Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Ôn Tập Để Đạt Điểm Cao Trong Kỳ Thi Tiếng Anh Quốc Tế Cambridge mới nhất trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa thôi là kỳ thi Tiếng Anh quốc tế Cambridge tại FPT Schools Cầu Giấy sẽ diễn ra. Không khó để đạt được kết quả cao trong kỳ thi này nhưng học sinh cần có cách ôn luyện phù hợp.
1. Chuẩn bị cho kì thi Tiếng Anh YLE (Starters, Movers, Flyers)
YLE (Young Learners English) là kỳ thi Tiếng Anh thiếu nhi lứa tuổi từ 7-12 của Hội đồng Khảo thí Tiếng Anh Đại học Cammbridge. Kì thi bao gồm một chuỗi các bài thi tiếng Anh vui nhộn, tạo hứng thú và được thiết kế đặc biệt cho lứa tuổi thiếu nhi. Để tìm hiểu rõ hơn về cấu trúc cũng như làm quen với đề thi để tránh sự bỡ ngỡ, quý phụ huynh và học sinh nên tham khảo những đề thi mẫu ở cấp độ này.
Bài thi mẫu trình độ:
YLE Starters: https://www.cambridgeenglish.org/exams-and-tests/starters/preparation/
YLE Movers: https://www.cambridgeenglish.org/exams-and-tests/movers/preparation/
YLE Flyers: https://www.cambridgeenglish.org/exams-and-tests/flyers/preparation/
Lưu ý cho thí sinh trước khi thi:
Đồ dùng dụng cụ
Khi đi thi, các con phải mang theo các đồ dùng và tài liệu sau: phiếu báo danh bút chì (2B), tẩy , bút màu.
Đối với các túi, balo, giỏ xách, hộp bút (khổ lớn),…các con không được mang vào phòng thi, phải để nơi quy định.
Bài thi Đọc và Viết:
Đối với bài thi này, con phải viết chính xác, tuyệt đối không viết lắp ghép, không rõ ràng và con sẽ bị mất điểm. Ngoài ra, con không lãng phí thời gian để viết câu trả lời dài khi không cần thiết, viết đúng số từ theo hướng dẫn.
Bài thi Nghe:
Đối với bài thi Nghe, các bạn thí sinh phải nhớ mang theo bút màu (bao gồm các màu đỏ, xanh lá cây, xanh da trời, vàng, cam, hồng, tím, đen, nâu và xám) cùng với 1 chiếc bút chì/ bút mực thông thường.
Ở đầu mỗi phần, con sẽ được nghe 1-2 ví dụ. Mỗi phần con được nghe 2 lần, vì vậy nếu con bỏ lỡ những câu trả lời ở lần đầu tiên, con sẽ có cơ hội nghe lại lần hai.
Ngoài ra, học sinh phải đảm bảo chính tả của tất cả các từ. Riêng phần số 2, chỉ một số từ không được phát âm rõ trong băng nghe mới chấp nhận việc thí sinh viết sai chính tả.
Bài thi Nói:
Con đừng vội vàng, hãy bình tĩnh để đưa ra câu trả lời đầy đủ nhất. Nhớ nói Hello (Xin chào), My name’s (Họ tên của con) khi được hỏi và Thank you (Cảm ơn), Goodbye (Tạm biệt) khi kết thúc buổi thi. Ngoài ra, con nên chuẩn bị luyện tập trước những câu trả lời về bản thân, gia đình, sở thích cho phần thi hỏi đáp với Giám khảo.
Con nên lắng nghe kĩ những câu hỏi của giám khảo, nếu con không hiểu những gì họ nói, hãy nói rằng: I’m sorry, I don’t understand. Can you say that again, please? (Con xin lỗi, con không hiểu? Thầy cô nói lại một lần nữa được không?)
