Xem Nhiều 4/2023 #️ Có Nên Du Học Ba Lan? # Top 5 Trend | Phusongyeuthuong.org

Xem Nhiều 4/2023 # Có Nên Du Học Ba Lan? # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Có Nên Du Học Ba Lan? mới nhất trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mỗi năm, có đến hàng ngàn, hàng triệu người trên thế giới sẵn sàng rời bỏ “vùng tiện nghi” của mình để lên đường du học (điển hình như học tiếng Anh ở những nước như Mỹ, Canada, Vương quốc Anh và Úc). Tại sao họ phải đi du học? Đơn giản vì họ tin rằng việc học ngôn ngữ ở đất nước mà nó là ngôn ngữ bản xứ sẽ giúp họ thành thạo nhanh chóng.

Những người khác lại cho rằng việc học ở nước ngoài sẽ giúp họ có cái nhìn trân trọng hơn về đất nước của chính mình. Một số lại nghĩ du học giúp ta kiếm việc làm tốt hơn. Và trên thực tế, rất ít người chọn đi du học chỉ để cho vui!

Là một sinh viên Việt Nam, chắc hẳn rất nhiều bạn đang nuôi dưỡng ước mơ cháy bỏng được khám phá chân trời tri thức tại một quốc gia có nền giáo dục vượt trội. Và hẳn nhiên, châu Âu luôn là châu lục được đa số học sinh hướng tới.

Đơn giản bởi vì ở đây có chất lượng đào tạo tuyệt vời, kinh tế phát triển vượt trội, cuộc sống học tập năng động và là môi trường cực tốt để cải thiện cũng như trau dồi khả năng Anh ngữ… Nhưng, nên chọn đất nước nào có chất lượng giáo dục tốt ở châu Âu với mức chi phí phải chăng, phù hợp với điều kiện tài chính của mỗi gia đình.

1. Lý do nên chọn du học Ba Lan

Ba Lan là một trong những quốc gia có nền giáo dục chất lượng, đất nước và con người thân thiện. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, Ba Lan hội tụ tinh hoa văn hóa của cả Đông Âu và Tây Âu. Ba Lan hiện tại là quốc gia có ưu đãi lớn nhất đối với du học sinh về cơ hội làm thêm trong quá trình học tập và định cư sau tốt nghiệp đại học.

Với việc cầm tấm bằng tại Ba Lan, bạn có thể xin việc tại mọi nơi trên thế giới. Nếu bạn đăng ký học hệ chính quy hoặc hệ vừa học vừa làm thêm tại Ba Lan để kiếm thêm thu nhập trang trải cho việc học và sinh hoạt mà không tốn công xin bất kì loại giấy phép nào và cực kỳ hợp pháp.

Du học sinh được học miễn phí khi tham gia các chương trình học tiếng Ba Lan . Nếu học bằng các ngôn ngữ khác, sinh viên phải đóng học phí khoảng 1.800 bảng Anh/năm. Quốc gia này có khoảng 700 chương trình dạy bằng các tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh). Chi phí sinh hoạt ở Ba Lan khá mềm so với mặt bằng chung châu Âu.

2. Quan điểm sai lầm về du học Ba Lan

Bởi vì một mặt những gia đình không muốn họ phải xấu hổ với xã hội, mặt khác họ nghĩ rằng ra nước ngoài là cơ hội tốt để con cái họ tiếp xúc với nền giáo dục tiên tiến và đồng thời ra trường sẽ dễ dàng kiếm được công việc tốt. Tuy vậy, việc du học không phải đơn giản chỉ là chuyện tiền bạc bởi vì môi trường học tập và làm việc độc lập ở một nơi xa lạ thật sự không hề dễ dàng đặc biệt là đối với những cậu ấm cô chiêu quen được bao bọc nuông chiều từ bé. Chính vì những bất đồng về ngôn ngữ, sốc văn hóa hay cuộc sống tự lập không có người giám sát khiến bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng sa ngã.

