Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Cương Ôn Tập – Học Kì 2 Môn Khoa Học Lớp 5 mới nhất trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Môn : Khoa học Lớp: 5 Câu 1: Khoanh vào trước câu trả lời đúng nhất Muốn tạo ra dung dịch cần: A) Phải có ít nhất hai chất . B) Phải có chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau. C) Phải có hai chất hoà tan vào nhau. Câu 2:Tìm từ để diền vào chỗ trống cho phù hợp : Để sản xuất ra muối từ nước biển, người ta dẫn nước biển vào ruộng làm muối. Dưới ánh nắng mặt trời, nước sẽ . . . . . . . . . . . . , còn lại muối. Câu 3: Khoanh vào trước những câu trả lời đúng . Có sự biến đổihoá học khi nào? A. Hoà tan đường vào nước . B.Thả vôi sống vào nước C. Ngâm sỏi vào giấm D. Đốt cháy giấy. E.Trộn xi măng với cát và nước. G. Trộn xi măng với cát. Câu 4: Viết vào ô trống chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai,. A. Dùng tay nhấc cặp sách, năng lượng do tay ta cung cấp làm cặp sách dịch chuyển lên cao. B. Cặp sách có thể tự di chuyển . C. Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và tỏa nhiệt. D. Một vật đang đứng yên có thể tự di chuyển ma không cần năng lượng. E. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng lamø ô tô đồ chơi hoạt động. G. Để các vật biến đổi, hoạt động cần cung cấp năng lượng cho vật. Câu 5: Khoanh vào những câu trả lơì đúng. Nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con ngươì là: A. Cơm B. Sữa C. Nước D. Rau E. Pin G. Cá H. Oâ tô K. Hoa quả Câu 6: Tìm từ để điền vào chỗ trống cho phù hợp. Hoa là cơ quan . . . . . . . . . . . . cuả những loài thực vật có hoa.Cơ quan sinh dục đực gọi là . . . . . . . .Cơ quan sinh dục cái gọi là . . . . . . . . . . một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng.Ở đa số cây khác, trên cùng một hoa có cả . . . . . . . và . . . . . . . . . . Câu 7: Hãy vẽ các mũi tên để tạo ra sơ đồ cho biết quá trình phát triển của hạt. Kết quả Cây con Hạt Ra hoa Gieo hạt Câu 8 : Hãy vẽ các mũi tên để tạo ra sơ đồ cho biết quá trình phát tiển của ếch. Ếch trưởng thành Nòng nọc có 2 chân sau Nòng nọc con Nòng nọc có thêm 2 chân trước Ếch con có đuôi ngắn dần Trứng Câu 9: Tìm từ điền vào chỗ trống cho phù hợp. Trong tự nhiên chim sống theo . . . . . . . hay . . . . . . . .Chúng thương biết làm . . . . . . . Chim mái . . . . . . . . . . . . . và ấp trứng ; sau một thời gian, trứng nở thành . . . . . . . . . . . Chim non được bố mẹ nuôi cho đến khi có thể tự . . . . . . . . . . . . . . . . Câu10:Đánh dấu x vào ô trống trước sự lựa chọn của em. Môi trường bao gồm những thành phần tự nhiên và những thành phần do con người làm ra. Đúng Sai Câu 11: Hãy chọn trong số các từ, cụm từ sau : phát triển của, có xung quanh, cho sự sống, sự ảnh hưởng, tác động, cho phát triển vào chỗ trống cho phù hợp. Môi trường là tất cả những gì . . . . . . . . . . . . . . . . . . chúnh ta; những gì có trên trái đất hoặc những gì. . . . . . . . . . . .. . lên trái đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết . . . . . . . . . . . . . . và nhuwng yếu tố ảnh hưởng đén sự tồn tại, . . . . . . . . . . . . .sự sống. Câu 12: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Tài nguyên thiên nhiên nào cung cấp nhiên liệu cho đời sống và sản xuất điện trong nhà máy nhiệt điện, chế tạo ra than cốc, khí than, nhựa đường, nước hoa, thuốc nhuộm, tơ sợi tổng hợp, . . . ? A. Dầu mỏ. B. Than đá. C. Mặt trời. D.Nước. Câu 13: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. A. Mèo B. Bò. C. Chó. D. Lợn. Câu 14 : Đáng dấu x vào trước câu đúng. a. Tài nguyên trên Trái Đất là vô tận , con người cứ việc sử dụng thỏai mái. b. Tài nguyên trên Trái Đất là có hạn nên phải sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm. Câu 15: Hãy nối những nội dung ở cột A cho phù hợp với những nội dung ở cột B. A B Vị trí Tài nguyên thiên nhiên 1. Dưới lòng đất a. Không khí 2. Trên mặt đất b.Các loại khóang sản 3. Bao quanh Trái Đất c. Sinh vật, đất trồng, nước
