Xem Nhiều 3/2023 #️ Đáp Án Đề Thi Giữa Kì 1 Lớp 5 Môn Tiếng Việt 2022 Đề Số 1 # Top 4 Trend | Phusongyeuthuong.org

Xem Nhiều 3/2023 # Đáp Án Đề Thi Giữa Kì 1 Lớp 5 Môn Tiếng Việt 2022 Đề Số 1 # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đáp Án Đề Thi Giữa Kì 1 Lớp 5 Môn Tiếng Việt 2022 Đề Số 1 mới nhất trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa kì 1 năm 2019 – Đề số 1

1.1. A. Kiếm tra đọc

Đọc thành tiếng (3 điểm)

* Học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn trong các bài tập đọc sau:

– Thư gửi học sinh (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 04)

– Sắc màu em yêu (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 19)

– Những con sếu bằng giấy (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 36)

– Bài ca về trái đất (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 41)

– Một chuyên gia máy xúc (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 45)

– Ê – mi – li, con… (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 49)

– Tác phẩm của Si–le và tên phát xít (Sách Tiếng Việt 5/tập 1/trang 58)

– Tiếng đàn ba – la – lai – ca trên sông Đà (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 69)

* Trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

Đọc hiểu

Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập theo yêu cầu:

Lý Tự Trọng

Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Anh học rất sáng dạ. Mùa thu năm 1929, anh được tổ chức giao nhiệm vụ liên lạc, nhận, chuyển thư từ, tài liệu với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Làm việc ở Sài Gòn, anh đóng vai người nhặt than ở bến cảng.

Có lần, tài liệu quá nhiều, anh phải gói lại vào chiếc màn buộc sau xe. Một tên đội Tây gọi lại đòi khám, anh giả vờ nhảy xuống cởi bọc ra nhưng kì thực là để buộc lại cho chắc hơn. Tên đội chờ lâu, sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. Thừa cơ, anh vồ lấy xe của nó, phóng đi.

Lần khác, anh đưa tài liệu từ dưới tàu lên, lính đòi khám. Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước lặn qua gầm tàu trốn thoát. Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện với công nhân và đồng bào thì tên mật thám Pháp Lơ-grăng ập đến định bắt anh cán bộ. Lý Tự Trọng lập tức nổ súng tiêu diệt tên mật thám cứu nguy cho người cán bộ. Anh đã bị giặc bắt. Chúng tra tấn anh rất dã man nhưng không moi được tin tức gì ở anh cả. Những người coi ngục rất khâm phục anh, kiêng nể anh. Họ gọi anh là “Ông Nhỏ”.

Trước tòa án, anh dõng dạc vạch mặt bọn thực dân và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho anh, nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động thiếu suy nghĩ . Anh lập tức đứng dậy nói:

– Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác.

Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931. Trước pháp trường, anh hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy anh vừa tròn 17 tuổi .

Theo Báo Thiếu niên Tiền phong

Câu 1:(0,5 điểm) M1

Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Mùa thu năm 1929 về nước, anh Lý Tự Trọng được tổ chức giao nhiệm vụ gì?

A. Đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn.

B.Làm liên lạc,chuyển và nhận thư từ, tài liệu.

C.Làm liên lạc,bảo vệ anh cán bộ cách mạng.

D. Chuyển tài liệu xuống tàu biển.

Câu 2: (0,5 điểm) M1.

Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Vì sao những người coi ngục gọi anh là “Ông Nhỏ”? (M1)

A. Vì giặc tra tấn anh rất dã man.

B. Vì anh là người thông minh, sáng dạ.

C. Vì anh đã bắn chết tên mật thám.

D. Vì mọi người rất khâm phục anh.

Câu 3: (0,5 điểm) M2

Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Chi tiết nào sau đây thể hiện Lý Tự Trọng là người nhanh trí, dũng cảm?