Tài liệu luyện thi
Phụ huynh và các thí sinh có thể lựa chọn một số tài liệu bổ trợ do NXB Đại học Cambridge và Hội đồng Khảo thí Tiếng Anh Đại học Cambridge phối hợp thực hiện:
Chi tiết tham khảo tại: https://oea-vietnam.com/khao-thi-cambridge-english/yle/
2. Chuẩn bị cho kỳ thi KET
KET (Key English Test): là chứng chỉ tiếng Anh tương đương trình độ sơ cấp A2 trên khung tham chiếu châu Âu.
Tải bài thi mẫu KET tại: http://www.cambridgeenglish.org/exams/key/preparation/
Lưu ý cho thí sinh:
Bài thi Đọc và Viết:
Đọc phần hướng dẫn và xem ví dụ cẩn thận.
Kiểm tra các câu trả lời và đảm bảo điền vào đúng vị trí trong phiếu trả lời.
Phân bổ thời gian hợp lý để hoàn thành tất cả các câu hỏi.
Sử dụng bút chì trong phiếu trả lời.
Bài thi Nghe
Đọc kĩ hướng dẫn và chú ý đến các ví dụ.
Chắc chắn rằng bạn đã chuyển câu trả lời của mình sang phiếu trả lời câu hỏi trước khi thời gian kết thúc.
Kiểm tra các câu trả lời khi nghe lần thứ 2.
Bài thi nói
Lắng nghe cẩn thận các hướng dẫn của giám khảo và các câu hỏi trong bài kiểm tra.
Nói rõ ràng, để cả hai giám khảo có thể nghe được.
Đừng lo lắng quá nhiều về những lỗi sai trong ngữ pháp.
Nếu thí sinh không hiểu, chỉ cần hỏi để giám khảo lặp lại hoặc giải thích các câu hỏi.
Giám khảo chấm điểm theo cá nhân nên thí sinh đừng quá lo lắng về đồng đội của bạn là một người giỏi hơn hay yếu hơn.
Tài liệu luyện thi KET
Phụ huynh và các thí sinh có thể lựa chọn một số tài liệu bổ trợ do NXB Đại học Cambridge và Hội đồng Khảo thí Tiếng Anh Đại học Cambridge phối hợp thực hiện:
Chi tiết tham khảo tại: http://www.cambridgeenglish.org/exams/key/preparation/
KỲ THI CAMBRIDGE TEST LẦN 1 TẠI FPT SCHOOLS
Địa điểm đăng ký: Phòng Tuyển sinh và Truyền thông, trường TH & THCS FPT Cầu Giấy Điện thoại: 0247 3069 333 – 0243 9069 333
Thời hạn đăng ký và hoàn thiện hồ sơ: Trước ngày 15/10/2019
Hình thức đóng phí: Tiền mặt – Tại Phòng Tuyển sinh và Truyền thông.
Bí Quyết Đạt Điểm 9+ Môn Tiếng Anh Kỳ Thi Thpt Quốc Gia
Muốn đạt điểm 9+ môn Tiếng Anh THPT QG, học sinh cần chú ý những phần kiến thức nào?
NGỮ ÂM (4 câu)
Với phần ngữ âm (trọng âm + phát âm), muốn đạt được điểm tối đa, học sinh trước hết cần phải học từ vựng, từ mới, tra kỹ cách đánh phiên âm, trọng âm, đọc liên tiếp từ đó thành tiếng ít nhất 3 lần và hơi cường điệu thanh điệu của từ lên một chút sẽ giúp nhớ lâu và có phản xạ tốt khi làm bài trọng âm. Ngoài ra, học sinh cũng cần phải thuộc các quy tắc đánh trọng âm, quy tắc phát âm và áp dụng vào bài tập để làm cho thuần thục.
Mặt khác, có rất nhiều các em học sinh thường phát âm sai do thói quen phát âm Tiếng Anh bằng việc đánh vần theo quy tắc Tiếng Việt; ghép nguyên âm với phụ âm và tự cho dấu sắc vào; áp đặt cách phát âm của từ khác khi phát âm từ tương tự… Vì thế để làm tốt phần bài tập này, học sinh cần từ bỏ những thói quen này khi học phần ngữ âm, rồi tập trung vào các từ có quy tắc, quen thuộc và đơn giản, tiếp sẽ tập trung vào các trường hợp bất quy tắc và ngoại lệ vì đề thi rất hay ra. Ví dụ, trọng âm của danh từ có hai âm tiết thường rơi vào âm tiết thứ nhất và câu hỏi sẽ chứa đáp án mà từ đó ngoại lệ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Hơn nữa, học sinh cũng cần phải phát âm đúng tất cả các từ mới ngay từ đầu và nắm vững phần căn bản để tránh nhầm lẫn.
