Cập nhật thông tin chi tiết về Đáp Án Chi Tiết Đề Minh Họa 2022 Lần 2 Môn Tiếng Anh Thi Thpt Và Cách Làm Online, Nhận Kết Quả Phân Tích Thông Minh Từ Tienganhk12 mới nhất trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lịch thi và những thông tin chính thức mới nhất về kỳ thi THPT QG 2020 được TiengAnhK12 liên tục tổng hợp. Trong bài viết này, TiengAnhK12 giới thiệu link tải đề minh họa lần 2 môn Tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT 2020 và đáp án, đồng thời hướng dẫn các em làm đề thi minh họa và bộ đề thi thử bám sát chuẩn đề tham khảo để có giải thích đáp án chi tiết và khai thác công nghệ phân tích thông minh, ôn luyện hiệu quả nhất trong những tháng trước ngày thi.
Đề minh họa lần 2 môn tiếng Anh tốt nghiệp THPT năm 2020 và đáp án
Ngày 07/05/2020, Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT 2020. Đây là đề minh họa lần 2 sau khi có quyết định chính thức về việc thay đổi kỳ thi THPT quốc gia năm nay thành tốt nghiệp THPT.
Trước đó, ngày 03/04/2020, Bộ GD&ĐT đã công bố đề minh họa thi tiếng Anh THPT quốc gia năm 2020. Thời điểm này, đây vẫn là kỳ thi 2 trong 1, vừa để xét tốt nghiệp THPT vừa để tuyển sinh vào đại học.
LÀM ĐỀ MINH HỌA LẦN 2 ONLINE
Tại sao nên làm đề minh họa lần 2 môn tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2020 online trên TiengAnhK12?
Bên cạnh hình thức làm đề minh họa lần 2 môn tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT năm 2020 từ Bộ GD&ĐT bằng việc in ra giấy, sau đó so sánh đáp án, các bạn học sinh lớp 11-12 có thể làm đề trực tuyến ngay trên TiengAnhK12.
3 lợi ích khi làm đề minh họa lần 2 môn tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT 2020 online trên TiengAnhK12:
Tiết kiệm nhiều thời gian, thứ rất quý hiếm trong giai đoạn chỉ còn vài tháng nước rút trước ngày thi.
Teen 2k2 không chỉ có thể làm đề tham khảo môn tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT năm 2020 từ Bộ GD&ĐT mà còn rất nhiều đề thi thử khác được thiết kế như bài thi thật cả về độ khó của nội dung, dạng bài theo đúng chuẩn đề tham khảo tại Ôn luyện Tiếng Anh thi THPT quốc gia .
Tuyển tập các đề thi thử tiếng Anh THPT Quốc gia trên TiengAnhK12 hết sức phong phú, bao gồm: đề thi thử được ban cố vấn chuyên môn và đội ngũ giáo viên biên tập của TiengAnhK12 biên soạn và đề thi thử từ các Sở/Trường THPT Chuyên trên cả nước. Ngoài ra, các em còn có thể lựa chọn các đề ôn luyện được phân chia theo mức: Trung bình – Khá và Khá – Giỏi.
TiengAnhK12 hy vọng các em nỗ lực cố gắng hết sức để đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi sắp tới. Chúc các em thi tốt!
LUYỆN ĐỀ TƯƠNG TỰ ĐỀ MINH HỌA LẦN 2
Theo luồng sự kiện về đề tham khảo, nội dung tinh giản và chủ trương của Bộ GD&ĐT về kỳ thi THPT năm 2020
Ngày 7/5/2020, Bộ GD&ĐT công bố đề minh họa lần 2 môn tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT 2020
Ngay trong ngày 7/5, TiengAnh K12 đã phát hành:
– Đáp án chi tiết và phân tích đề minh họa lần 2 môn tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT 2020
Ngày 22/4/2020, Bộ GD&ĐT công bố những thay đổi của kỳ thi THPT Quốc gia 2020.
