Xem Nhiều 4/2023 #️ Đăng Ký Kết Hôn Giữa Công Dân Việt Nam Cư Trú Ở Nước Ngoài Với Người Nước Ngoài Tại Cơ Quan Đại Diện Việt Nam Ở Nước Ngoài # Top 11 Trend | Phusongyeuthuong.org

Xem Nhiều 4/2023 # Đăng Ký Kết Hôn Giữa Công Dân Việt Nam Cư Trú Ở Nước Ngoài Với Người Nước Ngoài Tại Cơ Quan Đại Diện Việt Nam Ở Nước Ngoài # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đăng Ký Kết Hôn Giữa Công Dân Việt Nam Cư Trú Ở Nước Ngoài Với Người Nước Ngoài Tại Cơ Quan Đại Diện Việt Nam Ở Nước Ngoài mới nhất trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thành phần hồ sơ ​ ​ ​

​ ​​Thành phần hồ sơ

​1. Hồ sơ Đăng ký kết hôn giữa công dân Viêt Nam cư trú ở nước ngoài và người nước ngoài (chỉ trong trường hợp chính quyền nước sở tại không đăng ký kết hôn): – Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;

​2. – Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng. Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;

​3. – Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

​4. – Bản sao có công chứng hoặc chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú ;

​5. ​Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận cư trú .

​6.

​Số bộ hồ sơ Một (01) bộ.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai ​ ​ ​ ​ ​ ​Văn bản quy định ​Văn bản quy địnhTên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài Tải về

​ Tờ khai đăng ký kết hôn BTP-NG-HT-2007-KH.3​ Tải về

Đăng Ký Thường Trú Tại Việt Nam Đối Với Công Dân Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài

+ Thành phần hồ sơ:a) Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú (theo mẫu TT01, ban hành kèm Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT/BCA-BNG, ngày 03/01/2012);b) Bản sao chứng thức hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu);c) Bản sao chứng thực hoặc bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam, quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam; d) 02 ảnh mới chụp chưa quá một năm cỡ 4×6 cm, phông nền trắng, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu (01 ảnh dán vào đơn đề nghị và 01 tấm để rời), 01 ảnh trẻ em cỡ 4×6 khai chung tờ khai (dán vào tờ khai nếu có);đ) Bản sao chứng thực hoặc bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh có chỗ ở hợp pháp tại Việt Nam, theo quy định của Luật Cư trú. Một trong những giấy tờ sau đây chứng minh có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam:+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);+ Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);+ Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;+ Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;+ Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của UBND phường, xã, thị trấn (UBND cấp xã);+ Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;+ Giấy tờ của Tòa án hoặc của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;+ Giấy tờ của UBND cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ trên;+ Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của UBND cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.– Đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có văn bản chứng minh được cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký hộ khẩu thường trú vào nhà thuê, mượn, ở nhờ, có xác của UBND cấp xã theo mẫu (TT02) và một trong các giấy tờ sau:+ Văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã) chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp;+ Giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của UBND cấp xã về mối quan hệ trong trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột về ở với nhau; người chưa thành niên không còn cha mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng cha mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ.Ngoài các giấy tờ trên, nếu công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký thường trú tại các nơi, như thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ đô Hà Nội, cơ sở tôn giáo để hoạt động tôn giáo phải nộp thêm bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại các nơi đó, cụ thể là:– Nếu đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương là phải có các tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật Cư trú;– Nếu đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo để hoạt động tôn giáo thì phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành; văn bản đồng ý của người đứng đầu cơ sở tôn giáo; văn bản của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam về tôn giáo chấp thuận cho về Việt Nam hoạt động tôn giáo.+ Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ.

Thủ Tục Kết Hôn Với Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay còn có tên gọi khác là thường trú nhân tại nước ngoài. Đây là người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài tại nước ngoài. Việc sinh sống lâu dài tại nước ngoài thường được thể hiện dưới dạng thẻ thường trú hay còn gọi là “thẻ xanh”.

Trước đây, những thường trú nhân này thường là người Việt theo chế độ cũ ra nước ngoài vào giai đoạn năm 1975 hoặc con của họ. Thế nhưng, ngày nay đa số những người đó đều đã có quốc tịch nước ngoài. Vì vậy, thường trú nhân ngày nay thường là người Việt sang nước ngoài làm việc, học tập rồi ở lại nước ngoài và xin quy chế thường trú.

Vậy vấn đề đặt ra là kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài có khác so với kết hôn với người nước ngoài không?

1. Đề nghị tư vấn

Tôi đang có vấn đề sau cần anh/chị tư vấn:

Bạn trai tôi là người Việt nhưng đang định cư tại Đức. Chúng tôi đã quen và yêu nhau được hơn 1 năm. Theo dự định thì cuối năm nay hai chúng tôi sẽ đăng ký kết hôn rồi anh ấy bảo lãnh tôi qua Đức sinh sống.

Tôi muốn nhờ anh/chị tư vấn thủ tục kết hôn với người Việt định cư ở nước ngoài.”

2. Tư vấn thủ tục kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Với đề nghị của bạn thì công ty xin được tư vấn như sau:

Khi kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì các bạn sẽ cần phải lưu ý các vấn đề sau:

2.1. Thứ nhất, về cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn

Khi đăng ký kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bạn vẫn có thể đăng ký kết hôn tại một trong hai cơ quan sau. Một là, tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam. Hai là, tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Và theo quy định mới nhất của Luật Hộ tịch, thẩm quyền đăng ký kết hôn vẫn thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tương đương, nơi người Việt cư trú.

