Cập nhật thông tin chi tiết về Các Bước Nhập Quốc Tịch Hàn Quốc Dành Cho Cô Dâu Việt mới nhất trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
– Nói khó thì thật là rất khó nhưng chịu khó học là sẽ qua thôi.
– Cách ôn thi: toàn bộ nội dung có trong sách Lớp 5 + ôn lại phần văn hóa và thông tin của sách Lớp 1~4. Nếu thấy chưa ổn có thể mua thêm bộ đề về làm đi làm lại cho chắc.
Tên sách: 사회통합프로그램 종합평가
Chú ý: Lớp 5 học trong 50 giờ (영주용) & 70 giờ (귀화용). (khoảng từ 2,5 tháng)
BƯỚC 3
Rút giấy tốt nghiệp + chuẩn bị hồ sơ nhập tịch + nộp hồ sơ lên Cục quản lý xuất nhập cảnh nơi mình đang sinh sống.
2. Hồ sơ chuẩn bị gồm những giấy tờ cơ bản như sau:
*Chuẩn bị tại Việt Nam
– Giấy lý lịch tư pháp số 1 (có dấu chứng nhận của Bộ ngoại giao & Đại sứ quán Hàn Quốc).
– Luật mới ra từ cuối năm 2020 yêu cầu nộp thêm Giấy Lý Lịch Tư Pháp Số 2.
– Giấy khai sinh + Bản photo dịch thuật công chứng.
*Chuẩn bị tại Hàn Quốc
– Đơn đăng ký xin nhập quốc tịch (Dán 1 ảnh màu 3,5cm x4,5cm, có thể tải xuống từ trang Web)
– Bản chính và bản sao của hộ chiếu, giấy chứng minh thư tại quốc gia của người đăng ký
– Giấy chứng minh quan hệ gia đình, giấy chứng minh cơ bản, giấy chứng nhận quan hệ hôn nhân(chi tiết), giấy chứng minh nhân dân của người bạn đời người Hàn Quốc mỗi thứ 1 bộ
– Nộp thêm giấy chứng minh quan hệ gia đình của tên con cái trong trường hợp sinh con cái khi đang trong hôn nhân
– Giấy tờ xác nhận rằng người đó hoặc gia đình sống chung có khả năng chi trả chi phí sinh hoạt
– Chứng minh tài khoản có trên 30 triệu là tên của gia đình cùng chung sống hay bản thân
– Tài liệu chứng nhận thu nhập ổn định như giấy chứng minh đang làm việc (đính kèm bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người chủ) của người bạn đời hay bản thân
– Cam kết
– Trường hợp cắt đứt quan hệ hôn nhân với bạn đời Hàn Quốc cần phải có giấy chứng minh cho việc này.
– Trường hợp chồng (vợ) là người Hàn Quốc bị mất tích thì phải có bản tuyên bố mất tích, trường hợp tử vong thì phải có giấy chứng tử. Trường hợp đã ly hôn hoặc ly thân với chồng (vợ) là người Hàn Quốc thì phải có bản tuyên án của Toà án với nội dung lỗi thuộc về người chồng (vợ) là gười Hàn Quốc.
– Trường hợp nuôi dưỡng con cái sau khi gián đoạn hôn nhân với vợ/ chồng người Hàn Quốc phải nộp Giấy Chứng nhận Quan hệ Gia đình đứng tên con người Hàn Quốc và giấy tờ có thể xác nhận sự thật được việc đang nuôi dạy con hoặc phải nuôi dạy con.
3. Nộp hồ sơ đăng ký nhập tịch.
– Lệ phí 300.000won (tiền mặt)
– Sau khi chuẩn bị xong hết giấy tờ cần thiết bạn mang hồ sơ nên Cục quản lý xuất nhập cảnh nơi ban sinh sống để nộp.
– Khi nộp bạn nhớ hỏi là: “Tôi sẽ phải chờ trong bao lâu? – 언제까지 기다리면 돼요?”
BƯỚC 4
Chờ đợi ngày thông báo được cho phép nhập tịch và làm các thủ tục sau khi nhập tịch.