Do dịch bệnh COVID-19, kỳ thi THPT sẽ được tổ chức muộn hơn mọi năm, dự kiến vào tháng 8/2020. Thời điểm này, cả Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học đã có hiệu lực. Do đó, Bộ GD&ĐT sẽ không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như mọi năm mà giao cho địa phương tổ chức thi tốt nghiệp THPT .
Ngày 3/4/2020, Bộ GD&ĐT ban hành đề minh họa Thi THQG Quốc gia 2020
Ngay sáng hôm sau 4/4, TiengAnhK12 đã:
– Phát hành đề minh họa Tiếng Anh Thi THPT quốc gia 2020 có giải thích đáp án chi tiết cho học sinh làm online trên TiengAnhK12
– Đăng bài Phân tích chi tiết đề thi minh họa 2020 môn Anh để chỉ ra trọng tâm kiến thức cần ôn tập cho môn Anh trong kỳ thi THPT QG 2020.
Ngày 7/4/2020, TiengAnhK12 phát hành bài viết: Phân tích đề minh họa tiếng Anh THPT QG 2020: Tổng hợp cụm từ, cấu trúc hay
Ngày 31/3/2020, Bộ GD&ĐT ban hành hướng dẫn nội dung tinh giản chương trình do nghỉ dịch Covid-19 kéo dài
TiengAnhK12 phân tích: Tinh giản những nội dung nào và ảnh hưởng tới phạm vi ôn luyện ra sao?
Ngày 17/3/2020, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã thông tin cho báo chí về việc sắp ban hành đề minh họa
Kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ được tổ chức với phương thức ổn định như năm 2019.
Tuy nhiên, trong bối cảnh của dịch Covid-19, Bộ GD-ĐT sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Cụ thể:
Bộ sẽ nghiên cứu giảm tải chương trình để vừa đảm bảo mục tiêu giáo dục vừa phù hợp với điều kiện dạy học của các nhà trường trong điều kiện ảnh hưởng của dịch bệnh.
Bộ sẽ xây dựng và sớm công bố đề thi tham khảo cho kỳ thi THPT quốc gia 2020 phù hợp giảm tải chương trình do Covid-19. Qua đó nhằm làm định hướng cho các nhà trường tổ chức dạy học, ôn tập.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo khẩn trương công bố đề minh họa THPT quốc gia 2020
Lời khuyên của TiengAnhK12 dành cho các học sinh trong lúc chờ đợi, các em hãy:
– Tham khảo bài Phân tích Ma trận kiến thức bài thi Tiếng Anh THPT QG 2019
– Tham khảo Lộ trình tối ưu ôn thi Tiếng Anh THPT QG 2020, ôn luyện sẵn chủ điểm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp căn bản.
– Tham khảo những kênh/video ôn thi THPT QG môn Tiếng Anh hữu ích mà TiengAnhK12 đã tổng hợp.
– Đừng quên truy cập TiengAnhK12 ngay khi các em biết đã có đề minh họa và muốn làm thử miễn phí + nhận kết quả phân tích thông minh!
ÔN THI TIẾNG ANH TỐT NGHIỆP THPT
Đáp Án Đề Minh Họa Môn Tiếng Anh 2022 Giải Chi Tiết
Đáp án đề minh họa môn tiếng Anh 2017 giải chi tiết có phân tích, giải thích, dịch nghĩa, dịch bài đọc . Ở bài viết trước chúng tôi đã đăng Đề minh họa môn Anh THPT Quốc Gia 2017 Bộ GD & ĐT còn bài viết này sẽ là đáp án giải chi tiết đề minh họa môn tiếng Anh THPT Quốc Gia 2017 của Bộ GD thích hợp cho các bạn học yếu hoặc cần ôn lại kiến thức để nắm vững hơn.
Đáp án này gồm 12 trang sẽ giải thích chi tiết cụ thể từng câu. Bài đọc cũng sẽ được dịch nghĩa. Được thực hiện bởi trung tâm ngoại ngữ 24h do cô Mai Phương chia sẻ
Nếu chưa có đề. Vui lòng tải riêng đề để làm thử trước khi xem file đáp án giải chi tiết này. Link tải riêng đề: https://dethithu.net/de-minh-hoa-mon-anh-thpt-quoc-gia-2017-bo-gd-dt/
Dịch nghĩa: Sởi là bệnh truyền nhiễm, gây ra sốt và nổi mẩn đỏ.