Như vậy, về cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn là không có sự khác biệt.

Hồ sơ đăng ký kết hôn với người Việt Nam định cư tại nước ngoài có sự khác biệt. Nếu như người nước ngoài chỉ phải nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp chứng minh họ đang độc thân thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể cung cấp một trong hai giấy tờ sau:

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của Việt nam cấp;

Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người Việt Nam đang định cư.

Để đăng ký kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hai bên nam nữ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Đối với công dân Việt Nam

Giấy tờ tùy thân;

Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân là đang độc thân;

Giấy tờ về nơi cư trú;

Giấy tờ ly hôn (nếu đã kết hôn và ly hôn);

Giấy chứng tử (nếu đã kết hôn và vợ/chồng đã chết);

Giấy khám sức khỏe kết hôn;

Ảnh theo mẫu.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cần chuẩn bị

Giấy tờ chứng mình tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người Việt Nam đang định cư cấp;

Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

Giấy tờ tùy thân;

Hộ chiếu;

Giấy khám sức khỏe kết hôn;

Giấy tờ ly hôn (nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã kết hôn và ly hôn);

Giấy chứng tử (nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã kết hôn và vợ/chồng đã chết);

Ảnh theo mẫu.

Lưu ý là giấy tờ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài cần được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự trước khi sử dụng tại Việt Nam cho mục đích kết hôn.

2.3. Trình tự đăng ký kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Về cơ bản, nếu so với kết hôn với người nước ngoài thì trình tự không có gì thay đổi. Hai bên nam, nữ cần có mặt tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn để nộp hồ sơ.

Nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì hai bên nam nữ hoàn thiện tờ khai theo mẫu và nộp hồ sơ. Thời gian giải quyết là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Ở bước này, bạn có thể sẽ phải đối mặt với khó khăn từ cán bộ, công chức hộ tịch. Thông thường, họ sẽ yêu cầu bạn phải cung cấp giấy tờ mà pháp luật không quy định, bắt lỗi giấy tờ của bạn mà không có căn cứ. Đây là cách để họ gây khó dễ nhằm “vòi tiền” công dân. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn nên khiếu nại hoặc tố cáo để bảo vệ quyền lợi.

Tới ngày nhận kết quả, hai bên nam nữ phải có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn. Bạn nên kiểm tra kỹ giấy Chứng nhận kết hôn, bao gồm: thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giấy tờ tùy thân. Trường hợp phát hiện ra sai sót thì đề nghị cấp đổi.

3. Nhận xét về thủ tục kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Như vậy, Anzlaw đã giải đáp xong thủ tục đăng ký kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nội dung giải đáp có thể còn có sai sót, rất mong nhận được sự góp ý từ các bạn.

Anzlaw đánh giá thủ tục này phức tạp hơn kết hôn với người nước ngoài. Bởi lẽ, gần như rất ít người nắm được hồ sơ đăng ký kết hôn và mẫu giấy tờ. Vì vậy, rất nhiều khách hàng tìm tới Anzlaw khi không làm sao có thể hoàn thiện được hồ sơ. Nếu không am hiểu về thủ tục này, tốt nhất bạn nên tìm tới đơn vị uy tín để được hỗ trợ.

Luật Cư Trú Của Người Nước Ngoài Tại Việt Nam

1. “Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam” là gì?

Căn cứ khoản 9 điều 13 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam: “Cư trú là việc người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam”.

2. Quy định về tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ .quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc .Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi,. người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ được cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3.

Người nước ngoài được cấp thị thực có ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, TT .được xét cấp thẻ tạm trú có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực.

2.2 Thủ tục cấp thẻ tạm trú.

+ Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;

+ Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;

+ Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp quy định tại Điều 36 của Luật này.

+ Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được. ủy quyền của nước ngoài tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú. ký hiệu NG3 tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao;

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ đề .nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thuộc trường hợp .quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật này tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh .nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú;

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thẻ tạm trú.

2.3 Thời hạn thẻ tạm trú.

– Thời hạn thẻ tạm trú được cấp có giá trị ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.

– Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, ĐT và DH có thời hạn không quá 05 năm.

– Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, TT có thời hạn không quá 03 năm.

– Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ và PV1 có thời hạn không quá 02 năm.

– Thẻ tạm trú hết hạn được xem xét cấp thẻ mới.

3. Quy định về thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Người nước ngoài thuộc trường hợp được xét cho thường trú và đủ điều kiện thì được cấp thẻ thường trú Việt Nam.

3.1 Thủ tục giải quyết cho thường trú.

Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn xin thường trú;

+ Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;

+ Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;

+ Bản sao hộ chiếu có chứng thực;

+ Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật này;

+ Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.

Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.

Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.

Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú.

3.2 Giải quyết cho thường trú đối với người không quốc tịch.

Người không quốc tịch quy định tại khoản 4 Điều 39 của Luật này nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tạm trú. Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn xin thường trú;

+ Giấy tờ chứng minh đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ trước năm 2000 và đủ điều kiện theo quy định.

Công ty TNHH Tư vấn Thương mại và Xuất nhập khẩu Hòa Bình.

Địa chỉ: Tầng 4, số 17 ngõ 575 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

Email: info@workpermit.vn.

Bạn đang xem bài viết Đăng Ký Kết Hôn Giữa Công Dân Việt Nam Cư Trú Ở Nước Ngoài Với Người Nước Ngoài Tại Cơ Quan Đại Diện Việt Nam Ở Nước Ngoài trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!