Có rất nhiều khó khăn và thử thách nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn không thể du học nếu trượt đại học. Quan điểm “trượt đại học phải đi du học” là sai nhưng “trượt đại học thì có thể đi du học” thì lại không sai. Vì quan trọng nhất là bạn phải xác định được đúng đắn mục đích đi du học của mình.

Đi du học thật sự là cơ hội để bạn học hỏi, trải nghiệm và thử thách bản thân. Điều quan trọng không phải việc bạn đã đi du học mà hơn hết là sau khi đi du học bạn đã tích lũy cho bản thân mình được những gì. Đừng lãng phí 2 đến 3 năm ở nước ngoài với danh nghĩa đi du học để rồi khi về nước không tìm nổi được một công việc ổn định. Do vậy, cần vạch rõ mục tiêu và từ đó nỗ lực thực hiện ngay khi ý định du học còn nhen nhóm trong đầu của bạn. Bởi vì chỉ khi xác định rõ được mục tiêu thì việc chạm đến nó mới mang tính khả thi.

Đối với nền giáo dục còn nhiều thiếu sót như ở Việt Nam thì việc các bạn chọn đi du học ở một nền giáo dục tiên tiến hơn thay vì ở lại Việt Nam là một lựa chọn hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt, càng tốt hơn nếu bạn chọn Ba Lan là điểm đến của bạn. Khi đi du học Ba Lan , tiếp xúc với nền giáo dục tiên tiến và khác biệt có thể giúp người học dễ dàng bộc lộ khả năng bởi vì môi trường sống luôn có một ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sự phát triển của con người.

Có Nên Du Học Ba Lan Hay Không?

Có nên du học Ba Lan?

Lý do thứ nhất: Địa lý

Tuy không nổi tiếng như Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, nhưng bạn đừng quên Ba Lan cũng là một quốc gia thuộc “trời Tây”. Không những vậy, với lợi thế giáp với Đức, Séc, Ucraina và Nga, sang Ba Lan du học, bạn có thể dễ dàng đi thăm thú khắp nơi, đặc biệt là các quốc gia lân cận chỉ với vài giờ đi tàu điện.

Lý do thứ hai: Nền giáo dục lâu đời

Với lịch sử hơn 650 năm và là nơi sản sinh ra nhà khoa học thiên tài Marie Curie hay nhà soạn nhạc Chopin, nền giáo dục Ba Lan cũng là một điểm son của quốc gia này. Thật vậy, ngay từ thế kỷ 12, từ vua Casimir III đã khởi xướng việc chú trọng về giáo dục ở Ba Lan. Và cho tới tận ngày hôm nay, quốc gia này cũng đứng ngoài lộ trình “thương mại hóa giáo dục”. Tất cả các trường ở Ba Lan luôn phải chịu sự kiểm duyệt chặt chẽ của Bộ giáo dục và đảm bảo chất lượng từ đầu vào cho đến đầu ra.

Lý do thứ ba: Chi phí “vừa túi tiền”

Nếu như để có thể du học Anh, Pháp, Mỹ,… du học sinh phải chi trả mức học phí hàng năm rơi khoảng 300-500 triệu tùy trường, chưa kể chi phí ăn ở, đi lại. Trong khi đó ở Ba Lan, chỉ cần khoảng 80-150 triệu cho 1 năm học. Chi phí sinh hoạt ở đây cũng được xem là khá hợp lý, chỉ khoảng 10-12 triệu VND/tháng. Thử làm một bài tính nhẩm là bạn cũng thấy được mình có thể tiết kiệm ra sao khi du học Ba Lan mà vẫn đảm bảo về chất lượng giáo dục.

Ba Lan có nền giáo dục lâu đời

Lý do thứ tư: Quốc gia có chỉ số an ninh cao

Ba Lan là một trong những quốc gia có chỉ số an ninh trật tự xã hội luôn xếp hàng đầu Châu Âu; vượt trên cả các nước Bắc Âu. Cuộc sống nơi đây luôn đảm bảo an toàn, tự do và quyền công dân cao nhất cho tất cả mọi người, đặc biệt là công dân quốc tế.