A. Anh mang bọc truyền đơn, gói lại vào chiếc màn buộc sau xe.

B. Anh sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc.

C. Anh vờ cởi bọc, thừa cơ, vồ lấy xe của tên mật thám, phóng đi.

D. Anh gửi tài liệu của các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển.

Câu 4: (0,5 điểm) M2

Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Câu nói của anh:“Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác” thể hiện truyền thống gì của thanh niên Việt Nam?

A. Cần cù                                       C. Yêu nước

B. Nhân ái                                       D. Đoàn kết.

Câu 5: (1 điểm) M3

Qua câu chuyện Lý Tự Trọng , em hiểu anh Trọng là một thanh niên như thế nào?

………………………………………………………………..

Câu 6: (1 điểm) M4

Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng hoà bình trên thế giới?

…………………………………………………………………………………

Câu 7: (0,5 điểm) M1

Em hày khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “sáng dạ” có trong bài?

A. Thông minh                           B. Hoạt bát

C. Nhanh nhảu                          D. Nhanh nhẹn

Câu 8: (0,5 điểm) M1

Em hày khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Từ nào sau đây là từ trái nghĩa với từ “Hòa bình”

A. Chiến tranh                                      B. Đoàn kết

C. Yêu thương                                     D. Đùm bọc

Câu 9: (0,5 điểm) M2

Em hày khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Trong câu: “Thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác”, từ“con đường” mang nghĩa gì?

A. Nghĩa gốc                                                                                 B. Nghĩa chuyển

C. Cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển                                                 D. Con đường

Câu 10: (0,5 điểm) M2

Em hày khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

A. xa xôi – gần gũi                                                           B. xa lạ – xa xa

C. xa xưa – gần gũi                                                         D. xa cách – xa lạ

Câu 11: (1 điểm) M3

Em hày khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Trong câu “Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh                                                                              B. Từ láy

C. So sánh và nhân hóa                                                         D. Nhân hóa

1.2. B. Bài kiểm tra viết

Chính tả (2 điểm- thời gian 15 phút)

Nghe viết bài: Kì diệu rừng xanh, (Từ Nắng trưa …..đến cảnh mùa thu).

1.3. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)

Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.

2. Đáp án đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 5 giữa kì 1 đề số 1

2.1. A. Kiểm tra đọc

Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đọc hiểu: (7 điểm)

Câu 1: B – 0,5 đ

Câu 2: D– 0,5 đ

Câu 3: C– 0,5 đ

Câu 4: C– 0,5 đ

Câu 5: Trả lời: Qua câu chuyện Lý Tự Trọng, em hiểu anh Trọng là một thanh niên yêu nước , sống có lí tưởng, sẵn sang quên mình vì đồng đội. Anh là một người anh hùng. – 1,0 đ

Câu 6: Trả lời: Em sẽ yêu thương, giúp đỡ mọi người,….. – 1,0 đ

Câu 7: A – 0,5 đ

Câu 8 : A – 0,5 đ

Câu 9: B – 0,5 đ

Câu 10: A – 0,5 đ

Câu 11: C – 1,0 đ

2.2. B. Bài kiểm tra viết 

Chính tả (2 điểm – thời gian 15 phút)

GV đọc cho học sinh cả lớp viết vào giấy kiểm tra bài: Kì diệu rừng xanh, (Từ Nắng trưa …..đến cảnh mùa thu).

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết đúng độ cao, rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.

– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần,thanh; không viết hoa đúng quy định…) trừ mỗi lỗi 0,2 điểm.

Tập làm văn: (8 điểm) (35 phút)

– Bài viết đủ 3 phần: phần mở bài, thân bài, kết bài

– Có sự sáng tạo, có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá.

– Thể hiện được tính cảm vào trong bài

– Bài viết không bị sai lỗi chính tả.

– Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.

Chữ viết trình bày sạch đẹp, câu văn rõ ràng, mạch lạc

…………………………………………………………………………………..