1. Chờ đợi ngày thông báo được cho phép nhập tịch
– Trước khi đồng ý cho bạn nhập tịch, bên Cục quản lý XNC họ sẽ cho người đi điều tra. Gần ngày ra kết quả họ sẽ liên lạc với bạn để gặp mặt bạn. Cũng có trường hợp họ chẳng báo trước mà bất ngờ ập đến nhà bạn để kiểm tra. Như trường hợp của mình là trước ngày ra kết quả họ đã điện thoại trước cho mình và hẹn sẽ đến nhà mình. Ngay tối ngày hôm đó họ đến và chụp ảnh nhà mình và hỏi đủ thứ.
– Khoảng 1 tháng sau mình nhận được tin nhắn thông báo cho phép nhập tịch.
2. Làm các thủ tục sau khi nhập tịch
*Nhận được
tin nhắn thông báo
Nhận được tin nhắn thông báo là mời đến dự buổi lễ trao tặng chứng nhận nhập tịch rồi bạn cần sắp xếp công việc để trực tiếp đến dự buổi lễ.
Nếu vì lý do gì đó không thể đến được vào ngày trao tặng bằng, bạn cần thông báo cho bên Cục quản lý XNC để họ biết.
Ảnh: Lễ trao chứng nhận nhập tịch ở Daejeon
*Đi nhận
chứng nhận nhập tịch
Lúc đi nhận bằng bạn cần làm những việc sau:
– Chuẩn bị 1 đến 2 tấm ảnh 3*4
– Cầm ít tiền mặt theo
– Tham dự lễ xong bạn cần điền vào cam kết không sử dụng quốc tịch Việt Nam tại Hàn Quốc – 외국국적불행사 서약서획인서. Nếu bạn làm thế họ sẽ cho phép bạn giữ lại quốc tịch Việt Nam.
– Trả thẻ đăng ký người nước ngoài.
– Khoảng 1 tuần sau thì ra phường đăng ký làm chứng minh thư Hàn.
*Ra phường – 주민센터 đăng ký làm chứng minh thư
Cần chuẩn bị những thứ sau:
– Ảnh để làm chứng minh thư (ra hiệu ảnh chụp bảo họ là chụp ảnh làm chứng minh thư).
– Tờ cam kết không sử dụng quốc tịch Việt Nam tại Hàn Quốc – 외국국적불행사 서약서획인서 (mình vừa nói ở trên)
– Nếu không có chồng hoặc người nhà chồng đi cùng để ký thì bạn cần mang theo con dấu của chồng theo.
– Chờ khoảng 2 tuần, đến 3 tuần. Họ sẽ xin số di dộng của bạn, khi nào CMT ra họ sẽ nhắn tin cho bạn đến lấy.
Ảnh: Chứng minh thư Hàn với tên Việt Nam (không có âm Hán)
*Đổi tên sang tên Tiếng Hàn
– Sau khi ra chứng minh thư với tên Tiếng Việt, bạn cần đổi tên sang Tiếng Hàn cho dễ sử dụng vì giờ bạn đã trở thành người Hàn Quốc.
– Bạn có thể tự mình lên Tòa án gia đình – 가정법원 để đăng ký đổi tên. Lệ phí lúc mình làm là 58000won.
*Sau đó lại tiếp tục ra phường đăng ký làm lại chứng minh thư mới
– Mang chứng minh thư cũ ra nộp lại và đăng ký làm chứng minh thư mới.
– Khoảng 2 đến 3 tuần sau là ra CMT có tên Tiếng Hàn.
Chú ý khi làm CMT Hàn với tên theo tiếng Hàn:
CMT này là CMT chính thức xác nhận bạn ai, CMT này bạn sẽ mang theo người và cần khi muốn sử dụng các dịch vụ hành chính, ngân hàng, bệnh viện … vì thế nên lần này họ sẽ lấy “dấu vân tay” của bạn.