NGỮ PHÁP – TỪ VỰNG (12 câu)
Kỹ thuật làm phần bài tập này là các em cần xử lý nhanh gọn và chuẩn xác những câu hỏi dễ về chuyên đề ngữ pháp lớn, loại từ… Các em nên để nhiều thời gian hơn cho việc xử lý câu khó, có kết hợp kép các chuyên đề với nhau hoặc các câu có kiến thức khó ở phần từ vựng, giới từ, cụm động từ, mạo từ, đại từ quan hệ… Để làm được các câu khó hơn, khi ôn tập các em trước hết cần phải viết các cụm từ lưu ý ra vở ghi chép, học thuộc chắc chắn, tránh mơ hồ, nhớ quên, đại khái…; sau là chú trọng đến các dạng đặc biệt về ngữ pháp. Ví dụ như dạng đặc biệt unless, if only, dạng hỗn hợp của câu điều kiện; đại từ quan hệ “that” và mệnh đề quan hệ rút gọn; câu bị động đặc biệt như thể sai bảo hay bị động với chủ ngữ bất định. Tuy nhiên, các em cũng đừng quên phải nắm rõ phần từ loại với các đuôi dễ nhận biết (danh, động, tính); chú trọng cấu trúc câu quen thuộc trong sách giáo khoa, thì, câu điều kiện, trực tiếp, gián tiếp, so sánh, hòa hợp chủ vị, đảo ngữ, liên từ, đại từ quan hệ. Đặc biệt các từ như: a few, few, little, a little, rồi most of, almost hoặc like, alike, likely hay another, other… cũng rất hay hỏi vì học sinh hay lơ mơ phần này.
CHỨC NĂNG GIAO TIẾP (2 câu)
TÌM TỪ ĐỒNG GHĨA, TRÁI NGHĨA (4 câu)
Phần này đòi hỏi kiến thức từ vựng rộng đi kèm với kỹ năng suy đoán nghĩa của từ trong câu. Bởi vì trong bài tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, phần gạch chân thường là từ mới hoặc từ khó, chúng ta rất khó biết nghĩa nếu chỉ nhìn vào từ đó một cách đơn lẻ, nên hãy đặt chúng trong một văn cảnh cụ thể, với các từ kèm theo khá dễ hiểu để giải thích và diễn giải cho phần cần tìm nghĩa.
Để làm tốt dạng bài tập này các em cần luôn áp dụng kỹ năng suy luận và loại trừ; NẮM CHẮC được bản chất của dạng bài này như sau:
Những từ in đậm mà đề bài cho thường là những từ ít xuất hiện và học sinh thường chưa gặp bao giờ, còn các phương án A, B, C, D thường là những từ, cụm từ mà các em hoàn toàn có khả năng hiểu được nghĩa. Tuy nhiên, dạng bài này không kiểm tra về vốn từ vựng của các em có rộng hay không, các em biết nhiều từ mới hay không, mà thực tế kiểm tra kĩ năng đoán nghĩa từ dựa theo ngữ cảnh. Câu văn đề bài cho chứa từ vựng mà các em cần đoán nghĩa sẽ đặt trong một ngữ cảnh xác định mà khi dịch được câu, các em hoàn toàn có thể suy luận ra nghĩa của từ. Như vậy, cách làm bài ở đây là dịch nghĩa của câu và sau đó suy đoán nghĩa của từ. Nhớ lưu ý xem đề bài hỏi đồng nghĩa hay trái nghĩa bằng cách gạch chân hay khoanh tròn từ CLOSEST – OPPOSITE trong đề, vì các phương án đưa ra đều có cả từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ in đậm để đánh lừa thí sinh.
