa Đồng bằng sông Cửu Long, và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước – Vẽ biểu đồ: Các vùng khác 20 Bài tập 13: Dựa vào bảng số liệu sau: Tiêu chí Diện tích (nghìn km2) Dân số (triệu người) GDP Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 28,0 12,3 188,1 Ba vùng kinh tế trọng điểm 71,2 31,3 289,5 Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002. Nhận xét ? a.Hướng dẫn học sinh:Tính tỉ lệ %, lập bảng thống kê mới. Tiêu chí Diện tích (nghìn km2) Dân số (triệu người) GDP Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 39,3 % 39,3 % 65 % Ba vùng kinh tế trọng điểm 100 % 100 % 100 % *Vẽ biểu đồ: 0 % Tiêu chí Diện tích Dân số GDP 39,3 65 39,3 Diện tích GDP Dân số 100 Ba vùng KT trọng điểm 80 60 40 20 Biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng KT trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 Sản lượng (nghìn tấn) Cả nước Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng Cá biển khai thác 1189,6 493,8 54,8 Cá nuôi 486,4 283,9 110,9 Tính tỉ trọng cá biển khai thác và cá nuôi ở 2 vùng đồng bằng so với cả nước. Vẽ biểu đồ cột thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng so với cả nước ? Nhận xét biểu đồ. v Hướng dẫn học sinh: Tính tỉ lệ %: Sản lượng (%) Cả nước Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng Cá biển khai thác 100 41,5 4,6 Cá nuôi 100 58,4 22,8 b) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ tỉ trọng cá biển, cá nuôi của đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng so với cả nước năm 2002 c) Nhận xét: Tỉ trọng cá biển, cá nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long cao và vượt xa đồng bằng sông Hồng. Bài tập 15: Dựa vào bảng số liệu phân bố diện tích vùng nước lợ năm 2000: Vùng kinh tế Bắc Bộ Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ Cả nước Mặt nước lợ (ha) 84650 39700 33600 23500 437480 618930 Tính tỉ trọng diện tích mặt nước lợ của các vùng ? Vẽ biểu đồ cột thể hiện tỉ trọng mặt nước lợ các vùng năm 2000. Nhận xét vị trí của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong nuôi trồng hải sản cả nước. v Hướng dẫn học sinh: Tính tỉ lệ %: Vùng kinh tế Bắc Bộ Bắc Trung Bộ Duyên hải NTB Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ Cả nước Mặt nước lợ % 13,7 6,4 5,4 3,8 70,7 100 b) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ tỉ trọng diện tích nước lợ các vùng năm 2000 c) Nhận xét: – Vùng Tây Nam Bộ có diện tích nước lợ cao nhất chiếm 70,7%. – Tây Nam Bộ có vị trí quan trọng nhất nước trong việc nuôi trồng hải sản. Bài tập 16: Dựa vào bảng thống kê sau: Năm Tiêu chí 1999 2000 2001 2002 Dầu thô khai thác 15,2 16,2 16,8 16,9 Dầu thô xuất khẩu 14,9 15,4 16,7 16,9 Xăng dầu nhập khẩu 7,4 8,8 9,1 10,0 a/ Vẽ biểu đồ cột giới thiệu dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu, xăng dầu nhập khẩu (triệu tấn) b/ Dựa vào biểu đồ đã vẽ, em hãy điền những cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau: -Trong giai đoạn từ 1999 đến 2002. sản lượng dầu thô khai thác, xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu . . . . . .(a) . . . . . . . . . Tuy nhiên sản lượng dầu thô khai thác và xuất khẩu tăng khoảng. . . . (b). . còn xăng dầu nhập khẩu tăng tới. . . . .(c). . . . . . . ..Hầu như toàn bộ dầu thô khai thác đều được xuất khẩu ở dạng thô. Điều này cho thấy công nghiệp . . . . .(d). . . . .chưa phát triển. a/ Vẽ biểu đồ: 0 10 15 20 2002 Năm Dầu thô KT 5 Triệu tấn 1999 2000 2001 Dầu thô xuất khẩu Xăng dầu nhập khẩu 7,4 16,2 15,4 8,8 16,8 16,7 9,1 15,2 14,9 16,9 10,0 16,9 Biểu đồ sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 – 2003 b/Các cụm từ: a. Tăng nhanh. b. Tăng khoảng 1,7 đến 2 triệu tấn / năm c. 2,6 triệu tấn / năm. d. Chế biến dầu khí. Bài tập 17 : Dựa vào bảng số liệu của ngành dầu khí sau đây: Năm Sản lượng 2000 (triệu tấn) 2001 (triệu tấn) 2002 (triệu tấn) Dầu thô xuất khẩu 15,4 16,7 16,9 Xăng dầu nhập khẩu 8,8 9,1 10 a) Em hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 – 2002. b) Nhận xét biểu đồ. Trả lời: a) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ sản lượng dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta b) Nhận xét: – Sản lượng dầu thô xuất khẩu cao, thể hiện công nghiệp hóa dầu chưa phát triển. – Sản lượng xăng dầu nhập khẩu tăng, thị trường ảnh hưởng giá xăng dầu thế giới. – Cần phát triển công nghiệp hóa dầu ở nước ta. ( Niên giám thống kê năm 2004): Cấp học Năm học Tiểu học (HS) Trung học cơ sở (HS) Trung học phổ thông (HS) 2002 – 2003 108659 75006 22413 2004 – 2005 101652 76857 24676 a)Vẽ biểu đồ cột thể hiện tình hình phát triển số lượng học sinh của Tây Ninh ? b)Nhận xét biểu đồ. *Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ: Biểu đồ tình hình phát triển số lượng học sinh của Tây Ninh b) Nhận xét: – Số học sinh tiểu học giảm, số học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tăng. – Thể hiện: + Dân số giảm nhờ chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. + Trình độ dân trí ngày càng phát triển. Bài tập 19: Dựa vào bảng số liệu cơ cấu lao động theo ngành của Tây Ninh năm 1999: Ngành Nông, lâm , ngö nghiệp Công nghiệp, xây dựng Thương mại, dịch vụ Tỉ lệ lao động (%) 75,08 6,67 18,25 Em hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu lao động theo ngành của Tây Ninh năm 1999. Nhận xét biểu đồ. Trả lời: Biểu đồ cơ cấu lao động theo ngành của Tây Ninh 1999 b) Nhận xét: – Ngành nông ,lâm nghiệp chiếm tỉ lệ lao động lớn 75,08%. – Công nghiệp, xây dựng chiếm tỉ lệ nhỏ nhất 6,67%. – Cần chuyển dịch cơ cấu lao động nông -lâm nghiệp giảm xuống, công nghiệp xây dựng và thương mại – dịch vụ tăng lên. Bài tập 20: Dựa vào bảng số liệu giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Ninh (Theo niên giám thống kê Tây Ninh 2004): Năm 2001 2002 2003 2004 Giá trị sản xuất công nghiệp (triệu đồng) 1731.064 1940.072 1908.959 3230.650 Em hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Ninh giai đoạn 2001 – 2004 ? Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp của Tây Ninh ? Trả lời: a) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp Tây Ninh giai đoạn 2001 – 2004 b) Nhận xét: – Giá trị sản xuất công nghiệp có tăng thể hiện công nghiệp phát triển. – Tăng nhanh nhất là giai đoạn 2002 – 2003, tăng 968877 triệu đồng. Bài tập 21: Dựa vào bảng số liệu các thành phần dân tộc của Tây Ninh năm 1994: Dân tộc Kinh Khơ me Hoa Dân tộc khác Tỉ lệ (%) 98,4 0,65 0,62 0,33 Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu thành phần dân tộc của Tây Ninh năm 1994 ? Nhận xét biểu đồ. Các dân tộc khác gồm những dân tộc nào ? Trả lời: a) Vẽ biểu đồ tròn: Biểu đồ cơ cấu các dân tộc ở Tây Ninh năm 1994 b) Nhận xét: – Thành phần dân tộc Tây Ninh đa dạng, gồm nhiều dân tộc khác nhau. – Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ cao nhất 98,4%. c) Các dân tộc khác gồm có người: Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng, Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Diện tích rừng trồng (ha) 475 672 539 906 880 Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích rừng trồng của Tây Ninh. Nhận xét biểu đồ. TL: a) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ diện tích rừng trồng của Tây Ninh b) Nhận xét:-Vấn đề bảo vệ rừng, trồng rừng được quan tâm ở Tây Ninh. -Diện tích rừng trồng có tăng qua các năm. Nhưng chưa phát triển ổn định, còn giảm diện tích ở các năm 2002 và 2004 so với năm trước. Bài tập 23: Qua bảng số liệu cơ cấu ngành kinh tế của Tây Ninh: Năm Ngành (%) 1995 1996 1997 1998 Nông – lâm – ngư nghiệp 51,6 52,18 49,52 48,5 Công nghiệp – xây dựng 16,64 17,18 19,05 18,7 Dịch vụ – du lịch 31,76 30,64 31,43 32,8 Em hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu kinh tế Tây Ninh giai đoạn 1995-1998 ? Nhận xét biểu đồ. Trả lời: a) Vẽ biểu đồ miền: Biểu đồ miền thể hiện cơ cấu kinh tế Tây Ninh giai đoạn 1995-1998 b) Nhận xét: – Ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng. – Thể hiện kinh tế Tây Ninh chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.
Đề Cương Ôn Tập Thi Học Kì I Môn Địa Lí 6
Câu 1: Hệ mặt trời có mấy hành tinh? ( .), Trái đất ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần mặt trời?( ), kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?( .), kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ? (180), cứ mỗi kinh tuyến cách nhau 10 thì trên quà địa cầu có bao nhiêu đường kinh tuyến?(360), bao nhiêu đường vĩ tuyến?( 181), kinh tyến gốc đi qua nước nào? ( .), đường tròn chia quả địa cầu thành 2 phần nửa cầu bắc và nửa cầu nam là đường nào?( xích đạo)
Bài tập 1, 2 SGK trang 8
CH: Hình dạng của TĐ: Trái đất có dạng hình cầu?
– Kích thước: rất lớn, Bán kính: 6370 km, Xích đạo: 40.076km, Diện tích tổng cộng của TĐ là 510 triệu km2.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HKI MÔN ĐỊA LÍ 6 Bài 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT Câu 1: Hệ mặt trời có mấy hành tinh? (.), Trái đất ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần mặt trời?(), kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?(..), kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ? (180), cứ mỗi kinh tuyến cách nhau 10 thì trên quà địa cầu có bao nhiêu đường kinh tuyến?(360), bao nhiêu đường vĩ tuyến?( 181), kinh tyến gốc đi qua nước nào? (..), đường tròn chia quả địa cầu thành 2 phần nửa cầu bắc và nửa cầu nam là đường nào?( xích đạo) Bài tập 1, 2 SGK trang 8 CH: Hình dạng của TĐ: Trái đất có dạng hình cầu? - Kích thước: rất lớn, Bán kính: 6370 km, Xích đạo: 40.076km, Diện tích tổng cộng của TĐ là 510 triệu km2. CH: Kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì? Kinh tuyến gốc là gì? Vĩ tuyến gốc là gì? Bài 2: Bản đồ. Cách vẽ bản đồ. Câu 2: CH: Bản đồ là gì?( Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất) CH: Vẽ bản đồ là gì?( vẽ bản đồ là chuyển mặt cong của Trái Đất ra mặt phẳng của giấy) CH: Có mấy bước vẽ bản đồ? ( 3 bước), kể tên? Thu thập thông tin. Tính tỉ lệ. Lựa chọn các kí hiệu. Bài 3: Tỉ lệ bản đồ Câu 3: - Tỉ lệ bản đồ là gì? ( tỉ lệ bản đồ chỉ rõ mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế trên mặt đất) CH: Tỉ lệ bản đồ cho biết điều gì?( tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu so với thực tế) CH: Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở mấy dạng?(2 dạng) mm, cm, dm, m, dam, hm, km + Tỉ lệ số: VD: 1: 500.000; 1: 2.000 000.+ Tỉ lệ thước - BT1: Dựa vào số ghi tỉ lệ bản đồ sau đây 1: 400.000 và 1: 5.000.000 cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ở thực địa?( 20km, 250 km) - BT2: BĐ a có tỉ lệ 1: 20.000 và BĐ b có tỉ lệ 1: 100.000 BĐ nào thể hiện các đối tượng địa lí chi tiết hơn?( BĐ a)- Làm BT 2,3 SGK - Khoảng cách 1cm trên bản đồ có tỉ lệ 1: 5.000.000 = bao nhiêu km trên thực địa?(50km) - BĐ có tỉ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết càng cao. Bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí. Câu 4: CH: Có mấy cách xác định phương hướng trên bản đồ?( có 2 cách) 1. Xác định dựa vào kinh tuyến và vĩ tuyến. 2. Xác định dựa vào mũi tên chỉ hướng trên bản đồ. CH: Nêu khái niệm kinh độ và vĩ độ của một điểm? - Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. - Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc( xích đạo) - Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi chung là tọa độ địa lí của điểm đó. CH: Cách viết tọa độ địa lí của một điểm?