Cập nhật thông tin chi tiết về Chia Sẻ Kinh Nghiệm Ôn Thi Eju Môn Toán mới nhất trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nếu muốn thi vào các trường đại học top đầu như Đại học Waseda, Đại học Hosei, Đại học Takushoku, Đại học Công nghiệp Shibaura, Đại học công nghiệp Chiba … thì ngoài thi EJU môn tiếng Nhật bạn bắt buộc phải thi thêm môn Toán và môn Tổng hợp đối với các ngành thuộc ban Xã hội; thi 2 trong 3 môn Lý – Hóa – Sinh đối với các ngành thuộc ban Tự nhiên. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm ôn thi EJU môn toán , chắc chắn rất hữu ích đấy.
Ôn toán những phần nào?
Thi EJU môn toán được chia làm 2 course:
Course 1 dành cho các bạn thi các khoa ngành thuộc ban Xã hội như khoa Quan hệ quốc tế, khoa Xã hội học, khoa Triết học, khoa Kinh tế… Phạm vi ôn tập chủ yếu là toàn bộ toán cấp 2 của Việt Nam và một phần nhỏ toán cấp 3.
Chi tiết gồm có:
Hàm số và đồ thị hàm số
Phương trình bậc 2
Hình học phẳng (lượng giác, tam giác, đường tròn, … và tính chất của các hình)
Tập hợp, mệnh đề và chứng minh
Dãy số và xác suất
Trong đó, các dạng bài về hàm số, khảo sát đồ thị hàm số, giải phương trình, xác suất và lượng giác trong tam giác là các dạng bài mà năm nào chắc chắn cũng có.
Thi EJU môn toán ở Nhật chia làm 2 course
Course 2 dành cho các bạn thi các khoa ngành thuộc ban Tự nhiên như khoa Cơ khí, khoa Công nghiệp, khoa Kiến trúc… Phạm vi ôn tập là toàn bộ toán cấp 2 và cấp 3 bạn đã học ở Việt Nam:
Hàm số và đồ thị hàm số.
Phương trình bậc 2.
Hình học phẳng (lượng giác, tam giác, đường tròn, … và tính chất của các hình).
Tập hợp, mệnh đề và chứng minh.
Dãy số và xác suất.
Số phức.
Hình học không gian (điểm và toạ độ, phương trình đường thẳng, đường tròn).
Các hàm số chứa số tự nhiên e, số logarit, lượng giác, …
Vi phân (đạo hàm), tích phân và ứng dụng (diện tích đồ thị hàm số, cực đại cực tiểu của hàm số).
Dãy số (cấp số cộng, cấp số nhân, tổng của dãy số, quy nạp).
Vector.
Giới hạn (lim).
Trong đó, các dạng bài về hàm số, khảo sát đồ thị hàm số, giải phương trình, mệnh đề, vector và tích phân là các dạng bài mà năm nào chắc chắn cũng có.
Ôn như thế nào?
Ngay từ đầu khi đi du học Nhật Bản các bạn nên xác định mục tiêu của bản thân là sang học tiếng hay sẽ tiếp tục học lên tiếp để có kế hoạch ôn tập thật tốt, tránh bị động. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có nhiều bạn sang Nhật rồi chỉ đầu tư thời gian học tiếng Nhật, đi làm thêm là chính. Vì thế khi có ý thức về ôn thi EJU môn toán thì gần như đã quên hết kiến thức đã học.
Bạn cần dành thời gian từ 6 tháng đến 1 năm để ôn thi môn toán
Để tránh điều này các bạn nên bắt đầu ôn toán khoảng 6 tháng đến 1 năm trước kỳ thi EJU mà bạn định đăng ký. Như vậy, 70% nội dung kiến thức cần ôn vốn đã có sẵn trong đầu rồi, chỉ cần ôn lại bằng cách giải các bài tập theo từng dạng bài là sẽ nhớ lại ngay thôi.
20% tiếp theo là học từ vựng Toán bằng tiếng Nhật bởi nhiều bài thực chất tuy rất dễ, vốn dĩ chỉ cần một phép tính là xong nhưng chỉ vì đọc đề không hiểu, hay hiểu sai ý đề mà mất điểm uổng phí.