Đề Cương Ôn Tập Học Kì I Môn Sinh Lớp 10
— ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH LỚP 10 – Câu 1: Trình bày đặc điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Trả lời: ¶ Giống nhau: Gồm 3 thành phần cơ bản: Màng sinh chất, chất tế bào và nhân hoặc vùng nhân. ¶ Khác nhau: Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Sống ở tế bào vi khuẩn Chưa có nhân hoàn chỉnh, không có màng nhân. Không có hệ thống nội màng và các bào quan bao bọc. Kích thước nhỏ hơn tế bào nhân thực. Không có khung xương định hình tế bào. Có ở tế bào động vật, nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật. Nhân được bao bọc bởi lớp màng chứa NST và nhân con. Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt. Kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ. Có khung xương định hình tế bào. Câu 2: Phân biệt con đường vận chuyển qua các màng. Trả lời: ¶ Các con đường vận chuyển qua màng sinh chất: Vận chuyển thụ động (bị động). Vận chuyển chủ động (sự vận chuyển tích cực). Xuất bào, nhập bào. ¶ Phân biệt vận chuyển thụ động và chủ động: Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động 1. Nguyên nhân Do sự chênh lệch về nồng độ. Do nhu cầu của tế bào. 2. Nguyên lí Vận chuyển các phần tử từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cùng chiều với gradien nồng độ. Vận chuyển các chất qua màng ngược với gradien nồng độ. 3. Năng lượng Không tiêu tốn năng lượng. Tiêu tốn năng lượng và cần Prôtêin đặc hiệu. 4. Prôtêin màng Không cần. Cần có. 5. Kết quả Làm cân bằng nồng độ. Không làm cần bằng nồng độ. 6. Tính chất phổ biển Thứ yếu. Là phương thức vận chuyển chủ yếu. ¶ Phân biệt xuất bào và nhập bào: - Giống nhau: + Là phương thức vận chuyển chủ động. + Đều là hình thức vận chuyển chất lớn ra vào tế bào bằng cách biến đổi hình dạng của màng sinh chất và tiêu thụ năng lượng. - Khác nhau: + Nhập bào: là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào. + Xuất bào: Là phương thức tế bào vậ chuyển các chất ra khỏi tế bào. Câu 3: Khái niệm về chuyển hóa vật chất - chuyển hóa năng lượng qua tế bào. ATP - đồng tiền năng lượng. Trả lời: ¶ Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác cho các hoạt động sống. ¶ ATP - đồng tiền năng lượng: * Cấu trúc: Gồm 3 thành phần: Bazơ nitơ Ađênin, Đường Ribôzơ và 3 nhóm Photphat. Có 2 liên kết cao năng photphat ngoài cùng. * Chức năng: Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào (75%). Vận chuyển các chất qua màng. Sinh công cơ học. Câu 4:Enzim và vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất. Trả lời: Chuyển hóa vật chất là phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong cơ thể gồm quá trình đồng hóa và dị hóa. 1. Enzim và cơ chế tác động của enzim: ¶ Khái niệm: Chất xúc tác sinh học được sinh ra trong cơ thể sống, tăng tốc độ phản ứng và không bị biến đổi sau phản ứng. ¶ Cấu trúc: Bản chất: Prôtêin. Mỗi enzim có một trung tâm hoạt động: Khe lõm vào trên mặt của enzim. + Cấu trúc tương thích với cơ chất. + Mối liên kết với cơ chất (là chất xúc tác bởi enzim). ¶ Cơ chế tác động: Enzim + cơ chất → phức hợp enzim - cơ chất → sản phẩm trung gian → sản phẩn + enzim. Enzim làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách làm giảm năng lượng hoạt hóa (năng lượng khởi động phản ứng xảy ra) → Tạo các sản phẩm trung gian. ¶ Đặc tính enzim: Hoạt hóa mạnh. Tính chuyên hóa cao: Mỗi enzim chỉ xúc tác cho một chất nhất định. Ví dụ: Urêaza chỉ phân hủy urê mà không phân hủy chất khác. Có sự phối hợp hoạt động của các enzim.0 ¶ Các nhân tố ảnh hưởng: Nhiệt độ. Độ pH. Nồng độ cơ chất. Nồng