( Kinh độ ở trên, Vĩ độ ở dưới) BÀI 5 KÍ HIỆU BẢN ĐỒ. CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ CH: Kí hiệu bản đồ là gì?(Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ) CH: Kí hiệu bản đồ dùng để làm gì?( kí hiệu bản đồdùng để biểu hiện vị trí, đặc điểm các đối tượng địa lí được đưa lên bản đồ) CH: Có mấy loại kí hiệu thường dùng?(3 loại), kể tên?( Kí hiệu điểm. Kí hiệu đường. Kí hiệu diện tích) CH: Có mấy dạng kí hiệu thường dùng?(3 loại), kể tên?( Kí hiệu hình học. Kí hiệu chữ. Kí hiệu tượng hình) CH: Ý nghĩa của bảng chú giải bản đồ?(Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ) CH: Có mấy cách biểu hiện địa hình trên bản đồ?(2 cách), kể tên?( Bằng thang màu và Bằng đường đồng mức) CH: Đường đồng mức là gì?(đường đồng mức là những đường nối liền các điểm có cùng 1 độ cao) - Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc. BÀI 7: SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ 1. Sự vận động của trái đất quanh trục. - Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền 2 cực và nghiêng 66033, trên mặt phẳng qũy đạo. - Hướng tự quay quanh trục của trái đất là hướng từ tây sang đông. - Thời gian TĐ tự quay một vòng là 24h( một ngày đêm) - Người ta chia bề mặt trái đất ra 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có một giờ riêng rọi là giờ khu vực. 2. Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của trái đất.( có 2 hệ quả) a. Hiện tượng ngày và đêm. CH: Vì sao có hiện tượng ngày, đêm?(Do trái đất có dạng hình cầu nên mặt trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nửa, Nửa được chiếu sáng là ngày, nủa nằm trong bóng tối là đêm) CH: Vì sao khắp mọi nơi trên trái đất lần lượt có ngày và đêm?(Do trái đất quay quanh trục từ tây sang đông nên khắp mọi nơi trên trái đất lần lượt có ngày và đêm) b. Sự lệch hướng của các vật chuyển động trên bề mặt trái đất - Nửa cầu bắc vật chuyển động lệch về phía bên phải. - Nửa cầu nam vật chuyển động lệch về phía bên trái. BÀI 8: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI 1. Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. - TĐ chuyển động quanh mặt trời theo hướng từ tây sang đông theo một quỹ đạo có hình elíp gần tròn. - Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh MT, trục TĐ lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66033, trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến. - Thời gian trái đất chuyển động quanh mặt trời một vòng là 365 ngày 6h. 2. Hiện tượng các mùa. CH: Vì sao có hiện tượng các mùa?(Khi chuyển động trên quỹ đạo trục trái đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía nên 2 nửa bán cầu luân phiên ngả về phía mặt trời sinh ra các mùa) - Mùa ở 2 nửa cầu trái ngược nhau. - Các mùa tính theo dương lịch và âm dương lịch khác nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc. CH: Nguyên nhân của hiện tượng mùa và sự hình thành mùa nóng, mùa lạnh trên TĐ?( Nửa cầu nào ngả về phía mặt trời thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt nên là mùa nóng của nửa cầu đó, còn nửa cầu nào không ngả về phí mặt trời thì có góc chiếu nhỏ nhận được ít ánh sáng và nhiệt nên là mùa nóng của nủa cầu đó) CH: Vào những ngày nào trong năm, 2 nửa cầu bắc và nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau hoặc TĐ hướng cả 2 nửa cầu bắc và nam về phía mặt trời như nhau vào các ngày nào?( 21 tháng 3 và 23 tháng 9) BÀI 9: HIỆN TƯỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA 1. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên trái đất. CH: Vì sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ?(Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ) - Trong khi quay quanh mặt trời, TĐ có khi chúc nửa cầu bắc, có lúc ngã nửa cầu nam về phía mặt trời - Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm đều có ngày, đêm dài ngắn như nhau 2. Ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24h thay đổi theo mùa. - Vào các ngày 22/6 và 22/12 các địa điểm ở vĩ tuyến 66033, Bắc và Nam có ngày hoặc đêm dài suốt 24h - Các địa điểm từ các vòng cực đến các cực bắc và nam có số ngày, đêm dài 24h dao động theo mùa từ 1 ngày đến 6 tháng. - Các địa điểm ở cực bắc và nam có ngày, đêm dài suốt 6 tháng. CH: Em hiểu câu như thế nào về câu ca dao này " Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng Ngày tháng 10 chưa cười đã tối". BÀI 10: CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT 1. Cấu tạo bên trong của trái đất. CH: Cấu tạo của Trái Đất gồm mấy lớp?( Gồm 3 lớp), kể tên?(lớp vỏ, lớp trung gian và lớp lõi Trái Đất) CH: Đặc điểm: độ dày, trạng thái, nhiệt độ của từng lớp.( xem ở SGK) + Lớp vỏ trái đất: Dày từ 5 đến 70km ở trạng thái rắn chắc, nhiệt độ tối đa lên tới 10000c + Lớp trung gian: Dày gồm 3000km ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 15000c đến 47000c + Lớp lỏi: Dày trên 3000km, lỏng ở ngoài, rắn ở trong. Nhiệt độ cao nhất khoảng 50000c 2. Cấu tạo của lớp vỏ trái đất: - Lớp vỏ trái đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng và mỏng nhất chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của TĐ. - Lớp vỏ TĐ có vai trò rất quan trọng: Là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người. - Vỏ TĐ được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm. - Các địa mảng có thể tách xa nhau hay xô vào nhau. BÀI 9: THỰC HÀNH CH: Kể tên các lục địa, đại dương trên bề mặt TĐ? Đại dương chiếm khoảng mấy phần diện tích bề mặt TĐ?