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions. Question 8: Đáp án C
Giải thích: Since + danh từ/ thì quá khứ đơn: kể từ lúc Dịch nghĩa: Tôi đã không gặp lại anh ta kể từ ngày chúng tôi ra trường mười năm trước. Question 9: Đáp án B Giải thích: The number of + N: số lượng N (coi là danh từ số ít) A number of + N: rất nhiều N (coi là danh từ số nhiều) Vì tobe chia là are nên không chọn the, đứng trước increasing bắt đầu với nguyên âm nên chọn là an. Some (một vài) – không thể nói: một vài số lượng tăng nhanh được. Dịch nghĩa: Một khảo sát gần đây cho thấy số lượng đàn ông sẵn sàng chia sẻ việc nhà với vợ đang tăng dần. Question 10: Đáp án C Giải thích: cấu trúc so sánh kép: The +so sánh hơn, the + so sánh hơn: càng…càng…. Dịch nghĩa: Công việc càng khó khan thì tôi lại càng thích nó. Question 11: Đáp án D Giải thích: Trong câu khẳng định mục đích hỏi, ta đưa trật tự từ về dạng thường, chủ ngữ đứng trước tobe/ trợ động từ. Nên trong câu này, phân tích từ câu hỏi gốc là “How many people were there…” thì ta dùng đảo lại là How many people there were chứ không phải were there.
Dịch nghĩa: John muốn biết trong gia đình tôi có bao nhiêu người.
Đáp án đề minh họa môn tiếng Anh 2017 giải chi tiết Đáp án đề minh họa môn tiếng Anh THPT Quốc Gia 2017 giải chi tiết Đáp án giải chi tiết đề minh họa môn tiếng Anh THPT Quốc Gia 2017
Mời quý thầy cô và các bạn tải thêm ĐỀ MINH HỌA THPT QUỐC GIA 2017 các môn khác.
Đề Minh Họa Thi Thpt Quốc Gia 2022 Môn Văn Lần 2 Có Đáp Án
Nội dung chi tiết đáp án và đề minh họa môn Văn thi THPT quốc gia năm 2020 do Bộ giáo dục và đào tạo biên soạn được cập nhật đầy đủ và mới nhất để quý thầy cô và các em học sinh tham khảo.
Đề thi THPT Quốc Gia 2020 môn Văn có đáp án Đề minh họa thi THPT quốc gia 2020 môn Văn lần 1 có đáp án chi tiết Đề minh họa môn Vật Lý thi THPT quốc gia 2020 của bộ giáo dục lần 2 có lời giải
1. Đề minh họa thi tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Văn lần 2
Phần I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Con người luôn mong muốn được người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một người biết cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những người có thói quen hay phản đối người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không được phép bảo vệ lập trường của mình, nhưng bạn cần thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã. Đừng để những cảm xúc nóng vội lấn át lý trí của bạn, hãy tạo điều kiện cho người đối diện nói hết quan điểm của họ sau đó bạn mới trình bày nhận định của cá nhân mình. Khi đó, bạn không những thực hiện được quan điểm của mình mà cũng không hạ thấp người khác. Hãy làm cho người khác tận hưởng niềm vui được tỏa sáng. Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng. Đừng áp đặt, hãy gợi mở. Mọi người xung quanh bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tin tưởng và mở lòng ra với bạn hơn. Bạn sẽ có được niềm vui lớn khi giúp người khác hạnh phúc.. (Trích Tất cả đều là chuyện nhỏ – Richard Carlson, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.39-40) Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, người có thói quen hay phản đối người khác thường nhận được phản ứng như thế nào?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết thế nào là “thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã”?
Câu 4. Lời khuyên “Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?
Phần 2 II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác.
Câu 2 (5.0 điểm) Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lập đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên sóng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ội Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.88)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh người lính trong đoạn thơ trên.
I. Phần đọc hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2: Người có thói quen hay phản đối người khác thường được nhận phản ứng: bực bội và bị lảng tránh.