Ảnh: Chứng minh thư Hàn với tên tiếng Hàn (có âm Hán)
*Làm hộ chiếu Hàn
– Cầm CMT mới lên quận nơi bạn cư trú để đăng ký làm hộ chiếu Hàn.
– Lệ phí mất 50.000won cho 10 năm.
– Đăng ký để họ gửi về nhà cho.
BƯỚC 5
Giữ gìn lý lịch trong sạch để không bị tước quốc tịch. 😂😂😂
Nhập Quốc Tịch Mỹ: Điều Kiện Nhập Quốc Tịch Mỹ
Hình thức nhập quốc tịch Mỹ
Visa định cư Mỹ theo diện đầu tư EB-5.
Visa định Mỹ theo diện làm việc: Visa EB-1, Visa EB-2, Visa EB-3, Visa EB-4. Riêng Visa EB-3 là dành cho người lao động lành nghề.
Visa định cư Mỹ dành cho thành viên gia đình bao gồm các loại visa sau:
Visa F1: Con cái chưa kết hôn của công dân Mỹ.
Visa F2A: Vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân.
Visa F2B: Con cái chưa kết hôn của thường trú nhân.
Visa F3: Con cái đã kết hôn của công dân Mỹ.
Visa F4: Anh, chị, em của công dân Mỹ.
Điều kiện nhập quốc tịch Mỹ
Đương đơn phải ít nhất là 18 tuổi tại thời điểm nộp đơn N-400 (Đơn xin nhập tịch).
Trở thành thường trú nhân (sở hữu Thẻ Xanh) trong ít nhất 5 năm.
Chứng minh bạn đã sống ít nhất 3 tháng tại tiểu bang hoặc địa hạt của USCIS nơi bạn nộp đơn. (USCIS là viết tắt của United States Citizenship and Immigration Services – Sở Nhập tịch và Di Trú Mỹ)
Chứng minh cư trú liên tục tại Mỹ trong ít nhất 5 năm, ngay trước ngày nộp đơn N-400.
Cho thấy bạn đã có mặt thực tế tại Hoa Kỳ ít nhất 30 tháng trong số 5 năm, ngay trước ngày nộp đơn N-400.
Chứng minh bạn có thể đọc, viết và nói tiếng Anh cơ bản.
Có hiểu biết cơ bản về lịch sử và chính phủ Mỹ.
Là người có đạo đức tốt, lý lịch tư pháp rõ ràng.
Thể hiện sự gắn bó với các nguyên tắc và lý tưởng của Hiến pháp Mỹ.
Quy trình nhập quốc tịch Mỹ
Về cơ bản, quy trình nhập quốc tịch Mỹ cho con hay bất kỳ đối tượng nào gồm các bước:
Xác định rằng bạn đã sẵn sàng để trở thành công dân Mỹ.
Xem xét kỹ các điều kiện để trở thành công dân Mỹ.
Chuẩn bị đơn N-400 và gửi cho USCIS.
Thực hiện việc lấy sinh trắc học (nếu có).
Hoàn thành cuộc phỏng vấn nhập tịch.
Sau buổi phỏng vấn, nếu như bạn đáp ứng đủ các yêu cầu. Bạn sẽ nhận được quyết định của USCIS trên đơn nhập tịch. Đồng thời họ cũng sẽ gửi thông báo về việc thực hiện “Lời thề trung thành với nước Mỹ dành cho người nhập quốc tịch Mỹ“.
Phỏng vấn nhập quốc tịch Mỹ
Thời gian và chi phí để nhập quốc tịch Mỹ
Sau khi đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời của câu hỏi bao lâu mới được nhập quốc tịch Mỹ. Toàn bộ quy trình sẽ mất khoảng từ 8 đến 12 tháng. Thời gian xử lý có thể ngắn hoặc dài đối với mỗi đối tượng khác nhau. Thời gian xử lý chung có thể được tra cứu trên trang web của Sở Di trú Hoa Kỳ.
Chi phí cho quy trình này là 725 Đô la Mỹ, bao gồm:
Quy trình xử lý đơn xin nhập cư là 640 Đô la Mỹ.
Phí sinh trắc học là 85 Đô la Mỹ.