Lý do thứ năm: Nền văn hóa nổi bật

Ba Lan có một nền văn hóa lâu đời và nổi tiếng trên toàn thế giới. Có thể kể đến như 5 danh nhân đã được khen thưởng với giải Nobel; các lễ hội, hội sách, hòa nhạc, biểu diễn,… đều diễn ra thường xuyên quanh năm. Ngoài ra, Ba Lan còn mạnh về phong trào thể thao.

Đời sống sinh viên tại Ba Lan

Lý do thứ sáu: Thiên nhiên và kiến trúc

Có thể nói, mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho quốc gia này những khung cảnh rất đẹp và thơ mộng, đi đến đâu bạn cũng sẽ bắt gặp sự ưu ái của đất trời. Bên cạnh đó, Ba Lan cũng có nền kiến trúc nổi bật với 7 di sản văn hóa được UNESCO công nhận: Trung tâm lịch sử Kracop, Mỏ muối Vielitrka, phổ cổ Vacsava, Phố cổ Tramox, phố cổ Torun, pháo đài ở Malborka và khu rừng Belaveski.

Nếu có đam mê về kiến trúc cổ xưa, bạn cũng không nên bỏ qua cơ hội thăm viếng: Kinh đô cổ xưa Krakow, nhà thờ Gothique Wawel, lâu đài Giec, thị trấn Auschwitz…

Ngoài thời gian học, du học sinh có thể đi tham quan, du lịch

Tóm lại, có thể du học Ba Lan hiện nay vẫn còn khá lạ lẫm với sinh viên Việt Nam nhưng Du học Liên Đại Dương tin rằng với 6 ưu điểm nêu trên, chắc chắn quốc gia này sẽ trở thành nơi lý tưởng để bạn trao gửi tương lai. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về chương trình du học Ba Lan, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số 091 608 68 98 để được tư vấn miễn phí nào!

Nên Du Học Ba Lan Hay Du Học Hà Lan?

“Nên du học Ba Lan hay du học Hà Lan” là câu hỏi hỏi của đa số quý phụ huynh, các bạn học sinh và sinh viên bởi môi trường giáo dục và sinh hoạt tương đối giống nhau. New Ocean đã tổng hợp và so sánh du học Ba Lan và Hà Lan bằng nhiều điều kiện khác nhau. Đây sẽ là bản nhìn tổng quát nhất để các bạn du học sinh tương lai lựa chọn địa điểm phù hợp cho mình.

So sánh du học Ba Lan và du học Hà Lan

Là một nước nhỏ diện tích hơn 41 nghìn km 2 dân số 17 triệu người nhưng Hà Lan đứng ở vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng Quốc gia Tốt nhất cho Giáo dục của US News and World Report năm 2018 [1]. Có khoảng 3, 5 triệu học sinh – sinh viên học tập ở hơn 8.700 ngôi trường hàng ngày. Chương trình giáo dục được giảng dạy bằng tiếng Hà Lan nhưng cũng có nhiều trường giảng dạy bằng tiếng Anh.

Nơi đây, người ta xây dựng hàng ngàn km đường dành riêng cho những người thích khám phá thiên nhiên theo hành trình xe đạp. Dọc theo những con đường này, bạn có thể say ngắm thiên nhiên, thả hồn theo những cánh đồng hoa tulip, dạ hương và hoa thuỷ tiên bạt ngàn.

Còn về đất nước Ba Lan là một quốc gia nằm ở Trung Âu, tiếp giáp với Đức, Slovakia, Cộng hòa Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic. Địa hình Ba Lan gồm hầu như toàn bộ vùng đất thấp của Đồn bằng Bắc Âu, với độ cao trung bình khoảng 173m trên mực nước biển; chỉ riêng điểm cao nhất là dãy núi Carpathia tạo thành biên giới phía Nam. Ba Lan có mật độ rừng lớn thứ 4 Châu Âu cùng nhiều con sông lớn chảy ngang như Wisla, Odra, Warta.