Câu 3:
“Thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã” có thể hiểu là: tạo điều kiện cho người đối diện thể hiện quan điểm của họ, sau đó bản thân mới trình bày quan điểm của cá nhân mình bằng lí trí
Câu 4: Gợi ý: “Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng là một lời khuyên có ý nghĩa đối với mỗi người. Bởi khi làm được điều đó chứng tỏ bạn đã biết kiểm soát tốt cảm xúc của mình, biết dùng lí trí để xử lí mọi tình huống trong cuộc sống. Không chỉ vậy, bỏ được thói quen này còn cho thấy bạn là người ứng xử có văn hóa, biết tôn trọng những người xung quanh mình.
II. Phần làm văn
Câu 1:
– Có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.
+ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
+ Sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác.
+ Triển khai vấn đề nghị luận
+ Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác. Có thể theo hướng sau:
– Giải thích:
+ Tôn trọng là thái độ đánh giá cao, không vi phạm hay xúc phạm.
+ Quan điểm của mỗi người được hình thành từ cách suy nghĩ, đánh giá một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó.
Trong cuộc sống, chúng ta cần phải tôn trọng quan điểm của người khác.
– Sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác:
+ Mỗi người có suy nghĩ, cách đánh giá, hệ giá trị khác nhau nên sẽ có quan điểm khác nhau về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Tôn trọng quan niệm của người khác cũng chính là tôn trọng sự khác biệt của mỗi người.
+ Tôn trọng quan điểm của người khác giúp cho họ tự tin vào bản thân mình hơn, lạc quan hơn vào cuộc sống.
+ Tôn trọng quan điểm của người khác giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống, học được cách lắng nghe, đồng cảm, từ đó hoàn thiện bản thân mình hơn.
+ Tôn trọng quan điểm của người khác cũng chính là tôn trọng quan điểm của chính mình. Người biết tôn trọng quan điểm của người khác sẽ được mọi người yêu quý và tôn trọng.
+ Tôn trọng quan điểm của người khác sẽ tạo ra một môi trường sống lành mạnh, tích cực, văn minh, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân.
Học sinh lấy dẫn chứng để chứng minh cho từng luận điểm. Dẫn chứng được đưa ra cần cụ thể và thuyết phục. Ví dụ: Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược, ban đầu Nguyễn Huệ định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng sau đó ông đã lắng nghe ý kiến của tướng sĩ, tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung. Việc Nguyễn Huệ tôn trọng quan điểm, ý kiến của các tướng sĩ giúp nhà vua thu phục được lòng dân, tạo nên khối sức mạnh đoàn kết của dân tộc, đánh đuổi được bè lũ bán nước, cướp nước.
Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Câu 2: 2.1, Giới thiệu tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến và đoạn thơ
Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.
Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986). – Đoạn thơ mở đầu bài Tây Tiến tái hiện trước mặt người đọc khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ và hình ảnh người lính Tây Tiến vừa hào hùng, vừa bi tráng.
2.2, Cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh người lính trong đoạn thơ trên
Đoạn thơ mở đầu bằng hai câu thơ mang cảm xúc chủ đạo của toàn đoạn thơ. Cảm xúc ấy là nỗi nhớ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
+ Đối tượng của nỗi nhớ ấy là con Sông Mã, con sông gắn liền với chặng đường hành quân của người lính. Đối tượng nhớ thứ hai là nhớ Tây Tiến, nhớ đồng đội, nhớ bao gương mặt một thời chinh chiến.
+ Nỗi nhớ ấy được bật lên thành tiếng gọi tha thiết “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” gợi lên bao nỗi niềm lâng lâng khó tả.
+ Đối tượng thứ ba của nối nhớ đó là “nhớ về rừng núi”. Rừng núi là địa bàn hoạt động của Tây Tiến với bao gian nguy, vất vả nhưng cũng thật trữ tình, lãng mạn. Nhưng nay, tất cả đã “xa rồi”. “Xa rồi nên mới nhớ da diết như thế.