Một số câu hỏi khác về nhập quốc tịch Mỹ
Nhập quốc tịch Mỹ có mất quốc tịch Việt Nam?
Câu trả lời là không, vì:– Luật di trú Mỹ chấp nhận song tịch. – Nhà nước Việt Nam vẫn công nhận quốc tịch Việt Nam đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài trong quan hệ với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Mua nhà ở Mỹ có được nhập quốc tịch?
Câu trả lời là không thể. Vì khi muốn xin nhập quốc tịch Mỹ, đương đơn cần phải đáp ứng những yêu cầu từ Sở Di trú Hoa Kỳ.
Lựa chọn một công ty tư vấn định cư uy tín là điều cần thiết để hồ sơ của bạn được xúc tiến nhanh và chính xác. Công ty luật quốc tế SKT tự hào đã hỗ trợ pháp lý thành công cho nhiều khách hàng trở thành công dân Mỹ. Nếu bạn cần hỗ trợ chi tiết hơn, vui lòng liên hệ với đội ngũ luật sư di trú của chúng tôi để nhận được những dịch vụ tư vấn định cư tối ưu nhất.
Nhập Quốc Tịch Mỹ Có Mất Quốc Tịch Việt Nam Không Và Quyền Lợi Của 2 Quốc Tịch
Thực chất khi bạn nhập quốc tịch Mỹ sẽ không mất quốc tịch Việt Nam, không những vậy bạn còn được song tịch Mỹ-Việt có được nhiều quyền lợi hơn cho mình. Tuy nhiên để có được cùng lúc 2 quốc tịch bạn cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây.
Trường hợp người Việt nhập quốc tịch Mỹ và mất đi quốc tịch Việt Nam
Theo quy định tại Điều 26 Luật Quốc tịch 2008, người Việt không còn quốc tịch Việt Nam nếu thuộc các trường hợp sau:
Không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam: Trước ngày 1/7/2009 những trường hợp người Việt Nam định cư ở Mỹ mà chưa mất quốc tịch Việt Nam thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Nhưng theo Điều 13 Luật quốc tịch 2008, trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày 1/7/2009) phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở Mỹ để giữ quốc tịch Việt Nam.
Trẻ em chưa đủ 15 tuổi được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà cha, mẹ là người có quốc tịch Mỹ và trường hợp con chưa thành niên khi cha mẹ thôi quốc tịch Việt Nam.
Được thôi quốc tịch Việt Nam
Bị tước quốc tịch Việt Nam
Điều 21 Nghị định 78/2009/NĐ-CP quy định: “Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, công dân Việt Nam vì lý do nào đó mà có quốc tịch nước ngoài (Mỹ) và chưa mất quốc tịch Việt Nam thì vẫn có quốc tịch Việt Nam”. Vậy nên nếu bạn được bảo lãnh sang Mỹ thuộc các diện gì đi chăng nữa khi bạn thi quốc tịch Mỹ sẽ không mất quốc tịch Việt Nam.
Hình ảnh tuyên thệ trước khi nhập quốc tịch MỹTrường hợp công dân Việt Nam được mang song tịch
Được quy định trong Luật Quốc tịch Việt Nam (sửa đổi) ngày 13/11/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2009 các cá thể được quyền có song tịch và được pháp luật Việt Nam thừa nhận, bao gồm:
Xin trở lại quốc tịch Việt Nam
Được chủ tịch nước cho phép
Người Việt định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước này nhưng vẫn giữ hoặc muốn nhập quốc tịch Việt Nam
Người có cha mẹ đẻ, vợ/chồng, con đẻ là công dân Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam và giữ lại quốc tịch hiện có của họ.
Trẻ em là con nuôi muốn nhập quốc tịch
Căn cứ vào những điều vừa nêu trên, công dân Việt Nam có quyền giữ lại quốc tịch gốc là Việt Nam khi đang sở hữu quốc tịch ở quốc gia khác mà họ đang sinh sống ví dụ là quốc tịch Mỹ.