độ enzim. Chất ức chế và chất hoạt hóa. 2. Vai trò: Xúc tác cho quá trình chuyển hóa. Điều hòa các quá trình chuyển hóa vật chất bằng cơ chế: + Chất ức chế đặc biệt. + Chất hoạt hóa. + Ức chế ngược: là kiểu điều hòa trong đó sản phẩn của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế, làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hóa. Câu 5: Hô hấp tế bào là gì? Phân biệt các giai đoạn hô hấp tế bào. Trả lời: ¶ Hô hấp tế bào là quá trình ôxi hóa các nguyên liệu hữu cơ tạo thành CO2 và H2O đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. ¶ Các giai đoạn của hô hấp tế bào: 2 hình thức. Hô hấp hiếu khí (có oxi). Hô hấp kỵ khí (không có oxi). *Hô hấp hiếu khí: Đường phân Chu trình Crep Chuỗi chuyển electron hô hấp Vị trí Xảy ra ở tế bào chất. Chất nền ti thể. Màng trong ti thể. Nguyên liệu Glucôzơ 2 phân tử axit piruvic. 2 axêty CoA. Điện tử được chuyển từ NADH và FADH2. Sản phẩm 2 phân tử axit piruvic (C3H4O3). 2 ATP. 2 NADH. 2 axêty CoA. 4 CO2. 6 NADH. 2 ATP. 2 FADH2. 10 NADH 2 FADH2. £ ATP = 2ATP + 2 ATP + 34 ATP = 38 ATP. * Hô hấp kỵ khí (lên men rượu, lên men lactic). Câu 6: Quang tổng hợp là gì? Cơ chế 2 pha của quang tổng hợp. Trả lời: ¶ Quang tổng hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ, lấy năng lượng từ ánh sáng mặt trời đã được sặc tố quang hợp hấp thụ. ¶ Cơ chế 2 pha: Pha sáng Pha tối ü Bản chất. ü Điều kiện. ü Sản phẩm. - Ôxi hóa nước. - Ánh sáng. - O2, ATP, NADP. F Là pha oxi hóa nước nhờ năng lượng ánh sáng → tạo O2, giải phóng vào khí quyển và ATP, NADP cho pha tối. - Khử CO2. - Không cần ánh sáng, nhiệt độ. - Chất hữu cơ. F Là quá trình khử CO2 nhờ năng lượng ATP và lực khử NADPH do pha sáng cung cấp để tổng hợp chất hữu cơ. * Pha sáng: Vị trí: Hạt grana. 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Quang lí. + Giai đoạn 2: Quang hóa. ž Quang phân ly nước: ž Tạo chất khử: ž Tổng hợp ATP: * Pha tối: Vị trí: Chất nền stroma. Xảy ra theo chu trình Cavin của thực vật C3. 3 giai đoạn. + Giai đoạn 1: Cố định CO2. + Giai đoạn 2: Khử. + Giai đoạn 3: Tái sinh chất nhận, tạo sản phẩm. Câu 7: Hãy nêu mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp. Trả lời: Quang hợp và hô hấp có chung nhiều sản phẩm trung gian (ATP, NADH, CO2) và nhiều hệ enzim. Sản phẩm của quá trình quang hợp là Oxi và chất hữu cơ cũng cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp Sản phẩm của quá trình hô hấp là CO2 và H2O cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp. ð Quang hợp là tiền đề của quá trình hô hấp và ngược lại. Câu 8: So sánh hai quá trình nguyên phân và giảm phân. Trả lời: ¶ Giống nhau: Đều nhân đôi ADN trước khi vào phân bào. Đều phân thành 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. NST đều trải qua sự biến đổi: tự nhân đôi, đóng xoắn, Đều có thoi phân bào. Hình thành thoi vô sắc. Đều tạo ra NST con. Màng nhân và nhân con đều biến mất cho đến gần cuối. ¶ Khác nhau: Nguyên phân Giảm phân Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. Một lần phân bào tạo thành 2 tế bào con. Số NST giữ nguyên: 1 tế bào 2n cho ra 2 tế bào 2n. Một lần sao chép ADN, một lần chia. Các nhiễm sắc thể tương đồng không bắt cặp. Không trao đổi chéo. Tâm động chia ở kì giữa. Duy trì sự giống nhau: tế bào con có kiểu gen giống kiểu gen của tế bào mẹ. Xảy ra ở tế bào sinh dục chín. 2 lần phân bào tạo thành 4 tế bào con. Số NST giảm một nữa: 1 tế bào 2n cho ra 4 TB n. Một lần sao chép ADN, hai lần chia. Các NST tương đồng bắt cặp ở kì trước I. Ít nhất 1 lần trao đổi chéo cho 1 cặp tương đồng. Tâm động chia ở kì giữa II. Tạo ra sự đa dạng trong các sản phẩm của giảm phân. { VẬN DỤNG KIẾN THỨC GIẢI THÍCH MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG { Câu 1: Tại sao khi rửa rau sống, cho nhiều muối thì rau thường bị ê? Trả