→ Link tải miễn phí đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt 2019 đề số 1:

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt 2019 đề số 1.Doc

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt 2019 đề số 1.PDF

Đáp Án Đề Thi Giữa Kì 2 Lớp 5 Môn Tiếng Việt 2022

Tham khảo các đề thi giữa kì 2 lớp 5 khác:

Đáp án đề thi giữa kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt 2020 – Đề số 2

Đáp án Đề thi giữa học kì 2 Lớp 5 môn Toán 2019 TH Kỳ Phú – Ninh Bình

Đáp án Đề thi giữa học kì 2 Lớp 5 môn Toán 2020 TH Ngô Gia Tự, Hà Nội

1. Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt 5 năm 2020 – Đề số 1

1.1. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 26, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài: Phong cảnh đền Hùng – SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 68.

Phong cảnh đền Hùng

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

Theo Đoàn Minh Tuấn

b. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (1,0đ) Đền Thượng nằm trên đỉnh núi nào?

a. Ba Vì.

b. Nghĩa Lĩnh.

c. Sóc Sơn.

d. Phong Khê.

Câu 2: (1,0đ) Đền Hùng nằm ở tỉnh nào?

a. Phú Thọ.

b. Phúc Thọ.

c. Hà Nội.

d. Hà Tây

Câu 3: (0,5đ) Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc?

a. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.

b. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy.

c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.

d. Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng.

Câu 4: (1,0đ) Ngày nào là ngày giỗ Tổ?

a. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.

b. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.

c. Ngày mùng ba tháng mười dương lịch hằng năm.

d. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.

Câu 5: (1,0đ) Hai câu: ”Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào?

a. Lặp từ ngữ.

b. Thay thế từ ngữ.

c. Dùng từ ngữ nối.

d. Dùng quan hệ từ.

a. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

b. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

c. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.

d. Miêu tả phong cảnh đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ.

a. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, ra xa.

b. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, Sóc Sơn, cuồn cuộn, xa xa.

c. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, đồng bằng, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn.

d. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.

Câu 8: (0,5đ) Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?

a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.

c. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.

d. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.

Câu 9: (1,0đ) Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”?

Viết câu của em:………………………..

1.2. Phần viết:

1 . Chính tả: (Nghe – viết)

Bài viết: (2 điểm) Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (SGK Tập 2 trang 83)

(Viết đoạn: Hội thi bắt đầu ….. đến và bắt đầu thổi cơm.)

2. Tập làm văn: (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích.

2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.

2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt – Đề số 1

2.1. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng (3đ )

– Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1,5 điểm.

(Đọc sai từ 2-4 tiếng: 1 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0,5 điểm.)

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm.

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng ở 4 chỗ trở lên: 0 điểm.)

– Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm.

(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm; Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm.)

– Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá: 1 phút ): 0,5 điểm. (Đọc trên 1-2 phút: 0,5 điểm.)

II. Đọc thầm (7đ)

1-B   2-A    3-C   4-B    5-A

6-A   7-D    8-B

9- Vd: Vì xe bị hỏng nên em đi học muộn

2.2. Kiểm tra Viết

I. Viết chính tả: (2đ)

Bài viết: (2 điểm)

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài văn: 2,0 điểm.

– Mỗi lỗi chính tả sai về phụ âm đầu; vần thanh; không viết hoa đúng quy định trừ: 0,25 điểm.

* Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp,… trừ 0,25 điểm toàn bài.

II – Tập làm văn: (8đ)

2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích.

2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.

– Viết được một bài văn tả cây hoa hoặc tả cái đồng hồ báo thức có đủ 3 phần, đúng yêu cầu thể loại văn tả cây cối hoặc tả đồ vật đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

– Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

– Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

– Tuỳ theo bài viết sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7; 6,5 – 6; 5,5 – 5; 4,5 – 4; 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 .