10% còn lại là một số dạng bài ít phổ biến khi học ở Việt Nam nhưng ở Nhật lại hay ra dạng đề đó, học một số quy tắc, ký hiệu mà ở Nhật khác Việt Nam (ví dụ ở Việt Nam, log2 hoặc lg2 = logarit cơ số 10 của 2, ln2 = logarit cơ số e của 2, nhưng ở Nhật, log2 = logarit cơ số e của 2, logarit cơ số 10 phải ghi rõ số 10 nhỏ phía dưới); đồng thời học cách trả lời phiếu đáp án khi thi, luyện tính nhanh và chính xác (vì kỳ thi không cho phép sử dụng máy tính), học cách phân bố thời gian làm bài…
Eju Là Gì? Chia Sẻ Kinh Nghiệm Ôn Thi Eju Môn Tiếng Nhật
Bạn nào có kế hoạch học Đại học ở Nhật hẳn đã biết một số trường không yêu cầu phải có chứng chỉ JLPT (năng lực Nhật ngữ) mà phải có kết quả của EJU (Kỳ thi Đại học dành cho du học sinh) thì mới có thể nộp hồ sơ. Đặc biệt là những trường công lập danh tiếng và có cả những trường tư thục cao cấp như Đại học Waseda, Đại học Hosei, đại học Takushoku… Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích ngắn gọn về kì thi EJU và chia sẻ kinh nghiệm ôn thi EJU tiếng Nhật – môn bắt buộc trong mọi ban ngành.
EJU là gì?
Những bạn có suy nghĩ trường nào ở Nhật cũng có chất lượng ngang nhau là sai lầm, đại học tại xứ mặt trời mọc có sự phân cấp còn cao hơn cả Việt Nam. Nhưng điều này trong giáo dục là tất yếu bởi vì không thể dạy học một cách đại trà, mà phải dạy theo năng lực của nhiều nhóm người trong xã hội.
Do đó, nếu mục tiêu của bạn sau khi tốt nghiệp trường Nhật ngữ chỉ là học tiếp lên các trường senmon hay trường tư thục bậc trung bình thì chỉ cần lấy chứng chỉ JLPT và qua vòng sơ khảo đơn giản cùng 1 buổi phỏng vấn là có thể nhập học. Tất nhiên, học phí chắc chắn là rất cao mà chất lượng cũng không được đảm bảo.
EJU là kỳ thi đại học dành cho du học sinh
Nhưng bạn nào có mục tiêu cao hơn, muốn vào những trường Đại học công lập danh tiếng hay trường tư thục cao cấp và senmon chất lượng thì phải có kết quả thi EJU thật xuất sắc. Tất nhiên những trường này đều có rất nhiều ưu đãi về học phí cũng như chất lượng dành cho đối tượng là học sinh nước ngoài.
EJU có thể hiểu là kỳ thi Đại học dành cho du học sinh, nó cũng chia thành 2 khối Tự nhiên và Xã hội, mỗi khối bao gồm các môn thi như sau:
Khối Tự nhiên:
Tiếng Nhật.
Toán (Chuyên ban Tự nhiên/Toán 1)
Môn Tự nhiên (Lý- Hóa- Sinh)
Khối Xã hội:
Tiếng Nhật
Toán (Chuyên ban Xã hội/ Toán 2)
Môn Xã hội (Lịch sử – Địa lý – Chính trị)
Một số đặc trưng của kỳ thi EJU là:
Kỳ thi Đại học dành riêng cho Du học sinh
Không đơn giản là tiếng Nhật hội thoại, mà còn gồm tiếng Nhật học thuật
Không chia cấp bậc như JLPT
Một năm thi hai lần: Tháng 6 và tháng 11
Có phần thi viết luận
Ôn thi EJU môn tiếng Nhật
Tài liệu ôn tập
日本留学試験:速攻トレーニング読解
日本留学試験対策:スコアアップ問題集聴読解-記述
日本留学試験対策:記述問題テーマ100.