lời: Nếu khi rửa rau sống ta cho một lượng vừa phải thì rau sẽ diệt được vi khuẩn (vì nồng độ muối cao hơn nồng độ rau, theo cơ chế thẩm thấu và thẩm tách thì muối từ bên ngoài đi vào bên trong làm cho vi khuẩn từ trong rau đi ra, vi khuẩn đi ra gặp môi trường muối, VK chưa tiếp thu kịp thời ® VK chết). Còn nếu ta cho quá nhiều muối vào thì nồng độ chất tan môi trường ngoài cao hơn bên trong tế bào rau , gọi là môi trường ưu trương, chất tan sẽ nhanh chóng khuyếch tán từ nơi có nồng độ cao (bên ngoài) vào bên trong tế bào rau, đồng thời nước trong tế bào rau cũng khuyếch tán từ trong tế bào rau ra ngoài để đảm bảo đủ thể tích khi lượng chất tan bên ngoài vào chiếm trong tế bào. Do đó, rau bị mất nước nên héo đi nhanh chóng. Câu 2: Vì sao bón phân cho cây quá nhiều, cây sẽ bị héo và chết? Trả lời: Nếu ta bón phân cho cây với mực độ phù hợp thì cây sẽ sống nhưng nếu ta bón quá nhiều phân cho cây thì nồng độ chất tan ở đất sẽ cao hơn ở rễ và thế nước ở rễ cao hơn thế nước trong đất, theo cơ chế thẩm thấu và thẩm tách nước trong rễ sẽ đi ra và chất tan trong đất sẽ đi vào do đó cây không hút nước được ® cây héo và chết. Câu 3: Vì sao ngâm mơ, mận trong đường sau một thời gian mơ nhỏ lại có vị ngọt còn nước có vị chua thanh? Trả lời: Khi ngâm mơ, mận vào đường, theo cơ chế khuếch tán thì sau một thời gian nước vận chuyển từ trong mơ, mận đi ra; đường từ ngoài đi vào trong; các axit trong mơ, mận có nồng độ cao hơn ngoài nên vận chuyển từ trong ra ngoài. Câu 4: Loại tế bào nào không có nhân?Vì sao? Trả lời: ¶ Tế bào hồng cầu không có nhân vì: Hồng cầu vận động nhiều, vận chuyển O2 và CO2. Cung cấp năng lượng. Lõm hai mặt ® tăng diện tích tiếp xúc. Liên tục được thay thế các hồng cầu mới hoạt động mạnh hơn. Câu 5: So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật. Trả lời: ¶ Giống nhau: Đều là tế bào nhân thực. Gồm 3 thành phần cơ bản: Màng sinh chất, chất tế bào và nhân hoặc vùng nhân. ¶ Khác nhau: Tế bào động vật Tế bào thực vật Không có thành xenlulôzơ, dị dưỡng. Không có lục lạp. Có trung thể. Không có không bào. - Có thành xenlulôzơ, tự dưỡng. Có lục lạp. Không có trung thể. Không bào lớn giữ vai trò quan trọng. Câu 6: Tại sao tinh bột và xenlulôzơ đều có cấu tạo từ các đơn phân là glucôzơ những chúng lại khác nhau về tính chất? Hãy giải thích sự khác nhau đó. Trả lời: Vì tinh bột chưa được chuyển hóa thành đường đa nên có cấu trúc phức tạp còn xenlulôzơ là đường đa và có dạng mạch thẳng. Câu 7: Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào? Trả lời: ATP có liên kết cao năng giữa nhóm photphat ngoài cùng → Dễ dàng phá vở và giải phóng một lượng lớn năng lượng. ATP cung cấp năng lượng cho tất cả mọi hoạt động sống của tế bào. Câu 8: Điều gì sẽ xảy ra nếu tế bào không được cung cấp oxi? Trả lời: Nếu tế bào không được cung cấp oxi → phản ứng cuối cùng tạo thành nước không thực hiện được → tế bào bị ức chế → cơ thể thực hiện được quá trình đường phân → lên men tạo axit lactic gây đau cơ. Câu 9: Tại sao NST co xoắn cực đại ở kì giữa và tháo xoắn tối đa ở kì sau ở nguyên phân? Trả lời: Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại để dễ dàng di chuyển. Tháo xoắn tối đa ở kì sau để dễ tiếp xúc với enzim → nhân đôi ADN. Câu 10: Tại sao bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu trong nguyên phân? Trả lời: Vì nhiễm sắc thể nhân đôi ở kì trung gian và phân chia đồng đều ở kì sau. Câu 11: Điểm khác nhau cơ bản trong sự phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật được thể hiện như thế nào trong nguyên phân? Trả lời: Tế bào động vật hình thành rãnh phân cắt tại mặt phẳng xích đạo của tế bào chất thắt sâu dần từ ngoài vào trong cho đến khi đứt làm đôi. Tế bào thực vật do có thành xenlulôzơ cứng, chắc nên xuất hiện vách ngăn từ trong ra ngoài.