Tìm lỗi sai (3 câu)
Các câu trong phần này thường là các câu phức rất dài và có nhiều từ mới khiến học sinh nhìn vào sẽ cảm thấy sợ. Tuy nhiên, để giải quyết được dạng bài này điều quan trọng nhất là các em cần phải phân tích được cấu trúc S+V+O, tức là chủ ngữ chính + động từ chính + tân ngữ trong câu là gì, từ đó tìm ra cấu trúc chưa hợp lý của câu hay chính là lỗi sai của câu.
Các em cũng nên nên quy câu đó về chuyên đề ngữ pháp đã biết, gắn các phương án vào thành phần còn lại chắc chắn đúng của câu để tìm ra lỗi sai ở những phần không hợp lý. Nếu gặp khó khăn, hãy loại các phương án chắc chắn đúng và nghiên cứu phương án còn lại, có thể là sai về cụm từ, giới từ hoặc từ vựng.
Các em cần lưu ý không nên chỉ đọc các phần được gạch chân mà hãy đọc cả câu, nếu chưa tìm được lỗi hãy dùng phương pháp loại trừ.
Để làm được phần này các em cũng cần nắm chắc cấu trúc câu, hòa hợp chủ vị, cấu trúc song song và các kiến thức từ loại. Lỗi khó chịu hay mắc phải chính là dạng hòa hợp chủ vị, các lỗi về từ như like, alike, most, almost, other, another hoặc các lỗi về lượng từ (a few, few, little, a little…).
ĐIỀN TỪ (5 câu)
Điền từ là dạng không thể thiếu trong đề thi tiếng Anh. Nó nhằm kiểm tra sự thành thục về ngữ pháp cũng như khả năng đọc hiểu của học sinh. Tổng số câu cho bài này trong đề năm nay là 5 câu hỏi. Theo logic đề, một câu thuộc dạng dễ ăn điểm, 2 câu trung bình và 2 câu khó để phân loại học sinh. Các dạng từ cần điền có thể là derterminer (định lượng từ), từ vựng, đại từ quan hệ hoặc đại từ tân ngữ, giới từ. Đối với từng loại câu hỏi sẽ có thói quen ra đề riêng và mẹo để tránh bẫy.
1) Determiner
Dựa vào dấu hiệu danh từ ở sau là số ít hay số nhiều để xác định đúng định lượng từ. Thói quen ra đề là các từ dễ nhầm lẫn như a little/a few, the number of/a number of, an amount of/the amount of.
2) Từ vựng
Dấu hiệu từ cần điền là danh từ khi mà trước nó có một tính từ, động từ tobe hoặc determiner.
Dấu hiệu từ cần điền là tính từ khi đằng sau nó có thể là danh từ, đằng trước thường là động từ tobe hoặc một số từ như seem/stay/become. Ngoài ra còn xét thêm trường hợp giới từ đi sau tính từ đó theo cụm.
Dấu hiệu cần điền là trạng từ (dạng này có thể ít gặp) khi sẽ gặp chỗ trống cần điền ở đầu câu/cuối câu hoặc sau động từ. Thường gặp là dạng trạng từ đóng vai trò như liên từ.
Với chỗ trống điền động từ, thường sẽ phải dựa vào ngữ cảnh để lựa chọn động từ có nghĩa nhất. Tuy nhiên, đôi khi các từ đều mang nghĩa phù hợp, cần dựa vào giới từ theo sau động từ, đó là dấu hiệu giúp lựa chọn động từ chính xác.
3) Đại từ
Bẫy gần như duy nhất với dạng này đó là bẫy giữa đại từ quan hệ người và vật, bẫy đại từ tân ngữ cho ngôi số ít và nhiều. Cách làm bài là xác định chính xác từ/nhóm từ đang được ám chỉ.
Dấu hiệu nhận biết: Thông thường từ cần tìm sẽ ở trước dấu phẩy của câu đó hoặc ở ngay trước chỗ trống.