Trường hợp Việt kiều Mỹ về định cư Việt Nam vẫn được giữ quốc tịch Mỹ
I. Trường hợp người Việt Nam định cư ở Mỹ mà chưa mất quốc tịch Việt Nam
Theo Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam quy định:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm những người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đồng thời có quốc tịch nước ngoài, nếu xuất trình được các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 Luật quốc tịch Việt Nam thì sẽ là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài. Các loại giấy tờ bao gồm Giấy khai sinh, Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân,…
Đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì có thể đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.
II. Trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam
Theo Luật Quốc tịch 2009 sửa đổi bổ sung 2014, Điều 23. Những trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam.
1. Theo quy định tại Điều 26 của Luật này nếu người có quốc tịch Mỹ đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch Mỹ, nhưng không được nhập quốc tịch Mỹ.
Xin hồi hương về Việt Nam
Thực hiện đầu tư tại Việt Nam
Có vợ, chồng, cha/mẹ đẻ hoặc con để là công dân Việt Nam
Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
2. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch Mỹ, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam
Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
3. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam
4. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam
5. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam
6. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
Lưu ý quan trọng: Căn cứ vào quy định trên, chỉ ngoại trừ những người trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép tại khoản 5 điều 23 Luật Quốc tịch thì những trường hợp khác bắt buộc người trở lại quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch Mỹ (quốc tịch nước ngoài).
1. Quyền bảo lãnh các thành viên gia đình sang định cư Mỹ
Bao gồm cả người phối ngẫu, con cái, cha mẹ và anh chị em người có quốc tịch Mỹ đều được quyền bảo lãnh người thân cho cả hai loại thị thực định cư gồm dành cho thành viên gia đình trực hiện và thị thực dành cho thành viên gia đình. Trong khi đó người có thẻ xanh Mỹ chỉ có thể bảo lãnh giới hạn như vợ/chồng và con cái, đặc biệt không được bảo lãnh cho cha mẹ và anh chị em.
2. Đảm bảo các quyền tự do dân chủ của cả 2 nước
Việc sở hữu song tịch Mỹ – Việt bạn sẽ được chính phủ, luật pháp của cả hai quốc gia bảo vệ nhiều hơn. Chứng minh cho điều đó chính là khi đi lại sẽ cảm thấy dễ dàng ở cả 2 nước giúp bạn luôn thấy yên tâm cũng như được chào đón như một người bản xứ.
Hoặc khi làm việc ở Mỹ thì bạn chắc chắn sẽ nhận được sự hỗ trợ của 2 quốc gia này tại các lãnh sự quán Mỹ hay lãnh sự quán Việt Nam. Chẳng may bạn gặp sự cố bạn có thể nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ của các đại sứ quán (1 trong 2 nước bạn có quốc tịch).
Có thể nói đây là niềm vui lớn khi bạn có thêm một 1 quê hương nữa để đi về cũng như được hưởng thụ thêm những tinh hoa văn hóa ở ngôi nhà mới của mình. Cũng là lý do tại sao nhu cầu định cư Mỹ sở hữu 2 quốc tịch ngày càng tăng cao và Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt buộc ký hàng loạt sắc lệnh để cắt giảm bớt tình trạng này.
3. Quyền tự do đi lại và thoải mái du lịch
Khi bạn có được 2 quốc tịch thì quyền lợi thực tế đầu tiên có thể nói đến chính là bạn không cần phải tốn công xin thủ tục làm visa cũng như phiền phức về các thủ tục gia hạn, phát sinh chi phí,…
Khi bạn có song tịch Mỹ và Việt Nam để ra vào Việt Nam bạn sẽ sử dụng hộ chiếu Việt Nam, khi ra vào nước Mỹ bạn sẽ cần sử dụng hộ chiếu Mỹ và chỉ đơn giản như thế. Lưu ý nhỏ là khi làm thủ tục check-in với các hãng hàng không khi xuất nhập cảnh, bạn cần xuất trình cả hai hộ chiếu để chứng minh không cần visa cho nước bạn sẽ bay đến như Việt Nam hoặc Mỹ. Vậy nên mới nói những người có 2 quốc tịch Mỹ – Việt thì việc xuất nhập cảnh có thể nói là vô cùng thuận tiện và dễ dàng.