►►► Link tải miễn phí Đề thi giữa HK 2 lớp 5 môn Tiếng Việt 2020 – Đề số 1:

Đề thi giữa HK 2 lớp 5 môn Tiếng Việt 2020 – Đề số 1.Doc

Đề thi giữa HK 2 lớp 5 môn Tiếng Việt 2020 – Đề số 1.PDF

Bộ Đề Thi Giữa Học Kì 1 Môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5 Năm 2022

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 5

I. Đọc thầm

Đọc thầm bài “Kì diệu rừng xanh”. (Sách TV 5, tập I – Trang 75). Sau đó chọn câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?

a. Thấy vạc nấm rừng như một thành phố nấm.b. Mỗi chiếc như một lâu đài kiến trúc tân kì và bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào vương quốc những người tí hon.c. Cả 2 ý trên.

Câu 2: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?

a. Cảnh vật trở nên sống động hơn.b. Cảnh vật trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.c. Cảnh vật cụ thể, rõ và có chiều sâu.

Câu 3: Vì sao cảnh rừng trở nên sống động , đầy những điều bất ngờ và kì thú?

a. Vì Có những cây nấm rừng.b. Vì tác giả xuất hiện như một người khổng lồ.c. Vì sự có mặt của muông thú trong rừng và sự xuất hiện thoắt ẩn thoắt hiện của chúng.

Câu 4: Rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” vì sao?

a. Vì lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và rải thành thảm dưới gốc.b. Vì những con mang có lông vàng, nắng cũng vàng rực…c. Cả 2 ý trên.

Câu 5: Chủ ngữ của câu: “Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.” là:

a. Đền đàib. Đền đài, miếu mạo, cung điện của học. Đền đài, miếu mạo, cung điện

Câu 6: Vị ngữ trong câu sau “Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì.” là:

a. Kiến trúc tân kìb. Một lâu đài kiến trúc tân kìc. Là một lâu đài kiến trúc tân kì

Câu 7: Dưới chân tác giả có nhiều chiếc nấm. Ở chân trời lúc này toàn một màu vàng. Từ “chân” ở 2 câu trên là từ:

a. Từ đồng nghĩab. Từ đồng âmc. Từ nhiều nghĩa.

Câu 8: Mấy con mang vàng đang ăn cỏ non. Tác giả mang một tâm trạng đầy sung sướng, tự hào khi vào thăm rừng khộp. Từ “mang” ở 2 câu trên là từ:

a. Từ nhiều nghĩa.b. Từ đồng âm.c. Từ đồng nghĩa

Câu 9: Tôi có cảm giác mình mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Từ “khổng lồ” và từ “tí hon” là 2 từ:

a. Từ nhiều nghĩab. Từ đồng nghĩac. Từ trái nghĩa

a. Hối hả, lúp xúp, đền đài, giữ gìn, rào rào, thưa thớt.b. Hối hả, lúp xúp, len lách, mải miết, rào rào, thưa thớt.c. Hối hả, san sát, đền đài, cuối cùng, giữ gìn.

II. Phần đọc tiếng: (Thời gian đọc 1 phút /1 HS)

(GV cho HS bốc thăm 1 trong 3 bài sau rồi yêu cầu các em đọc một đoạn và trả lời câu hỏi)

Bài 1: Sự sụp đổ của chế độ A – pác – thai. (Sách Tiếng Việt 5, tập 1 – trang 54)

Đọc đoạn: (Từ đầu…đến…dân chủ nào.)

Câu hỏi: Dưới chế độ A- pác – thai, người da đen bị đối xử như thế nào?

Trả lời: Phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; bị trả lương thấp; phải sống, chữa bệnh ở những khu riêng, không được hưởng một chút tự do dân chủ nào.

Bài 2: Những người bạn tốt. (Sách Tiếng Việt 5, tập 1 – trang 64)

Đọc đoạn: (Từ đầu … đến …về đất liền).

Câu hỏi: Vì sao nghệ sĩ A- ri – ôn phải nhảy xuống biển?

Trả lời: Vì bọn thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông, đòi giết ông.