Với lịch sử 1,000 năm, văn hóa Ba Lan là sự giao thoa giữa các nền văn hóa lớn tại Châu Âu, thể hiện rõ nét trên kiến trúc, văn hóa và nghệ thuật của quốc gia này. Ba Lan cũng được coi là một dân tộc đồng nhất trên thế giới với 96.7% dân cư là người gốc Ba Lan. Do đó, nơi đây không có dấu hiệu của việc phân biệt chủng tộc, tôn giáo và duy trì ở mức độ cao về bình đẳng giới cùng phong trào thúc đẩy hòa bình. Người dân Ba Lan có truyền thống hiếu khách với người nước ngoài, chủ trương xây dựng mối quan hệ thân thiện với các quốc gia khác.

+ Về môi trường

Nói chung phần lớn du học sinh hài lòng về cuộc sống của mình ở Hà lan. Người dân ở đây rất thân thiện, hòa đồng. Một điều thuận lợi ở đây là 90% dân Hà Lan biết nói Tiếng Anh (đặc biệt là giới trẻ). Tất nhiên họ chỉ sử dụng Tiếng Anh trong những trường hợp cần thiết (ví dụ: với khách du lịch và sinh viên quốc tế), bởi vì họ có ngôn ngữ riêng của họ.

Sự khác biệt ở đây nếu bạn theo học ở Ba Lan thì cũng nên học một chút tiếng Ba Lan khi sang đây để thuận tiện hơn cho việc nói chuyện vì người dân Ba Lan cảm thấy như vậy hòa đồng hơn và bạn cũng cảm thấy thoải mái hơn. Theo thống kê của Safe Around – một tổ chức cung cấp các thông tin về độ an toàn cho các du khách trên toàn thế giới vì chính phủ Ba Lan là một quốc gia trung lập từ kinh tế, chính trị đến quân sự từ năm 1986, do đó đây là nước xếp thứ 17 an toàn nhất thế giới.

+ Về giáo dục, học tập

Một trong những điều làm nên chất lượng giáo dục cảu Hà Lan đó là tự do. Nhà trường có thể quyết định giảng dạy cái gì và giảng dạy như thế nào. Tất nhiên chính phủ cũng có những quy định về số giờ học tập mỗi năm, mục tiêu thi cử. Giáo dục của Hà Lan được quản lý bởi Bộ Giáo dục, Văn Hóa và Khoa học (Ministerie van Onderwijs, Cultuur en Wetenschap). Nền giáo dục Hà Lan được xếp hạng trong Top 10 của thế giới khi vinh dự có 8 trường Đại học nằm trong top 1% và 12 trường nằm trong top 2% trường đại học hàng đầu toàn cầu. Nếu đã biết đến nền giáo dục Hà Lan thì chúng ta không thể không kể đến những cái tên như: Đại học Amsterdam, Wageningen, Leiden, Utrecht, Erasmus Rotterdam, Groningen, Maastricht, Đại học Công nghệ Delft.

Ngoài ra, có hai ngành học rất nổi tiếng đang được du học sinh quốc tế chọn khi du học Hà Lan đó là ngành Logistics (Ngành Quản lý chuỗi cung ứng) và Creative Industry (Ngành Công nghiệp sáng tạo).

Việc làm: So với những nước khác, vấn đề xin việc làm của sinh viên quốc tế ở Hà Lan rất khó vì đa số họ đều yêu cầu khả năng giao tiếp bằng tiếng Hà lan. Đa phần sinh viên ở đây xin được công việc lau dọn là chính, hoặc là họ phải đi đến những thành phố lớn khác để xin việc làm (như Amsterdam, Groningen, v.v).