4) Các dạng bài về giới từ
Đây thường là dạng câu phân loại học sinh, đề thường xoay quanh các cụm động từ có giới từ đi kèm.
ĐỌC HIỂU (15 câu)
2 bài của phần đọc hiểu có độ dài từ 250-300 từ và 350-400 từ và có tổng số là 15 câu. Trong đó có 2 câu hỏi dễ, 8 câu hỏi trung bình và 5 câu hỏi khó. Đây là dạng bài khó nhất trong đề thi do có nhiều từ mới và tốn nhiều thời gian để hoàn thành vì nó chiếm số lượng câu hỏi khá nhiều. Nếu phân bổ thời gian không hợp lí, học sinh sẽ thiếu thời gian làm các phần còn lại.
Để có thể làm tốt dạng bài này, học sinh cần trang bị đa dạng vốn từ theo chủ điểm và nắm vững kĩ năng đọc lướt, thâu tóm nội dung, cũng như kĩ năng đọc chi tiết, tìm nội dung cụ thể. Ngoài ra, việc dựa theo ngữ cảnh để đoán nghĩa của từ cũng rất quan trọng vì chúng ta khó có thể biết hết được nghĩa của các từ trong bài đọc đó.
Trên thực tế, học sinh chỉ cần hiểu được 60% nghĩa của bài đọc và nắm vững các kĩ năng là đã có thể trả lời đúng hết các câu hỏi trong bài thi. Tuy nhiên, nhiều học sinh chỉ chú trọng học ngữ pháp mà không chú trọng học từ vựng, nên khi làm bài đọc hiểu thường phải suy đoán quá nhiều, dẫn đến trả lời sai.
Nhiều em không nắm được kĩ năng làm bài, thường cố gắng dịch nghĩa toàn bộ bài đọc là không cần thiết và mất thời gian. Học sinh cần áp dụng nhuần nhuyễn các kĩ năng làm bài dựa trên sự thông hiểu 60% nghĩa trở lên. Các em có thể đọc câu hỏi trước để nắm thông tin phần đọc hiểu hoặc đọc kỹ đoạn văn để tóm lược câu hỏi trước khi trả lời câu hỏi. Sau khi trả lời xong các câu hỏi thì phải luôn quay lại đọc toàn bộ bài và lướt lại một lần các đáp án theo ý đã hiểu. Do đó, để đạt điểm cao thì phần quan trọng nhất là kĩ thuật làm bài, sau đó đến từ vựng, khả năng đoán từ, đặc biệt phải có phải có kiến thức về gốc từ, tư duy phân tích thông tin, lựa chọn key word tốt.
Với dạng bài đọc hiểu, các em cần luyện tập thật nhiều để nắm vững các kĩ năng, cách tư duy, tìm đáp án và cách phân bổ thời gian. Các em học sinh nên làm 4 bài đọc hiểu mỗi ngày, học kỹ các bài trong sách giáo khoa và làm đề thi thử để mở rộng vốn từ, tập phân bố thời gian và tăng sự tự tin. Khi làm bài đọc hiểu ở nhà, trước hết phải coi đó như bài thi thực sự để rèn luyện tinh thần, khả năng phán đoán và chỉ được dùng từ điển để dịch bài khi đã kiểm tra kết quả.
VIẾT LẠI CÂU (4 câu)
VÀ LUÔN GHI NHỚ NHỮNG NGUYÊN TẮC SAU:
Trước hết, học sinh cần xác định rõ những việc cần làm và quyết tâm với mục tiêu này đến cùng. Trong quá trình học cần tâp trung cao độ và học Tiếng Anh hàng ngày đều đặn. Các em nên lập ra các công việc của từng ngày, từng tuần, từng tháng và hết sức cố gắng hoàn thành.
Trong khi làm bài thi không nên bỏ trống bất kỳ đáp án nào, nếu không biết chính xác thì hãy chọn đáp án mà mình “cảm thấy” là đúng hơn.
Muốn đạt điểm cao môn Tiếng Anh, học sinh cần chú ý:
Trau dồi từ vựng hàng ngày để có vốn từ vựng tốt giúp xử lý bài đọc hiểu, điền từ đoạn văn.