Bài 3: Kì diệu rừng xanh. ( Sách Tiếng Việt 5, tập1- trang 75)

Đọc đoạn: (Từ đầu…đến…nhìn theo)

Câu hỏi: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?

Trả lời: Thấy vạc nấm như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô vương quốc của những người tí hon với những đền dài miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.

III. Chính tả: (5 điểm). Thời gian viết 15 phút.

Bài viết: Những người bạn tốt. (Sách Tiếng Việt 5, tập 1- trang 64-65 )

Viết đề bài và đoạn: (Hai hôm sau, bọn cướp mới về đến đất liền đến loài cá thông minh).

IV. Tập làm văn: Thời gian làm bài: 40 phút.

Đề bài: Ở địa phương em có nhiều cảnh đẹp như: cánh đồng, con đường quen thuộc, ngôi trường…. Em hãy tả một cảnh đẹp đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm.

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5

Câu 1. (1điểm) Số thập phân gồm có: “Hai đơn vị, một phần trăm và sáu phần nghìn”, được viết là?

A. 2,160 B. 20,16 C. 2,016 D. 2,106

Câu 2. (1 điểm) Chữ số 7 trong số 9,674 có giá trị là?

A. 70 B. 7 C. 7/100 D. 7/1000

Câu 3 (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

Giá trị của biểu thức: 2016 – 225 : 25 × 37 là:……………..

Câu 4 (1 điểm) 18,9 + 9,24 = …. Kết quả đúng là:

A.111,3 B.11,13 C. 281,24 D. 28,14

Câu 5 (1 điểm) 2015m 2 = chúng tôi Số thích hợp điền vào chỗ chấm là?

A. 0,2015 B. 2,015

C. 20,15 D. 201,5

Câu 6. (1 điểm). Một hình chữ nhật có chiều dài 29,25 dm, chiều rộng kém chiều dài 18,5 dm. Hỏi chu vi hình chữ nhật đó bằng bao nhiêu dm?

Câu 7. (2 điểm). Một nhóm thợ nề có 12 người dự định xây xong một căn nhà trong 45 ngày. Nay muốn xây xong căn nhà đó trong 30 ngày thì cần phải có bao nhiêu người thợ như vậy?

(Sức làm của mỗi người thợ nề là như nhau)?

Câu 8. (2 điểm). Lớp 5B có 32 học sinh, số học sinh nữ nhiều hơn số bạn nam là 6 bạn. Hỏi lớp 5B có bao nhiêu bạn nữ, bao nhiêu bạn nam?

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 5

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO GIÁ RAITrường Tiểu học Tân Hiệp B

BỘ ĐỀ ĐỀ XUẤT KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ INăm học: 2016 – 2017MÔN TIẾNG VIỆT- Phần đọc thầm

(Thời gian 25 phút không kể thời gian giao đề)

Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh.

(THẠCH LAM – Trích (Nhà mẹ Lê)

II/ Hãy khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất:

1/ Chi tiết nói lên cảnh cơ cực, nghèo đói của gia đình bác Lê là:

2/ Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ:

3/ Nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói:

4/ Trạng ngữ “Từ sáng sớm tinh sương” dùng để chỉ?

5/ Chủ ngữ trong câu: “Mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn.” là:

6/ Từ trái nghĩa với cực khổ là:

II/ Em hãy làm bài tập sau:

1/ Các từ “đồng xu, cánh đồng” thuộc dạng từ nào? Em hãy giải thích nghĩa của từ: Cánh đồng?

2 / Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5

b/ Hỗn số

2/ Cho các số thập phân: 41,17; 41,09; 40,99; 41,117, 40,09.

a/ Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:

A. 40,09; 40,99; 41,09; 41,11. B. 40,09; 40,99; 41,09; 41,11.

C. 40,09; 40,99; 41,11; 41,09. D. 40,09; 41,11; 40,99; 41,09.

b/ Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là:

A. 41,11; 41,09; 40,99; 40,09. B. 40,09; 40,99; 41,09; 41,11.

C. 40,09; 40,99; 41,11; 41,09. D. 40,09; 41,11; 40,99; 41,09.

3/ Kết quả của phép tính:

a/ 143,87 + 92,05 = …………..?