Hệ thống giáo dục Ba Lan có truyền thống khoảng 650 năm với sự kế thừa kinh nghiệm giảng dạy từ những thế hệ trước cùng sự chuyên nghiệp và đổi mới. Giảng viên tại các trường đều là những chuyên gia có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm giảng dạy, đáp ứng yêu cầu công việc trên thị trường toàn cầu. Các trường đại học của Ba Lan được xếp hạng vào top 500 các trường đại học có chất lượng tốt nhất trên thế giới, đặc biệt có những trường lâu đời và danh tiếng như Đại học Jagiellonia (thành lập năm 1364, xếp hạng 460 Thế giới), đại học Kozminski (Xếp hạng 15 thế giới về đào tạo Tài chính), Đại học tổng hợp Warsaw (thành lập năm 1816, xếp hạng 500 Thế giới)…;

Cũng giống như Hà Lan, vấn đề xin việc làm ở đây cũng cực kì khó khăn. Để có thể tìm việc làm thêm tại Ba Lan, sinh viên sẽ cần phải xin giấy phép lao động (work permit), trừ trường hợp chương trình làm việc, thực tập nằm trong chương trình học của sinh viên. Nếu xin được study permit, sinh viên có thể đi làm thêm trong suốt quá trình học tập với các công việc cơ bản như phụ bếp, trông cửa hàng, bồi bàn tại quán cafe/ nhà hàng,…

+ Về chi phí du học

Biết về chi phí du học Hà Lan là một bước quan trọng trong việc quyết định liệu địa điểm này có phù hợp với các mục tiêu lâu dài của bạn hay không. Học phí trung bình để học một chương trình Đại học tại Hà Lan dao động từ 7.000 – 15.000 EUR/năm, trong khi học phí cho chương trình thạc sĩ là từ 8.000 – 20.000 EUR/năm. Tuy nhiên, với CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG HÀ LAN “HOLLAND SCHOLARSHIP” 2018-2019 sẽ hỗ trợ các bạn một khoản chi phí vô cùng lớn cho cuộc sống học tập và sinh hoạt của mình.

+ Môi trường sinh hoạt

Chi phí sinh hoạt cũng là một trong những khoản chi phí du học Hà Lan lớn nhất. Các chi phí hàng ngày của sinh viên bao gồm ăn uống, đi lại, tài liệu, quần áo và các hoạt động giải trí. Tất nhiên, bạn cũng cần phải tính đến chi phí thuê nhà và bảo hiểm nữa. Sinh viên học tập và sinh sống ở Hà Lan tốn khoảng 800 – 1.100 EUR/tháng.

Kinh nghiệm cho thấy để sống ở Hà Lan trong một năm, một sinh viên nước ngoài cần khoảng 600-800 USD/ tháng. Số tiền này nhằm trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày, tiền đăng ký và học phí. Chỉ có công dân EU được phép làm việc khi đang học. Trong một số trường hợp, sinh viên từ các nước EU có thể được hưởng học bổng hoặc tiền hoàn trả học phí. Tuy nhiên, sinh viên không có thời gian vừa học vừa làm. Các trường không có quỹ để hỗ trợ sinh viên.

Mặc dầu sự khác biệt giữa những mức thu nhập ở Hà Lan là rất nhỏ, hầu hết sinh viên sống ở bậc cuối cùng của thang kinh tế. Nếu bạn có một mức thu nhập sinh viên trung bình – từ học bổng – bạn sẽ nhận thấy rằng 1/3 số tiền dành cho việc thuê nhà, và thức ăn chiếm 1/3. Ngoài ra còn các chi phí khác như nhà ở, ăn uống, đi lại…

Còn về chi phí sinh hoạt tại Ba Lan thì trung bình mỗi du học sinh tại Ba Lan sẽ cần khoảng 300 – 500 EUR/tháng cho chi phí sinh hoạt. Du học sinh tại Ba Lan có thể ở tại kí túc xá, thuê phòng ở riêng hoặc ở chung với bạn bè. Thông thường, kí túc xá là loại hình nhà ở có chi phí thấp nhất (~ 130 – 160 EUR/tháng). Chi phí thuê phòng ở chung cho các sinh viên sẽ khoảng 180 – 200 EUR/tháng và phòng riêng là 300 – 400 EUR/tháng.

Du Học Ba Lan Có Nên Không? 7 Điều Thú Vị Cần Biết !