Chuẩn bị thêm một quyển vở để ghi chú lại những từ vựng tiếng Nhật và ngữ pháp mới xuất hiện trong bài. Mỗi ngày ôn luyện tầm 1-3 trang/ quyển là ổn.
Đề thi tiếng Nhật EJU rất khác JLPT, nên bạn cần ôn tập từ sớm
Ôn như thế nào?
Để tự ôn thi EJU môn tiếng Nhật thì ít nhất trình độ của bạn đã đạt đến N3, dưới mức này nên tìm thầy cô để hướng dẫn thì sẽ tốt hơn.
Đọc hiểu
Tại các nhà sách bên Nhật bán khá nhiều bộ đề EJU nhưng chúng thật sự quá khó đối với một người chỉ mới bắt đầu ôn thi. Vậy nên, hãy dùng quyển日本留学試験:速攻トレーニング読解 để luyện. Tuy so với đề thi thật còn khá “nhẹ đô” nhưng các cấu trúc và phân hóa cũng như độ dài bám khá sát với đề thi. Điểm hạn chế là mỗi bài chỉ có một câu hỏi, trong khi đề thi EJU lại có khá nhiều câu hỏi được đặt ra.
Trong quá trình làm bài ôn, khi gặp những ngữ pháp lạ, hoặc những câu không rõ nghĩa thì cũng phải viết lại vào vở và tra nghĩa. Có thể thời gian đầu bạn sẽ thấy những việc này khá là rườm rà nhưng chỉ cần hơn một tháng, sự tiến bộ về từ vựng cũng như tốc độ đọc hiểu sẽ tăng đáng kể.
Nghe – Đọc hiểu
Đối với những bạn trước nay mới chỉ tiếp xúc với dạng bài thi JLPT có thể sẽ cảm thấy lạ đối với phần thi nghe - đọc hiểu này. Đây thực sự là một dạng đề thi hay, nó có thể đánh giá chính xác xem bạn có đủ khả năng học Đại học ở Nhật hay không, vì chương trình giảng dạy đều bằng tiếng Nhật nên nếu không thể nghe – hiểu thầy cô đang nói gì thì rất khó để tiếp thu kiến thức trên lớp được.
Khó khăn của phần thi nghe đọc hiểu không phải là nội dung quá cao siêu, luồn lách đánh lừa suy nghĩ của bạn. Khó khăn nhất của phần thi này chính là cách dùng từ trong đoạn nói và đáp án không hề giống nhau, mà sử dụng từ đồng nghĩa. Điều này yêu cầu bạn phải có một lượng từ vựng thật sự tốt thì mới có thể khoanh chính xác đáp án được.
Hãy chọn sách có độ khó vừa phải để bắt đầu ôn thi
Viết luận
Đối với phần viết luận thì cũng tùy trường có yêu cầu nộp hay không, phần này yêu cầu trong 20 phút bạn phải viết được 400 – 600 chữ. 20 phút bao gồm cả đọc đề, viết bài, kiểm tra lỗi chính tả… nghe quả thật là một ải khó mà vượt qua đúng không?
Phân bố thời gian làm bài hợp lý nhất là: 2 phút đọc đề; 3 phút để lập dàn ý; 18 phút để viết và 2 phút cuối cùng để chỉnh một ít lỗi.
Quan trọng nhất là 3 phút lập dàn ý, note lại những ý chính sẽ giúp bạn làm bài thi không bị viết thiếu thông tin. Hãy nhớ là bám sát yêu cầu đề bài và cho dù phân tích hay đến mức nào đi chăng nữa, nếu bạn quên phần kết luận thì xem như… out! 2 phút để chỉnh sửa lỗi là chỉ để sửa lại các chữ Kanji thiếu/thừa nét; vết bôi tẩy khá bẩn; chữ nét chưa rõ ràng…
Vậy điểm chuẩn của EJU là bao nhiêu điểm?