Luyện tập thêm với dạng bài điền từ vào đoạn văn, đọc hiểu.
ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN TIẾNG ANH TRÊN TIENGANHK12
TiengAnhK12 là hệ thống được thiết kế chuyên sâu cho học sinh lớp 1-12 ôn thi Tiếng Anh. TiengAnhK12 sử dụng tri thức chuyên gia và công nghệ phân tích thông minh để tối ưu hóa tiến trình ôn luyện.
TiengAnhK12 cung cấp gói Ôn thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, sĩ tử sẽ được tận hưởng 3 ưu điểm tuyệt vời sau:
làm các bộ đề chất lượng kèm giải thích đáp án chi tiết
thông qua các tính năng Luyện theo dạng bài và Luyện theo chuyên đề của từng loại bài thi, hệ thống chỉ ra cho học sinh thấy:
có những dạng bài (phần thi) nào,
đòi hỏi thí sinh nắm vững những chủ điểm kiến thức nào (về từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng đọc,…),
mức độ thành thục hiện tại của học sinh ở từng dạng bài, từng chủ điểm đó hiện ra sao.
từ chỗ biết được điểm yếu/ điểm còn hạn chế của mình, sĩ tử có thể tiếp tục ôn luyện để lấp nhanh chỗ hổng:
Cho từng chủ điểm kiến thức:
(2) tính năng ôn luyện theo từng chủ điểm, với thuật toán adaptive thông minh, sẽ giúp học sinh mau chóng thành thục từng chủ điểm, với thời gian cần bỏ ra là ít nhất.
ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT
Nguồn: Tổng hợp
Khối D07 Gồm Những Môn Gì Và Ngành Nghề, Bí Quyết Ôn Thi Khối D07 Đạt Điểm Cao?
Cập nhật: 28/03/2019
Khối D07 gồm những môn gì? Khối D07 Là tổ hợp môn thi của khối D, các môn thi khối D07 gồm Toán, Hóa và tiếng Anh. Đây cũng là khối thi rất hấp dẫn thí sinh với nhiều ngành nghề rất triển vọng, dễ xin việc.
Khối D07 gồm những môn nào?
Khối D07 bao gồm ba môn thi là Toán, Hóa học và tiếng Anh. Cũng giống như các khối thi đại học như A, B, D…các môn thi tổ hợp khối D07 cũng thi theo hình thức trắc nghiệm.
Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung thêm tổ hợp D07 nhằm giúp thí sinh có thêm lựa chọn môn học sở trường để xét tuyển đại học, cao đẳng. Bên cạnh đó, việc đăng ký tổ hợp D07 cũng rất thuận lợi cho các thí sinh dự thi THPT quốc gia khi có thể xét tuyển thêm các tổ hợp khối thi như khối A1, khối C02 nữa.
Các ngành nghề tuyển sinh tổ hợp D07
Khôi D07 gồm ba môn thi là Toán, Hóa học và tiếng Anh.
Cũng như các khối và tổ hợp môn thi khác ở khối D, các ngành nghề tuyển sinh tổ hợp D07 cũng rất đa dạng, đặc biệt rất nhiều ngành nghề ở tổ hợp D07 thu hút nhân lực trong tương lai và hứa hẹn sẽ trở thành xu hướng nghề nghiệp mới và là mục tiêu của các bạn trẻ.
Nếu dự thi tổ hợp D07, thí sinh có thể lựa chọn các ngành nghề đào tạo sau đây:
Các trường tuyển sinh khối D07
Không chỉ có danh sách ngành nghề đa dạng, các trường tuyển sinh đầu vào khối D07 hiện nay cũng rất nhiều, trải dài ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam, đặc biệt có khá đông các trường top đầu.