1. Du học Ba Lan có nên không – Chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới

Nền giáo dục đại học của Ba Lan đã bắt đầu từ năm 1364 khi vua Casimir Đại đế thành lập Học viện Cracow, ngày nay gọi là Đại học Jagiellonian. Học viện Cracow, là một trong những đại học lâu đời nhất trên thế giới, ra mắt ngay sau các đại học tại Bologna và Padua, và là trường đại học thứ hai ở Trung Âu sau Prague.

Khoảng hai thế kỷ sau, vào năm 1579, vua Stefan Batory chuyển Đại học Jesuit hiện tại vào học viện Vilnius và vào năm 1661 vua Jan Casimir, chuyển Đại học Jesuit vào học viện Lvov. Như vậy, vào cuối thế kỷ 17, người Ba Lan đã có ba trường đại học danh giá dành cho cả sinh viên trong nước và quốc tế.

Ba Lan là 1 trong những nước đầu tiên tham gia vào Tiến trình Bologna:

Tiến trình Bologna (Bologna Process) là sáng kiến cải cách giáo dục đại học của các nước Châu Âu bắt đầu vào năm 1999, đến nay đã được hơn một thập niên. Họ ý thức được được sự cần thiết phải hợp lực để thực hiện cải cách nền giáo dục của mình một cách căn bản.

Mục tiêu của Tiến trình Bologna là tạo được một Khu vực giáo dục đại học Châu Âu(European Higher Education Area) vào năm 2010. Khu vực giáo dục này phải có những đặc điểm ưu việt để có thể thu hút sinh viên từ bên trong lẫn bên ngoài Châu Âu.

Không những thế, Ba Lan còn là thành viên của Hệ thống tích lũy và chuyển đổi Tín chỉ Châu Âu (ECTS – European Credit Transfer and Accumulation System). Đây là một hệ thống đánh giá việc học của sinh viên được áp dụng trên toàn bộ các nước thành viên Liên minh Châu Âu. Với tấm bằng (đại học, thạc sĩ hay tiến sĩ) được công nhận trên toàn châu Âu và thế giới, đây là 1 lý do vô cùng hấp dẫn cho câu hỏi du học Ba Lan có nên không.

2. Du học Ba Lan bằng tiếng Anh

Hiện tại có hơn 5000 khóa học ở Ba Lan trải rộng trên mọi lĩnh vực và bậc học, tất cả đều được sự công nhận trên toàn thế giới. Đặc biệt, trong những năm gần đây, du học Ba Lan bằng Tiếng Anh đang nhận được sự quan tâm lớn từ sinh viên Việt Nam nhờ vào chất lượng đào tạo tốt, chi phí tiết kiệm và cơ hội việc làm cao.

Theo Chuyên trang Tài chính IFC, Ba lan được đánh giá trong top 7 đất nước sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 tốt nhất thế giới. Đa phần người dân tại đất nước này đều có thể nói và giao tiếp tiếng Anh một cách vô cùng thành thạo. Cũng vì lí do đó, các ngành học đào tạo bằng tiếng Anh tại Ba lan được đầu tư rất nhiều về giáo trình, trình độ giảng viên và cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng cao từ sinh viên khắp nơi trên thế giới.

Không những thế, Ba Lan còn là nơi đặt trụ sở của nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn. Các trường đại học Ba Lan đều có các chương trình thực tập tại các tập đoàn đa quốc gia tại Ba Lan tùy theo ngành học của bạn như Microsoft, PwC, Reuter… Nhờ đó mà những công việc có yêu cầu sử dụng ngôn ngữ Anh là rất cần thiết và phù hợp với điều kiện của du học sinh quốc tế.