Thi EJU môn tiếng Nhật không có điểm chuẩn, điểm càng cao xác suất đỗ sẽ cao. Với kỳ thi EJU, chỉ cần trên 200 điểm bạn có thể có khả năng vào một trường Tư thục hạng khá tại Nhật. Còn nếu cao hơn nữa bạn có khả năng được học bổng hoặc đủ tư cách dự thi một trường Công lập ở Nhật. Tuy nhiên, cũng có số điểm môn tiếng Nhật được xem là an toàn cho từng bậc Đại học như sau:
Đối với Đại học Tư thục bậc Khá thì điểm EJU từ 200 điểm trở lên.
Đối với Đại học Tư thục bậc Xuất sắc thì điểm EJU từ 260 điểm trở lên.
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Tự Học Eju
“CHIA SẺ KINH NGHIỆM TỰ HỌC RYU (EJU)- KHỐI TỰ NHIÊN (RIKEI)
Trong khuôn khổ bài viết này, mình sẽ chia sẻ những cuốn sách nên học (kèm link Amazon), những trang web hữu ích cho việc tự học và link đề mẫu của đề thi EJU năm trước.
Những cuốn sách cần thiết cho việc tự học: Bộ sách
Tất nhiên phải tự đọc được sách, vì nó còn có ích cho việc thi đại học sau này. Thêm vào đó, ở cuối mỗi bài học, phải làm hết bài tập, vừa ôn lại kiến thức, vừa rèn khả năng tính toán nhanh, chính xác. Những yếu tố này rất cần thiết cho bài thi môn Toán. Đặc biệt, ở cuốn Toán 1 nên chú trọng phần hàm số, tổ hợp xác suất và mệnh đề. Cuốn Toán 2 đặc biệt chú trọng đến hình học vector, dãy số. Toán 3 chú trọng đến số phức, đạo hàm-tích phân, ứng dụng của tích phân.
Nếu đọc sách không hiểu thì phải làm thế nào?
Mở Youtube lên, gõ ngay vào ô tìm kiếm nội dung không hiểu. Hiện tại trên Youtube có kênh của một anh sinh viên Todai dạy rất dễ hiểu.
Ví dụ: Mình không hiểu rõ phần 段階数列 trong cuốn Toán 2, chỉ cần mở Youtube gõ 数学段階数列, có ngay kết quả bên dưới, tìm đến phần này và học thôi, rất dễ hiểu:
Giống với môn Toán, mình すすめ cuốn 理解しやすい化学 http://amzn.asia/3Pqi2Rp
Vì môn Hoá nặng về lí thuyết nên việc ghi nhớ chính xác kiến thức rất quan trọng. Nên chia ra 2 tuần đọc hết một chương, trong lúc đọc có sổ ghi chép những điều cần nhớ. Cuối chương tự hệ thống lại kiến thức cho bản thân. Như vậy, khi ôn tập chỉ cần ôn lại những gì đã ghi chú. Ngoài ra, việc luyện đề sẽ giúp chung ta bổ sung rất nhiều kiến thức môn Hoá.
Khác với môn Toán và Hoá, đối với môn Vật Lí mình すすめ bộ sách 物理のエッセンス – Hiện tại đang Best Seller của Amazon.
Mình rất tâm đắc với bộ sách này, nhờ học nó mà điểm thi Ryu (EJU) của mình thay đổi rất nhiều (lần đầu thi thử được 19 điểm – Lần cuối thi quốc tế được 78 điểm :D).
Trong lúc tự đọc sách, tương tự như môn Toán mình dựa vào Youtube để học. Kênh Youtube với những bài giảng ngắn, free rất dễ hiểu. Vào Youtube gõ đúng theo tiếng Nhật mục đề bài chưa hiểu, tập trung nghe giảng sẽ hiểu ngay. Cách tìm giống môn Toán thôi, chọn kênh như bên dưới 😀
Đây là phần rất quan trọng. Nếu luyện đề bài bản, số điểm của bạn sẽ tăng lên rất nhiều. Cần dành ra 2 tháng cuối cho việc luyện đề, trong lúc làm thấy kiến thức nào còn hổng thì học bổ sung kiến thức đó. Phải chắc chắn lần tới gặp lại dạng bài này thì mình phải giải được là OK 😀
Đây là link đề mẫu của kỳ thi lần thứ 1 năm 2010.