( 2 phần 3) BÀI 12: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH BỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT 1. Tác động của nội lực và ngoại lực. - Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình bề mặt Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ, ghề. - Nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất. - Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. - Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề. - Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt TĐ. - Tác động của ngoại lực thiên về san bằng, hạ thấp địa hình. 2. Núi lửa và động đất. a. Núi lửa: - Núi lửa là hình thức phun trào mắc ma ở dưới sâu lên mặt đất. - Mắc ma là những vất chất, nóng chảy nằm ở dưới sâu, trong lớp vỏ Trái Đất, nơi có nhiệt độ trên 10000C. - Tác hại của núi lửa.(tiêu cực: vùi lấp nhà cửa,thành thị, làng mạc, tích cực: đất đai màu mở, phát triển nông nghiệp) b. Động đất: - Động đất là hiện tượng xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất làm cho các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển. - Tác hại của động đất.( phá hủy nhà cửa, đường xá, cầu cống, gây thiệt hại tính mạng con người) - Biện pháp khắc phục.( xây nhà chịu chấn động lớn, lập các trạm nghiên cứu để dự báo kịp thời sơ tán dân) Bài 13: Địa hình bề mặt trái đất 1. Núi và độ cao của núi. - Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. Núi gồm có 3 bộ phận: đỉnh núi, sườn núi và chân núi. - Độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển( độ cao tuyệt đối) - Căn cứ vào độ cao người ta chia ra 3 loại núi: Thấp, trung bình, cao. + Thấp: Dưới 1.000m + Trung bình: Từ 1.000m đến 2.000m. + Cao: Từ 2.000m trở lên. 2. Núi già, núi trẻ. - Núi già được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm, có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng. - Núi trẻ được hình thành cách đây vài chục triệu năm, có đặc điểm đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. - Người ta chia ra núi già và núi trẻ là căn cứ vào thời gian hình thành và hình thái của núi. 3. Địa hình cacxtơ và các hang động. - Địa hình núi đá vôi( địa hình cacxtơ): đỉnh lởm chởm, sắc nhọn, sườn dốc đứng có những hình dạng khác nhau. - Trong núi đá vôi có những hang động rất đẹp, thu hút khách du lịch. BÀI 14: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT(TT) 1. Bình nguyên( đồng bằng) - Bình nguyên là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. Các bình nguyên được bồi tụ ở các của sông gọi là châu thổ. - Độ cao tuyệt đối của bình nguyên thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. - Bình nguyên là nơi thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. 2. Cao nguyên: - Cao nguyên có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, nhưng có sườn dốc, độ cao tuyệt đối của cao nguyên trên 500m - Cao nguyên là nơi thuậnlợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nui gia súc. 3. Đồi. - Đồi là dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải, độ cao tương đối thường không quá 200m. - Đồi là nơi thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ 6 HKI Câu 1: Nguồn gốc vải sợi thiên nhiên?( nguồn gốc thực vật như sợi bông, lanh, đay, gai.., nguồn gốc động vật như sợi con dê, lạc đà, vịt, tơ tằm.) Câu 2: Nguồn gốc vải sợi nhân tạo, vải sợi tổng hợp?( Sợi nhân tạo lầy từ chất xenlulô của gỗ, tre, nứa, sợi tổng hợp được lấy từ các chất hóa học lấy từ than đá, dầu mỏ.) Câu 3: Nguồn gốc, tính chất vải sợi pha?( xem ở SGK hoặc trong vở) Câu 4: Vì sao vào mùa hè, người ta thích mặc áo vải sợi bông, sợi tơ tằm, vải pha và không thích mặc vải nilon, pôlyste?( vì vải sợi bông, sợi tơ tằm, vải pha có độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát, ít nhàu, bền, đẹp.) Câu 5: Chức năng của trang phục? Câu 6: Ảnh hưởng của vải đến vóc dáng người mặc( bảng 2- SGK trang 13) Câu 7: Lựa chọn trang phục cần phù hợp với đặc điểm nào?( phù hợp với vóc dáng cơ thể, lứa tuổi, nghề nghiệp) Câu 8: Khi đi lao động trồng cây, dọn vệ sinh,.. mồ hôi ra nhiều lại dễ bị lấm bẩn, em mặc như thế nào?( màu tối, giày, dép thấp, may đơn giản, rộng) Câu 10: Quy trình giặt phơi áo quần tại gia đình? Câu 11: Lợi ích của nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? Câu 12: Vai trò của nhà ở đối với đời sống con người? Câu 13: Nhà ở chật bố trí các khu vực sinh hoạt như thế nào?( hợp lí và sử dụng đồ đạc có nhiều công dụng) Câu 14: Kê đồ đạc trong phòng cần chú ý gì?( chừa lối đi để dể dàng đi lại, quét dọn, lau chùi) Câu 15: giả sử em có mộ phòng nhỏ hoặc một khu vực riêng để học tập, ngủ, nghĩ, thì: - Em cần những đồ đạc gì và bố trí chúng như thế nào cho thuận tiện? - Em sẽ làm gì hằng ngày để chổ ở của em luôn ngăn nắp, sạch sẽ?Đề Cương Ôn Tập Thi Hk1 Môn Địa Lý Lớp 9
Thứ hai – 05/12/2011 07:18
Đề cương ôn tập thi HK1 môn Địa lý lớp 9
ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN ĐỊA KHỐI 9 (Năm 2011 – 2012) A.PHẦN TỰ LUẬN: 1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? TL.Là vùng lãnh thổ phía Bắc,với đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng Ninh
2.Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ? TL. Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên: _Khai thác khoáng sản:than ,sắt ,chì,kẽm,thiếc. _Phát triển nhiệt điện và thủy điện. _Trồng rừng,cây công nghiệp,dược liệu,rau quả ôn đớivà cận nhiệt. _ Chăn nuôi gia súc ,nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. _Phát triển du lịch :Sa-pa,hồ Ba Bể,vịnh Hạ Long. 3.Đặc điểm sản xuất Công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? TL._Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản phát triển dựa vào nguồn khoáng sản phong phú. _Công nghiệp điện:thủy điện và nhiệt điện phát triển mạnh nhờ có nguồn thủy năng và than phong phú. 4.Đặc điểm sản xuất Nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? TL._Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho nhiều loại cây trồng:nhiệt đới,cận nhiệt ,ôn đới. _Sản phẩm đa dạng có giá trị cao:chè ,hồi,hoa quả,lúa, ngô. _Nghề rừng phát triển mạnh. _Chăn nuôi :trâu, lợn. _Nuôi trồng thủy sản nước ngọt,nước lợ,nước mặn. 5. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ vùng Đồng bằng sông Hồng? TL. Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ,dải đất rìa trung du và Vịnh Bắc Bộ 6.Đặc điểm dân cư ,xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng? TL. _Vùng dân cư đông đúc nhất nước . _Nguồn lao động dồi dào _Kết cấu hạ tầng nông thôn tương đối hoàn thiện. _Trình độ dân trí cao,một số đô thị được hình thành từ lâu đời. 7.Trình bày đặc điểm sản xuất Công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng? TL_.Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kỳ đổi mới. _Tăng mạnh về giá trị và tỉ trọng trong cơ cấu GDP của vùng. _Các ngành công nghiệp trọng điểm:chế biến lương thực -thực phẩm,sản xuất hàng tiêu dùng,vật liệu xây doing,cơ khí. _Sản phẩm công nghiệp quan trọng:máy công cụ,động cơ điện,phương tiện giao thông ,thiết bị điện tử,hàng tiêu dùng 8.Trình bày đặc điểm sản xuất Nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng? TL._Năng suất lúa cao nhất nước. _Trình độ thâm canh cao. _Vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính _Chăn nuôi gia súc:đặc biệt là lợn chiếm tỉ trọng lớn. _Nuôi gia cầm và thủy sản được chú ý phát triển. 9. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ ? TL. Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ là dãi đất hẹp ngang.kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía Bắc tới dãy Bạch Mã ở phía nam,giáp với Lào,phía đông là biển Đông. 10.Ý nghĩa vị trí địa lí củavùng Bắc Trung Bộ ? TL_.Là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam đất nước. _Là cửa ngõ của các nước tiểu vùng sông Mê Kông ra Biển Đông và ngược lại 11.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Bắc trung Bộ ? TL. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Bắc trung Bộ: -Dãy núi Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng sâu sắc tới khí hậu của vùng: +Là sườn đón gió mùa đông bắc,gây mưa lớn về thu đông và đón bão +Đồng thời gây nên hiệu ứng phơn về mùa hè,gió phơn tây nam khô nóng kéo dài – Là vùng thường xuyên xảy ra thiên tai rất nặng nề . – Địa hình phân hoá theo hướng đông-tây và bắc-nam. – Tài nguyên rừng, khoáng sản tập trung ở phía Bắc dãy Hoành Sơn, tài nguyên du lịch phát triển ở phía Nam 12.Đặc điểm sản xuất nông nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ ? TL. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ: – Năng suất lúa và bình quân lương thực có hạt theo đầu người thấp. – Vùng đang đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất trong sản xuất lương thực – Phát triển cây công nghiệp. – Chăn nuôi gia súc lớn, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản -Trồng rừng,xây dựng hệ thống hồ chứa nước đang được triển khaiB.PHẦN KỸ NĂNG _Đọc bản đồ Atlat địa lí VN vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ _Nhận xét biểu đồ:20.2 , 21.1 , 23.2 , 24.1 , 24.2 _Vẽ biểu đồ:cột (đơn,ghép) đường ,tròn_bài tập 3/69 , 3/75 , 1/80 , 21.1/77 _Nhận xét -giải thích.
Nguồn tin: Bông Sao A
Đề Cương Ôn Tập Học Kì I Lịch Sử 7
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I LỊCH SỬ 7 I .LỊCH SỬ THẾ GIỚI. Câu 1_Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành như thế nào(2đ)? Đáp án: + Hoàn cảnh lịch sử: - Cuối thế kỉ V, người Giéc-man từu phương Bắc tràn xuống xâm chiếm và tiêu diệt lãnh thổ người Rô-ma lập nên nhiều vương quốc mới - Chúng cướp đất đai của chủ nô Rô-ma chia cho nhau, dần dần xã hội hình thành nhiều giai cấp mới: + Lãnh chúa: gồm quý tộc,tăng lữ, quan lại, địa chủ. . + Nông nô: gồm nông dân và nô lệ Câu 2. Nguyên nhân, kết quả của những cuộc phát kiến địa lí (2đ)? *Nguyên nhân (1 điểm ) : -Sản xuất phát triển -Cần nguyên liệu - Cần thị trường . *Kết quả (1 điểm ) : -Tìm ra được những con đường mới . -Đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản Châu Âu -Đặt cơ sở cho việc mở rộng thị trường của các nước Châu Âu Câu 3. Nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường (1đ) * Chính sách đối nội (0.5 đ) - Cử người cai quản các địa phương - Mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài - Giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân * Chính sách đối ngoại (0.5 đ)- Tiến hành gây chiến tranh xâm lược để mở rộng bờ cõi Câu 4_Những thành tựu lớn về văn hóa và khoa học kỹ thuật của người Trung Quốc thời phong kiến (3 đ)? Đáp án: a. Về văn hóa: (2đ) + Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo + Văn học, sử học: - Văn học phát triển nhất là thơ Đường (với các nhà thơ nổi tiếng: Lí Bạch, Đổ Phủ, Bạch Cư Dị. ..) và tiểu thuyết Minh-Thanh (Tây Du Ký - Ngô Thừa Ân, Thủy Hử - Thi Nại Am, Hồng Lâu Mộng - Tào Tuyết Cần, Tam Quốc Diễn nghĩa - La Quán Trung - Sử học: nổi tiếng là Sử ký của Tư Mã Thiên + Nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, kiến trúc: với nhiều công trình đồ sộ, trình độ tuyệt mĩ b. Khoa học - Kỷ thuật (1đ) + Tứ đại phát minh: La bàn, thuốc súng, kỷ thuật in và nghề làm giấy - Bên cạnh đó các kỷ thuật trong các ngành: đóng tàu (có bánh lái, khai mỏ, luyện kimđều có đóng góp to lớn của người Trung Quốc Câu 5_So sánh sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến Phương Đông và Phương Tây (2 đ)? Đáp án:* Giống nhau (0,5đ) - Cơ sở kinh tế chủ yếu: nông nghiệp - xã hội có hai giai cấp: Thống trị - bị trị - Giai cấp thống trị có cuộc sống sung sướng dựa vào bóc lột địa tô * Khác nhau: (1,5đ) XHPK Phương đông XHPK Châu Âu Thời gian hình thành Hình thành sớm (TCN) - Hình thành muộn (TK V) Giai cấp Hai giai cấp: Địa chủ - nông dân lĩnh canh - Hai