3. Du học Ba Lan ngành gì phù hợp nhất

Lựa chọn ngành học luôn là một vấn đề với bất kỳ sinh viên nào, nhất là khi hệ thống hướng nghiệp cho học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay cũng không được chú trọng. Vậy thì du học Ba Lan có nên không và nếu có thì học ngành gì, ở đâu là phù hợp nhất? Chắc chắn sẽ là một điều mà các bạn phải lưu tâm khi lựa chọn dến với đất nước Ba Lan

Khối ngành Kinh tế tại Ba lan: Với vị thế là đất nước thuộc top 25 nền Kinh tế phát triển nhất thế giới, Ba Lan chắc chắn sẽ là lựa chọn rất tốt với những bạn sinh viên đang quan tâm đến khối ngành Kinh tế như: Tài chính, Kế toán, Kinh tế quốc tế,…

Du học Ba lan Khối ngành Xã hội: Là một vùng đất nằm tại trung tâm Châu Âu, Ba Lan là tổng hòa của rất nhiều nền văn hóa khác nhau với lịch sử lâu đời. Do đó, lựa chọn những ngành học trong khối ngành xã hội như: Báo chí, Marketing, Truyền thông, Quan hệ công chúng,…tại Ba Lan đã và đang là xu thế của du học sinh Việt Nam trong những năm gần đây

Du học Khối ngành Kỹ thuật tại Ba lan: Để nói đến ngành học dễ kiếm việc và có thu nhập trung bình cao nhất thì không thể bỏ qua khối ngành Kỹ thuật. Với sự phát triển của cách mạng 4.0, nhu cầu nhân lực cho những ngành: Công nghệ thông tin, Lập trình, Thiết kế đồ họa,… là rất lớn, cho dù ở bất kỳ đâu trên thế giới. Ba Lan, với thế mạnh là một đất nước nằm giữa những cường quốc công nghệ: Đức, Nga, … đã trang bị cho mình hành trang là những cơ sở giáo dục hiện đại phục vụ nguồn nhân lực cho khối ngành “hot” này.

4. Định cư tại Ba Lan thông qua con đường du học

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cùng với vị trí địa lý thuận lợi nằm tại trung tâm của châu Âu, Ba Lan có nhiều cơ hội trong giao lưu cùng với phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội…

Là một thành viên của liên minh châu Âu EU, Ba Lan đang có tiềm năng lớn để phát triển trong các lĩnh vực kinh tế và đây sẽ là một cơ hội rất tốt cho bạn phát triển sự nghiệp của mình. Hiện nay, quy định mới của chính phủ đất nước Ba Lan cho phép du học sinh quốc tế được khuyến khích ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp ra trường. Không những thể, du học sinh được phép gia hạn thêm thời gian định cư cũng như có cơ hội rõ ràng để trở thành công dân chính thức của đất nước Trung Âu này.

Theo báo cáo đến từ Trung tâm thống kê Quốc gia Ba lan, hiên có hơn 57.000 sinh viên quốc tế đang học tập và làm việc tại quốc gia này (hơn 11.000 sinh viên so với năm 2019)

Tính đến nay, chính phủ Ba Lan chưa có đạo luật nào giới hạn thời gian làm thêm của du học sinh quốc tế. Đây là cơ hội rất tốt dành cho sinh viên tìm kiếm một công việc phù hợp để tích luỹ thêm kinh nghiệm và những kiến thức thực tiễn bổ ích cho mình. Để khi tốt nghiệp, sinh viên không chỉ có kinh nghiệm từ công việc thực tập mà còn có cả những kinh nghiệm từ những công việc làm thêm trong suốt quá trình học.

Các trang web tìm việc làm phổ biến nhất tại Ba lan dành cho du học sinh bao gồm:

Đây là lợi thế được cho là lớn nhất để sinh viên cạnh tranh với các ứng cử viên khác cho công việc trong tương lai. Rất nhiều sinh viên Flat world đã có thể kỹ những hợp đồng làm việc full-time tại nhiều công ty lớn trong khu vực.

5. Du học Ba Lan hết bao nhiêu tiền

Học phí du học Ba Lan được nhận trợ giá của chính phủ vì vậy chỉ dao động từ 70 – 90 triệu đồng/ năm. Ngoài ra, Ba Lan có các chương trình học bổng hàng năm gồm: Học bổng chính phủ Ba Lan, học bổng Hiệp định Việt Nam – Ba Lan và đặc biệt chương trình học bổng Flat World – Poland.