+ Điệp từ nhở được nhắc lại hai lần như khắc sâu thêm nỗi lòng của nhà thơ. Đặc biệt tình cảm ấy được Quang Dũng thể hiện bằng ba từ “nhớ chơi vơi”, cùng với cách hiệp vần “gi” ở câu thơ trên làm nổi bật một nét nghĩa mới. “Chơi vơi” là trạng thái trơ trọi giữa khoảng không rộng, không thể bấu víu vào đâu cả. “
Nhớ chơi vơi” có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm mênh mông, bề bộn, không đầu, không cuối, không thứ tự thời gian, không gian. Đó là nỗi nhớ da diết, miên man, bồi hồi, bâng khuâng, sâu lắng làm cho con người có cảm giác đứng ngồi không yên. b. Đoạn thơ còn lại là sự hồi tưởng về cuộc hành quân giữa núi rừng miền Tây hùng vĩ
b.
Con đường Tây Tiến mở ra theo cả hai chiều thời gian và không gian: Theo lời thơ, một hành trình Tây Tiến gian khổ, nhọc nhằn, đầy thử thách với con người được mở ra.
* Theo chiều không gian: Tác giả gợi nhắc nhiều địa danh xa lạ. Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch Mai Châu… để đưa người đọc bước vào những địa hạt heo hút, hoang dại theo bước chân quân hành của người lính Tây Tiến.
+ Ấn tượng đầu tiên hiện ra trong nỗi nhớ của người lính Tây Tiến là sương núi mịt mù:
Sài Khao sương lập đoàn quân mỏi Trên đỉnh Sai Khao, sương dày đến độ vùi lấp cả đường đi, vùi lấp cả đoàn quân trong mờ mịt. Đoàn quân hành quân trong sương lạnh giữa núi rừng trùng điệp không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi rã rời. Con người trở nên hết sức bé nhỏ giữa biển sương dày đặc mênh mông ấy.
+ Ấn tượng tiếp theo được tác giả tập trung bút lực để khắc họa là núi cao vực sâu, là đèo dốc điệp trùng:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống + Những câu thơ chủ yếu dùng thanh trắc tạo nên những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ, chạm nổi trước mắt người đọc cái hùng vĩ và dữ dội của thiên nhiên + Nhịp ngắt 4/3 quen thuộc của thể thơ 7 chữ như bẻ gẫy câu chữ để tạo độ cao dựng đứng giữa hai triền dốc núi:
– Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
– Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhịp ngắt đã trở thành giao điểm phân định rạch ròi hai hướng lên xuống của vô vàn con dốc tạo thành các cung đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến, gợi ra những dãy núi xếp theo hình nan quạt trải dài khắp miền Tây Bắc. Người đọc hình dung ra hình ảnh dốc rồi lại dốc nối tiếp nhau, khúc khuỷu gập ghềnh đường lên, rồi lại thăm thẳm hun hút đường xuống.
+ Những từ láy giàu sức tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút được đặt liên tiếp nhau để đặc tả sự gian nan trùng điệp. Dốc khúc khuỷu vì quanh co, hiểm trở, gập ghềnh khó đi, vừa lên cao đã vội đổ dốc, cứ thế gấp khúc nối tiếp nhau. Thăm thẳm không chỉ do chiều cao mà còn gợi ấn tượng về độ sâu, cảm giác như hút tầm mắt người, không biết đâu là giới hạn cuối cùng. Heo hút gợi ra sự vắng vẻ, quạnh hiu của chốn rừng thiêng nước độc. Từ láy cũng mang đến cho người đọc cảm tưởng rằng người lính Tây Tiến đã vượt qua vô vàn những đèo dốc để chinh phục đỉnh núi cao nhất.