4. Quyền lợi nhận được gấp hai lần
Vì mang hai quốc tịch Mỹ – Việt nên bạn sẽ được hưởng quyền lợi từ cả hai quốc gia gồm:
Ứng cử, bầu cử;
Chi phí học tập được giảm hoặc miễn phí (tùy thuộc vào khu vực), miễn phí giáo dục công từ lớp 1-12 dành cho người định cư Mỹ hợp pháp ( có thẻ Xanh/ quốc tịch)
Phúc lợi xã hội (được chăm sóc sức khỏe);
Công dân Mỹ có phạm vi tiếp cận rộng hơn với các công việc liên bang vì hầu hết các cơ quan chính phủ Mỹ yêu cầu phải là công dân mới đủ điều kiện nộp đơn xin việc;
Tự do lựa chọn nơi cư trú, làm việc, học tập;
Sở hữu tài sản, đứng tên và sở hữu công ty, mua bán bất động sản;
Bảo lãnh người thân;
Các nước chấp nhận và không chấp nhận 2 quốc tịch
Những nước tiêu biểu chấp nhận 2 hoặc nhiều quốc tịch
Bạn có thể xin nhập tịch và giữ 2, 3 hoặc nhiều quốc tịch tùy ý muốn tại các nước như Australia, Pháp, Anh, Mỹ, Canada. Ví dụ nếu trẻ em sinh ra ở Mỹ có bố là Australia, mẹ là người Canada thì có thể có cả quốc tịch Mỹ, Canada và Australia.
Những nước không chấp nhận 2 hoặc nhiều quốc tịch
Tất cả mọi người xin nhập quốc tịch các nước như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore phải chứng nhận là đã từ bỏ quốc tịch hiện tại của mình. Riêng Hàn và Nhật Bản, trẻ em và thanh niên dưới 21 tuổi có thể có đa quốc tịch. Nhưng họ sẽ mất quốc tịch Hàn hay Nhật Bản nếu không từ bỏ quốc tịch khác khi đến tuổi 21.
Các Loại Học Bổng Du Học Hàn Quốc Dành Cho Sinh Viên Việt Nam
Hàng năm, Chính phủ và trường Đại học tại Hàn thường có học bổng nhằm thu hút sinh viên ưu tú. Vậy các loại học bổng du học Hàn Quốc đó là gì? Giáo dục Hàn Quốc chi phí khá đắt đỏ, đặc biệt với các trường tư nhân. Vì thế việc đưa ra các loại học bổng luôn được sinh viên quốc tế săn đón.
Các loại học bổng du học Hàn Quốc phổ biến
Du học Hàn Quốc có giới hạn tuổi không? Thủ tục như thế nào? Xin visa du học Hàn Quốc có khó không? Mẹo chống trượt visa du học
Học bổng trao đổi sinh viên (Global Korea Scholarship)
Đây là chương trình học bổng trao đổi của chính phủ Hàn Quốc dành cho các sinh viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới có nguyện vọng học các chương trình trao đổi sinh viên. Thông thường lịch học sẽ kéo dài 4 tháng hoặc 8 tháng. Mỗi năm chính phủ Hàn Quốc dành 120 suất học bổng này cho các bạn sinh viên. Học bổng này bao gồm các chi phí: sinh hoạt phí (500.000 won/ tháng), vé máy bay khứ hồi, tiền hỗ trợ chỗ ở (200.000 won/ tháng) cấp 1 lần và bảo hiểm y tế (200.000 won/ tháng).