Đề Cương Ôn Tập Học Kì 1 Môn: Hoá Học Lớp 8
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: Hoá học 8 A. LÝ THUYẾT 1. Khái niệm nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tử khối. - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm : - Hạt nhân tạo bởi proton(p) và nơtron - Trong mỗi nguyên tử : p(+) = e (-) - Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp. - Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân. - Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó. Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. - Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. - Phân tử là hạt hợp thành của hầy hết các chất,các đơn chất kim loại có hạt hợp thành là nguyên tử. - Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử. 2. Thế nào là đơn chất , hợp chất. Cho ví dụ? - Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Ví dụ : khí hiđro, lưu huỳnh, kẽm, natri, - Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ : Nước tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là H và O. 3. Công thức hóa học dùng biểu diễn chất : + Đơn chất : A ( đơn chất kim loại và một vài phi kim như : S,C ) + Đơn chất : Ax ( phần lớn đơn chất phi kim, thường x = 2 ) + Hợp chất : AxBy ,AxByCz - Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất ( trừ đơn chất A ) và cho biết : + Nguyên tố tạo ra chất. + Số nguyên tử của mỗi nguyên tố và phân tử khối. 4. Phát biểu quy tắc hóa trị . Viết biểu thức. - Hóa trị của nguyên tố ( hay nhóm nguyên tử ) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử ( hay nhóm nguyên tử ), được xác định theo hóa trị của H chọn làm một đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị - Quy tắc hóa trị : Trong công thức hóa học,tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. - Biểu thức : à x × a = y × b . B có thể là nhóm nguyên tử,ví dụ : Ca(OH)2 ,ta có 1 × II = 2 × 1 Vận dụng : + Tính hóa trị chưa biết : biết x,y và a ( hoặc b) tính được b (hoặc a) + Lập công thức hóa học khi biết a và b : - Viết công thức dạng chung - Viết biểu thức quy tắc hóa trị, chuyển tỉ lệ : à Lấy x = b hoặc b’ và y = a hay a’ ( Nếu a’,b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a,b) 6.Sự biến đổi của chất : - Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lý. - Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học. 7.Phản ứng hóa học : - Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất k=hác. - Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. - Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác. - Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành : Có tính chất khác như màu sắc,trạng thái. Hoắc sự tỏa nhiệt và phát sáng. 8. Định luật bảo toàn khối lượng : A + B → C + D - Định luật : Trong một phản ứng hóa hoc, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng. - Biếu thức : mA + mB = mC + mD 9. Phương trình hóa học : biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học. - Ba bước lấp phương trình hóa học : Viết sơ đồ phản ứng,Cân bằng phương trình, Viết phương trình hóa học - Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. 8. Các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất. - Mol (n) là lượng chất có chứa N nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. con số 6.1023 là số Avogađro, kí hiệu là N - Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó - Thể tích mol (l) của chất khí là thể tích chiếm bơi N phân tử của chất khí đó. m = n × M (g) rút ra - Thể tích khí chất khí : + Ở điều kiện tiêu chuẩn : = (l) + Ở điều kiện thường : V = n × 24 = (l) 9. Tỷ khối của chất khí. - Khí A đối với khí B : - Khí A đối với không khí : B. BÀI TẬP Dạng bài tập 1: Phân loại đơn chất, hợp chất Phân loại các chất sau theo đơn chất, hợp chất: khí hidro, nước , đường saccarozo (C12H22O11 ), nhôm oxit (Al2O3), đá vôi (CaCO3), khí cacbonic (CO2), muối ăn (NaCl), dây đồng, bột lưu huỳnh, khí Clo. Dạng bài tập 2: Hóa trị Bài tập mẫu: a) Tính hóa trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O5 