* Theo chiều thời gian:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người – Chiều chiều, tiếng thác nước gầm thét thị oai sức mạnh hoang sơ bản năng của núi rừng. Cái dữ dội của thiên nhiên được đẩy cao cực độ trong âm thanh gầm thét mạnh měkia. – Đêm đêm, sự hiện diện của cọp dữ thấp thoáng đâu đây đe doạ tính mạng con người… Hai chữ Mường Hịch như một dấu nặng to rơi xuống dòng thơ, không chỉ còn là một địa danh cụ thể (nơi đặt sở chỉ huy của mặt trận Tây Tiến) mà trở nên đầy ám ảnh, gợi ra dấu chân lởn vởn của thú dữ trong vắng vẻ.
b.2. Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến: * Những gian khổ, hi sinh: – Địa hình hiểm trở của núi rừng đã gợi ra sự vất vả, những hơi thở nặng nhọc của người lính Tây Tiến trên mỗi chặng hành quân vượt dốc. Đoàn quân không chỉ có lúc mỏi mệt “Sài Khao sương lập đoàn quân mỏi, mà còn có không ít những mất mát, hi sinh:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời Hai câu thơ như một thước phim được cố ý quay chậm, phơi bày ra sự thật khắc nghiệt về những gian khổ, hi sinh của đời lính. Người chiến binh mệt mỏi vì đường xa, vì đói khát, bệnh tật… vẫn cố gắng tiến bước cho đến lúc buộc phải nằm lại trên dọc đường hành quân.
Hai chữ “dãi dầu đã gói ghém trong đó biết bao những khó khăn gian khổ mà người lính Tây Tiến đã trải qua trên những cung đường hành quân. Chữ “gục” đã khắc tạc hình ảnh người lính kiệt sức thật tội nghiệp. Những thanh “ngã xuất hiện cách quãng đều đặn cũng góp phần tạo nên âm điệu ảo não trong câu thơ.
Đáng chú ý là lối xưng hô của nhà thơ, không phải là cách gọi “đồng chi phổ biến quen thuộc trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, mà là “anh bạn. Một từ giản dị ấy thôi nhưng gói ghém cả tình đồng chí, cả tình bạn bè và cả nghĩa ruột thịt sâu nặng.
Tuy nhiên, nhà thơ đã dùng những cụm từ “không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời để tránh đi màu sắc tang thương, để vơi đi nỗi nghẹn ngào xót xa đang trào dâng. Chính vì thế, câu thơ nói về cái chết nhưng không có màu sắc bi lụy.
* Sự lạc quan, yêu đời, khỏe khoắn: 0
Heo hút cồn mây súng ngửi trời – Dốc dựng đứng giữa trời, nên khi chinh phục được, người lính tưởng chừng như đang bồng bềnh đứng giữa biển mây, độ cao của bầu trời chỉ còn trong tầm mũi súng. Từ “ngửi là cách nói tếu táo, tinh nghịch của lính tráng, dám trêu ghẹo cả tạo hóa. Nó không chỉ cho thấy sự lạc quan, yêu đời của lính Tây Tiến mà còn gợi ra tư thế khỏe khoắn của con người trước thiên nhiên. Người lính giữa thiên nhiên khắc nghiệt không hề bị chìm lấp đi mà nổi bật lên đầy thách thức.
* Sự bay bổng, lãng mạn:
– Giữa mịt mù sương lạnh, người lính Tây Tiến vẫn thấy con đường hành quân thật đẹp và nên thơ.
Mường Lát hoa về trong đêm hơi Vẫn là sương khói ấy thôi, nhưng cách nói “hoa về khiến sương không còn lạnh giá nữa mà gợi sự quần tụ, sum vầy thật tình tứ và ấm áp – Giữa cái dữ dội tột đỉnh của thiên nhiên “dốc lên… ngàn thước xuống”, họ vẫn giữ được ánh nhìn vô cùng bay bổng:
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
– Ở đây, Quang Dũng đã rất tài hoa trong nghệ thuật phối hợp thanh điệu. Đang từ những thanh trắc liên tiếp trong 3 câu thơ trên, đột ngột một dòng thơ toàn thanh bằng đã cân bằng lại mạch thơ, tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư thái như chưa từng có hành trình trèo đèo vượt dốc nào.
– Người lính Tây Tiến dường như quên hết những mệt mỏi, gian khổ, phóng tầm mắt ra xa. Trong màn mưa phủ kín đất trời, một vài đốm nhà nhỏ ẩn hiện thấp thoáng, bồng bềnh như giữa biển khơi, thật thi vị, nên thơ, ấm áp… .