Học bổng từ chính phủ Hàn Quốc
Trong các loại học bổng du học Hàn Quốc, đây là học bổng được sinh viên lựa chọn nhiều nhất. Đây là cơ hội để sinh viên ưu tú trên thế giới theo học các chương trình giáo dục tại Hàn. Đồng thời thúc đẩy tình hữu nghị quốc gia và sự giao lưu giáo dục quốc tế. Đối tượng hưởng học bổng này bao gồm: sinh viên học tự túc, sinh viên trao đổi, nghiên cứu sinh, nghệ sỹ châu Á. Sẽ có 170 suất học bổng cho bậc cử nhân và 700 xuất cao học mỗi năm. Mức học bổng từ 305 – 100% chi phí học tập tại Hàn Quốc. Tùy từng loại học bổng sinh viên được hỗ trợ tiền vé máy bay hay khóa học ngôn ngữ, trợ cấp theo tháng. Đặc biệt, nếu du học sinh chưa có tiếng Hàn đạt TOPIK 5 phải tham gia chương trình học tiếng trong 1 năm. Thời gian nộp hồ sơ cho học bổng chính phủ rơi vào khoảng tháng 9, 10 ở bậc Đại học và tháng 2,3 với bậc Cao học. Hồ sơ cần được Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam thông qua.
Chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên tự đi du học
Đây là chương trình hỗ trợ 1 phần tài chính cho sinh viên với 200 suất. Mỗi suất trị giá 500.000 won mỗi tháng. Để đăng ký học bổng này, học sinh phải có thành tích ưu tú và đi du học tự túc. Học bổng được đăng ký theo trường Đại học.
Học bổng từ các trường đại học tư thục
Học bổng từ các trường Đại học công lập
Tại các trường công lập sẽ có nhiều chính sách học bổng như học bổng Chính phủ, Phi chính phủ. Tại đây, yêu cầu về học bổng cao hơn trường tư thục. Điểm học bạ, bằng cấp, kinh nghiệm và độ tuổi là điều cần thiết. Đặc biệt bạn phải cam kết làm việc ở một lĩnh vực nào đó trong một thời gian nhất định sau khi tốt nghiệp. Điển hình như tại Korea University ( https://www.korea.edu/), học bổng của trường gồm học phí và trợ cấp. Đây là trường Đại học công lập hàng đầu của xứ sở kim chi về các loại học bổng du học Hàn Quốc so với những trường còn lại.
Học bổng qua giáo sư của trường
Hầu hết các trường Đại học tại Hàn Quốc đều có phòng thí nghiệm của giáo sư. Đây là học bổng không chỉ tìm kiếm sinh viên học tập xuất chăm chỉ mà còn xuất sắc ở phòng thí nghiệm. Tuy nhiên để có được học bổng này bạn cần được giáo sư bảo lãnh. Hãy thường xuyên liên lạc với các giáo sư để được thông tin về những học hổng du học Hàn Quốc mới nhất.
Kinh nghiệm săn học bổng du học Hàn Quốc
Để “bách phát bách trúng” khi săn các loại học bổng du học Hàn Quốc, bạn cần chú ý các nguyên tắc như sau:
Tham khảo kỹ danh sách các ngành được cấp học bổng
GPA tối thiểu phải đạt 7,0
Điểm IELTS tối thiểu 6.5 hoặc TOEFL iBT 79
Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc, tham gia hoạt động ngoại khóa
Tìm một người viết thư giới thiệu ấn tượng.
Để việc săn học bổng được thuận lợi bạn cần chủ động tìm kiếm thông tin ở nhiều nguồn. Điển hình như internet, báo chí, người thân, hay các hội thảo du học. Nếu không săn được học bổng nào trong những học bổng ở trên, bạn cũng đừng quá lo lắng. Các trường Đại học vẫn có học bổng ngắn hạn cho sinh viên quốc tế. Vì thế hãy cố gắng học tốt khi sang Hàn Quốc du học, để lấy học bổng ngắn hạn. Hi vọng từ những thông tin du học Hàn Quốc mà AVT Education cung cấp, học sinh sẽ có thêm các lựa chọn khác nhau. Từ đó ước mơ du học Hàn Quốc sẽ trọn vẹn khi giảm được áp lực tài chính.
Bạn đang xem bài viết Các Bước Nhập Quốc Tịch Hàn Quốc Dành Cho Cô Dâu Việt trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!