Các trường Đại học khu vực miền Bắc:
– Đại Học Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh – Đại Học Thái Nguyên
– Viện Đại Học Mở Hà Nội
– Đại Học Nguyễn Trãi
– Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
– Đại Học Bách Khoa Hà Nội
– Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
– Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
– Học Viện Ngân Hàng
– Đại Học Ngoại Thương ( Cơ sở phía Bắc )
Các trường Đại học khu vực miền Trung:
– Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng
– Phân hiệu Đại học Nông Lâm TP. HCM tại Gia Lai
– Đại học Buôn Ma Thuột
– Phân Hiệu Đại Học Huế tại Quảng Trị
– Phân Hiệu Đại Học Đà Nẵng tại Kon Tum
Các trường Đại học khu vực miền Nam:
– Đại Học Sư Phạm TPHCM
– Đại Học Ngoại Ngữ – Tin Học TPHCM
– Đại Học Công Nghệ Sài Gòn
– Đại Học Mở TPHCM
– Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Cần Thơ
– Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
– Đại Học Cửu Long
Bí quyết ôn thi khối D07 đạt điểm cao?
Nhiều ngành nghề khối D07 thu hút nhân lực trong tương lai.
Là tổ hợp môn thi với sự kết hợp giữa các môn thi khối B và khối D1. Chính vì vậy, để đạt điểm cao các môn khối D07, thí sinh cần lưu ý những điểm sau:
Môn Toán học: Ôn theo dạng đề
Đây là môn đòi hỏi tư duy và logic cao, khả năng ghi nhớ công thức cơ bản và nâng cao. Do đó, ôn tập theo dạng đề là cách giúp bạn ghi nhớ các công thức và tìm ra cách giải đề thi nhanh, chính xác.
Ngoài ra, ở mỗi chương học sinh nên làm một bài tổng hợp để nắm vững lý thuyết của từng chương. Để dễ nhớ và tránh nhầm lẫn công thức, học sinh nên ôn luyện ngay sau mỗi bài học, tránh để đến cuối chương.
Môn Hóa học: Nắm vững tính chất đặc trưng của mỗi nguyên tố
Để đạt điểm cao, thí sinh nên chia thành hai dạng câu hỏi là lý thuyết và thực hành. Để năm vững lý thuyết, các thí sinh cần lưu ý:
Thường xuyên làm bài tập, đề thi THPT quốc gia chuyên về lí thuyết, đồng thời vận dụng trả lời các hiện tượng thực tiễn để hiểu sâu bài học. (VD: Vì sao thả vỏ trứng vào axit lại thấy sủi bọt?)
Tự viết phương trình biểu diễn cho các dãy biến hóa, tự cân bằng phản ứng.
Ghi lại những ý quan trọng trong sổ tay của mình hoặc sử dụng sơ đồ tư duy. Sơ đồ cần do chính mình làm, có như vậy mới dễ hiểu và dễ nhớ.
Về câu hỏi bài tập, học sinh cần:
Học cách áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình, bảo toàn khối lượng, nguyên tố…
Tìm hiểu và học cách sử dụng các phương pháp tính toán nhanh như phương pháp trung bình, ghép ẩn.
Một trong những phương pháp ôn thi tiếng Anh hiệu quả là sử dụng một quyển sổ nhỏ ghi chú lại những cấu trúc lạ, ít gặp. Ngoài ra, các bạn cũng cần làm thêm nhiều bài tập Đọc – hiểu để tăng vốn từ vựng và quen dần với dạng bài tập khó trong đề thi, để đạt điểm số cao.
TRƯỜNG TRUNG CẤP TRƯỜNG SƠN
Địa chỉ: Số 164 – Phan Chu Trinh – TP.Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đắk Lắk
Điện thoại: (0262) 3.553.779 – 8.554.779 – 8.553.779
Thi Thpt Qg 2022: Ôn Thi Môn Ngữ Văn Thế Nào Để Đạt Điểm Cao Nhất?
Nhằm giúp thí sinh (TS) ôn thi hiệu quả môn Ngữ văn, chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm của mình trên sự tổng hợp tình hình đề thi các năm, đề thi minh họa năm 2019, cũng như từ thực tế bài làm của TS qua các kỳ thi mà chúng tôi trực tiếp tham gia chấm qua 3 bài viết này.