Theo kinh nghiệm của bản thân mình, nên lập một nhóm luyện đề từ 3-5 người.
Tại sao phải cần làm theo nhóm?
Bởi vì làm theo nhóm sẽ giúp tăng tính cạnh tranh, giúp các thành viên bổ sung kiến thức cho nhau, kéo nhau đi lên.
Ngoài ra, làm nhóm sẽ giúp mỗi người bớt trì trệ, bớt “ảo tưởng” khi luyện đề một mình. Nên in đề ra, bấm giờ làm y như thi thật. Việc làm quen với giải đề trong khoảng thời gian giới hạn sẽ rất có ích cho các bạn ở lần thi thật. Sau khi hết giờ thì đọc đáp án, tự tính xem mình được bao nhiêu điểm. Mỗi người nên có một cuốn sổ ghi chép điểm số của mình qua từng đề để theo dõi sự tiến bộ của bản thân.
Giải kĩ từng câu Toán – Lý – Hoá, mỗi thành viên luân phiên giải bài, những người còn lại nghe và đặt câu hỏi hoặc bổ sung. Nếu có phần kiến thức cả nhóm không tìm ra được lời giải thì có 3 cách giải quyết. 1- Xem lại sách, 2- Tra Google (miễn phí nên chịu khó tra nhiều vào :v), 3- Hỏi sempai mà mình thấy tin tưởng ( Ví dụ mình chẳng hạn :v)
MPKEN JUKU mở lớp ôn thi EJU online với sự hỗ trợ và kèm chặt liên tục của 2 sensei trong suốt 7 tháng (từ tháng 4 ~ tháng 11 hàng năm) để các bạn có thể tiện tham gia và giữ được nhịp học của mình.
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Ôn Thi Cao Học Môn Xác Suất Thống Kê
Để có thể học tốt môn Xác suất thống kê thì việc nắm vững trọng tâm học và thi là việc CẦN PHẢI LÀM.
1. Nội dung ôn thi cao học môn Xác xuất thống kê
Trung tâm ôn luyện thi cao học Centre Train xin đưa ra đề cương tổng quát nội dung Ôn thi cao học môn Xác suất thống kê là sự tổng hợp các đề cương chi tiết của 4 trường NEU, FTU, UEB, BA. Và trung tâm cũng đưa ra nội dung thi của từng trường giúp các bạn có nhu cầu thi cao học của trường đó nhanh chóng nắm được nội dung học.
Đề cương ôn thi đầu vào cao học:
– Kinh tế Quốc dân, Ngoại thương thi Chương: 2,3,6,7,8.
– Học viện Ngân hàng thi Chương: 1,2,3,6,7,8.
– ĐHKT – ĐHQG HN thi Chương: 1,2,3,6,7,8,10.
Phần I: Xác suất
Chương 1: Biến cố và Xác suất của biến cố
Phép thử và biến cố
Định nghĩa cổ điển về xác suất
Giải tích tổ hợp (chỉnh hợp, hoán vị, tổ hợp)
Định lý cộng và nhân xác suất
Hệ quả của định lý cộng và nhân xác suất (công thức Bernoulli, công thức xác suất đầy đủ, công thức Bayes)
Chương 2: Biến ngẫu nhiên
Khái niệm, các quy luật phân phối xác suất của Biến ngẫu nhiên (Bảng phân phối xác suất, Hàm phân bố, Hàm mật độ xác suất)
Các tham số đặc trưng của Biến ngẫu nhiên: (Kỳ vọng toán, Phương sai, Độ lệch chuẩn, Hệ số biến thiên)
Bổ túc về Đạo hàm, Vi phân, Tích phân
Chương 3: Các quy luật phân phối Xác suất thông dụng
Quy luật không-một A(p)
Quy luật nhị thức B(n,p)
μ, σ2 )
Quy luật chuẩn N(
Quy luật Khi bình phương X
2(n)
Quy luật student T(n)
Quy luật Fisher F(n1,n2 )
Quy luật Poison P(
λ)
Quy luật phân phối lũy thừa mũ E(