A. 235,82 B. 235,92 C. 252,92 D. 2529,2

b/ 725,65 + 21,596 = …………..?

A. 756,256 B. 746,246 C. 747,246 D. 748,256

4/ a/ 75,04 + 15,46 + 135, 27 = ………..? Có kết quả là:

A. 22,477 B. 224,67 C. 224,77 D. 225,77

5/ Số thích hợp để điền vào dấu chấm của:

a/ 345 cm = chúng tôi là:

A. 34,5 B . 34,05 C. 34,005 D. 3,45

A . 0,143 B . 1,43 C. 14,03 D. 143

Phần II: Làm các bài tập sau

1/ Tìm x biết:

2/ Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài là 42m. Chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích thửa ruộng.

3/ Có một số lượng gạo dự trù đủ cho 12 người ăn trong 20 ngày, vì có thêm 4 người cùng ăn số gạo đó. Hỏi lượng gạo đó ăn được bao nhiêu ngày. (mức ăn mọi người như nhau)

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

Bản Mềm: 32 Đề Thi Học Kì 1 Môn Tiếng Việt Lớp 2 Có Đáp Án

Cấu trúc đề thi học kì 1 tiếng việt 2

Trong bộ tài liệu này chúng tôi sẽ cung cấp những đề thi học kì 1 môn tiếng việt lớp 2. Bộ tài liệu có 32 đề. Mỗi đề chúng tôi gồm 2 phần: kiểm tra đọc và kiểm tra viết.

Thời gian của toàn bộ bài thi thì không có định. Nhưng trung bình chỉ kéo dài 30 – 45 phút. Dù sao các bé mới là học sinh lớp 2, do đó vẫn chưa thể quen với việc ngồi làm bài thi trong thời gian dài.

Theo bộ đề quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, bộ đề sẽ có cả những câu trắc nghiệm và tự luận. Như vậy bé sẽ làm bao quát được nhiều phần kiến thức hơn. Đặc biệt là đề thi sẽ phát triển toàn diện kĩ năng của học sinh. Học sinh được kiểm tra về từ vựng, cấu trúc, đọc hiểu,…

Kĩ năng yêu cầu cho từng phần thi tiếng việt

Với phần kiểm tra viết, học sinh sẽ viết chính tả và tập làm văn. Chép chính tả là 1 đoạn văn ngầu nhiên, có thể lấy trong sách giáo khoa. Phần tập làm văn là viết một đoạn văn khoảng 3 -5 câu. Quan trọng để làm tốt phần này là thực hành. Tập viết văn thường xuyên cũng là cách để luyện chính tả cho tốt.

Bản mềm: 32 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 có đáp án

Bản mềm: 32 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 có đáp án được biên soạn có hệ thống. Phân loại khoa học theo từng dạng bài cụ thể. Quá trình luyện tập học sinh có thể hệ thống hóa lời giải một cách chi tiết. Quý thầy cô giáo có thể tải về dựa theo đối tượng học sinh của mình. Để sửa đổi cho phù hợp. Ngoài ra với phương pháp dạy học tích cực. thầy cô có thể đưa những ví dụ trực quan hơn vào câu hỏi. Qua đó kích thích sự sáng tạo của học sinh qua Bản mềm: 32 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 có đáp án. Tải thêm tài liệu tiểu học

ẤN “THEO DÕI” BÊN DƯỚI ĐỂ HIỆN LINK TẢI TÀI LIỆU BẢN MỀM

Sưu tầm: Trần Thị Nhung

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Bạn đang xem bài viết Đáp Án Đề Thi Giữa Kì 1 Lớp 5 Môn Tiếng Việt 2022 Đề Số 1 trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!