giai cấp: Lãnh chúa - nông nô Quá trình phát triển Phát triển chậm, suy vong kéo dài - Phát triển nhanh, suy vong nhanh Bản chất nền KT - Nông nghiệp mở rộng - Nông nghiệp khép kín II_LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 6_Tại sao lại xảy ra loạn 12 sứ quân? (1đ) Đáp án:- Do tình hình chính trị xã hội cuối thời Ngô có nhiều hỗn loạn: + 950 Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha nhưng không quản lý được đất nước Câu 7_Nhà Lý thành lập trong hoàn cảnh nào, vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy thời Lý (2đ)? Đáp án: * Hoàn cảnh (1 điểm ) : Năm 1009 Lê Long Đỉnh qua đời .Triều thần chán ghét triều Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần tôn Lý Công Uẩn lên làm vua .Nhà Lý được thành lập *Sơ đồ tổ chức bộ máy( 1điểm) : -Chính quyền trung ương và địa phương. Vua , quan đại thần Các quan văn Các quan võ Lộ,Phủ Huyện Hương, xã Hương, xã Câu 8. Em hãy trình bày về luật pháp và quân đội thời Lý (1đ)? Đáp án+ Luật pháp, quân đội thời Lý.(1đ) Luật pháp: Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ hình thư. Quân đội: Gồm có cấm quân và quân địa phương. Nhà Lý thi hành chính sách ngụ binh ư nông. Quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng. Câu 9_Em hiểu như thế nào về chính sách "ngụ binh ư nông" (1đ)? Đáp án: - Chính sách "Ngụ binh ư nông" - Gửi binh ở nhà nông: là chính sách quân sự cho quân lính luân phiên nhau giữa sản xuất và luyện tập trong thời bình. lúc có chiến tranh sẽ huy động tất cả đi chiến đấu. Câu 10_Vì sao nhà Tống lại có âm mưu xâm lược nước ta (2 đ)? - Giữa thế kỷ XI, tình hình nhà Tống gặp nhiều khó khăn: nội bộ triều đình mâu thuẩn, ngân khố tài chính cạn kiệt, nông dân nổi dậy nhiều nơi, biên cương bị quấy nhiễu - Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta để giải quyết những khó khăn trong nước do đó đã xúi giục Chăm-Pa đánh Đại Việt từ phía Nam, ngăn cản việc buôn bán, đi lại giữa hai nước. Câu 11_ Trình bày kết quả và ý nghĩa cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt (2đ) ? Đáp án: -Kết quả: Quân giặc 10 phần chết hết năm sáu phần. Quách Quỳ chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước.(1đ) -Ý nghĩa(1đ)-Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. - Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố. - Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt . Câu 12_ Nêu cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt (2đ)? - Tiến công trước để tự vệ, cho quân yết bảng nêu rỏ mục đích tấn công vào đất Tống là để tự vệ - Chuẩn bị bố phòng vững chắc, biết lợi dụng địa thế hiểm trở của sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến kiên cố - Sáng tác bài thơ "Nam quốc Sơn hà" để khích lệ tinh thần binh sĩ - Biết chờ đợi thời cơ phù hợp đê phản công - Chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh, nhằm giữ thể diện cho nước lớn, tránh những mối nguy hại về sau, đồng thời thể hiện lòng nhân đạo của nhân dân ta. Câu 13. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (TK XIII) (3đ)? * Nguyên nhân thắng lợi: - Tất cả các tầng lớp nhân dân đề tham gia đông đảo - Nhà Trần có sự chuẩn bị chu đáo - Tinh thần bất khuất không ngại hi sinh của nhân dân ta, đặc biệt là của quân đội Nhà Trần - Có những người chỉ huy tài giỏi, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo * Ý nghĩa lịch sử: - Đập tan tham vọng và mưu đồ xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ vững chắc độc lập và toàn vẹn lãnh thổ - Góp phần xây đắp cho truyền thống hào hung của quân sự Việt Nam - Để lại bài học vô cùng quý giá: đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp dựng và giữ nước - Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác Câu 15. Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly ? Tác dụng, ý nghĩa của cuộc cải cách đó (3đ)? * Các biện pháp cải cách của Hồ Qúy Ly : -Về chính trị : cải tổ hàng tổ võ quan , thay thế các quý tộc nhà Trần bằng những người không thuộc họ Trần -Về kinh tế : phát hành tiền giấy , ban hành chính sách hạn điền, quy định ,thuế ruộng. -Về xã hội : thực hiện chính cách hạn nô . -Về văn hóa giáo dục : dịch sách chữ hán chữ nôm. Sửa đổi qui chế thi cử học tập . -Về quốc phòng : làm tăng quân số, chế tạo nhiều loại súng mới, phòng thủ nơi hiểm yếu ,xây thành kiên cố . *Tác dụng : -Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ. -Làm suy yếu thế lực nhà Trần ,tăng nguồn thu nhập cho đất nước. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI LỊCH SỬ 7 NĂM HỌC 2011-2012 Câu 1)Đời sống kinh tế thời Lý (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) +Sự chuyển biến của nền nông nghiệp: _ Ruộng đất danh nghĩa thuôc quyền sở hữu của nhà vua.Thưc tế do nông dân canh tác va nộp thuế cho nhà vua. _ Các vua nhà Lý thường về địa phương cày tịch điền. Vua Lý lấy một số đất công làm nơi thờ phụng, tế lễ hoăc phong cấp cho con cháu, những người có công, làm các đền chùa, _Khuyến khích viêc khai khẩn đất hoang, tiến hành đào kênh mương, đắp đê phòng lụt và ban luật để bảo vệ sức kéo cho nông dân +Thủ công nghiệp và thương nghiệp: _Càc nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, làm trang sức _Các công trình nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên(Hà Nội), vạc Phổ Minh(Nam Định), _Việc buôn bán mở mang hơn trước. Vân Dồn là nơi buôn bán tấp nập, sầm uất nhất. Câu 2: Giáo dục và văn hóa thời Lý +Giáo dục: 1070, Văn Miếu được xây dựng. - 1075, mở khoa thi đầu tiên song chế độ thi cử chưa có nề nếp, khi nào nhà nước cần thì mới mở. - 1076, mở Quốc Tử Giám cho con em quan lại, người giàu đến học. +Văn hóa: - Hầu hết các vua nhà Lý sùng bái đạo Phật, xây dựng chùa ở khắp nơi. - Nghệ thuật