Ta có: a II N2O5 a*2 = 5*II a = a = V Vậy trong CT hợp chất N2O5 thì N(V) Bài tập mẫu: b) Tính hóa trị của nguyên tố S trong hợp chất SO2 Ta có: a II SO2 a*1 = 2*II a = a = IV Vậy trong CT hợp chất SO2 thì S(IV) Bài tập mẫu: c) Tính hóa trị của nhóm PO4 trong hợp chất Ca3(PO4)2 , biết nguyên tố Ca(II) Ta có: II b Ca3(PO4)2 3*II = 2*b b = b = III Vậy trong CT hợp chất Ca3(PO4)2 thì PO4 (III Câu1: Xác định nhanh hóa trị của mỗi nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong các hợp chất sau đây: NO ; NO2 ; N2O3 ; N2O5; NH3; HCl; H2SO4; H3PO4; Ba(OH)2; Na2SO4; NaNO3; K2CO3 ; K3PO4 ; Ca(HCO3)2 Na2HPO4 ; Al(HSO4)3 ; Mg(H2PO4)2 Câu 2: Lập nhanh CTHH của những hợp chất sau tao bởi: P ( III ) và O; N ( III )và H; Fe (II) và O; Cu (II) và OH; Ca và NO3; Ag và SO4, Ba và PO4; Fe (III) và SO4, Al và SO4; NH4 (I) và NO3 Dạng bài tập 3: Định luật bảo toàn khối lượng Câu 1: Có thể thu được kim loại sắt bằng cách cho khí cacbon monoxit CO tác dụng với chất sắt (III) oxit . Khối lượng của kim loại sắt thu được là bao nhiêu khi cho 16,8 kg CO tác dụng hết với 32 kg sắt (III) oxit thì có 26,4 kg CO2 sinh ra. Câu 2: Khi nung nóng quặng đồng malachite, chất này bị phân hủy thành đồng II oxit CuO, hơi nước và khí cacbonic. Tính khối lượng của khí cacbonic sinh ra nếu khối lượng malachite mang nung là 2,22g, thu được 1,60 g đồng II oxit và 0,18 g nước. Nếu thu được 6 g đồng II oxit; 0,9 g nước và 2,2 g khí cacsbonic thì khối lượng quặng đem nung là bao nhiêu? Dạng bài tập 4: Phương trình hóa học 11/ Fe(0H)3 Fe203 + H20 12/ Fe(0H)3 + HCl FeCl3 + H20 13/ CaCl2 + AgN03 Ca(N03)2 + AgCl 14/ P + 02 P205 15/ N205 + H20 HN03 16/ Zn + HCl ZnCl2 + H2 17/ Al + CuCl2 AlCl3 + Cu 18/ C02 + Ca(0H)2 CaC03 + H20 19/ S02 + Ba(0H)2 BaS03 + H20 20/ KMn04 K2Mn04 + Mn02 + 02 Chọn hệ số thích hợp để cân bằng các phản ứng sau: 1/ Al + O2 Al2O3 2/ K + 02 K2O 3/ Al(0H)3 Al203 + H20 4/ Al203 + HCl AlCl3 + H20 5/ Al + HCl AlCl3 + H2 6/ Fe0 + HCl FeCl2 + H20 7/ Fe203 + H2S04 Fe2(S04)3 + H20 8/ Na0H + H2S04 Na2S04 + H20 9/ Ca(0H)2 + FeCl3 CaCl2 + Fe(0H)3 10/ BaCl2 + H2S04 BaS04 + HCl Dạng bài tập 5: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất Câu 1: Hãy tính : Số mol CO2 có trong 11g khí CO2 (đktc) Thể tích (đktc) của 9.1023 phân tử khí H2 Câu 2: Hãy cho biết 67,2 lít khí oxi (đktc) Có bao nhiêu mol oxi? Có bao nhiêu phân tử khí oxi? Có khối lượng bao nhiêu gam? Cần phải lấy bao nhiêu gam khí N2 để có số phan tử gấp 4 lần số phân tử có trong 3.2 g khí oxi. Câu 3: Một hỗn hợp gồm 1,5 mol khí O2; 2,5 mol khí N2; 1,2.1023 phân tử H2 và 6,4 g khó SO2. Tính thể tích của hỗn hợp khí đó ở đktc. Tính khối lượng của hỗn hợp khí trên. Dạng bài tập 6: Tính theo công thức hóa học: Bài tập mẫu: a) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất NaOH Ta có: M= 23+16+1= 40 (g) è %Na = 100% = 57,5 (%) ; %O = 100% = 4O (%) ; %H = 100% = 2,5 (%) Bài tập mẫu: b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất Fe(OH)3 Ta có: M = 56+(16+1)*3 = 107 (g) è %Fe = 100% = 52,34 (%) ; %O = 100% = 44,86 (%) ; %H = 100% = 2,80 (%) Câu 1: Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất: NaNO3; K2CO3 , Al(OH)3, SO2, SO3, Fe2O3. Câu 2: Xác định CTHH của hợp chất giữa nguyên tố X với O có %X = 43,67%. Biết X có hóa trị V trong hợp chất với O. (ĐS: P2O5) Câu 3: Hợp chất B có %Al = 15,79%; %S = 28,07%, còn lại là O. Biết khối lượng mol B là 342.Viết CTHH dưới dạng Alx(SO4)y .Xác định CTHH. (ĐS: Al2(SO4)3 ) Câu 4:Một hợp chất khí X có tỉ khối đối với hidro là 8,5. Hãy xác định công thức hóa học của X biết hợp chất khí có thành phần theo khối lượng là 82,35% N và 17,65% H.