λ)
Chương 4: Biến ngẫu nhiên rời rạc 2 chiều (không thi)
Chương 5: Luật số lớn (không thi)
Phần II: Thống kê toán
Chương 6: Cơ sở lý thuyết mẫu
Mẫu ngẫu nhiên
Mẫu cụ thể
Các phương pháp mô tả số liệu mẫu (rời rạc, ghép nhóm, ghép lớp)
Các công thức tính tham số đặc trưng mẫu (Trung bình mẫu, độ lệch chuẩn mẫu, phương sai mẫu)
2 phương pháp tính tham số đặc trưng mẫu (lập bảng, máy tính fx)
Các kết luận của các thống kê (10 công thức)
Chương 7: Ước lượng (estimation)
Các tính chất tham số đặc trưng mẫu (không chệch, vững, hiệu quả nhất)
Ước lượng điểm (hàm ước lượng, ước lượng hợp lý tối đa)
Ước lượng bằng khoảng tin cậy:
→ Trung bình tổng thể μ
→ Phương sai tổng thể σ2
→ Cơ cấu của tổng thể P
Chương 8: Kiểm định giả thuyết thống kê
Định nghĩa, miền bác bỏ, mức ý nghĩa α, các quy tắc kiểm định giả thiết
Kiểm định giả thiết:
1 Trung bình tổng thể μ (biết và chưa biết Phương sai tổng thể)
2 Trung bình tổng thể μ
1 Tham số P (kích thước mẫu lớn, mẫu nhỏ)
2 Tham số P
σ2
1 Phương sai tổng thể
σ2
2 Phương sai tổng thể
Chương 9: không thi
Chương 10: Phân tích hồi quy
Hồi quy tuyến tính
Hệ số tương quan mẫu r
Xây dựng Phương trình hồi quy tuyến tính thực nghiệm
Ước lượng sai số bình phương trung bình
2. Kinh nghiệm ôn thi Xác suất cổ điển
Như các bạn đã biết Xác suất thống kê là 1 môn khó đặc biệt là xác suất cổ điển và trường ĐHQG + HVNH vẫn còn thi Xác suất cổ điển. Nhưng các bạn đến học tại trung tâm thì Thầy Mạnh luôn cam kết XSTK là 1 môn dễ nhất trong 4 môn kể cả xác suất cổ điển. Vì trung tâm có các bước của đáp án chuẩn:
Ví dụ:
Bước 1: Gọi tên các biến cố (bước này làm được là người làm đã chắc chắn nhìn ra được đáp án thi)
Bước 2: Gọi A là biến cố đề bài hỏi → biểu diễn A qua các biến cố (Để làm được những điều trên cần học một số thứ bổ trợ nữa)
– Xác suất cổ điển nếu không biết cách học thì người học cực kì mông lung và trong phòng thi các bạn không biết bắt đầu từ đâu, làm cái gì. Nhưng đến với trung tâm Thầy Mạnh các bạn biết rất rõ mình học cái gì, viết cái gì trong giấy thi.
3. Ôn thi cao học Xác xuất thống kê ở đâu?
Trung tâm ôn luyện thi cao học Centre train cam kết chỉ sau 3 buổi học XSTK các bạn sẽ cực kì vững và thành thạo giải các bài tập XS cổ điển. Thực ra đến buổi thứ 2 học các bạn đã được ôn luyện thi xác suất đỉnh cao khi mà được Thầy Mạnh chữa những đề thi từ những năm 1998. Ngoài ra các học viên đến ôn thi cao học tại trung tâm còn được trang bị bộ Tài liệu ôn thi cao học Kinh tế Quốc dân cực kì giá trị.
PS: Chỉ có duy nhất tại trung tâm ôn luyện thi cao học Centre train là có đáp án thi chuẩn của 4 trường: NEU, FTU, UEB, BA.
Hãy đặt niềm tin của các bạn vào trung tâm.
Bạn đang xem bài viết Chia Sẻ Kinh Nghiệm Ôn Thi Eju Môn Toán trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!