và các trò chơi dân gian phát triển như hát chèo, múa rối nước, đua thuyền, - Kiến trúc và điêu khắc có quy mô tương đối lớn, mang tính cách độc đáo. - Điêu khắc tinh vi được thể hiện trên các tượng Phật, Hoa sen, hình rồng. +Phong cách nghệ thuật đa dạng , độc đáo, đánh dấu sự ra đời của nền văn hóa Thăng Long Câu 3: Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng + Chia 2 bộ phận - Cấm quân: tuyển lựa thanh niên ở quê họ Trần để bảo vệ triều đình - Quân ở các lộ: quân ở đồng bằng gọi là chính binh quân ở miền núi gọi là phiên binh quân ở làng xã gọi là hương binh - Ngoài ra còn có quân của các vương hầu. + Được tuyển dụng theo chính sách ngự binh ư nông chủ trương " quân cốt tinh không cốt đông'' + Thường xuyên được luyện tập binh pháp, cử tướng giỏi trấn giữ nơi hiểm yếu, Vua Trần thường xuyên tuần tra. Câu 4: Pháp luật thời Trần Ban hành bộ luật mới gôi là Quốc triều hình luật, nội dung giống thời Lý nhưng được bổ sung them, pháp luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản và mua bán ruộng đất Đặt them cơ quan Thẩm hình viện để xét xử kiện cáo.Vua Trần vẫn để chuông lớn ở điện Long trì cho dân đến kêu oan Câu 5: Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến lần 2 - Triệu tập các vương hầu quan lại ở Bình than để bàn kế đánh giặc - Giao cho Trần Hưng Đạo làm tổng chỉ huy kháng chiến - Mở hội nghị Diên Hồng mời các phụ lão uy tín về Thăng long bàn cách đánh giặc - Tập trận và duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu - Quân sĩ thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát " trong tinh thần sẵn sàng đánh giặc Câu 6:Chiến thắng Bạch Đằng Đầu tháng 4-1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy có kị binh hộ tống rút về theo đường thủy trên sông Bạch Đằng. Khi thuyền chiến của Ô Mã Nhi tiến gần đến trận địa bãi cọc, một số thuyền nhẹ của quân Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, quân giặc ra sức đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục, đúng lúc nước triều xuống nhanh. Từ hai bờ, hàng nghìn chiến thuyền nhỏ của quân Trần đổ ra đánh, phá vỡ đội hình quân giặc. Bị đánh bất ngờ và quyết liệt, quân giặc tranh nhau tháo chạy ra biển, thuyền giặc xô vào bãi cọc đang nhô lên, bị ùn tắc, vỡ, đắm. Giữa lúc đó, hàng loạt bè lửa xuôi nhanh theo nước triều đang xuống, lao vào thuyền giặc. Những tên sống sót nhảy lên bờ liền bị quân bộ nhà Trần chờ sẵn tiêu diệt. Ô Mã Nhi bị bắt sống. Câu7) Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên + Nguyên nhân :Nhân dân đoàn kết thực hiện "vườn không nhà trống" tự vũ trang đánh giặc - Nhà Trần chuẩn bị chu đáo cho mỗi lần kháng chiến - Nội bộ vương triều ổn định - Sự chỉ huy tài ba của Trần Hưng Đạo và các danh tướng như Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư - Chiến lược, chiến thuật đúng đắn , biết phát huy được thế mạnh của đất nước, lợi dụng được điểm yếu của kẻ thù buộc chúng chuyển từ chủ động sang bị động để tiêu diệt + Ý nghĩa: - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược ĐV của nhà Nguyên, bảo vệ được chủ quyền dân tộc - Khẳng định sức mạnh dân tộc , truyền thống quân sự, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ chống kẻ thù lớn mạnh hơn - Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của nhà Nguyên đối với Nhật bản và các nước Phương Nam Câu 8: Những biện pháp cải cách Hồ Quý Ly +Chính trị: Cải tạo hàng ngũ võ quan, thay dần quan lại họ Trần bằng những người thân cận có tài năng Qui định cụ thể cách làm việc của bộ máy chính quyền các ấcp +Kinh tế tài chính:- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng - Ban hành chính sách hạn điền +Xã hội:Ban hành chính sách hạn nô +Văn hóa giáo dục:Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục -Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, sửa đổi chế độ thi cử học tập +Quân sự:Làm lại sổ đinh, sản xuất vũ khí (súng thần cơ và lâu thuyền) -Bố trí phòng thủ nơi hiểm yếu và xây thành (thành Tây đô, thành Đa bang) Câu 9: Ý nghĩa , tác dụng của cải cách HQL Ý nghĩa:Là cuộc cải cách khá toàn diện để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng T/dụng tích cực: - Làm suy yếu thế lực họ Trần, tăng nguồn thu nhập và quyền lực cho nhà nước trung ương tập quyền -Văn hóa giáo dục có nhiều tiến bộ T/dụng tiêu cực:Một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của đông đảo quần chúng nhân dân Câu 10: Nhận xét đánh giá về nhân vật Trần Hưng Đạo Câu 11: Nhận xét đánh giá về nhân vật Hồ Quý Ly ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ 7 Câu 1: Hãy cho biết tình hình giáo dục và khoa học kĩ thuật thời Trần? Câu 2: Đánh giá ý nghĩa và tác dụng của những cải cách của Hồ Quý Ly? Câu 3: Trình bày nét chính về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong năm đầu. Câu 4: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Câu 5: Nêu nhận xét về sự phát triển của văn học và nghệ thuật dân gian trong các thế kỉ XVI - XVIII. Câu 6: Trình bày nét chính diễn biến chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút. Câu 7 Hãy cho biết trong các thế kỉ XVI-XVIII ở nước ta tồn tại những tôn giáo nào? Câu 8: Hãy cho biết nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh như thế nào? Câu 9: Trình bày những việc làm của nhà Nguyễn để lập lại chế độ phong kiến tập quyền? Câu 10: Hãy cho biết tình hình kinh tế dưới triều Nguyễn? HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II Câu 1: Tình hình giáo dục và khoa học kĩ thuật thời Trần: - Về giáo dục: + Quốc tử giám mở rộng đào tạo con em quý tộc, quan lại. + Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. + Các làng xã có trường tư + Các kì thi được tổ chức theo định kì và nghiêm ngặt để chon