(ĐS: NH3) Câu 5: Một hợp chất X của S và O có tỉ khối đối với không khí là 2,207. Tính MX (ĐS: 64 đvC) Tìm công thức hóa học của hợp chất X biết nguyên tố S chiếm 50% khối lượng, còn lại là O. (ĐS: SO2) Dạng bài tập 7: Tính toán và viết thành công thức hóa học Bài tập mẫu: Hợp chất Crx(S04)3 có phân tử khối là 392 đvC. Tính x và ghi lại công thức hóa học? Ta có: PTK của Crx(S04)3 = 392 Crx = 392 – 288 x = 104 : 52 = 2 Vậy CTHH của hợp chất là Cr2(S04)3 Bài tập tự giải: Tính x và ghi lại công thức hóa học của các hợp chất sau: 1) Hợp chất Fe2(S04)x có phân tử khối là 400 đvC. 2) Hợp chất Fex03 có phân tử khối là 160 đvC. 3) Hợp chất Al2(S04)x có phân tử khối là 342 đvC. 4) Hợp chất K2(S04)x có phân tử khối là 174 đvC. 5) Hợp chất Cax(P04)2 có phân tử khối là 310 đvC. 6) Hợp chất NaxS04 có phân tử khối là 142 đvC. 7) Hợp chất Zn(N03)x có phân tử khối là 189 đvC. 8) Hợp chất Cu(N03)x có phân tử khối là 188 đvC. 9) Hợp chất KxP04 có phân tử khối là 203 đvC. 10) Hợp chất Al(N03)x có phân tử khối là 213 đvC. Dạng bài tập 8: Tính theo phương trình hóa học Câu 1: Cho 11,2gam Fe tác dụng với dung dịch HCl .Tính: a. Thể tích khí H2 thu được ở đktc.(ĐS:4,48 lít) b. Khối lượng HCl phản ứng.(ĐS:14,6 g) c. Khối lượng FeCl2 tạo thành.(ĐS:25,4 g) Câu 2: Cho phản ứng: 4Al + 3O2 à 2Al2O3. Biết có 2,4.1022 nguyên tử Al phản ứng. a. Tính thể tích khí O2 đã tham gia phản ứng ở đktc. Từ đó tính thể tích không khí cần dùng . Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí.( ĐS: 0,672 lít; 3,36 lít) b. Tính khối lượng Al2O3 tạo thành.(ĐS: 2.04 g) Câu 3: Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra khí sunfurơ (SO2). Phương trình hoá học của phản ứng là S + O2 SO2 . Hãy cho biết: a) Những chất tham gia và tạo thành trong phản ứng trên, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất ? Vì sao ? b) Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1,5 mol nguyên tử lưu huỳnh.(ĐS: 33.6 lít) c) Khí sunfurơ nặng hay nhẹ hơn không khí ?
Đề Cương Ôn Tập Môn Lịch Sử Lớp 4
5. Chiến thắng sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938
Các khoảng thời gian đáng nhớ
Nước Văn Lang ra đời trong khoảng 700 năm TCN
Nước Âu Lạc nối tiếp nước Văn Lang Vào cuối thế kỷ III TCN
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 40
Ngô quyền lãnh đạo quân dân lập nên chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước năm 968
Phát động cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Lần thứ nhất diễn ra vào năm 981
Nhà Lý di dời thủ đô ra Thăng Long năm 1010
Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai vào năm 1076
Năm 1226 nhà Trần được thành lập.
1. Nhà nước Văn Lang
Ra đời trong khoảng 700 năm TCN. Trong khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả nơi người Việt sinh sống.
Nhà nước Văn Lang được phần thành nhiều tầng lớp. Vua (Hùng Vương) – Lạc Hầu, Lạc Tướng – Lạc dân – Nô tỳ.
Về hình thức hoạt động sản xuất. Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa. Ngoài ra còn biết đúc đồng làm vũ khí và phát minh các công cụ sản xuất.
Về mặt cuộc sống ở các bản, các làng. Biết xây dựng nhà sàn để ở và tránh thú dữ. Có nhiều phong tục ở các bản, làng. Như nhuộm răng đen, ăn trầu, búi tóc và kể cả cạo trọc đầu,…
Phụ nữ thì biết và thích đeo hoa tai và đeo nhiều vòng tay bằng đá, đồng.
2. Nước Âu Lạc
Cuối thế kỷ III TCN, nước Âu Lạc nối tiếp nước Văn Lang ra đời.
Về hoàn cảnh ra đời, năm 218 TCN, quân Tần sang xâm lược nước ta. Tướng Thục Phán đã lãnh đạo người Âu – Lạc Việt cùng nhau đánh bại giặc ngoại xâm. Sau thành lập nước Âu Lạc và tự xưng là Anh Dương Vương.
Kinh đô của Âu Lạc là thành Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).
Có nhiều thành tựu điển hình về quốc phòng. Kĩ thuật chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và xây thành Cổ Loa.
3. Ách đô hộ của các triều đại phong kiến đối với nước ta
Khoảng thời gian : từ năm 179 TCN đến tận năm 40.
Để cai trị nhân và dân ta, các triều đại phong kiến phương Bắc. Đã chia nước ta thành nhiều quận, huyện để kiểm soát.
Bọn chúng bắt dân ta lên rừng săn bắt động vật như voi, tê giác . Bắt ta săn chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi. Đồng thời bắt dân khai thác san hô để nộp cho chúng.
Đưa người Hán sang ở với dân ta. Bắt nhân dân ta phải học và làm theo phong tục của người Hán.
4. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
Thời gian của cuộc khởi nghĩa: năm 40.
Lý do cuộc khởi nghĩa: lòng căm thù giặc sâu sắc. Nỗi oán hận quân thù và ách đô hộ tàn án của nhà Hán. Vì nợ nước, vì thù nhà mà cuộc khởi nghĩa diễn ra.
Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa . Sau hơn 2 thế kỹ chịu áp bức dưới ách đô hộ nhà nước phong kiến. Đây là lần đầu tiên quân và dân ta đứng lên giành được độc lập.
5. Chiến thắng sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938
Nguyên nhân: quân Nam Hán bắt đầu tiến quân xâm lược nước ta. Do Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu. Và 1 phần do quân Nam Hán đã có âm mưu từ trước.
Ngô Quyền đã dùng kế gì sách để đánh và thắng quân giặc. Kế sách đó chính là cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở Sông Bạch Đằng. Lợi dụng thuỷ triều lên thời cơ thuận lợi rồi nhử giặc vào sâu trong bãi cọc và tấn công. Quét và hạ quân giặc trong nháy mắt.
Ý nghĩa của chiến thắng sông Bạch Đằng. Chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của thực dân phong kiến phương Bắc. Kết thúc 1000 năm đô hộ đối với quân và dân ta. Mở ra 1 thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc.
6. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Sau khi vua Ngô Quyến mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc. Những thế lực phong kiến ở các địa phương trỗi dậy. Chia cách đất nước thành 12 vùng phân biệt.
Khi ấy Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân lại. Liên kết với một số sứ quân rồi đem quân đi đánh các sứ quân khác.
Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước vào năm 968. Lên ngôi vua và đặt tên nước là Dại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình.
7. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 (1075 – 1077)
Vào thời Lý, bằng trí thông minh và lòng dũng cảm.
Nhân dân ta dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt. Đã bảo vệ được nền độc lập chủ của đất nước trước sự xâm lược của quân Tống.
Đánh tan quân Tống xâm lược lần thứ 2.
8. Thời nhà Trần
a. Hoàn cảnh ra đời
Vào cuối thế kỷ XII, Nhà Lý suy yếu dần. Triều đình thì lục đục, nhân dân thì đói khổ.
Bên cạnh đó, Vua Lý Huệ Tông lại không có con trai. Nên phải nhường ngôi lại cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi.
Khi đó, quân xâm lược phương Bắc đang trong tư thế rình rập. Nên nhà Lý phải dựa vào họ Trần để giữ vững ngai vàng.
Đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Từ đó, nhà Trần chính thức được thành lập.
b. Những việc làm của nhà Trần để củng cố và xây dựng đất nước:
Vua Trần đặt lệ nhường ngôi sớm cho con .Và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng trông nom việc nước.
Nhà Trần chú ý xây dựng lực lượng quân đội. Trai tráng khỏe mạnh được nhà nước tuyển vào quân đội. Khi không có chiến tranh ở nhà sản xuất, lúc có chiến tranh tham gia chiếm đấu.
Đặt chuông lớn ở thềm cung điện. Để dân thỉnh khi có điều gì cầu xin hoặc bị oan ức.
Đặt thêm các chức quan: Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
c. Nhà Trần đã xây dựng hệ thống đê điều như thế nào?
Hệ thống đê hình thành dọc theo bờ sông Hồng . Và các con sông lớn ở đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
Kinh tế nông nghiệp phát triển tương đối ổn định. Đời sống nhân dân được no ấm bình an.
9. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
a. Ý chí quyết tâm đánh giặc ngoại xâm
Các bô lão, đàn ông trai tráng và phụ nữ, trẻ em đồng thanh quyết tâm đánh giặc.
Người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến là Trần Hưng Đạo. Ông đã viết 1 bài Hịch khích lệ mọi người chiến đấu.
Các chiến sĩ tự mình thích vào tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ).
b. Vua tôi nhà Trần đã dùng kế sách gì đánh giặc?
Chủ động rút khỏi thành Thăng Long. Chờ đến khi giặc mệt mỏi, đói khát. Khi đó mới tấn công quyết liệt nên giành được thắng lợi.
c. Ý nghĩa của ba lần chiến thắng quân Mông-Nguyên của quân dân ta thời Trần:
Quân Mông-Nguyên không dám xâm lược nước ta nữa.
Thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc. Tình yêu quê hương đất nước của người dân. Tinh thần Quyết tâm bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc.
Download (tải) đề cương ôn thi môn lịch sử lớp 4
TÀI LIỆU ÔN THI LỊCH SỬ LỚP 4 Đề Cương Ôn Tập Môn Tiếng Việt Lớp 4
Bạn đang xem bài viết Đề Cương Ôn Tập – Học Kì 2 Môn Khoa Học Lớp 5 trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!