Bài 1: Mấy điểm lưu ý từ đề minh họa Cấu trúc, thang điểm của đề thi minh họa môn văn của kỳ thi THPT quốc gia 2019 mà Bộ GD-ĐT công bố vừa qua cơ bản giống với đề thi năm 2018. Theo đó, đề vẫn gồm 2 phần: Phần I. Đọc hiểu văn bản (3.0 điểm, với 4 câu hỏi). Phần II. Làm văn (7.0 điểm), gồm 2 câu: Câu 1 viết đoạn văn khoảng 200 chữ, 2 điểm và Câu 2 nghị luận văn học, 5 điểm. Câu 1 phần làm văn cũng có sự tích hợp với văn bản đọc hiểu.
Theo đề thi minh họa, trước hết thí sinh (TS) cần lưu ý các điểm sau đây:
Thứ nhất, đề thi tăng cường tính thực tiễn và hướng đến những yêu cầu có tính gợi mở. Điều này có nghĩa là yêu cầu TS phải có sự hiểu biết thực tế, vốn sống xã hội. Bên cạnh việc nắm vững kiến thức tác phẩm, TS cần phải có kỹ năng để xử lý một đề thi theo hướng “mở”, rất đa dạng và khá bất ngờ về các cách hỏi. Đề thi như thế sẽ giảm thiểu được cách ra đề bị cho là hàn lâm về kiến thức, hạn chế cách học và ôn thi tiêu cực của môn văn bấy lâu nay.
Thứ hai, câu đọc hiểu văn bản sẽ tăng thêm độ khó, sẽ hạn chế những câu hỏi “nhận biết” khá đơn giản nhằm “chống điểm liệt” như trước đây, mà tăng cường những câu hỏi “thông hiểu” và “vận dụng” (thấp). Cụ thể trong đề minh họa là: “Chỉ ra… trong đoạn trích” (câu 1); “Theo anh/chị…” (câu 2); “Việc tác giả… có tác dụng gì?” (câu 3); “Anh/chị có cho rằng…Vì sao…?” (câu 4). Tình hình đó đòi hỏi TS phải có kỹ năng đọc hiểu thật tốt, suy ngẫm kỹ càng và trả lời công phu hơn.
Thứ ba, câu nghị luận văn học chủ yếu kiến thức chương trình lớp 12. Mặc dù vậy, nhưng với cấu tạo gồm nhiều yêu cầu từ đơn giản đến khó, cho nên đây không phải là dạng đề dễ làm bài, nếu TS không thật vững kỹ năng. Chủ trương của Bộ GD-ĐT là đề thi hướng đến mục đích xét tốt nghiệp là chính, nhưng không loại bỏ hoàn toàn mục đích phân loại TS để xét tuyển sinh. Cho nên phần này trong đề thi gành vác nhiều nhất sự phân loại đó.
Cách làm phần đọc hiểu Văn bản
Những yêu cầu chính của phần đọc hiểu văn bản
“Mẹo” để đạt trọn điểm
“Bí quyết” chinh phục giám khảo?
Thực tế cho thấy, hai TS có kiến thức đọc hiểu ngang nhau, nhưng điểm số khác nhau là do TS hơn điểm biết chăm chút cho câu trả lời. Chẳng hạn: Về trình bày, câu trả lời có lời dẫn lại câu hỏi, khoảng cách giữa các câu rõ ràng. TS nên có khoảng cách an toàn giữa các câu trả lời (khoảng 3, 4 dòng) để cần có thể sửa chữa lại, vừa dễ dàng cho giám khảo chấm điểm. Hay như khi trả lời câu hỏi nhận biết (phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận…) nên kèm theo lý giải vì sao, đó là cái “mẹo” để kiểm chứng đáp án. Ngoài ra chú ý các mặt như canh lề, dòng, các cách trình bày gạch đầu dòng, trình bày đoạn và cả chữ viết, chính tả…
Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Ôn Tập Để Đạt Điểm Cao Trong Kỳ Thi Tiếng Anh Quốc Tế Cambridge trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!