người tài giỏi. - Về khoa học: + Về sử học: Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu + Quân sự: Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo + Y học có công trình nghiên cứu của Tuệ Tĩnh. Câu 2: Ý nghĩa và tác dụng của những cải cách của Hồ Quý Ly: Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực quý tộc Trần. Tăng nguồn thu của nhà nước, tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Văn hóa, giáo có nhiều tiến bộ. Câu 3: Nét chính về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong năm đầu: Những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp rất nhiều khó khăn. Quân Minh nhiều lần tấn công căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân ba lần phải rút lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hóa). Giữa năm 1418, quân Minh bao vây căn cứ Chí Linh, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và anh dũng hi sinh. Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quyét Lớn vào căn cứ. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423 nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn. Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: - Nguyên nhân thắng lợi: + Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. + Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. - Ý nghĩa lịch sử: + Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. + Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ. Câu 5: Trong các thế kỉ XVI-XVIII ở nước ta tồn tại những tôn giáo nào: Ở các thế kỉ XVI - XVII, Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và đạo giáo được phục hồi. Trong nông thôn, nhân dân ta vẫn giữ nếp sống văn hóa truyền thống. Hình thức sinh hoạt văn hóa qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết trong thôn xóm và bồi đắp tinh thần yêu quê hương, đất nước. Sang thế kỉ XVII - XVIII, đạo Thiên Chúa từng bước được truyền vào nước ta. Câu 6: Nhận xét về sự phát triển của văn học và nghệ thuật dân gian trong các thế kỉ XVI - XVIII: Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Thơ Nôm, truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều. Nội dung các truyện Nôm viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội Sang nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú. Điểm nổi bật của các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng phong phú. Khắp nông thôn đâu đâu cũng có gánh hát. Nội dung các vở Chèo, Tuồng, Hát Ả Đào Câu 7: Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh: Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ tiến đánh thành Phú Xuân, tiêu diệt quân Trịnh ở Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. Với khẩu hiệu " Phù Lê diệt Trịnh ", quân Tây Sơn tiến ra Bắc. Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 năm đến đay sụp đổ. Nguyễn Huệ giao chính quyền Đàng Ngoài cho vua Lê rồi trở về Nam. Quân Tây Sơn lập đổ chính quyền Nguyễn - Trịnh đã tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước. Câu 7: Diễn biến chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút: Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm. Giữa năm 1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định; 2 vạn quân thủy đổ bộ lên Rạch Giá (Kiên Giang), 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ. Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh tại Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền đoạn từ Rạch Giá đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến. Ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục, quân xiêm bị đánh tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết. Nguyễn Ánh thoát chết sang Xiêm lưu vong. Trận Rạch Gầm - Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm. Câu 9: Những việc làm của nhà Nguyễn để lập lại chế độ phong kiến tập quyền: Giữa năm 1802, Nguyễn Ánh tiến quân ra Bắc, rồi tiến thẳng về Thăng Long. Nguyễn Quang Toản chạy lên mạn Bắc Giang thì bị bắt. Triều Tây Sơn chấm dứt. Năm 1802 Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập triều Nguyễn; năm 1806 lên ngôi hoàng đế, nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố. Năm 1815 nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ Từ năm 1831 đến 1832, nhà Nguyễn chia nước ta làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là Tổng Đốc, các tỉnh vừa và nhỏ là Tuần phủ. Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều binh chủng. Ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Về quan hệ ngoại giao nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh. Đối với các nước phương Tây nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc. Câu 10: Tình hình kinh tế dưới triều Nguyễn: Về nông nghiệp các vua nhà Nguyễn rất chú ý khai hoang, các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền được tiến hành ở nhiều tỉnh phía Bắc và phía Nam. Năm 1828, Nguyễn công Trứ được cử làm doanh điền sứ. Hàng trăn đồn điền được thành lập rải rác khắp Nam Kì. Nhà Nguyễn đặt lại chế độ quân điền, nông dân bị trói buộc vào ruộng đất để nộp tô thuế và đi phu dịch cho nhà nước. Ở các tỉnh phía Bắc, việc sửa đắp đê không được chú trọng, lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên. Về công thương nghiệp, nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Địnhthợ giỏi được tập trung về các xưởng nhà nước. Ngành khai thác mỏ được mở rộng, cả nước có hàng trăm mở được khai thác. Các nghề thủ công ở nông thôn và thành thì không ngừng phát triển, nhiều làng nghề nổi tiếng như: Bát Tràng, Vạn Phúc Sang thế kỉ XIX đất nước đã thống nhất, việc buôn bán có nhiều thuận lợi.
Bạn đang xem bài viết Đề Cương Ôn Tập Môn Địa Lí Lớp 9 Học Kì I trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!