– Hai chữ “nhà ai phiếm chỉ thật tình tứ, có lẽ trong tưởng tượng của những người lính Tây Tiến cũng là những chàng trai Hà thành hào hoa thì chủ nhân của những nếp nhà kia là những sơn nữ xinh đẹp
* Giàu tình cảm thể hiện qua hai câu thơ kết tái hiện một cảnh tượng thật đầm ấm:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
– Sau bao nhiêu gian khổ băng rừng, vượt núi, lội suối, trèo đèo, những người lính tạm dừng chân, nghỉ ngơi ở một bản làng, quây quần bên những nồi cơm đang bốc khói. Khói cơm nghi ngút, hương thơm lúa nếp ngày mùa và sự ân cần của những cô gái Mai Châu đã xua tan đi những mệt mỏi…
– Câu thơ trên có ba thanh trắc xuất hiện cách quãng đều đặn như tạc hình những tia khói mảnh dẻ bay lên qua kẽ lá rừng, đồng thời đã đẩy nỗi nhớ lên cung bậc da diết nhất – Câu thơ cuối lại toàn thanh bằng tạo nên một cảm giác êm dịu, ấm áp đến vô cùng. Như vậy, ấn tượng đọng lại cuối cùng trong kí ức của người lính Tây Tiến sau những chặng đường hành quân không phải là sự dữ dội, hiểm nguy mà là hương vị và tình người nồng ấm của mảnh đất miền Tây
* Tiểu kết:
– Sức hấp dẫn chủ yếu của đoạn thơ là vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội, hoang sơ của rừng núi miền Tây trải dài theo chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến, được phác thảo bằng bút pháp lãng mạn ưa cực tả và thủ pháp đối lập
– Nỗi nhớ chính là cảm xúc bao trùm cả đoạn thơ, khi thì khắc khoải với những kỉ niệm, lúc lại ẩn hiện trong những địa danh “hình khe thế núi, lúc lặp đi lặp lại bằng ngôn từ diễn tả trực tiếp…
Đáp Án Và Đề Thi Minh Họa Môn Văn 2022 Thpt Quốc Gia
Đáp án và đề thi minh họa môn văn 2020 THPT Quốc Gia k kì thi THPT Quốc Gia đang đến gần, những đề minh họa đã có đáp án là vô cùng hữu ích đối với các bạn học sinh lớp 12. Chúng tôi đã cập nhật và giải đáp ở phần dưới này. Xin mời các bạn cùng đọc.
Trước khi bạn bắt tay vào làm đề minh họa 2020 Văn,chúng tôi xin có một vài lưu ý cho bạn. Để làm tốt đề thi 2020 sắp tới thì bạn cần dành một khoảng thời gian luyện đề để quen với các cấu trúc đề thi. Đồng thời giúp cho các bạn có thêm kinh nghiệm làm bài, trước khi bước vào một kì thi THPT Quốc Qia cực kỳ quan trọng sắp tới.
Các bạn hãy đọc đề minh họa 2020 văn thật cẩn thận, giống như đang thi thật. Điều này giúp các bạn làm đúng những trọng tâm của đề, tránh bị lạc đề. Nếu các bạn không đọc kỹ, không phân tích được trọng tâm của từng câu hỏi, thì khi làm bài các bạn sẽ dễ viết lan man, dài dòng, đôi khi bị thừa ý. Điều này rất bất lợi. Nó làm giảm chất lượng cũng như thời gian làm bài của bạn. Vì vậy, hãy đọc kỹ đề minh họa 2020 văn trước khi làm.
Điều lưu ý tiếp theo đó là Các bạn càn nắm chắc các kiến thức trong sách giáo khoa. Phần lớn các câu hỏi trong đề thi đều nằm trong lượng kiến thức các bạn đã được dạy và học trong sách. Điều này giúp các bạn tránh bị mất điểm ttrong những câu hỏi cơ bản. Kiến thức cơ bản luôn chiếm phần lớn trong đề thi THPT các năm. Đã có khá nhiều thí sinh đã bỏ lỡ những câu cơ bản này và bị mất điểm.