Đơn vị tiền tệ chính của Ba lan là Zloty (zl): 1zl ~ 6.000 VND. Do tỷ giá không quá chênh lệch nên chi phí sinh hoạt tại Ba Lan cũng thuộc mức rất hợp lý đối với sinh viên Việt Nam:

Chi phí sinh hoạt tại Ba lan luôn được đánh giá là phù hợp nhất đối với du học sinh Việt Nam có nhu cầu học tập và sinh hoạt tại một đất nước phát triển. Trung bình, mỗi du học sinh dành khoảng 10 – 12 triệu VND/tháng cho việc sinh hoạt tại Ba Lan (đã bao gồm tiền nhà, tiền đi lại và ăn uống). Một con số vô cùng tiết kiệm nếu so với các nước cùng khu vực như: Đức, Hà Lan hay Anh

Du học Ba lan nên học ngành gì, trường nào

Nền Giáo dục Ba Lan có ~ 450 trường Đại học gồm 131 trường Đại học Công lập và hơn 320 trường đại học ngoài Công lập vậy đối với câu hỏi Du học Ba Lan có nên không ? thì việc chọn các trường Đại học phù hợp là một câu hỏi lớn mà các bạn nên tìm hiểu TẠI ĐÂY.

6. Điều kiện Du học Ba Lan

Khi chúng ta đã hiểu được những ưu điểm lớn cho câu hỏi: Du học Ba Lan có nên không vậy thì để đi học liệu các điều kiện ở các trường Đại học Ba Lan có khó không?

Tốt nghiệp THPT

Nhận được thư mời nhập học từ trường ĐH tại Ba Lan

Tốt nghiệp THPT

Nhận được thư mời nhập học từ trường ĐH tại Ba Lan

Chương trình Du học Thạc sĩ Ba Lan

Tốt nghiệp Đại học (có thể là ở Việt Nam hoặc ở một nước khác)

Nhận được thư mời nhập học từ trường ĐH tại Ba Lan

7. Hồ sơ xin visa du học Ba Lan

Đối với học sinh THPT quan tâm chương trình Du học Ba Lan bằng Tiếng Anh

Bảng điểm lớp 10 và lớp 11

Chứng chỉ IELTS (Được nộp 1 tháng trước khi phỏng vấn xin Visa Du học Ba lan)

Hộ khẩu Photo Công chứng

Giấy Khai sinh Photo Công chứng

Đối với sinh viên đã tốt nghiệp THPT muốn du học Ba Lan

Học bạ THPT

Giấy chứng nhận Tốt nghiệp THPT

Chứng chỉ IELTS (Được nộp 1 tháng trước khi phỏng vấn xin Visa Du học Ba lan)

Hộ khẩu Photo Công chứng

Giấy Khai sinh Photo Công chứng

Đối với sinh viên đăng ký chương trình Du học Ba Lan bậc Thạc sĩ:

Học bạ THPT

Giấy chứng nhận Tốt nghiệp THPT

Bảng điểm Đại học

Bằng Tốt nghiệp Đại học

Chứng chỉ IELTS (Được nộp 1 tháng trước khi phỏng vấn xin Visa Du học Ba lan)

Hộ khẩu Photo Công chứng

Giấy Khai sinh Photo Công chứng

Thông tin chi tiết về du học Ba Lan có nên không, đời sống sinh viên và kinh nghiệm du học Ba Lan, xin liên hệ: Tổ chức giải pháp giáo dục Flat World

Tầng 4, số 184 Nguyễn Lương Bằng, Phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội

Website: duhocbalan.com

Facebook: Flat World – Du học Ba Lan

Youtube: Du hoc Flat World

Email: fmeducation@fmgroup.vn

Điện thoại: 024.66577771

Hotline: 0966190708 (thầy Giao)

Bạn đang xem bài viết Có Nên Du Học Ba Lan? trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!