Những kinh nghiệm giải đề thi minh họa 2020 môn văn
Những năm gần đây, các kỳ thi đã được thay đổi khá nhiều về hình thức cũng như nội dung đề thi. Một số kỹ năng làm bài mà các bạn cần nhớ rõ là:
Tạo tâm lý thoải mái trước khi làm bài thi; hít thở nhẹ nhàng,tránh tình trạng căng thẳng. Điều đó giúp bạn tập trung hơn trước khi làm bài thi
Trước khi viết phải lập dàn bài; gạch đầu dòng các ý cần viết. Ý nào viết đầu, ý nào viết thứ hai, thứ ba, phải được sắp xếp hợp lý. Tránh tình trạng viết hết ý hai mới chợt nhớ chưa viết ý đầu khiến bài văn lủng củng, các ý không rõ ràng, bị mất điểm không đáng có.
Phân bố thời gian làm bài hợp lý. Phần II điểm cao cần tập trung nhiều thời gian hơn phần I
o 20-30 phút đầu làm câu 1( 2 điểm)
o Dành tầm 1 tiếng để hoàn thành câu 2 ( 3 điểm)
o Tất cả thời gian còn lại tập trung chi câu nghị luận văn học – câu cao điểm nhất (5 điểm)
Đáp án đề thi minh họa văn 2020
Trước khi làm đề thi, các bạn cũng cần biết thêm về kinh nghiệm xem đáp án. Nhiều bạn làm bài thi rồi xem đáp án đề thi minh họa văn 2020 cho kết quả tốt. Nhưng khi thi thật thì có thể bị lúng túng. Lý do mà các bạn thí sinh ít để ý tới, đó là:
Sử dụng hiệu quả đáp án đề thi minh họa văn 2020
Gợi ý đáp án đề thi minh họa môn văn 2020 THPT Quốc Gia
Phần I: ĐỌC HIỂU
1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là phương thức nghị luận.
2. Trong đoạn trích, trước khó khăn, nghịch cảnh, tác giả cho rằng anh hùng là người có thái độ “can đảm cống hiến”, “hành động không vị kỉ và luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với mức kì vọng của mọi người”, “xem thường nghịch cảnh để kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng mà không hề sợ hãi”.
3. Ý kiến của tác giả: Anh hùng không phải là một mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo có thể hiểu là con người vốn không ai hoàn hảo, toàn vẹn và người anh hùng cũng vậy. – Phủ nhận quan niệm thần thánh hóa; đồng thời mang lại cái nhìn khách quan về người anh hùng, họ cũng có khiếm khuyết, cũng mắc phải sai lầm như những người khác.
4. Học sinh nêu rõ quan điểm, suy nghĩ cá nhân, đồng tình hoặc không đồng tình. Cần kiến giải thuyết phục, hợp lí. Có thể tham khảo cách kiến giải sau:
– Đồng tình với quan điểm của tác giả vì:
+ Sai lầm là điều không ai có thể tránh khỏi trong cuộc sống: từ người giàu cho đến người nghèo, từ kẻ mạnh cho đến kẻ yếu, từ người lao động trí óc cho đến người lao động chân tay…
+ Đôi khi, chính từ sai lầm, thất bại, con người có được những bài học, kinh nghiệm để vươn lên và đi tới thành công, đóng góp những giá trị tích cực cho cuộc sống. Sự cống hiến ấy đáng được mọi người ghi nhận, tôn trọng.
– Phê phán sự phủ nhận cống hiến của người khác chỉ vì một sai lầm. Đó là một cái nhìn phiến diện, thiếu đi sự cảm thông, thấu hiểu và dễ gây ra sự chán nản, bi quan về cuộc sống với những người có khát vọng cống hiến.
Bạn đang xem bài viết Đáp Án Chi Tiết Đề Minh Họa 2022 Lần 2 Môn Tiếng Anh Thi Thpt Và Cách Làm Online, Nhận Kết Quả Phân Tích Thông Minh Từ Tienganhk12 trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!